g và xương ổ răng
Trong nghiên cứu này, răng cửa hàm trên
thẳng đứng, lui sau. Kết quả này giống với
nghiên cứu của Mouahek(19). Răng cửa hàm dưới
có độ chìa bình thường nhưng nhô ra trước hơn
so với trẻ có khớp cắn hạng I.
Răng cửa hàm trên thẳng đứng và lui sau có
lẽ có liên quan đến hoạt động bất thường của cơ
vòng môi và/hoặc đường mọc răng bất thường.
Vị trí bất thường của các răng trước và hướng
dẫn răng cửa không thuận lợi thường dẫn đến
sự mất cân đối giữa hai hàm theo chiều trước
sau càng nặng thêm, và làm gia tăng sự trầm
trọng của kiểu sai hình xương hạng III(19).
Răng cửa hàm dưới có độ chìa bình thường
nhưng nhô ra trước có lẽ do áp lực của cơ vòng
môi tác động lên thân răng cửa hàm dưới yếu và
không làm ảnh hưởng đến độ nghiêng ngoàitrong của răng(26).
6 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 489 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự khác biệt hình thái sọ-Mặt-răng giữa trẻ có khớp cắn hạng iii và trẻ có khớp cắn hạng 1 bình thường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 45
SỰ KHÁC BIỆT HÌNH THÁI SỌ-MẶT-RĂNG GIỮA TRẺ CÓ KHỚP CẮN
HẠNG III VÀ TRẺ CÓ KHỚP CẮN HẠNG I BÌNH THƯỜNG
Nguyễn Như Trung*, Đống Khắc Thẩm**, Hoàng Tử Hùng**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát sự khác biệt các đặc điểm hình thái sọ-mặt-răng giữa trẻ có sai khớp cắn hạng III và trẻ
có khớp cắn hạng I bình thường.
Phương pháp nghiên cứu: 35 phim sọ nghiêng của trẻ 12 tuổi có sai khớp cắn hạng III được vẽ nét. Các số
đo được so sánh với nhóm chứng có khớp cắn hạng I bằng kiểm định t-test.
Kết quả: Cho thấy so với trẻ có khớp cắn hạng I, trẻ sai khớp cắn hạng III có chiều dài nền sọ trước ngắn
hơn, khớp thái dương hàm di ra trước hơn, xương hàm trên (XHT) lùi sau hơn, xương hàm dưới (XHD) nhô ra
trước hơn, răng cửa trên lùi sau trục răng thẳng đứng hơn, răng cửa dưới nhô ra trước hơn.
Từ khóa: Hạng III, sai khớp cắn, sọ mặt, hình thái.
ABSTRACT
THE DIFFERENCES IN THE CRANIOFACIAL MORPHOLOGY BETWEEN CLASS III
MALOCCLUSION CHILDREN AND CLASS I CHILDREN
Nguyen Nhu Trung, Đong Khac Tham, Hoang Tu Hung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 - 2012: 45 - 50
Objectives: This study investigated the differences in the craniofacial morphology between class III
malocclusion and class I children.
Methods: Lateral cephalometric films of 35 twelve-year-old Vietnamese children who had class III
malocclusion were traced on acetate papers. T-test was performed to analyse the differences of the variables
between class III group and class I group.
Results: Showed that comparing with class I group, class III group had features such as shorter anterior
cranial base, more anteriorly glenoid fossa position, maxillary retrusion, mandibular protrusion, upright and
retruded maxillary incisors, protruded mandibular incisors.
Key words: Class III, malocclusion, craniofacial, morphology.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việc chẩn đoán, lập kế hoạch điều trị cho
bệnh nhân có sai khớp cắn hạng III vẫn được
xem là một trong những vấn đề phức tạp và khó
khăn nhất đối với các bác sĩ chỉnh hình răng
mặt. Những nghiên cứu về hình thái sẽ giúp ích
trong chẩn đoán và điều trị. Bjork, Sanborn nhận
thấy nền sọ trước ngắn lại, góc nền sọ nhỏ hơn
so với người có khớp cắn hạng I(6,24). Tuy nhiên,
một số tác giả khác cho rằng hình thái nền sọ ở
người có sai khớp cắn hạng III không khác so
với người có khớp cắn hạng I(1,5). Theo Baccetti,
vị trí khớp thái dương hàm di ra trước nhiều
hơn ở người có sai khớp cắn hạng III(3). Vị trí của
XHT so với nền sọ (S-N-A) có thể lùi sau, bình
thường hoặc nhô ra trước(11,30). XHT lùi sau xảy
ra hoặc ở chiều hướng xoay hoặc do giảm kích
thước theo chiều trước sau có thể dẫn đến sai
khớp cắn hạng III(10). Chiều dài hiệu quả XHD
* Bệnh viện Hoàn Mỹ
** Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp.HCM
Tác giả liên lạc: ThS Nguyễn Như Trung ĐT: 0908434963 Email: nguyennhutrung9999@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 46
hoặc chiều dài thân XHD có sự gia tăng về kích
thước ở người có sai khớp cắn hạng III. Tuy
nhiên, sự gia tăng kích thước này không những
xảy ra trong giai đoạn sớm ở bộ răng sữa mà
còn tiếp tục đến tuổi trưởng thành(4).
Mục tiêu của nghiên cứu là so sánh sự khác
biệt các đặc điểm hình thái sọ-mặt-răng giữa trẻ
có sai khớp cắn hạng III và trẻ có khớp cắn hạng
I bình thường.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
35 trẻ ở độ tuổi 12 (11 nam, 24 nữ) được
chọn ra từ những bệnh nhân đến khám và điều
trị tại bộ môn Chỉnh Hình Răng Mặt, khoa Răng
Hàm Mặt, Đại học Y Dược TP.HCM.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Có cha mẹ, ông bà nội ngoại là người Việt,
dân tộc Kinh.
Không bị chấn thương và có dị tật bẩm sinh
vùng hàm mặt.
Không mắc các bệnh lý toàn thân gây rối
loạn tăng trưởng.
Không có điều trị chỉnh hình răng mặt trước
đây.
Có đủ các răng trên cung hàm ngoại trừ
răng khôn.
Khớp cắn: răng cối lớn vĩnh viễn thứ I có
tương quan hạng III Angle ở cả hai bên.
Tiêu chuẩn loại trừ
Sai khớp cắn hạng III giả.
Tiêu chuẩn chọn phim sọ nghiêng
Góc A-N-B <0.
Nhóm chứng
Trẻ có khớp cắn hạng I ở cùng độ tuổi, từ
các nghiên cứu của Lê Võ Yến Nhi, Nguyễn Bảo
Trân, Đống khắc Thẩm(8,17,22).
Phương pháp nghiên cứu
Để khảo sát sự khác biệt các đặc điểm về sọ-
mặt-răng giữa trẻ có sai khớp cắn hạng III và trẻ
có khớp cắn hạng I, chúng tôi dùng kiểm định t-
test cho hai mẫu độc lập để xác định sự khác
biệt nếu có giữa các đặc điểm nghiên cứu.
Ngoài phương pháp thống kê toán học, hình
thái đồ được sử dụng để nêu bật sự tương đồng
và khác biệt giữa các đặc điểm hình thái sọ- mặt-
răng ở trẻ có sai khớp cắn hạng III và trẻ có
khớp cắn hạng I bình thường. Để vẽ hình thái
đồ, chúng tôi chọn hệ trục tọa độ (X,Y), với
phần phía trên trục X mô tả các số đo về góc,
phía dưới trục X mô tả các số đo về khoảng
cách.
Giá trị trung bình của nhóm hạng I nằm trên
trục Y, hai bên là các giá trị 1 độ lệch chuẩn.
Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của nhóm
hạng III sẽ ở bên trái trục Y nếu có giá trị nhỏ
hơn, hoặc ở bên phải trục Y nếu có giá trị lớn
hơn giá trị trung bình, độ lệch chuẩn của nhóm
hạng I.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Nền sọ, góc nền sọ, vị trí khớp thái dương
hàm
Nền sọ trước
Một số nghiên cứu cho rằng chiều dài nền
sọ trước ở người có sai khớp cắn hạng III nhỏ
hơn(12,15,24), ít có sự khác biệt(5,27), hoặc không có
sự khác biệt(1,29) so với người có khớp cắn hạng I.
Trong nghiên cứu này, chiều dài nền sọ
trước (S-N) ở trẻ có sai khớp cắn hạng III nhỏ
hơn trẻ có khớp cắn hạng I (p<0,01). Kết quả này
giống với nghiên cứu trên trẻ Triều Tiên cùng ở
độ tuổi 12(28).
