Thứ ba, Tòa án nhân dân tối cao đã công bố
mười án lệ (trong đó có tám án lệ được áp dụng
trong việc giải quyết các vụ việc dân sự17. Và
trong số tám án lệ được công bố thì chỉ có án lệ
về các lập luận liên quan đến xác định quyền và
nghĩa vụ các bên trong quan hệ pháp luật dân sự.
Án lệ về các lập luận liên quan đến áp dụng pháp
luật tố tụng giải quyết vụ việc dân sự chưa được
công bố. Như vậy, so với hàng trăm quyết định
Giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao trong những năm
qua thì số lượng án lệ được công bố như vậy là
chưa phong phú về phạm vi nội dung án lệ và
còn ít về số lượng. Ngoài ra chất lượng án lệ
cũng là một vấn đề cần phải hoàn thiện trong thời
gian tới để việc áp dụng án lệ hiệu quả hơn. Và
thực tế chưa có một báo cáo nào về việc án lệ
được Tòa án áp dụng trong hoạt động tố tụng nói
chung và khi giải quyết các vụ việc dân sự nói
riêng để đánh giá hoạt động áp dụng án lệ trong
xét xử có những thuận lợi và khó khăn cụ thể như
thế nào.
Từ những hạn chế về quy định pháp luật nêu
trên, Nhà nước cần nghiên cứu thấu đáo và có
những điều chỉnh phù hợp để hoàn thiện nguyên
tắc áp dụng án lệ ở Việt Nam.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 317 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quy định về áp dụng án lệ trong việc giải quyết các vụ, việc dân sự ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
40
QUY ĐỊNH VỀ ÁP DỤNG ÁN LỆ TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ,
VIỆC DÂN SỰ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Nguyễn Thị Vân Anh1
Nguyễn Thị An Na2
Tóm tắt: Quan niệm và pháp luật về án lệ đã xuất hiện từ lâu và ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Trong những năm gần đây, Việt Nam mới ghi nhận nguyên tắc áp dụng án lệ trong các văn bản
pháp luật. Theo quy định pháp luật, Tòa án có trách nhiệm áp dụng án lệ khi giải quyết vụ việc
dân sự, hành chính, hình sự. Ở bài viết này, tác giả đề cập về áp dụng án lệ trong việc giải quyết
các vụ việc dân sự ở Việt Nam trên ba nội dung chính: Cơ sở pháp lý, nội dung và hạn chế của
quy định pháp luật.
Từ khóa: Án lệ; vụ việc dân sự; tố tụng dân sự; quy định pháp luật về án lệ ở Việt Nam.
Ngày nhận bài: 10/01/2018 ; Ngày hoàn thành biên tập: 18/01/2018 ; Ngày duyệt đăng:
30/1/2018.
Abstract: Concepts and laws of the jurisprudences have been appeared for long time and in
many countries around the world. Recently, in Vietnam the jurisprudence was provided for by law.
According to the law, the Court shall apply the jurisprudence to settle civil cases, administrative
cases, criminal cases. Within the scope of this article, the author refers to civil jurisprudences on the
three contents:the legal basis, content and limitations of the law.
Keywords: Jurisprudences; civil cases; civil procedure; jurisprudences of law in Vietnam
18/01/2018.
Date of receipt: 10/01/2018 ; Date of revision:18/01/2018; Date of approval: 30/1/2018.
1. Cơ sở pháp lý về áp dụng án lệ trong
việc giải quyết các vụ việc dân sự
Thực tế quá trình thực hiện pháp luật đã chứng
minh, án lệ ra đời không phải xuất phát từ ý chí
chủ quan của các nhà lập pháp mà xuất phát từ
những đòi hỏi cấp bách của thực tiễn pháp lý cũng
như những điều kiện cụ thể khác như năng lực của
Thẩm phán, yêu cầu của một nền pháp luật ổn
định, đòi hỏi cần công khai, minh bạch hóa các
phán quyết của Tòa án mỗi nền tư pháp của từng
quốc gia. Đặc biệt, vấn đề án lệ còn nhiều quan
điểm chưa nhất quán trong hoàn thiện quy phạm
pháp luật của hệ thống pháp luật hiện nay.
