So sánh đặc điểm tổn thương trên phim x quang phổi giữa các nhóm viêm phổi cộng đồng tại thời điểm nhập viện ở trẻ từ 2- 59 tháng tại khoa hô hấp bệnh viện Nhi Đồng 1

Thiết kế nghiên cứu Mô tả cắt ngang Cỡ mẫu 2 2 NZ(1/2) p(1 p)/d . (p: Tỉ lệ VP nhập khoa Hô hấp)(8) N = 1,962 x 0,347x (1 – 0,347)/0,062 = 177,55 Vậy N= 178 người. Xử lý và phân tích số liệu Số liệu được thu thập được nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS 16,0. Kết quả được trình bày dưới dạng: Tỉ lệ (đối với biến định tính), hoặc giá trị trung bình và độ lệch chuẩn (đối với biến định lượng có phân bố chuẩn; trung vị và khoảng tứ vị đối với biến định lượng không có phân bố chuẩn). So sánh các giá trị: dùng phép kiểm ChiSquare cho các biến định tính.

pdf7 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 470 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu So sánh đặc điểm tổn thương trên phim x quang phổi giữa các nhóm viêm phổi cộng đồng tại thời điểm nhập viện ở trẻ từ 2- 59 tháng tại khoa hô hấp bệnh viện Nhi Đồng 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP, Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Nhi Khoa 69 SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG TRÊN PHIM X QUANG PHỔI GIỮA CÁC NHÓM VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG TẠI THỜI ĐIỂM NHẬP VIỆN Ở TRẺ TỪ 2- 59 THÁNG TẠI KHOA HÔ HẤP BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG I Nguyễn Thị Thanh Nhàn*, Phan Hữu Nguyệt Diễm**Bùi Thị Mai Phương*** TÓM TẮT Đặt vấn đề mục tiêu: VP cộng đồng (VPCĐ) là bệnh lý thường gặp trên thế giới cũng như ở Việt Nam và gây tử vong cao ở trẻ em. Vai trò của XQ trong đánh giá độ nặng còn chưa có sự thống nhất. Vì vậy, đề tài nhằm tìm hiểu xem với các bệnh cảnh lâm sàng khác nhau giữa các nhóm VPCĐ thì hình ảnh XQ phổi khác nhau như thế nào, và có mối liên quan giữa tổn thương trên XQ phổi với độ nặng ở trẻ mắc VPCĐ hay không. Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu này thực hiện trên 178 trẻ VPCĐ theo thiết kế mô tả cắt ngang, so sánh các giá trị bằng phép kiểm Chi-Square cho các biến định tính. Kết quả: Trong 178 ca nghiên cứu, có 65 trẻ bị VP (36,5%), 72 ca VP nặng (40,5%), VP rất nặng 41 ca (23%). Hình ảnh tổn thương phổi gặp nhiều nhất là thâm nhiễm PN chiếm 75,3%, tổn thương phân bố hai bên phổi chiếm đa số (42,7%), thùy dưới là vị trí thường gặp nhất, chiếm 46,6%. Trẻ có đông đặc phổi và tổn thương phổi bn tri bị VP rất nặng ít hơn nhóm VP, VP nặng (10,3% so với 51,3% và 38,5% với p=0,037) và (13,2% so với 55,3% và 31,6% với p=0,022). Kết luận: Có mối liên quan về hình ảnh và vị trí tổn thương Xquang với độ nặng VPCĐ. Trẻ có đông đặc phổi và tổn thương phổi bn tri bị VP rất nặng ít hơn nhóm VP, VP nặng. Từ khóa: Viêm phổi cộng đồng (VPCĐ) ABSTRACT COMPAIRISION CHEST RADIOGRAPHIC FINDINGS BETWEEN EACH CAP SEVERITY CATEGORIES ON ADMISSION IN CHILDREN 2-59 MONTHS OF AGE AT RESPIRATORY DEPARTMENT IN CHILDREN’S HOSPITAL I Nguyen Thi Thanh Nhan, Phan Huu Nguyet Diem, Bui Thi Mai Phuong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 – 2012: 69 - 75 Background and objectives: Community-acquired pneumonia (CAP) is a common disease causing high child mortality rate in the world as well as in Viet Nam. The role of chest radiography to assess the severity of childhood CAP is still controversial. The purpose of the study was to find out if in different CAP categories, how is chest radiographic findings present on admission are, and if they are associated with severity of childhood community-acquired pneumonia (CAP). Patients and Method: The cross sectional analysis was performed in 178 children hospitalized with CAP. Categorical variables between different groups of children were compared using Chi-square or Fisher’s exact test as appropriate. The statistical tests were two tailed, with a significance level of 0.05. Results, According to WHO criteria, pneumonia CAP was present in 65 (36.5%), severe and very severe CAP was in 72 (40.5%) and 41(23%) cases. Overall, the most popular radiographic findings were Alveolar infiltrate, count for 75.3%; two- sided (42.7%) and the lower lobe (46.6%). The frequency of Consolidation and lower lobe involvement was * Trường Đại học Y Dược Cần Thơ ** Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược TP,HCM, Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Thị Thanh Nhàn ĐT: 0987939095, email: nhanmice@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP, Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em 70 significantly fewer among very severe cases (10.3% vs 51.3% & 38.5%), (p=0.037) and (13.2% vs 55.3% and 31.6%) (p=0.022). Conclusions: There was a connection between pulmonary radiographic findings and severity of CAP. The frequency of Consolidation and lower lobe involvement was significantly fewer among very severe cases. Keywords: Community-acquired pneumonia(CAP) ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm phổi cộng đồng (VPCĐ) là bệnh lý thường gặp trên thế giới và gây tử vong cao ở trẻ em Ở Việt Nam. Viêm phổi cũng là nguyên nhân hàng đầu gây mắc và tử vong ở trẻ. XQ phổi được xem là tiêu chuẩn vàng chẩn đoán VP, là xét nghiệm cần thiết, giúp loại trừ các nguyên nhân khác và đánh giá biến chứng. Tuy nhiên, vai trò của XQ trong đánh giá độ nặng còn chưa có sự thống nhất. XQ nói riêng và các yếu tố liên quan độ nặng của VPCĐ trẻ em còn chưa được khảo sát rõ ràng. Hiện nay, có rất ít các nghiên cứu mô tả các hình ảnh tổn thương trên phim XQ phổi ở nhóm viêm phổi, VP nặng và rất nặng lúc nhập viện. Mục tiêu tổng quát Mô tả đặc điểm XQ phổi ở trẻ VP từ 2 đến 59 tháng tuổi, so sánh sự khác nhau về đặc điểm tổn thương trên phim XQ giữa các nhóm VPCĐ tại thời điểm nhập viện. Mục tiêu cụ thể 1. Xác định tỉ lệ VP, VP nặng và rất nặng nhập khoa Hô hấp bệnh viện Nhi đồng 1. 2. Xác định các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của dân số nghiên cứu. 3. Xác định các đặc điểm tổn thương trên phim XQ phổi ở nhóm trẻ VP, VP nặng, VP rất nặng. 4. So sánh sự khác nhau về đặc điểm tổn thương trên phim XQ giữa các nhóm VPCĐ tại thời điểm nhập viện. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Trẻ từ 2- 59 tháng tuổi được chẩn đoán VPCĐ (lâm sàng + XQ), điều trị nội trú tại khoa Hô hấp tại bệnh viện Nhi đồng 1 từ 12/2010 đến 07/2011. Tiêu chuẩn chọn mẫu Trẻ từ 2-59 tháng tuổi. Được chẩn đoán VP cộng đồng(1,8). Có bất kỳ triệu chứng: sốt, ho, thở nhanh, khó thở ± co lõm ngực ± dấu nguy hiểm toàn thân. XQ có tổn thương nhu mô phổi. Trẻ không nằm viện trong vòng ≤ 14 ngày trước khi bắt đầu có triệu chứng. Điều trị nội trú. Thân nhân đồng ý tham gia nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Mô tả cắt ngang Cỡ mẫu 22 )2/1( /)1( dppZN   . (p: Tỉ lệ VP nhập khoa Hô hấp)(8) N = 1,962 x 0,347x (1 – 0,347)/0,062 = 177,55 Vậy N= 178 người. Xử lý và phân tích số liệu Số liệu được thu thập được nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS 16,0. Kết quả được trình bày dưới dạng: Tỉ lệ (đối với biến định tính), hoặc giá trị trung bình và độ lệch chuẩn (đối với biến định lượng có phân bố chuẩn; trung vị và khoảng tứ vị đối với biến định lượng không có phân bố chuẩn). So sánh các giá trị: dùng phép kiểm Chi- Square cho các biến định tính. Y Học TP, Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Nhi Khoa 71 KẾT QUẢ Độ nặng VP Trong 178 ca nghiên cứu, có 65 trẻ bị VP (36,5%), 72 ca VP nặng (40,5%), VP rất nặng 41 ca (23%). Đặc điểm lâm sàng Số ngày bệnh và điều trị trước nhập viện Số ngày bệnh trung bình trước nhập viện là 6 ngày (4-9,25 ngày). Trong 178 trường hợp nghiên cứu, hầu hết các trường hợp đều có điều trị trước đó- 173 ca (97,2%). Triệu chứng trước nhập viện Triệu chứng khởi phát trước nhập viện ở hầu hết các trường hợp là ho, chiếm tỉ lệ 97,8%, tiếp theo là sốt (74,2%). Lý do nhập viện Trong 175 trường hợp bệnh nhi tự nhập viện, các lý do nhập viện chính chiếm tỉ lệ cao là ho 39,4%, sốt và ho 23,4%. Tiền sử Trong 178 trẻ nghiên cứu, có 10 trường hợp không xác định được tiền sử (trẻ mồ côi) và 168 trường hợp còn lại xác định được. Sinh non và nhẹ cân: có 19 trường hợp sanh non (11,3%) 13 trường hợp sinh đủ tháng nhẹ cân (7,8%). Tiền căn VP (nhập viện) có 35 ca (20,8%), ít nhất 1 lần, nhiều nhất 3 lần. Đặc điểm cận lâm sàng Bạch cầu máu Số trẻ có số lượng BC ≥15,000/ mm3 chiếm tỉ lệ cao nhất 52,2%. CRP máu Trong nghiên cứu, số trẻ có CRP ≥ 20 mg/L chiếm đa số 56,7%. Khí máu động mạch Tình trạng toan kiềm: Có 2/13 ca khí máu bình thường, Đối với các trường hợp bất thường, chỉ có hai loại rối loạn toan–kiềm được ghi nhận là rối loạn hỗn hợp (7 ca- 53,8%) và toan chuyển hóa (4 ca- 30,8%). Khuynh áp oxy giữa phế nang và máu động mạch (AaDO2): Đa số đều có AaDO2≥100, chiếm 76,9% (10 ca). Đặc điểm xq phổi Dân số chung Hình ảnh tổn thương XQ phổi: tổn thương phổi gặp nhiều nhất là thâm nhiễm PN chiếm 75,3% trường hợp; kế đó là đông đặc phổi chiếm 21,9%. Vị trí tổn thương trên XQ phổi: tổn thương phân bố hai bên phổi chiếm đa số (42,7%), kế đến là bên phổi phải (36%), phổi trái (21,3%). Vị trí tổn thương trên XQ phổi theo thùy: thùy dưới là vị trí thường gặp nhất, chiếm 46,6%, kế đến là thùy trên (33,6%), thùy giữa có tỉ lệ thấp nhất (19,8%). Từng nhóm tuổi Hình ảnh tổn thương XQ phổi: thâm nhiễm PN và đông đặc phổi cũng là hai hình ảnh tổn thương chiếm tỉ lệ cao, lần lượt là 80,2% và 13,1% (trẻ <12 tháng); 71,5% và 28,4% (trẻ ≥12 tháng). Đông đặc phổi gặp ở trẻ dưới 12 tháng tuổi thấp hơn (P=0,015, OR (95%CI) = 0,38 (0,1-0,8)) và xẹp phổi xuất hiện ở nhóm trẻ <12 tháng nhiều hơn nhóm ≥12 tháng (P=0,039, OR (95%CI) = 5,07(1,0-25,1). Vị trí tổn thương trên XQ phổi: Tổn thương hai bên phổi cũng là vị trí gặp nhiều nhất, 41,2% ở trẻ <12 tháng và 44,7% ở trẻ ≥12 tháng. Vị trí tổn thương khác nhau không có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm tuổi. Vị trí tổn thương trên XQ phổi theo thùy: Tổn thương ở thùy dưới cũng là vị trí gặp nhiều nhất, thùy giữa ít gặp nhất: 68,4% và 23,7% ở trẻ <12 tháng; 64,7% và 31,4% ở trẻ ≥12 tháng. Không có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê về vị trí tổn thương theo thùy phổi giữa hai nhóm tuổi. XQ và độ nặng VP trong dân số chung Đặc điểm tổn thương XQ ở các nhóm VPCĐ Nghiên cứu Y học Y Học TP, Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em 72 Thâm nhiễm PN là loại tổn thương thường gặp ở cả ba nhóm VP, VP nặng và rất nặng, tỉ lệ lần lượt là 72,3%, 75% và 80,5%. Bên phổi phải là vị trí gặp nhiều nhất ở nhóm VP, trong khi tổn thương ở hai bên gặp nhiều ở nhóm VP nặng và rất nặng. Thùy dưới cũng là vị trí thường gặp ở cả ba nhóm. Bảng 1: So sánh sự khác nhau về đặc điểm XQ giữa các nhóm VPCĐ Đặc điểm XQ Mức độ VP P VP VP nặng VP rất nặng Đông đặc Không 45 32,4% 57 41% 37 26,6% 0,037 Có 20 51,3% 15 38,5% 4 10,3% Trái Không 44 43,% 60 42,9% 36 25,7% 0,022 Có 21 55,% 12 31,6% 5 13,2% Có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê về đặc điểm XQ phổi giữa các nhóm VPCĐ. Trẻ có đông đặc phổi bị VP rất nặng ít hơn nhóm VP, VP nặng (10,3% so với 51,3% và 38,5%) với p=0,037. Tổn thương phổi trái gặp ở nhóm VP rất nặng ít hơn nhóm VP và VP nặng (13,2% so với 55,3% và 31,6%) với p=0,022. Vị trí tổn thương phổi theo thùy khác nhau không có ý nghĩa giữa các mức độ VP. XQ và độ nặng VP ở trẻ <12 tháng Đặc điểm tổn thương XQ trong các nhóm VPCĐ Thâm nhiễm PN cũng là loại tổn thương thường gặp ở cả ba nhóm VPCĐ, tỉ lệ lần lượt là 85,7%, 73,5% và 85,7%. Tổn thương ở hai bên là vị trí gặp ít nhất ở nhóm VP, trong khi gặp nhiều nhất ở nhóm VP nặng và rất nặng. Thùy dưới cũng là vị trí thường gặp ở cả ba nhóm, thùy giữa không gặp trong nhóm trẻ VP. So sánh sự khác nhau về hình ảnh tổn thương XQ giữa các nhóm VPCĐ Trẻ có tổn thương phổi trái bị VP rất nặng ít hơn nhóm VP và VP nặng (12,5% so với 37,5% và 50%) với p=0,025. Vị trí tổn thương theo thùy phổi khác nhau không có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm VPCĐ ở trẻ <12 tháng. Bảng 2: so sánh sự khác nhau về vị trí tổn thương trên XQ giữa các nhóm VPCĐ Vị trí tổn thương Mức độ VP P VP VP nặng VP rất nặng Trái Không 8 13,% 26 43,3% 26 43,3% 0,025 Có 6 37,% 8 50% 52 12,5% XQ và độ nặng VP ở trẻ ≥12 tháng Đặc điểm tổn thương XQ trong các nhóm VPCĐ Thâm nhiễm PN cũng là loại tổn thương