Dường như chiều dài nền sọ trước có thể
không đóng một vai trò quan trọng trong bệnh
căn gây ra sai khớp cắn hạng III qua việc có
nhiều số liệu trái ngược nhau trong y văn. Tuy
nhiên, chúng ta cần chú ý điểm Nasion có thể có
sự khác biệt về vị trí của nó trong suốt quá trình
tăng trưởng. Vì vậy, yếu tố này có thể góp phần
vào những phát hiện trái ngược nhau(15,16).
Nền sọ sau
Một số nghiên cứu chỉ ra nền sọ sau (S-Ba)
có chiều dài nhỏ hơn(7), một số nghiên cứu khác
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 47
cho thấy không có sự khác biệt(27), nhưng nghiên
cứu khác cho thấy chiều dài nền sọ sau lớn
hơn(11) trẻ có khớp cắn hạng I.
Trong nghiên cứu này, chiều dài nền sọ sau
(S-Ba) không có sự khác biệt giữa trẻ có sai khớp
cắn hạng III và trẻ có khớp cắn hạng I.
Nhiều bằng chứng cho thấy sự gia tăng
chiều dài nền sọ sau (S-Ba) xảy ra do hoạt động
tăng trưởng ở đường khớp sụn bướm chẩm, và
sự gia tăng này vẫn diễn ra từ từ cho đến giai
đoạn đầu của tuổi trưởng thành(20,21,23). Tuy
nhiên, sự thay đổi hình dạng ở nền sọ sau có thể
vẫn tiếp diễn ở vùng lỗ chẩm ngay cả khi sự cốt
hóa ở đường khớp sụn bướm chẩm hoàn tất.
Điều này có thể góp phần tạo ra những thay đổi
ở nền sọ sau do tăng trưởng(13,14). Vì vậy, trong
quá trình phát triển có lẽ do có sự khác biệt
trong giai đoạn tái cấu trúc lại hình dạng mặt
dốc của xương chẩm và lỗ chẩm giữa trẻ sai
khớp cắn hạng III và trẻ có khớp cắn hạng I đã
góp phần tạo ra những kết quả khác nhau trong
các nghiên cứu về chiều dài nền sọ sau(27).
Bảng 1: So sánh đặc điểm sọ- mặt- răng của trẻ có sai
khớp cắn hạng III và trẻ có khớp cắn hạng I (Nguyễn
Bảo Trân, 2010).
Stt
Tham
số
Đơn
vị
TB ± ĐLC Giá trị
p* Hạng III (n= 35) Hạng I (n= 60)
1 S-N mm 66,72 ±3,09 68,63 ±3,02 0,0040
2 S-Ba mm 48,28 ±3,5 48,87 ±3,17 0,4019
3 N-S-Ba 0 128,37 ±5,47 127,88 ±3,56 0,5982
4 S-N-A 0 81 ±3,51 82,8 ±3,26 0,0133
5 S-N-B 0 84,27 ±3,42 80,06 ±3,17 0,0000
6 A-N-B 0 -3,28 ±2,22 2,63 ±0,98 0,0000
(*): Kiểm định t cho hai mẫu độc lập.
Bảng 2: So sánh đặc điểm sọ- mặt- răng của trẻ có sai
khớp cắn hạng III và trẻ có khớp cắn hạng I (Lê Võ
Yến Nhi, 2009).
Stt Tham số
Đơn
vị
TB ± ĐLC
Giá trị
p* Hạng III
(n= 35)
Hạng I
(n= 39)
1 Po-Ptv mm 39,38 ±3,15 41,96 ±2,72 0,0003
2 A-NPog mm -3,23 ±2,66 3,09 ±1,8 0,0000
3 PP-FH 0 -0,98 ±3,61 -1,32 ±2,88 0,6541
4 NPog-FH 0 91,81 ±3,49 86,54 ±3,58 0,0000
Stt Tham số Đơn
vị
TB ± ĐLC
Giá trị
p* Hạng III
(n= 35)
Hạng I
(n= 39)
5 BaN-PtGn 0 90,15 ±4,45 85,13 ±3,28 0,0000
6 FH-GoMe 0 25,33 ±5,15 25,78 ±5,7 0,7238
7 I-A-Pog 0 25,99 ±8,46 32,58 ±6,04 0,0002
8 I-APog mm 5,97 ±3,61 8,29 ±2,54 0,0019
9 i-APog mm 7,89 ± 3,35 4,91 ±2,46 0,0000
10 i-A-Pog 0 27,23 ±5,62 26,41 ±5,08 0,5118
(*): Kiểm định t cho hai mẫu độc lập.
