KẾT LUẬN
Kiến thức về phòng ngừa phát hiện bệnh lao
là yếu tố quan trọng cho bệnh nhân HIV/AIDS
mắc lao để giúp họ thực hành tốt trong việc điều
trị bệnh lao.
Tuổi đời, giới tính, trình độ học vấn, nghề
nghiệp và thời gian điều trị là các yếu tố liên
quan đến kiến thức và thực hành trong việc
phòng ngừa và phát hiện bệnh lao ở bệnh nhân
HIV/AIDS mắc lao tại bệnh viện Nhân Ái.
KIẾN NGHỊ
Cần tăng cường hơn nữa công tác thông tin
giáo dục truyền thông về phòng, chống lao, xây
dựng các loại hình truyền thông phù hợp cho
từng đối tượng, phân bổ thời lượng và thời điểm
phát thanh thích hợp để người bệnh có thể tiếp
cận và nắm bắt được thông tin thường xuyên
liên tục.
Đẩy mạnh công tác tư vấn hướng dẫn cho
bệnh nhân thực hành đúng tuân thủ điều trị là
phải uống đúng thuốc, đúng thời gian của phác
đồ điều trị và uống đều đặn mỗi ngày không
được quên uống thuốc. Hướng dẫn cho bệnh
nhân áp dụng đúng biện pháp phòng lây lan cho
người khác.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 208 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự hiểu biết về bệnh lao ở những bệnh nhân lao/HIV‐AIDS tại bệnh viện Nhân ái năm 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 225
SỰ HIỂU BIẾT VỀ BỆNH LAO Ở NHỮNG BỆNH NHÂN
LAO/HIV‐AIDS TẠI BỆNH VIỆN NHÂN ÁI NĂM 2014
Lê Văn Học*, Nguyễn Thành Long*, Nguyễn Thị Đức Giang*, Lê Văn Hợp*
TÓM TẮT
Mở đầu: Bệnh lao và HIV/AIDS đang là thảm họa kép của nhân loại, hằng năm hàng triệu người bị mắc và
chết do lao, sự kết hợp giữa lao và HIV là mối quan tâm trên toàn thế giới.
Mục tiêu: Mô tả sự hiểu biết về bệnh lao ở những bệnh nhân HIV/AIDS mắc lao đang điều trị tại bệnh viện
Nhân Ái‐TP. Hồ Chí Minh.
Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, 67 bệnh nhân HIV/AIDS mắc lao điều trị tại bệnh viện Nhân Ái.
Các số liệu được thu thập bằng cách phỏng vấn với bộ câu hỏi có cấu trúc.
Kết quả: 67 bệnh nhân lao/HIV‐AIDS đang điều trị tại bệnh viện Nhân Ái: bệnh nhân ở độ tuổi từ 18 đến
45 chiếm 90,9%, tỉ lệ nam mắc bệnh lao 79,1%, trình độ bậc tiểu học chiếm 80,6%. Kiến thức chung đúng chiếm
70,1% (47/67) và thực hành chung đúng chiếm 73,1% (49/67). Mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức
và thực hành với đặc điểm nhân khẩu xã hội học trong việc phòng ngừa phát hiện bệnh lao của bệnh nhân HIV‐
AIDS đang điều trị tại bệnh viện Nhân Ái.
Kết luận: Cần đẩy mạnh chương trình giáo dục sức khỏe trong phòng ngừa và phát hiện bệnh lao ở bệnh
nhân HIV‐AIDS.
Từ khóa: Kiến thức, thực hành, lao, HIV/AIDS.
ABSTRACT
KNOWLEDGE OF TUBERCULOSIS IN THE TUBERCULOSIS/HIV‐AIDS PATIENTS
AT THE NHAN AI HOSPITAL IN 2014
Le Van Hoc, Nguyen Thanh Long, Nguyen Thi Duc Giang, Le Van Hop
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 5‐ 2014: 225 ‐ 231
Introduction: Tuberculosis and HIV‐AIDS are the double disaster of human. Every year, millions of people
suffering and die from tuberculosis.
Objective: Describe the understanding of tuberculosis in patients HIV / AIDS with tuberculosis were
treatmenting at Nhan Ai hospital in Ho Chi Minh City.