thường gặp ở cả ba nhóm VPCĐ, tỉ lệ lần lượt là 68,6%, 76,3% và 69,2%, tiếp theo là đông đặc phổi. Tổn thương ở hai bên là vị trí thường gặp ở nhóm VP và VP rất nặng, trong khi phổi phải lại gặp nhiều nhất ở nhóm VP nặng. Thùy dưới cũng là vị trí thường gặp ở cả ba nhóm. So sánh sự khác nhau về đặc điểm tổn thương XQ giữa các nhóm VPCĐ Không có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê về đặc điểm tổn thương XQ giữa các nhóm VPCĐ ở trẻ ≥ 12 tháng. BÀN LUẬN Độ nặng VP Bảng3: Tỉ lệ các nhóm VPCĐ theo từng tác giả Tác giả Độ tuổi nghiên cứu VP (%) VP nặng (%) VP rất nặng (%) Lê HoàngSơn (1) 0-36 tháng 28,1 39,4 32,4 NPTN Phương(Error! Reference source not found.) 2-59 tháng 38,8 57,5 3,7 Y Học TP, Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Nhi Khoa 73 CPH Giang(Error! Reference source not found.) 2-59 tháng 44,1 34,1 21,8 M,C Machere (4) 2-59 tháng 9 68 23 Chúng tôi 2-59 tháng 36,5 40,5 23 Đặc điểm XQ phổi trong dân số chung và trong từng nhóm tuổi Hình ảnh tổn thương XQ trong dân số chung và trong từng nhóm tuổi Trong từng nhóm tuổi - dưới và trên 12 tháng, thâm nhiễm PN cũng là tổn thương thường gặp (80,2% và 71,5%). Nghiên cứu của Key NK(4) cũng cho thấy thâm nhiễm PN 97%, và đông đặc 80% chiếm đa số. Có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm tuổi về đặc điểm XQ phổi: đông đặc phổi xuất hiện ở nhóm trẻ <12 tháng ít hơn và bị xẹp phổi nhiều hơn nhóm trẻ <12 tháng. Trong nghiên cứu của Key NK(Error! Reference source not found.) lại cho thấy nhóm trẻ dưới 12 tháng ứ khí là hình ảnh XQ thường gặp hơn nhóm trên 12 tháng (P<0,001, OR (95%CI)=9,14 (4,0 - 20,9)), thâm nhiễm PN ít gặp hơn (P=0,002, OR (95% CI)=0,47 (0,29 - 0,76)). Bảng 4:Hình ảnh tổn thương trên XQ phổi trong dân số chung theo từng tác giả Đặc điểm XQ H, Giang Fernández Nascime nto Chúng tôi Thâm nhiễm PN 82,7% 79,2 % 89,3% 75,3% Thâm nhiễm MK 1,4% 3,6% 2,9% 1,1% Thâm nhiễm PN- MK _ _ 3,4% 4,5% Đông đặc 15,9% _ _ 21,9% TDMP 6,4% 1,7% 12,1% 5,1% Xẹp phổi 6,4% _ 6,3% 5,1% Ư khí _ 3,6% 6,8% 3,4% Dày thành phế quản _ _ _ 3,9% Kén khí _ _ 1 % 1,1% Abcese _ _ 0,5% 0 Vị trí tổn thương XQ trong dân số chung và trong từng nhóm tuổi Thùy dưới là vị trí thường gặp nhất, chiếm 46,6%; thùy trên (33,6%), thùy giữa có tỉ lệ thấp nhất (19,8%). Các tổn thương phân bố hai bên phổi chiếm đa số (42,7%), phổi phải (36%), phổi trái (21,3%). Trong từng nhóm tuổi, thùy dưới cũng là vị trí tổn thương nhiều nhất, thùy giữa ít gặp nhất. Không có sự liên quan giữa nhóm tuổi và vị trí tổn thương trên phim XQ. Kết quả của chúng tôi cũng tương đương với các tác giả khác. Nghiên cứu của C,M, Nascimento(Error! Reference source not found.) ghi nhận thùy dưới là vị trí tổn thương chiếm tỉ lệ cao nhất (55,1%), thùy trên chiếm 30,6%, cả hai thùy chiếm 14,3%, kết quả của Ferrero(2) cho thấy thùy dưới chiếm 53,6% và thùy trên chiếm 46,4%. Tuy nhiên, phân bố tổn thương phổi trong nghiên cứu của hai tác giả trên gặp nhiều bên phải. XQ và độ nặng VP Đặc điểm XQ ở từng nhóm VPCĐ trong dân số chung và trong từng nhóm tuổi Hình ảnh tổn