Lưu ý là có sự khác biệt lớn ở góc S-N-B, góc
mặt (NPog-FH), góc trục mặt (BaN-PtGn), các
số đo này nằm ngoài độ lệch chuẩn của số liệu
bình thường.
Góc nền sọ
Guyer, Battagel, Ashish(2,5,11) nhận thấy
không có sự khác biệt nhưng Adams, Kerr,
Dibbets, Baccetti(3,7,15) thấy có sự khác biệt về
hình thái nền sọ, góc nền sọ nhỏ hơn ở người có
sai khớp cắn hạng III so với người có khớp cắn
hạng I.
Trong nghiên cứu này, góc nền sọ (N-S-Ba)
không có sự khác biệt giữa trẻ có sai khớp cắn
hạng III và trẻ có khớp cắn hạng I (p>0,05). Một
số tác giả đặt ra giả thuyết không chỉ góc nền sọ
là yếu tố liên quan đến sai khớp cắn mà còn có
những yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến vị trí
hàm và mức nhô hàm ở từng trường hợp.
Những yếu tố này bao gồm góc nền sọ, mức
nhô ra trước của XHT, XHD (so với nền sọ) cũng
như quá trình tiêu xương, bồi đắp xương xảy ra
trên bề mặt của khối xương mặt từ điểm Nasion
đến điểm Menton(25). Giả thuyết này được ủng
hộ bởi các nghiên cứu của Hopkin (1968), Guyer
(1986), Ellis và McNamara (1984), Williams và
Andersen (1986), Battagel (1993,1994)(5,9,11,12,29).
Như vậy, nếu chỉ dựa vào góc nền sọ không
thôi thì góc này không thể đóng vai trò cốt yếu
trong việc tạo nên sai khớp cắn(2). Chúng tôi
nghĩ rằng cần có những nghiên cứu sâu hơn về
vấn đề này trong tương lai. Nhất là với sự xuất
hiện của kỹ thuật chụp và khảo sát sọ mặt theo
ba chiều trong không gian giúp khảo sát tốt hơn
về mặt hình thái của nền sọ.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 48
i-A P og
I-A P og
A-NP og
P o-P tv
S -B a
S -N
i-A -P og
I-A -P og
F H-G oMe
B aN-P tG n
NP og-F H
P P -F H
A-N-B
S -N-B
S -N-A
N-S -B a
-16 -11 -6 -1 4 9 14
Hạng I
Hạng III
Đặc điểm nghiên cứu
Biểu đồ 1: Hình thái đồ so sánh các đặc điểm sọ- mặt- răng của trẻ Việt có sai khớp cắn hạng III và trẻ Việt có
khớp cắn hạng I.
Vị trí khớp thái dương hàm
Trong nghiên cứu này, trẻ sai khớp cắn
hạng III có khoảng cách từ điểm Porion đến
mặt phẳng chân bướm (Ptv) ngắn hơn so với
trẻ có khớp cắn hạng I (p<0,001). Kết quả này
giống với nghiên cứu trước đó của Baccetti(3).
Đây có lẽ là một đặc điểm hình thái ở người
có sai khớp cắn hạng III.
Xương hàm trên
Độ lồi mặt (A-NPog) dùng để khảo sát sự
tương quan giữa XHT và XHD theo chiều trước
sau. Trong nghiên cứu này, độ lồi mặt có giá trị
âm ở trẻ có sai khớp cắn hạng III và có giá trị
dương ở trẻ có khớp cắn hạng I (Bảng 2)
(p<0,001). Điều này phù hợp với nhận định của
Ricketts, độ lồi mặt có giá trị âm (điểm A nằm
phía sau mặt phẳng mặt) gợi ý xương hạng III.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, độ lồi
mặt có thể bị ảnh hưởng bởi sự xoay của cả XHT
và XHD, mức độ di chuyển ra trước của XHD,
cũng như sự di chuyển của các điểm chuẩn A,
N, Pog do sự tăng trưởng(17). Vì vậy, chúng ta
cần kết hợp với các số đo khác như góc S-N-A,
để khảo sát vị trí XHT lùi sau hay nhô ra trước.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 49
Góc S-N-A của trẻ có khớp cắn hạng I lớn
hơn trẻ có khớp cắn hạng III (p<0,05). Điều này
cho thấy XHT ở trẻ có sai khớp cắn hạng III có
vị trí lùi sau hơn so với trẻ có khớp cắn hạng I.