Study design: cross‐sectional description, 67 patients HIV / AIDS with tuberculosis are being treated at
Nhan Ai hospital in Ho Chi Minh City. Data were collected by interviews with a structured questionnaire.
Results: 67 patients HIV / AIDS with tuberculosis are being treated at Nhan Ai hospital in Ho Chi Minh
city: Percentage of age 18‐45 are 90.9%; rate of men with tuberculosis disease are 79.1%; primary level are
80.6%; Percentage of patients have correct knowledge 70.1% (47/67 patients) and have correct practice 73.1%
(49/67 patients). There are relationship between knowledge and practice with ethnicity characteristics in the
prevention and detection tuberculosis of HIV‐AIDS patients are being treated at Nhan Ai hospital in Ho Chi
Minh City.
Conclusions: the health education programs should strengthen in the prevention and detection of
tuberculosis in HIV‐AIDS patients.
Keywords: knowledge, practice, tuberculosis, HIV‐AIDS.
* Bệnh viện Nhân Ái ‐ Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: CN Lê Văn Học ĐT: 0972690585
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 226
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh lao và HIV/AIDS đang là thảm họa kép
của nhân loại. Sự phối hợp mật thiết giữa lao và
HIV/AIDS gây chết người do bệnh này là điều
kiện cho bệnh kia phát triển, hằng năm hàng
triệu người bị mắc và chết do lao, sự kết hợp
giữa lao và HIV là mối quan tâm của toàn cầu. Tỉ
lệ mắc lao ở những người HIV(+) khoảng 20‐
70%. Tiến triển của nhiễm lao trở thành bệnh lao
biểu hiện lâm sàng ở mỗi cá thể phụ thuộc vào
hệ thống miễn dịch của cá thể đó và tỉ lệ lưu
hành bệnh lao trong công đồng(3,16,19).
Theo báo cáo của WHO năm 2012, ít nhất
một phần ba trong số 34 triệu người nhiễm HIV
trên toàn thế giới bị nhiễm lao(17). Đại dịch HIV
làm cho tỉ lệ bệnh lao tăng 3 lần kể từ năm
1990(20). Châu Á chịu tác động nặng nề của hai
dịch với 8,4 triệu người bị nhiễm HIV và trên 2
triệu người đồng nhiễm lao/HIV(18). Theo WHO
ước tính Việt Nam đứng thứ 12 trong số 22 nước
có tỉ lệ người mắc bệnh lao cao nhất thế giới.
Hàng năm có khoảng 180.000 người mắc lao
mới, gần 6.000 người bệnh lao kháng đa thuốc
và hơn 21.000 người chết vì bệnh lao(7).
Tại Việt Nam, đến 6/2012 cả nước có 204.019
trường hợp nhiễm HIV hiện đang còn sống(14);
40% trong số đó cũng nhiễm vi khuẩn lao và
nhiều người trong số họ đã phát triển thành
bệnh lao. Việt Nam được WHO đánh giá cao về
chất lượng phòng, chống lao nhưng số người
bệnh lao vẫn tăng không ngừng. Tỉ lệ tử vong ở
người bệnh lao/HIV(‐) khoảng 1‐2% và 20‐25% ở
người bệnh lao/HIV(+)(1,6,13). Theo kết quả điều
tra dịch tễ lao toàn quốc năm 2006 và 2007 của
Chương trình Chống lao Quốc gia cho biết tình
hình bệnh lao cao hơn ước tính của WHO 1,6 lần
và đặc biệt sự gia tăng bệnh ở lứa tuổi 15‐24 tuổi.
Tỉ lệ mới phát hiện bệnh lao phổi trong cộng
đồng thấp, chỉ đạt 55% do việc phát hiện bệnh
chủ yếu dựa trên triệu chứng ho khạc kéo dài
hơn 2 tuần(1). Tỉ lệ đồng nhiễm lao thể hoạt động
ở người bệnh HIV(+) có sự khác nhau giữa các
tỉnh/thành phố: cao nhất là An Giang 23,1%; Hải
Phòng 10,6%; Quảng Ninh 7,6%; Hà Nội 7,1%;
thành phố Hồ Chí Minh 6,5% và Đồng Tháp
5,5%(4). Tỉ lệ nhiễm HIV trong nhóm người bệnh
lao tăng từ 3,6% năm 2009(2) đến 8% năm 2011(5).