Thông thường, án lệ chỉ xuất hiện khi có một
sự kiện pháp lý mới nảy sinh mà chưa có những
quy phạm pháp luật thực định điều chỉnh hoặc
đã có quy phạm pháp luật điều chỉnh nhưng chưa
có sự rõ ràng đối với trường hợp cụ thể. Thực tế
nhiều năm qua Nhà nước ta cũng đã có nhiều đổi
mới trong việc ban hành các quy phạm pháp luật
điều chỉnh quan hệ dân sự. Tuy nhiên, hệ thống
pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự vẫn chưa
theo kịp với sự phát triển của xã hội. Trong các
văn bản quy phạm pháp luật cũng có rất nhiều từ
ngữ, khái niệm trừu tượng, không thể điều chỉnh
hết các quan hệ pháp luật trong từng trường hợp
cụ thể ví dụ như thuật ngữ “buộc phải biết”, “trở
ngại khách quan”, “thời điểm phát sinh quyền
yêu cầu”hoặc có những vấn đề mà pháp luật
chưa dự liệu được hết nên chưa có quy định điều
chỉnh. Ví dụ như về vấn đề di sản thờ cúng, do
pháp luật dân sự không quy định về các loại di
sản thờ cúng (di sản thờ cúng lập lần đầu tiên, di
sản thờ cúng đã được truyền qua nhiều đời) cũng
như không quy định về quyền và nghĩa vụ của
người quản lý di sản thờ cúng... Vì thế, khi có
tranh chấp, chưa có cơ sở để đưa ra phán quyết
hoặc cơ sở để đưa ra phán quyết không rõ ràng.
Hoặc trong quan hệ hợp đồng, khi các bên đã có
thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng, khi xảy ra
tranh chấp thì bên có quyền được đòi bên vi
phạm tiền phạt vi phạm hợp đồng và bên vi phạm
1 Tiến sỹ, Giảng viên Khoa Đào tạo Luật sư, Học viện Tư pháp
2 Thạc sỹ, Giảng viên Khoa Đào tạo Luật sư, Học viện Tư pháp
Soá 1/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba
41
thì có nghĩa vụ trả tiền phạt cho bên có quyền3.
Tuy nhiên, Bộ luật dân sự năm 2015 (BLDS năm
2015) chỉ đưa ra căn cứ được áp dụng chế tài
phạt hợp đồng là có sự thỏa thuận của các bên
trong hợp đồng. Mức phạt vi phạm do các bên
thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy
định khác. Thực tế có trường hợp các bên có thỏa
thuận về phạt vi phạm hợp đồng, nhưng không
thỏa thuận về mức phạt và không có quy định của
pháp luật liên quan điều chỉnh mức phạt. Nếu
xảy ra tranh chấp đương sự yêu cầu Tòa án giải
quyết thì Thẩm phán căn cứ vào đâu để xác định
mức phạt?... Vì không có một căn cứ thống nhất
để giải quyết trong những trường hợp như thể
này nên một sự bất hợp lý có thể xảy ra là nhiều
vụ việc dân sự tuy cùng tính chất giống nhau
nhưng lại được xử khác nhau ở các Tòa án, mỗi
địa phương xử một cách .Xuất phát từ những
“lỗ hổng pháp lý” trong quản lý các quan hệ pháp
luật dân sự như vậy, nhiều quy định pháp luật dân
sự và tố tụng dân sự cần phải điều chỉnh, phù hợp
với thực tế khách quan của đời sống và hài hòa
hơn với thông lệ quốc tế. Một trong những biện
pháp mà nhiều quốc gia trên thế giới lựa chọn
khi phát sinh “lỗ hổng pháp lý”, đó là sử dụng án
lệ để giải quyết các mâu thuẫn, các quan hệ dân
sự. Vì vậy, để chuẩn hoá việc xét xử các vụ án
dân sự trong tất cả các lĩnh vực ví dụ như hôn
nhân gia đình, nhà nước cần phát triển án lệ như
một đòi hỏi tự thân trong hoạt động xét xử.
Từ những hạn chế nêu trên của pháp luật,
Đảng đã nhận thức được ý nghĩa và giá trị của
việc áp dụng án lệ trong hoạt động xét xử nói
chung và trong giải quyết các vụ việc dân sự nói
riêng và chỉ ra quan điểm phải phát triển án lệ
trong hoạt động tố tụng Tòa án4. Tiếp theo đó là
Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của
Bộ Chính trị “về Chiến lược cải cách tư pháp đến
năm 2020” chỉ rõ:“Tòa án nhân dân tối cao có
nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn
áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và
xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm”. Hiến pháp
năm 2013 ra đời, tại khoản 3 Điều 4 quy định:
“Tòa án nhân dân tối cao thực hiện việc tổng kết
thực tiễn xét xứ, bảo đảm áp dụng thống nhất
pháp luật trong xét xử”. Luật Tổ chức Toà án
nhân dân năm 2014 ghi nhận: Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ “Lựa
chọn quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, bản án,
quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính
chuẩn mực của các Tòa án, tổng kết phát triển
thành án lệ và công bố án lệ để các Tòa án
nghiên cứu, áp dụng trong xét xử”5. Chánh án
Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ: “Chỉ đạo
việc tổng kết thực tiễn xét xử, xây dựng và ban
hành Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà
án nhân dân tối cao bảo đảm áp dụng thống nhất
pháp luật trong xét xử; tổng kết phát triển án lệ,
công bố án lệ”6.