Xương hàm dưới
Cả ba số đo góc S-N-B, góc mặt (NPog-FH),
góc trục mặt (NBa-PtGn) ở trẻ sai khớp cắn hạng
III đều lớn hơn trẻ có khớp cắn hạng I (p<0,001).
Như vậy, trẻ sai khớp cắn hạng III có XHD nhô
ra trước (so với nền sọ) nhiều hơn, có hướng
tăng trưởng XHD ra trước và xuống dưới nhiều
hơn, cằm nhô ra trước nhiều hơn trẻ có khớp
cắn hạng I.
Những thay đổi về mặt hình thái XHD cần
được chú ý ở nhóm bệnh nhân có sai khớp
cắn hạng III. Do có thể có sự phát triển dài ra
của XHD theo chiều trước sau, điều này làm
cung răng hàm dưới bị đẩy ra trước nhiều
hơn so với cung răng hàm trên và bệnh nhân
có vẻ mặt nhô hàm dưới. Kết quả làm thay đổi
về sự ăn khớp của các răng ở vùng răng sau,
vùng răng trước. Vì vậy, chúng ta có thể nói
nhô hàm dưới là một đặc điểm gây ra sai
khớp cắn hạng III.
Răng và xương ổ răng
Trong nghiên cứu này, răng cửa hàm trên
thẳng đứng, lui sau. Kết quả này giống với
nghiên cứu của Mouahek(19). Răng cửa hàm dưới
có độ chìa bình thường nhưng nhô ra trước hơn
so với trẻ có khớp cắn hạng I.
Răng cửa hàm trên thẳng đứng và lui sau có
lẽ có liên quan đến hoạt động bất thường của cơ
vòng môi và/hoặc đường mọc răng bất thường.
Vị trí bất thường của các răng trước và hướng
dẫn răng cửa không thuận lợi thường dẫn đến
sự mất cân đối giữa hai hàm theo chiều trước
sau càng nặng thêm, và làm gia tăng sự trầm
trọng của kiểu sai hình xương hạng III(19).
Răng cửa hàm dưới có độ chìa bình thường
nhưng nhô ra trước có lẽ do áp lực của cơ vòng
môi tác động lên thân răng cửa hàm dưới yếu và
không làm ảnh hưởng đến độ nghiêng ngoài-
trong của răng(26).
KẾT LUẬN
So với trẻ có khớp cắn hạng I bình thường,
hình thái sọ-mặt-răng ở trẻ có sai khớp cắn
hạng III có các đặc điểm: nền sọ trước ngắn
hơn, khớp thái dương hàm có vị trí ra trước
hơn theo chiều trước sau, xương hàm trên lùi
sau hơn, xương hàm dưới có hướng phát triển
ra trước và xuống dưới nhiều hơn, cằm nhô ra
trước hơn, răng cửa trên lui sau trục răng
thẳng đứng hơn, răng cửa dưới có độ chìa
bình thường nhưng nhô ra trước hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Anderson D, Popovich F (1983). Relation of cranial base flexure to
cranial form and mandibular position. Am J Phys Anthropol, 61:
181-187.
2. Ashish D, Surer B, Peter R (2002). An investigation into the
relationship between the cranial Base Angle and Malocclusion.
Angle Orthod, 72: 456-463.
3. Baccetti T, Antonini A, Franchi L, Tonti M, Tollaro I (1997).
Glenoid fossa position in different facial types: A cephalometric
study. Br J Orthod, 24: 55-59.
4. Baccetti T, Frachi L, McNamara J (2007). Growth in the untreated
Class III subject. Sem Orthod, 13: 130-142.
5. Battagel JM (1993). The aetiological factors in Class III
malocclusion. Eur J Orthod, 15: 347-370.
6. Bjork A (1948). A Review of The face in profile; an anthroplogical
x-ray investigation on Swedish children and conscripts. Am J
Orthod, 34: 691-699.