Một số khu vực tỉ lệ này cao hơn hẳn như: thành
phố Hồ Chí Minh là 9,3%; Hải Phòng 11,8%,
Bình Dương là 14%(2). Tại bệnh viện Nhân Ái
qua khảo sát bước đầu cho thấy đa số bệnh nhân
lao/HIV‐AIDS trình độ học vấn thấp; có tiền sử
tiêm chích ma túy lâu năm nên sự hiểu biết về
bệnh lao ở những người bệnh này còn hạn chế
nguy cơ tái phát lao cao. Nhu cầu về thông tin
chưa được đáp ứng một cách đầy đủ, sự phối
hợp giữa người bệnh, gia đình người bệnh, nhân
viên y tế, các cấp chính quyền đoàn thể chưa
được đồng bộ, còn tâm lý mặc cảm của người
bệnh và sự kỳ thị của cộng đồng. Nghiên cứu
kiến thức và thực hành về bệnh lao/HIV‐AIDS
trong bối cảnh bệnh viện chưa có. Sự hiểu biết về
bệnh lao của bệnh nhân lao/HIV tại cộng đồng
chưa được quan tâm đúng mức. Xuất phát từ
những lý do trên.
Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài
“Sự hiểu biết về bệnh lao ở những bệnh nhân
lao/HIV‐AIDS tại bệnh viện Nhân Ái năm 2014”
với mục tiêu
‐ Xác định tỉ lệ bệnh nhân lao/HIV‐AIDS có
kiến thức và thực hành đúng về phòng ngừa
phát hiện bệnh lao.
‐ Xác định muối liên quan giữa đặc điểm
nhân khẩu xã hội học với kiến thức và thực hành
về bệnh lao ở những bệnh nhân lao/HIV‐AIDS
điều trị tại bệnh viện Nhân Ái năm 2014.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng của nghiên cứu
67 bệnh nhân lao/HIV‐AIDS điều trị tại bệnh
viện Nhân Ái.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang mô tả và phân tích.
Tiêu chí chọn mẫu
Bệnh nhân HIV/AIDS mắc lao đang điều
trị tại bệnh viện Nhân Ái trong thời điểm
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 227
nghiên cứu.
Tiêu chí loại trừ
Gồm những bệnh nhân rối loạn tâm thần,
câm điếc, mù, bệnh nặng có nguy cơ tử vong
hoặc từ chối hợp tác với nhóm nghiên cứu.
Kỹ thuật thu thập thông tin bằng bộ câu hỏi
chuẩn bị trước để phỏng vấn.
Dữ liệu thu thập được nhập liệu và phân tích
bằng phần mềm Stata 12.0. Phân tích mối liên
quan giữa kiến thức đúng và thực hành đúng về
phòng ngừa phát hiện bệnh lao với đặc điểm
dân số xã hội của những bệnh nhân lao/HIV‐
AIDS điều trị tại bệnh viện Nhân Ái.
Phép kiểm Chi bình phương và kiểm định
Fisher được sử dụng để xác định mối liên quan
giữa biến số độc lập với biến số phụ thuộc. mức
độ kết hợp được đo bằng tỉ số tỉ lệ hiện mắc (PR)
và khoảng tin cậy 95% (KTC 95%) với ý nghĩa
thống kê ở mức p<0,05.