thương XQ: Thâm nhiễm PN là hình ảnh tổn thương gặp nhiều nhất ở cả ba nhóm VPCĐ. Trong nhóm VP, thâm nhiễm PN chiếm 72,3%, tiếp theo là đông đặc 30,8%. Tỉ lệ này ở nhóm VP nặng lần lượt là 75% và 20,8%. Nhóm VP rất nặng, thâm nhiễm PN chiếm 80,5%, tiếp theo là xẹp phổi và ứ khí- đều chiếm 12,2%. Trong từng nhóm tuổi, các hình ảnh tổn thương XQ theo độ nặng VP phân bố khá giống như trong dân số chung. Trẻ dưới 12 tháng, thâm nhiễm PN cũng là hình ảnh tổn thương XQ chiếm tỉ lệ cao nhất trong từng nhóm VPCĐ. Trẻ trên 12 tháng, thâm nhiễm PN và đông đặc là hai hình ảnh chiếm đa số. Kết quả của chúng tôi cũng tương đương với của Key KN(4), ở trẻ trên 12 tháng; thâm nhiễm PN và đông đặc ở nhóm VP là lần lượt là 95% và 73%, nhóm VP nặng và rất nặng là 100% và 86%, các tổn thương khác cũng chiếm tỉ lệ khá thấp. Vị trí tổn thương XQ: Nhóm VP, tổn thương bên phải là vị trí thường gặp nhất, chiếm 35,4%, VP nặng và rất nặng tổn thương hai bên chiếm đa (44,4% và 56,1%). Trẻ dưới 12 tháng, nhóm VP có vị trí tổn thương gặp nhiều nhất là ở phổi trái và phổi phải còn trong nhóm VP nặng và rất nặng là tổn Nghiên cứu Y học Y Học TP, Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em 74 thương hai bên. Trẻ trên 12 tháng, nhóm VP và VP rất nặng có vị trí tổn thương gặp nhiều nhất là hai bên phổi; phổi phải chiếm đa số trong nhóm VP nặng. Nhìn chung, tổn thương hai bên phổi chiếm tỉ lệ cao nhất trong nhóm VP rất nặng dù ở các lứa tuổi khác nhau. Vị trí tổn thương theo thùy ở cả ba nhóm VPCĐ, thùy dưới là vị trí tổn thương gặp nhiều nhất, tiếp theo là thùy trên, thùy giữa chiếm tỉ lệ thấp nhất dù ở các lứa tuổi khác nhau. Nghiên cứu của Key KN cũng cho thấy thùy dưới chiếm đa số ở trong nhóm VP và VP nặng- rất nặng lứa tuổi trên 12 tháng với tỉ lệ lần lượt là 57% và 76%. Tuy nhiên, phổi phải được ghi nhận là gặp nhiều ở cả hai nhóm VP lứa tuổi này (75% và 61%). So sánh sự khác nhau về đặc điểm XQ giữa các nhóm VPCĐ trong dân số chung và trong từng nhóm tuổi Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hình ảnh tổn thương XQ giữa các nhóm VPCĐ, trẻ có hình ảnh đông đặc trên phim bị VP rất nặng ít hơn nhóm VP, VP nặng (10,3% so với 51,3% và 38,5%) ở dân số chung. Phân tích trong từng nhóm tuổi thì không thấy có sự liên quan này, Nghiên cứu của Key KN cũng cho kết luận tương tự ở trẻ dưới và trên 12 tháng. Một số nghiên cứu khác ghi nhận đông đặc phổi là yếu tố liên quan đến VP nặng, VP do vi khuẩn. Nghiên cứu của Olga Grafakou(3) trên 167 trẻ VP cho thấy kích thước và vị trí của vùng đông đặc phổi là yếu tố tiên lượng độ nặng VP ở trẻ trên 12 tháng tuổi đánh giá bằng thời gian sốt và nằm viện của trẻ. Vị trí tổn thương XQ cũng có liên quan đến độ nặng VP. Kết quả cho thấy trong dân số chung và nhóm trẻ dưới 12 tháng, tổn thương bên trái gặp ở trẻ VP rất nặng ít hơn hai nhóm VP còn lại. Tổn thương theo thùy khác nhau không có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm VPCĐ dù ở các lứa tuổi khác nhau. Ngược lại với kết quả nghiên cứu của Olga Grafakou và Cao Phạm Hà Giang ghi nhận những trẻ có