Để triển khai thi hành quy định tại điểm c
khoản 2 Điều 22 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân
năm 2014 và để đưa án lệ đi vào cuộc sống, ngày
28/10/2015, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số
03/2015/NQ-HĐTP TANDTC (NQ 03/2015/NQ-
HĐTP TANDTC) về “Quy trình lựa chọn, công
bố và áp dụng án lệ ”. NQ 03/2015/NQ-HĐTP
TANDTC ra đời đã đã tạo tiền đề chắc chắn cho
việc lựa chọ và ban hành, tập hợp hóa và hệ
thống các bản án, quyết định của Tòa án được
công nhận là án lệ. NQ 03/2015/NQ-HĐTP xác
định cụ thể các tiêu chí đối với những bản án,
quyết định có thể được lựa chọn, công nhận là án
lệ; quy trình phát hiện, tuyển chọn án lệ; việc
công bố các bản án, quyết định có hiệu lực pháp
luật dự kiến sẽ hình thành án lệ trong tương lai
trên các diễn đàn khoa học và phương tiện truyền
thông để các đại biểu các cơ quan dân cử, các
chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà hoạt động
thực tiễn (Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra
viên, Luật sư v.v...) và nhân dân tham gia ý kiến;
3 Xem Điều 418 BLDS năm 2015.
4 Được ghi nhận tại Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24-5-2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược xây dựng và hoàn
thiện hệ thống pháp luật đến năm 2010 định hướng đến năm 2020”.
5 Điểm c khoản 2 Điều 22 của Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014
6 Khoản 5 Điều 27 của Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
42
đồng thời, phải tiến hành việc thẩm định, thông
qua và công bố án lệ; nguyên tắc áp dụng án lệ
trong xét xử; việc thay thế, hủy bỏ án lệ. Vấn đề
đặt ra trong thời điểm bây giờ và trong thời gian
tới là phải xây dựng được hệ thống án lệ trong
tất cả các lĩnh vực nói chung và án lệ trong việc
giải quyết các vụ việc dân sự nói riêng để các chủ
thể liên quan, trước hết là để cơ quan Tòa án áp
dụng. Đáp ứng yêu cầu này và để Nghị quyết
03/2015/NQ-HĐTP đi vào thực tế, Tòa án nhân
dân tối cao ban hành Quyết định số 210/QĐ-
TANDTC ngày 24 tháng 3 năm 2016 về thành
lập Hội đồng tư vấn án lệ; Chỉ thị số 04/2016/CT-
CA ngày 30 tháng 5 năm 2016 về việc tăng
cường công tác phát triển và công bố án lệ, áp
dụng án lệ trong xét xử; Chỉ thị số
146/2017/CT_TANDTC ngày 11/7/2017 về viện
dẫn và áp dụng án lệ trong xét xử. Với hai Quyết
định số 220/QĐ-CA ngày 06/4/2016 và Quyết
định số 698/QĐ-CA ngày 17/10/2016 của Chánh
án TANDTC, Quyết định số 299/QĐ-CA ngày
28/12/2017, 16 bản án lệ đã được công bố.
Trên cơ sở án lệ đã được ghi nhận trong hoạt
động xét xử của Tòa án, BLDS năm 2015 (có
hiệu lực từ ngày 1/1/2017) và Bộ luật Tố tụng
dân sự năm 2015, bộ luật duy nhất quy định về
trình tự thủ tục giải quyết vụ việc trong lĩnh vực
dân sự (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016,
thay thế Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, sửa
đổi, bổ sung năm 2011) đã quy định cụ thể
nguyên tắc này thành luật. Theo đó, Tòa án được
áp dụng án lệ trong quá trình giải quyết các vụ
việc dân sự khi chưa có điều luật quy định, không
có tập quán, tương tự pháp luật, nguyên tắc cơ
bản phù hợp để giải quyết vụ việc dân sự7.
Như vậy, với quy định của pháp luật hiện
hành, án lệ là một trong những cơ sở pháp lý
(hiện tại chưa có văn bản pháp luật nào ghi nhận
án lệ là một nguồn luật) để Thẩm phán đưa ra
các lập luận, giải pháp trong các bản án, quyết
định khi giải quyết vụ, việc dân sự. Việc áp dụng
án lệ ở Việt Nam không chỉ giúp cho Toà án kịp
thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc
trong công tác xét xử, khắc phục tình trạng quá
tải và chậm ban hành văn bản hướng dẫn áp
dụng pháp luật mà còn giúp cho Việt Nam hòa
nhập dần vào hệ thống tài phán quốc tế, tạo niềm
tin cho các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước
về tính minh bạch, công khai của hệ thống Tòa
án trong việc giải quyết các vụ việc dân sự. Do
đó sử dụng án lệ không chỉ tạo ra khả năng của
một hệ thống pháp luật bền vững, thúc đẩy khả
năng tiếp cận công lý của người dân mà còn phù
hợp với yêu cầu của hội nhập quốc tế, giao lưu
kinh tế quốc tế.