Vấn đề y đức
Bệnh nhân được chọn vào nghiên cứu đều
được giải thích về mục đích nghiên cứu và đồng
ý tham gia nghiên cứu. Tất cả thông tin mà bệnh
nhân cung cấp được bảo mật.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1. Đặc điểm chung của đối tượng tham gia
nghiên cứu (n = 67)
Dân số xã hội Tần số Tỷ lệ (%)
Nhóm
tuổi
18-29 19 28,3
30 - 45 42 62,6
>45 6 9,1
Trung bình=33,4
Trung vị=32
Độ lệch chuẩn=7,8
Tuổi thấp nhất=18; Tuổi cao nhất=64
Giới tính Nam 53 79,1
Nữ 14 20,9
Trình độ
học vấn
< Cấp 2 54 80,6
> Cấp 2 13 19,4
Nghề
nghiệp
CC-VC nhà nước, HS-SV 1 1,5
Làm ruộng, buôn bán, nội trợ 15 22,4
Mất sức lao động, thất nghiệp 3 4,5
Lao động tự do 48 71,6
Thời
gian
điều trị
< 2 tháng 54 19,4
> 2 tháng 13 80,6
Bảng 2: Biết các nguồn thông tin về phòng, chống
bệnh lao từ truyền thông (n = 67)
Biết các nguồn thông tin Tần số Tỷ lệ (%)
Phương tiện truyền thông
(radio, ti-vi, báo chí, sách vở,) 54 80,5
Gia đình, bạn bè, hàng xóm 41 61,2
Cán bộ y tế (TYT, BV, TTYT) 39 58,2
Cộng tác viên y tế tại địa phương
(thôn, xóm, ấp, ) 20 29,8
Bảng 3: Phân bố kiến thức bệnh lao của bệnh nhân
lao/HIV‐AIDS (n = 67)
Nội dung
Kiến thức
Đúng Sai
Tần số
(%)
Tần số
(%)
Kiến thức nguy hiểm của bệnh lao 59 (80,5) 8 (19,5)
Kiến thức điều trị khỏi của bệnh lao 62 (92,5) 5 (7,5)
Kiến thức nguyên nhân gây bệnh lao 44 (65,3) 23 (34,7)
Kiến thức về lây truyền bệnh lao phổi 51 (76,2) 16 (23,8)
Kiến thức về dấu hiệu, biểu hiện nghi
ngờ bị lao
49 (55,2) 18 (44,8)
Kiến thức thời gian điều trị bệnh lao 38 (56,7) 26 (43,3)
Kiến thức chi phí điều trị bệnh lao 66 (98,5) 1 (1,5)
Kiến thức biện pháp ngăn ngừa bệnh
lao
23 (34,3) 44 (65,7)
Kiến thức chung 47 (71,1) 20 (29,9)
Bảng 4: phân bố thực hành bệnh lao của bệnh nhân
lao/HIV‐AIDS (n = 67)
Nội dung
Thực hành
Đúng Sai
Tần số (%) Tần số (%)
Thực hành uống thuốc đúng, đủ,
đều
55 (82,8) 11 (17,2)
Thực hành về tác dụng phụ của
thuốc
66 (98,5) 1 (1,5)
Thực hành uống thuốc trong ngày 66 (98,5) 1 (1,5)
Không tự ý mua thuốc chữa bệnh
lao khác
59 (88,5) 7 (11,5)
Thực hành không uống rượu bia 58 (86,5) 9 (13,5)
Thực hành đưa trẻ đi tiêm ngừa
BCG
58 (86,5) 9 (13,5)
Thực hành lấy khăn che miệng khi
ho
49 (73,1) 18 (26,9)
Thực hành có xử lý đàm khi ho,
khạc
39 (58,2) 28 (41,8)
Không sử dụng chung đồ dùng cá
nhân
50 (74,6) 17 (24,4)
Thực hành chung 49 (73,1) 18 (26,9)
Bảng 5. Mối liên quan giữa kiến thức chung với các
yếu tố dân số xã hội của mẫu nghiên cứu (n = 67)
Dân số xã hội Kiến thức chung
P Sai Đúng
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 228
n % n %
Nhóm tuổi
< 30 5 26,4 14 73,6
0,69
> 30 15 30,5 33 69,5
Giới
Nam 12 29,2 41 70,8
0,01
Nữ 8 57,1 6 42,9
Học vấn
≤ cấp 2 16 29,7 38 70,3
0,008
> cấp 2 4* 35,7 9 63,2
Nghề nghiệp
Lao động tự do 13 26,9 35 73,1
0,43
Khác 7 36,8 12 63,2
Thời gian điều trị của bệnh nhân
< 2 tháng 5 38,5 8 61,5
0,44
> 2 tháng 15 27,8 39 72,2
* Kiểm định Fisher
Bảng 6. Mối liên quan giữa thực hành chung với các
yếu tố dân số xã hội của mẫu nghiên cứu (n = 67).