7. Dibbets JMH (1996). Morphological association between the angle
classes. Eur J Orthod, 18: 111-118.
8. Đống Khắc Thẩm (2010). Mối liên hệ giữa nền sọ và hệ thống sọ-
mặt trong quá trình tăng trưởng (Nghiên cứu dọc trên phim X-
quang sọ nghiêng ở trẻ từ 3-13 tuổi). Luận án tiến sĩ y học, Đại học
Y Dược TP.HCM.
9. Ellis E, McNamara JAJ (1984). Components of adult class III open-
bite malocclusion. Am J Orthod, 86: 277-290.
10. Enlow DH (1996). Facial Growth 4th edition. WB Saunder, 167-170,
193-199.
11. Guyer EC, Ellis EE, McNamara JA, Behrents RG (1986).
Components of Class III malocclusion in juveniles and adolescents.
Angle Orthod, 56: 7-30.
12. Hopkin GB, Houston WJ, James GA (1968). The cranial base as an
aetiological factor in malocclusion. Angle Orthod, 38: 250-255.
13. Hoyte DA (1991). The cranial base in normal and abnormal skull
growth. Neurosurg Clin North Am, 2: 515-537.
14. Hoyte DA (1975). A critical analysis of the growth in length of the
cranial base. Birth Defects, 11: 255-282.
15. Kerr WJS, Adams CP (1988). Cranial base and jaw relationship.
Am J Phys Anthropol, 77: 213-220.
16. Kerr WJS (1978). A method of superimposing serial lateral
cephalometric films for the purpose of comparison: A preliminary
report. Br J Orthod, 5: 51-53.
17. Lê Võ Yến Nhi (2009). Sự tăng trưởng sọ mặt ở trẻ em Việt Nam
từ 10 đến 14 tuổi theo phân tích Ricketts. Luận văn tốt nghiệp bác
sĩ nội trú bệnh viện, Đại học Y Dược TP.HCM.
18. Lestrel P, Bodt A, Swindler DR (1993). Longitudinal study of
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 50
cranial base shape changes in Macaca nemestrina. Am J Phys
Anthropol, 91: 117-129.
19. Marwan M (2001). Cephalometric evaluation of craniofacial
pattern of Syrian children with class III malocclusion. Am J Orthod
& Dentofacial Orthopedics, 119: 640-649.
20. Melsen B (1974). The cranial base. Acta Odontol Scand, 32: 62-73.
21. Melsen B (1972). Time and mode of closure of the sphenooccipital
synchondrosis determined on human autopsy material. Acta Anat,
83: 112-118.
22. Nguyễn Bảo Trân (2010). Đặc điểm nền sọ của trẻ em ở độ tuổi 12
có hạng xương I và II trên phim sọ nghiêng. Tiểu luận tốt nghiệp
bác sĩ Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TP.HCM.
23. Ohtsuki F, Mukherjee D, Lewis AB, Roche AF (1982). A factor
analysis of cranial base and vault dimensions in children. Am J
Phys Anthropol, 58: 271-279.
24. Sanborn R (1955). Differences between the facial skeletal patterns
of Class III malocclusion and normal occlusion. Angle Orthod, 25:
208-222.
25. Scott JH (1958). The cranial base. Am J Phys Anthropol, 16: 319-
348.
26. Singh GD, McNamara JAJ, Lozaroffs (1998). Craniofacial
heterogeneity of prepubertal Korean and European-American
subjects with class III malocclusion: procrustes, EDMA, and
cephalometric analysis. Int J Adult Orthodon Orthognath Surg, 13:
227-240.
27. Singh GD, McNamara JA, Lozanoff S (1997). Finite element
morphometry of the midfacial complex in subjects with 34 Angle's
Class III malocclusions. J Craniofac Genet Dev Biol, 17: 112-120.
28. Soo Cheol Kim, Ki Soo Lee (1990). The cephalometric study of
facial type in class III malocclusion. Korean Journal of Orthodontic,
20(3): 569-589.
29. Williams S, Andersen CE (1986). The morphology of the potential
Class III skeletal pattern in the growing child. Am J Orthod, 89:
302-311.
30. Zeng XL (1993). A study of skeletal types of class III malocclusion.
Zhonghua Kou Qiang Yi Xue Za Zhi, 28: 170-173, 191.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- su_khac_biet_hinh_thai_so_mat_rang_giua_tre_co_khop_can_hang.pdf