2. Nội dung pháp luật về án lệ trong việc
giải quyết các vụ việc dân sự ở Việt Nam
hiện nay
Trong mười án lệ được công bố có 8 án lệ
được hình thành trong quá trình Tòa án giải
quyết các vụ án dân sự. Các án lệ đó là: Án lệ số
02/2016/AL về tranh chấp đòi lại tài sản; Án lệ
số 03/2016/AL về Ly hôn, Án lệ số 04/2016/AL
về tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền
sử dụng đất; Án lệ số 05/2016/AL về tranh chấp
di sản thừa kế; Án lệ số 06/2016/AL về tranh
chấp thừa kế; Án lệ số 07/2016/AL về công
nhận hợp đồng mua bán nhà được xác lập trước
ngày 01-7-1991; Án lệ số 08/2016/AL về xác
định lãi suất, việc điều chỉnh lãi suất trong hợp
đồng tín dụng kể từ ngày tiếp theo của ngày xét
xử sơ thẩm; Án lệ số 09/2016/AL về xác định lãi
suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường và
việc trả lãi trên số tiền phạt vi phạm, bồi thường
thiệt hại; Án lệ số 11/2017/AL về công nhận hợp
đồng thế chấp quyền sử dụng đất mà trên đất có
tài sản không thuộc Sở hữu của bên thế chấp;
Án lệ số 12/2017/AL về xác định trường hợp
đương sự được triệu tập hợp lệ lần thứ nhất sau
khi Tòa án đã hoãn phiên tòa; Án lệ số
13/2017/AL về hiệu lực thanh toán của thư tín
dụng (L/C) trong trường hợp hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế là cơ sở của L/C bị hủy bỏ; Án
lệ số 14/2017/AL về công nhận điều kiện của
hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất mà điều
kiện đó không được ghi trong hợp đồng; Án lệ số
15/2017/AL về công nhận thỏa thuận miệng của
các đương sự trong việc chuyển đổi quyền sử
dụng đất nông nghiệp; Án lệ số 16/2017/AL về
công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử
7 Xem Điều 6 BLDS năm 2015 và Điều 45 BLTTDS năm 2015
Soá 1/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba
43
dụng đất là di sản thừa kế do một trong các đồng
thừa kế chuyển nhượng 8.
Án lệ trong việc giải quyết vụ việc dân sự
chịu sự điều chỉnh bởi những quy định pháp luật
hiện hành về án lệ trong hoạt động xét xử của
Tòa án đã được tác giả đề cập ở các văn bản nêu
trên. Những quy định pháp luật hiện hành về án
lệ có thể khái quát ở những nội dung sau:
Thứ nhất, cách hiểu về án lệ và tiêu chí lựa
chọn án lệ:
Án lệ theo quy định của pháp luật Việt Nam
là “là những lập luận, phán quyết trong bản án,
quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án
về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán
Toà án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh
án Toà án nhân dân tối cao công bố là án lệ để
các Toà án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử”9.
Án lệ được lực chọn phải đáp ứng được các
tiêu chí sau: (i) Chứa đựng lập luận để làm rõ quy
định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau;
phân tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý
và chỉ ra nguyên tắc, đường lối xử lý, quy phạm
pháp luật cần áp dụng trong một vụ việc cụ thể;
(ii) Có tính chuẩn mực; (iii) Có giá trị hướng dẫn
áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử, bảo
đảm những vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lý
như nhau thì phải được giải quyết như nhau10.
Thứ hai, quy trình lựa chọn và công bố án lệ
Khác với hầu hết các nước, án lệ tại Việt Nam
được ra đời sau một quy trình lựa chọn được thực
hiện bởi Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân
tối cao11. Quy trình hình thành án lệ ở Việt Nam
gồm các bước như sau: (i) Rà soát, phát hiện các
bản án, quyết định để đề xuất phát triển thành lệ;
(ii) Lấy ý kiến đối với bản án, quyết định được đề
xuất lựa chọn, phát triển thành án lệ; (iii) Xây
dựng dự thảo án lệ; (iv) Thành lập hội đồng tư
vấn án lệ; (v) Họp Hội đồng tư vấn án lệ; (vi)
Thông qua án lệ; (vii) Công bố án lệ. Ở mỗi bước
pháp luật quy định cụ thể chủ thể có thẩm quyền
tham gia và quyết định. Kết quả cuối cùng của
quá trình từ tuyển chọn các bản án, quyết định
của Tòa án có hiệu lực pháp luật là một bản án lệ
được Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao thông qua trên cơ sở kết quả biểu quyết theo
số đông.