Dân số xã hội Kiến thức chung P
Sai Đúng
n % n %
Nhóm tuổi
< 30 6 31,6 13 68,4
0,009
> 30 12 25 36 75
Giới
Nam 13 24,5 40 75,4
0,004
Nữ 5 35,8 9 64,2
Học vấn
≤ cấp 2 14 29,9 40 70,1
0,003
> cấp 2 4* 30,9 9 69,2
Nghề nghiệp
Lao động tự do 16 33,4 32 66,6
0,00
Khác 2* 10,6 17 89,4
Thời gian điều trị của bệnh nhân
< 2 tháng 1* 7,7 12 92,3
0,001
> 2 tháng 17 31,5 37 68,5
* Kiểm định Fisher
BÀN LUẬN
Về nhóm tuổi
Trong 67 bệnh nhân lao/HIV‐AIDS thì người
thấp tuổi nhất là 18 tuổi, cao nhất là 64 tuổi,
nhóm 18‐45 tuổi chiếm 90,9%, nhóm > 45 tuổi
chiếm 9,1%, nhóm từ 18‐45 tuổi cao gấp 9,9 lần
so với nhóm từ 45 tuổi trở lên. Nguyễn Việt
Cồ(13) thì nhóm từ 15‐34 tuổi chiếm 69,7%; Hỷ Kỳ
Phóong(8) thì tuổi từ 15‐34 tuổi chiếm 84,3%; Lưu
Thị Liên(11) thấy lứa tuổi từ 15‐44 chiếm 98,2%;
Hoàng Văn Cảnh(7) cho biết lứa tuổi 15‐44 chiếm
92,3%; Nguyễn Minh Lương(15) cho thấy lứa tuổi
15‐44 chiếm 95,2%. Mặc dù tỉ lệ nhóm tuổi bị
bệnh tuy khác nhau, nhưng số liệu của WHO(20)
cũng như nghiên cứu ở các nước khác nhau điều
cho thấy đa số bệnh nhân lao/HIV(+) còn trẻ
trong độ tuổi lao động.
Sự khác biệt này phản ánh kết quả chăm sóc
bệnh nhân HIV/AIDS hoặc tuổi đời bị nhiễm
HIV tại nơi đó. Nơi nào mà chăm sóc người
nhiễm HIV càng tốt hay tuổi bị nhiễm HIV càng
cao thì số bệnh nhân HIV/AIDS mắc lao sẽ tập
trung vào nhóm tuổi cao, nếu chăm sóc không
tốt hoặc tuổi nhiễm HIV thấp thì người nhiễm
HIV mắc lao tập trung ở nhóm tuổi thấp. Mặt
khác điều này cũng lý giải là do độ tuổi trẻ là lao
động chính của gia đình và nguồn nhân lực làm
ra của cải vật chất để cống hiến cho xã hội, cho
nên các đối tượng ở độ tuổi lao động này phải đi
làm việc, lao động, học tập thường xuyên với
môi trường bên ngoài có khả năng tiếp xúc với
nhiều người nên dễ bị phơi nhiễm với các yếu tố
nguy cơ vi trùng lao cao hơn so với nhóm > 45
tuổi trở lên.
Về giới tính
Trong nghiên cứu này tỉ lệ bệnh nhân
lao/HIV‐AIDS là nam giới chiếm ưu thế 79,1%.
Kết quả này so với nghiên cứu của Hỷ kỳ
Phóong(8) nam là 69,1% thì cao hơn nhưng so với
các nghiên cứu: Nguyễn Việt Cồ(13) nam chiếm
96,1%; Lưu Thị Liên(11) nam chiếm 96,4%; Hoàng
Văn Cảnh(7) nam chiếm 86,1% và Nguyễn Minh
Lương(15) nam chiếm 90,5% thì thấp hơn. Kết quả
của chúng tôi so với nghiên cứu của Lê Văn
Nhị(9); Lộc Thị Quý(10) thì phù hợp.
Về trình độ học vấn
Nghiên cứu này có 80,6% bệnh nhân nhiễm
HIV/AIDS mắc lao có trình độ học vấn từ cấp 2
trở xuống, 19,4% từ cấp 3 trở lên. Trình độ học
vấn có thể ảnh hưởng đến các hành vi của người
nhiễm HIV mắc lao và chúng ta biết rằng trình
độ học vấn có thể gúp can thiện thiệp để ngăn
ngừa bệnh lao. Lưu Thị Liên(11) nghiên cứu bệnh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 229
lao thấy học vấn trên cấp 2 tỉ lệ chiếm 29,7%;
Hoàng Văn Cảnh(7) 60,4% học vấn trên cấp 2;
Nguyễn Minh Lương(15) trình độ học vấn trên
cấp 2 chiếm 47,6%. Đem so sánh kết quả nghiên
cứu của chúng tôi với các nghiên cứu trên thì đối
tượng nghiên cứu của chúng tôi có tỉ lệ trình độ
học vấn thấp hơn.