tổn thương phổi trái bị VP nặng hơn, có thời gian nằm viện >10 ngày nhiều hơn. Có thể do sự khác nhau về đánh giá độ nặng VP, Olga Grafakou và Cao Phạm Hà Giang(1) đánh giá VP nặng thông qua thời gian nằm viện và sốt. Trong nghiên cứu của Key KN thì cho thấy không có liên quan giữa tổn thương phổi phải và trái với độ nặng VP ở cả hai nhóm dưới và trên 12 tháng tuổi; ở nhóm trẻ trên 12 tháng ghi nhận tổn thương thùy trên ở trẻ VP nặng- rất nặng gặp nhiều hơn trẻ chỉ bị VP. KẾT LUẬN Độ nặng viêm phổi Trong 178 ca nghiên cứu, có 65 trẻ bị viêm phổi (36,5%), 72 ca VP nặng (40,5%), VP rất nặng 41 ca (23%). So sánh sự khác nhau về đặc điểm XQ giữa các nhóm VPCĐ tại thời điểm nhập viện: Hình ảnh tổn thương: trẻ có đông đặc phổi bị VP rất nặng ít hơn nhóm viêm phổi, VP nặng (10,3% so với 51,3% và 38,5%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p=0,037. Vị trí tổn thương: Tổn thương phổi trái gặp ở nhóm VP rất nặng ít hơn nhóm viêm phổi và VP nặng (13,2% so với 55,3% và 31,6%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p=0,022). KIẾN NGHỊ Cần chú ý đến hình ảnh và vị trí tổn thương trên phim XQ, ngoài việc đánh giá mức độ nặng viêm phổi theo WHO, TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. BTS British Thoracic Society (2002), “ British Thoracic Society guidelines for the management of community acquired pneumonia in childhood”, Thorax. 57, pp. 21-24. 2. Ferrero F, Nascimento-Carvalho CM, Cardoso MR, et al (2010), “Radiographic findings among children hospitalized with severe community-acquired pneumonia”, Pediatr Pulmonol, 45, pp. 1009–1013 3. Grafakou O, Moustaki M, Tsolia M, Kavazarakis E, Mathioudakis J (2004), “Can chest X-ray predict pneumonia severity?”, Pediatr Pulmonol, 38, pp. 465-469. 4. Key KN, César Augusto Araújo- Neto and Cristiana Maria Nascimento- Carvalho (2009), “Severity of childhood Y Học TP, Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Nhi Khoa 75 community acquired pneumonia and chest radiographic findings”, Pediatric Pulmonology, 44, pp. 249- 252. 5. Lê Hoàng Sơn (2005), “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, nguyên nhân, điều trị viêm phổi cấp tính ở trẻ từ 0-3 tuổi tại Cần Thơ”, Đại học Y Hà Nội, Luận án tiến sĩ y học, tr. 85. 6. Manon CM, et al (2009), “Etiology of community-acquired pneumonia in hospitalized children based on WHO clinical guidelines”, Eur J Pediatr,168(12), pp. 1429-36. 7. Montejo FM, González DC, Mintegi RS (2005), “Clinical and epidemiological study of community-acquired pneumonia in children aged less than 5 years old”, An Pediatr (Barc), 63(2), pp. 131-6. 8. Sở Y Tế thành phố Hồ Chí Minh (2009), “Báo cáo tổng kết tình hình bệnh tật bệnh viện Nhi Đồng I”, Tr. 96. 9. World health organization (2005), Pocket book of hospital care for children: guidelines for the management of common illnesses with limited resources, WHO library Cataloguing, China, Hong Kong, pp. 69-80.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso_sanh_dac_diem_ton_thuong_tren_phim_x_quang_phoi_giua_cac.pdf
Tài liệu liên quan