Thứ ba, nguyên tắc áp dụng án lệ
Sau khi án lệ được Chánh án Tòa án nhân dân
tối cao công bố12 thì khi xét xử, “Thẩm phán, Hội
thẩm phải nghiên cứu, áp dụng án lệ để giải quyết
các vụ việc tương tự, bảo đảm những vụ việc có
tình tiết, sự kiện pháp lý giống nhau phải được
giải quyết như nhau.;”13 Như vậy, việc nghiên
cứu áp dụng án lệ là nghĩa vụ bắt buộc của Thẩm
phán khi giải quyết các vụ việc tương tự trong
tương lai. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp
Thẩm phán phải áp dụng án lệ để giải quyết vụ
việc tại tòa án. Thẩm phán được quyền không áp
dụng án lệ khi “có sự thay đổi của Luật, Nghị
quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của
Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Nghị định của Chính
phủ mà án lệ không còn phù hợp”14. Và khi không
áp dụng thì Thẩm phán phải phân tích, lập luận,
nêu rõ lý do trong bản án, quyết định của Toà án
về việc không áp dụng án lệ.
Thứ tư, hủy bỏ, thay thế án lệ
Không chỉ quy định về quy trình lựa chọn,
công bố án lệ, pháp luật còn quy định về hủy bỏ,
8 Xem Quyết định 220/QĐ-CA ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Tòa án nhân dân tối cao về việc công bố án lệ; Quyết
định 698/QĐ-CA ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Tòa án nhân dân tối cao về việc công bố án lệ; Quyết định số
299/QĐ-CQ ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Tòa án nhân dân tối cao về việc công bố án lệ.
9 Điều 1 Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP TANDTC của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao, ngày
28/10/2015 về Quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ.
10 Điều 2 Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP TANDTC của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao, ngày
28/10/2015 về Quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ.
11 Xem Điều 3,4,5,6,7 Nghị quyết sô 03/2015/NQ-HĐTP TANDTC của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối
cao, ngày 28/10/2015 về Quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ.
12 Xem khoản 2 Điều 7 Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP TANDTC của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân
Tối cao, ngày 28/10/2015 về Quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ.
13 Điều 8 Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP TANDTC của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao, ngày
28/10/2015 về Quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ.
14 Xem khoản 3 Điều 8 Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP TANDTC của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân
Tối cao, ngày 28/10/2015 về Quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ.
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
44
thay thế án lệ. Án lệ bị hủy bỏ trong trường hợp
do sự thay đổi của Luật, Nghị quyết của Quốc
hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Uỷ ban thường
vụ Quốc hội, Nghị định của Chính phủ mà án lệ
không còn phù hợp. Do chuyển biến tình hình mà
án lệ không còn phù hợp nhưng chưa có quy định
mới của pháp luật thì Hội đồng Thẩm phán Toà
án nhân dân tối có trách nhiệm huỷ bỏ án lệ. Việc
hủy bỏ, thay thế án lệ cũng theo một quy trình từ
việc kiến nghị hủy bỏ án lệ của người có thẩm
quyền, Vụ pháp chế và quản lý khoa học Tòa án
nhân dân tối cao nghiên cứu, báo cáo Chánh án
Tòa án nhân dân tối cao xem xét, hủy bỏ án lệ15.
Dựa trên những quy định của pháp luật về án lệ,
có thể thấy án lệ trong việc giải quyết vụ việc dân
sự vừa mang những đặc điểm chung của án lệ trong
hoạt động xét xử vừa có những khác biệt như sau:
Án lệ trong giải quyết vụ, việc dân sự được
hình thành trên cơ sở xét xử vụ án dân sự và giải
quyết vụ việc dân sự của Tòa án. Án lệ phải là
những phán quyết hoặc lập luận đưa ra phán
quyết được thể hiện trong bản án, quyết định dân
sự do Tòa án ban hành đã có hiệu lực pháp luật
(bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm, Phúc
thẩm; quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm, Hội
đồng Tòa án nhân dân tối cao). Án lệ trong lĩnh
vực hành chính, hình sự được hình thành từ
quyết định hoặc bản án giải quyết vụ việc hành
chính, vụ án hình sự theo quy định của pháp luật
hành chính và hình sự.
Những lập luận, phán quyết của Tòa án trong
các án lệ được áp dụng để giải quyết vụ việc dân
sự phải là những lập luận, phán quyết về việc giải
quyết các tranh chấp và yêu cầu trong lĩnh vực
dân sự như thừa kế, hợp đồng, đất đai, bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng, (gọi chung là
quan hệ dân sự theo nghĩa hẹp), kinh doanh
thương mại, hôn nhân gia đình và lao động16.