Về nghề nghiệp
Bệnh nhân lao động tự do chiếm tỉ lệ 53,8%;
kế đến là làm ruộng, buôn bán tự do chiếm tỉ lệ
22,4% và thấp nhất là học sinh‐sinh viên chiếm tỉ
lệ 1,4%. Theo nghiên cứu của các tác giả: Hoàng
Văn Cảnh(7) đối tượng không nghề nghiệp chiếm
tỉ lệ 61,2%, làm nông nghiệp chiếm 4%; Lưu Thị
Liên(11) đối tượng thất nghiệp, lao động tự do
chiếm tỉ lệ 70,9%, nghề nghiệp nông dân chiếm
7,3%. Nhiều nghiên cứu trong nước cũng cho
thấy 90% bệnh nhân lao/HIV là những người
không có nghề nghiệp.
Về thời gian điều trị
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy thời gian
điều trị bệnh lao > 2 tháng chiếm tỷ lệ là 80,6%,
cũng khá cao, vì giai đoạn duy trì kéo dài đến 6
tháng, gấp 4 lần giai đoạn tấn công. Bệnh nhân
đang điều trị < 2 tháng chỉ chiếm tỷ lệ 19,4%.
Thông tin về bệnh lao
Trong nghiên cứu này thì phương tiện
truyền thông (radio, ti‐vi, báo chí, sách vở, pa nô,
áp phích, tờ rơi) chiếm tỉ lệ 80,5%; tiếp theo là gia
đình, bạn bè, hàng xóm với tỉ lệ 61,2%; cán bộ y
tế với tỉ lệ 58,2% và cộng tác viên y tế tại địa
phương chiếm tỉ lệ thấp nhất là 29,8%.
Kết quả nghiên cứu cho thấy bệnh nhân có
kiến thức đúng chiếm tỷ lệ cao ở các nội dung:
về chi phí điều trị bệnh lao chiếm tỉ lệ cao nhất là
98,5%, kế đến kiến thức về điều trị khỏi của bệnh
lao chiếm 92,5% và sự nguy hiểm và tử vong của
bệnh lao chiếm tỉ lệ là 80,5%. Bệnh nhân có kiến
thức đúng có tỉ lệ thấp nhất là: biện pháp phòng
lây nhiễm bệnh lao với tỉ lệ là 43,3%. Tỉ lệ kiến
thức chung đúng của bệnh nhân biết về bệnh lao
chiếm 71,1%. Mặc dù bệnh nhân lao/HIV‐AIDS
tại bệnh viện có những hiểu biết cơ bản về
phòng ngừa lây nhiễm và phát hiện bệnh lao,
nhưng tỉ lệ kiến thức chung đúng về bệnh lao so
với nghiên cứu của Nguyễn Minh Lương(15) tại
Bà Rịa‐Vũng Tàu (56,4%) thì kết quả nghiên cứu
của chúng tôi cao hơn nhưng so với nghiên cứu
của tác giả Jittimanee tại Thái Lan (77%)(12) có tỉ lệ
thấp hơn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy bệnh nhân thực
hành đúng chiếm ưu thế ở các nội dung về “tác
dụng phụ của thuốc” và “uống thuốc trong
ngày” chiếm 98,5%; “không tự ý mua thuốc
chữa bệnh lao khác” chiếm 88,5% và tỉ lệ thấp
nhất là “thực hành có xử lý đàm khi ho, khạc”
chiếm 58,2%.
Nghiên cứu cho thấy bệnh nhân thực hành
chung đúng chiếm tỉ lệ 73,1%. Kết quả này cao
hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Minh Lương
71,8%(11). Có thể đối tượng trong nghiên cứu của
chúng tôi được: tư vấn tốt, điều trị nội trú nên họ
biết làm theo hướng dẫn thực tế của nhân viên y
tế nhiều lần, cho nên có tỉ lệ thực hành chung
đúng cao hơn của các tác giả trên.
Mối liên quan giữa kiến thức với đặc điểm
dân số xã hội của mẫu nghiên cứu
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa giới
tính với kiến thức chung đúng về bệnh lao với p
= 0,01<0,05 PR=0,2; KTC 95% 0,05‐0,90.
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa trình
độ học vấn với kiến thức chung đúng về
phòng ngừa lây nhiễm và phát hiện bệnh lao
của bệnh nhân với p= 0,008<0,05; PR=0,18; KTC
95% 0,03‐0,80.
Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê
giữa nhóm tuổi, nghề nghiệp và thời gian điều
trị với kiến thức chung về bệnh lao của bệnh
nhân (p > 0,05).
Mối liên quan giữa thực hành với đặc điểm
dân số xã hội của mẫu nghiên cứu
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm
tuổi với thực hành chung đúng về bệnh lao với p
0,009<0,05; PR=0,15; KTC 95% 0,03‐0,56.
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa giới
tính với thực hành chung đúng về phòng ngừa
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 230
lây nhiễm và phát hiện bệnh lao với
p=0,004<0,05; PR= 0,18; KTC 95% 0,04‐0,74.
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa trình
độ học vấn với thực hành chung đúng về phòng
ngừa lây nhiễm và phát hiện bệnh lao với
p=0,003<0,05; PR=0,15; KTC 95% 0,03‐0,68.
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nghề
nghiệp với thực hành chung đúng về bệnh lao
với p=0,000<0,05; PR=0,05; KTC95% 0,006‐0,30.
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa thời
gian điều trị của bệnh nhân với thực hành chung
đúng về hiện bệnh lao với p=0,001<0,05; PR=0,03;
KTC95% 0,008‐0,31.
KẾT LUẬN
Kiến thức về phòng ngừa phát hiện bệnh lao
là yếu tố quan trọng cho bệnh nhân HIV/AIDS
mắc lao để giúp họ thực hành tốt trong việc điều
trị bệnh lao.
Tuổi đời, giới tính, trình độ học vấn, nghề
nghiệp và thời gian điều trị là các yếu tố liên
quan đến kiến thức và thực hành trong việc
phòng ngừa và phát hiện bệnh lao ở bệnh nhân
HIV/AIDS mắc lao tại bệnh viện Nhân Ái.
KIẾN NGHỊ
Cần tăng cường hơn nữa công tác thông tin
giáo dục truyền thông về phòng, chống lao, xây
dựng các loại hình truyền thông phù hợp cho
từng đối tượng, phân bổ thời lượng và thời điểm
phát thanh thích hợp để người bệnh có thể tiếp
cận và nắm bắt được thông tin thường xuyên
liên tục.
Đẩy mạnh công tác tư vấn hướng dẫn cho
bệnh nhân thực hành đúng tuân thủ điều trị là
phải uống đúng thuốc, đúng thời gian của phác
đồ điều trị và uống đều đặn mỗi ngày không
được quên uống thuốc. Hướng dẫn cho bệnh
nhân áp dụng đúng biện pháp phòng lây lan cho
người khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2009), Báo cáo kết quả Chương trình Chống lao Quốc
gia, Chương trình Chống lao Quốc gia, tr.02‐04,07,12.
2. Bộ Y Tế (2012), Quyết định số 2494: Về khung kế hoạch phối
hợp giữa chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống
HIV/AIDS và dự án phòng chống bệnh lao thuộc chương
trình mục tiêu quốc gia y tế, giai đoạn 2012‐2015.
3. Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (2009), Chương trình chống lao
TP. Hồ Chí Minh, Báo cáo hoạt động chống lao 2008 –
Phương hướng hoạt động 2009.
4. Cục phòng chống HIV/AIDS (2009), Kết quả giám sát trọng
điểm năm 2008, Bộ Y tế, tr.06,12.
5. Đỗ Hoài Thanh (2005), Nghiên cứu tình hình Lao/HIV(+) tại 6
tỉnh có tỉ lệ nhiễm HIV/100.000 dân cao, tr.19‐27.
6. Hoàng Thị Quý và cs (2006), “Kháng sinh đồ & tình trạng
nhiễm HIV và kết quả điều trị ở bệnh nhân lao phổi AFB(+)
tại TP. Hồ Chí Minh”, Việt Nam. Int J Tuberc Lung Dis 10(1),
tr.45‐51.