Trong khi đó, án lệ trong việc giải quyết các vụ
việc hành chính là những lập luận, phán quyết về
việc giải quyết yêu cầu của chủ thể có quyền liên
quan đến quyết định hành chính, hành vi hành
chính do cá nhân, cơ quan Nhà nước áp dụng cho
một chủ thể nhất định. Án lệ được áp dụng để
giải quyết các vụ án hình sự là những lập luận,
phán quyết về việc áp dụng pháp luật hình sự để
xác định có hay không có tội phạm, hình phạt
như thế nào đối với chủ thể phạm tội và việc áp
dụng pháp luật tục tố tụng hình sự trong việc giải
quyết vụ án hình sự đó.
Án lệ trong việc giải quyết vụ việc dân sự là
các lập luận, phán quyết của Tòa án trong quá
trình giải quyết vụ việc dân sự. Điều này có nghĩa
là phạm vi án lệ trong việc giải quyết vụ việc dân
sự không chỉ là án lề về lập luận, phán quyết liên
quan đến xác định quyền, nghĩa vụ các bên trong
quan hệ pháp luật dân sự mà còn là án lệ về lập
luận, phán quyết trong việc áp dụng pháp luật tố
tụng để giải quyết vụ việc dân sự.
3. Hạn chế trong quy định pháp luật về áp
dụng án lệ giải quyết vụ, việc dân sự ở Việt
Nam hiện nay
Sự ra đời của các văn bản pháp luật về án lệ
góp phần không nhỏ trong việc tăng cường công
tác phát triển, áp dụng án lệ trong hoạt động xét
xử tại Tòa án. Tuy nhiên các quy định pháp luật
điều chỉnh án lệ nói chung và án lệ trong việc giải
quyết vụ việc dân sự nêu trên vẫn chưa đầy đủ và
hoàn thiện, biểu hiện ở những vấn đề sau:
Thứ nhất, chưa có một hệ thống lý luận đầy
đủ về án lệ trong hoạt động tố tụng của Tòa án nói
chung cũng như án lệ trong việc giải quyết các vụ
việc dân sự nói riêng (khái niệm, đặc điểm, phân
loại). Các văn bản pháp luật nêu trên chỉ mới
ghi nhận nguyên tắc áp dụng án lệ trong giải quyết
các tranh chấp, các yêu cầu pháp luật ngoại trừ
quy định tại Điều 1 nghị quyết số 03/2015/NQ-
HĐTP TANDTC. Điều 1 Nghị quyết số 03/2015/NQ-
HĐTP TANDTC quy định: án lệ “là những lập
luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có
hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ
thể được Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân
tối cao lựa chọn và được Chánh án Toà án nhân
dân tối cao công bố là án lệ để các Toà án nghiên
cứu, áp dụng trong xét xử ”. Theo tác giả, với
những gì Điều 1 NQ 03/2015/NQ_HĐTP TANDTC
15 Xem Điều 9 Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP TANDTC của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao,
ngày 28/10/2015 về Quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ.
16 Xem Điều 26,27,28,29,30,31,32,33 BLTTDS năm 2015.
Soá 1/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba
45
quy định thì đây chỉ là cách tiếp cận về quá trình
tuyển chọn một bản án được xác định làm án lệ và
xác định giá trị của án lệ chứ chưa xác định đúng
bản chất của án lệ là những phán quyết của Tòa án
về một vụ việc cụ thể, có giá trị tạo lập quy tắc hoặc
căn cứ pháp lý cho việc giải quyết các vụ việc tương
tự trong tương lai (các vụ việc giống nhau thì cần
phải được xét xử như nhau).