7. Hoàng Văn Cảnh (2009), Nghiên cứu sự tuân thủ điều trị lao
và hiểu biết của người bệnh lao có HIV về bệnh lao tại 14
Quận huyện thành phố Hà Nội, luận án thạc sĩ y học, Đại học
Y Hà Nội.
8. Hỷ Kỳ Phoóng, Nguyễn Thu Hà, Lưu Sinh Cơ (2002), Nghiên
cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị lao
nhiễm HIV tại Hà Nội (1999‐2000‐2001).
9. Lê Văn Nhi (2003), “Nghiên cứu dịch tễ và các hình thái lâm
sàng lao/HIV(+) tại thành phố Hồ Chí Minh, năm 1993‐1998”,
Luân án tiến sỹ y học, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, năm
2003.
10. Lộc Thị Qúy (2003), “Hiệu quả điều trị lao ở nhóm người
lao/HIV(+) trong chương trình chống lao tại thành phố Hồ
Chí Minh 1995‐1999”, Luân án tiến sỹ y học, Đại học Y Dược
TP. Hồ Chí Minh.
11. Lưu Thị Liên (2007), “Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học bệnh
lao và lâm sàng, cận lâm sàng Lao/HIV tại Hà Nội”, Luận án
tiến sĩ y học, Học viện quân y năm 2007, tr8‐9.
12. Ngowi BJ, Mfinanga SG, Bruun JN, Morkve O. (2008),
“Pulmonary tuberculosis among people living with
HIV/AIDS attending care and treatment in rural nothem”,
Tanzania BMC Public Health., 30(8), pp.341.
13. Nguyễn Việt Cồ và CS (2000), “Tình hình bệnh lao trên người
nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam. Một số nhận xét về đặc điểm
lâm sàng và điều trị” kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học
về HIV/AIDS quốc gia Hà Nội năm 2000, tr.132‐135.
14. Nguyễn Việt Cồ và CS (2002), “Đại cương bệnh lao”, Bệnh
học lao, nhà xuất bản Y học, tr.5‐7.
15. Nguyễn Minh Lương, (2009), “Tỉ lệ lao phổi và các yếu tố liên
quan ở người nhiễm HIV tại Trung tâm Giáo dục Lao động
xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2009”, Luận án bác sỹ
chuyên khoa cấp 2, Chuyên ngành Quản lý Y tế, Đại học Y
Dược TP. Hồ Chí Minh năm 2009.
16. Phan Trọng Khánh (2011), Đổi mới phương thức hành động
để tiến tới thanh toán bệnh lao,
‐moi‐
phuong‐thuc‐hanh‐dong‐de‐tien‐toi‐thanh‐toan‐benh‐lao‐
2040292/
17. Phạm Long Trung (1999), “Lao và HIV”, Bệnh học lao – Bệnh
phổi, tập 2, Nhà xuất bản Đà Nẵng, tr.25‐31, 54‐88, 248‐253.
18. Trần Viết Tiến (2004), Biểu hiện lâm sàng, thay đổi một số chỉ
tiêu miễn dịch và tác dụng hổ trợ điều trị của Angala ở bệnh
nhân nhiễm HIV/AIDS tại Hà Nội. Luận án tiến sỹ y học‐
2004, tr.55‐64.
19. Trịnh Minh Hoan, Nguyễn Văn Cử, Định Ngọc Sỹ (2006), “Tỷ
lệ đồng nhiễm lao/HIV qua phát hiện chủ động ở bệnh nhân
lao tại tỉnh Khánh Hòa, Quản Ninh, Thái Nguyên, Thái Bình‐
Quý II và IV năm 2005”. Bộ Y tế‐Dự án phát triển công tác
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 231
phòng chống lao trong khu vực dân cư có nguy cơ mắc lao
cao, vùng sâu, vùng xa và nhóm người HIV/AIDS. Tháng
7/2006.
20. WHO (2007), Chiến Lược Ngăn Chặn Bệnh Lao, Kế Hoạch
Toàn Cầu Kiểm Soát Bệnh Lao 2006‐2015 và các mục tiêu
kiểm soát bệnh lao.
Ngày nhận bài báo: 05/9/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 29/9/2014
Ngày bài báo được đăng: 20/10/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- su_hieu_biet_ve_benh_lao_o_nhung_benh_nhan_laohivaids_tai_be.pdf