Thứ hai, những quy định này còn thiếu tính
cụ thể, rõ ràng thậm chí còn mâu thuẫn dẫn đến
khó khăn cho người thực hiện. Sự thiếu tính cụ
thể, rõ ràng trong quy định luật được thể hiện ở
khoản 2 Điều 8 Nghị quyết số 03/2015/NQ-
HĐTP. Theo khoản 2 Điều 8 thì “Khi xét xử,
Thẩm phán, Hội thẩm phải nghiên cứu, áp dụng
án lệ để giải quyết các vụ việc tương tự, bảo đảm
những vụ việc có tình tiết, sự kiện pháp lý giống
nhau phải được giải quyết như nhau. Trường hợp
áp dụng án lệ thì số bản án, quyết định của Toà
án có chứa đựng án lệ, tính chất, tình tiết vụ việc
tương tự được nêu trong án lệ và tính chất, tình
tiết vụ việc đang được giải quyết, vấn đề pháp lý
trong án lệ phải được viện dẫn, phân tích, làm
rõ trong bản án, quyết định của Toà án”. Như
vậy, theo hướng dẫn này của NQ 03/2015/NQ-
HĐTP, để áp dụng án lệ phải xác định được hai
vấn đề: (1) Xác định được các tình tiết khách
quan, sự kiện pháp lý của vụ việc dân sự trong
bản án, quyết định được công nhận là án lệ; (2)
Xác định được vụ việc dân sự được áp dụng phải
là vụ việc tương tự với vụ việc trong bản án lệ
(tình tiết, sự kiện pháp lý giống nhau). Tuy nhiên
NQ 03/2015/NQ-HĐTP không nói rõ tình tiết ở
vấn đề (1) này là tình tiết cơ bản hay tất cả các
tình tiết và ở vấn đề (2) cũng không nói cụ thể
sự tương tự này là tương tự tuyệt đối hay tương
đối giống nhau hoàn toàn hay giống nhau một
phần (một phần thì phải giống nhau về tình tiết,
sự kiện gì?). Ngoài ra, khoản 3 Điều 9 Nghị
quyết 03/2015/NQ-HĐTP cũng là một dẫn chứng
cho việc thiếu tính cụ thể, rõ ràng của quy định
pháp luật. Khoản 3 Điều 9 Nghị quyết
03/2015/NQ-HĐTP chỉ rõ: “Trường hợp Hội
đồng xét xử không áp dụng án lệ và có phân tích,
lập luận nêu rõ lý do trong bản án, quyết định thì
ngay sau khi tuyên án phải gửi kiến nghị thay thế
án lệ về Tòa án nhân dân tối cao (thông qua Vụ
Pháp chế và Quản lý khoa học) kèm theo bản án,
quyết định đó”. Xuất phát từ thực tiễn tố tụng dân
sự thì án lệ được sử dụng trong giải quyết vụ việc
dân sự dựa trên cơ sở được đương sự đề nghị Hội
đồng xét xử chấp nhận hoặc Hội đồng xét xử áp
dụng, viện dẫn để lập luận cho quan điểm pháp
lý của mình. Đối chiếu với quy định này thì
trường hợp nào trong hai trường hợp trên hay cả
hai trường hợp Hội đồng xét xử phải “gửi kiến
nghị thay thế án lệ về Tòa án nhân dân tối cao”?
Những văn bản pháp luật về án lệ không chỉ
thiếu tính rõ ràng mà còn có sự mâu thuẫn trong
các quy định luật. Nghị quyết số 03/2015/NQ-
HĐTP chỉ rõ án lệ được lựa chọn phải “chứa
đựng lập luận để làm rõ quy định của pháp luật
còn có cách hiểu khác nhau ”(có nghĩa là
trường hợp đã có quy phạm pháp luật nhưng quy
phạm không đầy đủ, chi tiết, cụ thể dẫn đến nhiều
cách hiểu khi áp dụng). Trong khi đó, Bộ luật Tố
tụng dân sự năm 2015 lại quy định Tòa án được
áp dụng án lệ để giải quyết các vụ,việc dân sự
khi chưa có điều luật áp dụng. Từ nội dung của
quy định luật, có thể thấy sự mâu thuẫn đó là: Bộ
luật Tố tụng dân sự cho phép viện dẫn án lệ khi
không có điều luật áp dụng. Còn tinh thần của
NQ 03/2015/NQ-HĐTP lại chỉ xác định án lệ
được áp dụng trong khi đã có Điều luật nhưng
điều luật còn có cách hiểu khác nhau.
Thứ ba, Tòa án nhân dân tối cao đã công bố
mười án lệ (trong đó có tám án lệ được áp dụng
trong việc giải quyết các vụ việc dân sự17. Và
trong số tám án lệ được công bố thì chỉ có án lệ
về các lập luận liên quan đến xác định quyền và
nghĩa vụ các bên trong quan hệ pháp luật dân sự.
Án lệ về các lập luận liên quan đến áp dụng pháp
luật tố tụng giải quyết vụ việc dân sự chưa được
công bố. Như vậy, so với hàng trăm quyết định
Giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao trong những năm
qua thì số lượng án lệ được công bố như vậy là
chưa phong phú về phạm vi nội dung án lệ và
17 Xem Quyết định số 220/QĐ-CA của chánh án TANDTC ngày 06 tháng 4 năm 2016 về công bố án lệ, Quyết định
số 698/QĐ-CA của Chánh án TANDTC ngày 17 tháng 10 năm 2016 về việc công bố án lệ.
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
46
còn ít về số lượng. Ngoài ra chất lượng án lệ
cũng là một vấn đề cần phải hoàn thiện trong thời
gian tới để việc áp dụng án lệ hiệu quả hơn. Và
thực tế chưa có một báo cáo nào về việc án lệ
được Tòa án áp dụng trong hoạt động tố tụng nói
chung và khi giải quyết các vụ việc dân sự nói
riêng để đánh giá hoạt động áp dụng án lệ trong
xét xử có những thuận lợi và khó khăn cụ thể như
thế nào.
Từ những hạn chế về quy định pháp luật nêu
trên, Nhà nước cần nghiên cứu thấu đáo và có
những điều chỉnh phù hợp để hoàn thiện nguyên
tắc áp dụng án lệ ở Việt Nam./.
Tài liệu tham khảo
1. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005
của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp
đến năm 2020”.
2. Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP TANDTC
(NQ03/2015/NQ-HĐTP TANDTC) về “Quy trình
lựa chọn, bông bố và áp dụng án lệ”.
3. Quyết định số 210/QĐ-TANDTC ngày 24
tháng 3 năm 2016 về thành lập Hội đồng tư vấn án
lệ; Chỉ thị số 04/2016/CT-CA ngày 30 tháng 5 năm
2016 về việc tăng cường công tác phát triển và
công bố án lệ, áp dụng án lệ trong xét xử; Chỉ thị
số 146/2017/CT_TANDTC ngày 11/7/2017 về
viện dẫn và áp dụng án lệ trong xét xử.
4. Án lệ số 02/2016/AL về tranh chấp đòi lại tài
sản; Án lệ số 03/2016/AL về Ly hôn, Án lệ số
04/2016/AL về tranh chấp hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất; Án lệ số 05/2016/AL về
tranh chấp di sản thừa kế; Án lệ số 06/2016/AL về
tranh chấp thừa kế; Án lệ số 07/2016/AL về công
nhận hợp đồng mua bán nhà được xác lập trước
ngày 01-7-1991; Án lệ số 08/2016/AL về xác định
lãi suất, việc điều chỉnh lãi suất trong hợp đồng tín
dụng kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm;
Án lệ số 09/2016/AL về xác định lãi suất nợ quá
hạn trung bình trên thị trường và việc trả lãi trên số
tiền phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại.
Ba là, Thoả thuận liên danh, về bản chất là
một thoả thuận phân chia công việc của cùng một
bên (không phải quyền và nghĩa vụ đối nhau như
quan hệ hợp đồng – quyền của bên này tương
ứng với nghĩa vụ của bên kia) và thuộc phạm vi
điều chỉnh của pháp luật đấu thầu. Trường hợp
này không thuộc các hành vi bị cấm trong quan
hệ đấu thầu.
Từ tình huống trên, trong thực tiễn các giao
dịch dân sự tồn tại không ít các vướng mắc khi
hiểu và vận dụng quy định về phạm vi đại diện
với sự xung đột giữa quy định của BLDS và các
luật chuyên ngành mà nguyên nhân chủ yếu là
do chưa có sự thống nhất giữa các văn bản luật
có liên quan như Luật Doanh nghiệp, Luật Đấu
thầu, chưa có sự rõ ràng, mạch lạc trong nội
dung các điều khoản dẫn đến các cách hiểu khác
nhau. Việc hoàn thiện pháp luật đảm bảo tính
đồng bộ, thống nhất, toàn diện, có tính đến đặc
thù của luật chuyên ngành được dẫn chiếu theo
quy định của Bộ luật dân sự “trừ trường hợp luật
liên quan có quy định khác...” là cơ sở căn bản
tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp được thực
hiện quyền tự do kinh doanh và đạt được mục
đích mà các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự
luôn hướng tới đó là đảm bảo tính hợp pháp của
giao dịch và bảo đảm được lợi ích của các bên
khi tham gia giao dịch. Đối với hệ thống pháp
luật điều chỉnh các quan hệ dân sự, việc hiểu và
vận dụng thống nhất quy định này góp khẳng
định cách tiếp cận xây dựng Bộ luật dân sự thể
hiện được vai trò là luật chung, luật nền. Có được
vai trò này là nhờ các quy định của BLDS đã ghi
nhận được những nguyên tắc và quy định cơ bản
của việc điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ dân
sự; đồng thời, đã bao quát được tương đối đầy
đủ các vấn đề của đời sống dân sự. Nhờ vậy,
BLDS đã góp phần vào việc khắc phục được một
bước những mâu thuẫn, chồng chéo của hệ thống
pháp luật./.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ luật dân sự năm 2015.
2. Bộ luật dân sự năm 2005.
3. Luật Doanh nghiệp năm 2014.
4. Luật Doanh nghiệp năm 2005.
5. Luật Đấu thầu năm 2013.
PHẠM VI ĐẠI DIỆN
(Tiếp theo trang 39)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quy_dinh_ve_ap_dung_an_le_trong_viec_giai_quyet_cac_vu_viec.pdf