Sự khác biệt về đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị giữa Lymphôm tế bào B và T: Một nghiên cứu tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh

Tỉ lệ đáp ứng Từ bảng 10 ta thấy lymphôm tế bào B có tỉ lệ đáp ứng hoàn toàn và đáp ứng toàn bộ cao hơn (53,5% so với 22,6% và 76,4% so với 51,6%), ngược lại lymphôm tế bào T có tỉ lệ đáp ứng một phần cao hơn (29% so với 22,8%). Điều này có ý nghĩa thống kê với p = 0,0001. So sánh với các tác giả khác theo bảng dưới đây thì cũng phù hợp: Tỉ lệ đáp ứng hoàn toàn của lymphôm tế bào B cao hơn lymphôm tế bào T, mặc dù các tỉ lệ của chúng tôi có thấp hơn. Bảng 12. Tỉ lệ đáp ứng hoàn toàn của Lymphôm tế bào B và T theo một vài nghiên cứu(5,6,11) Lymphôm tế bào B Lymphôm tế bào T p Toki và cs Lippman và cs Intraqumtornchai và cs Chúng tôi CR: 100% CR: 62,5% CR: 71% CR: 53,5% CR:52% CR: 50% CR: 54% CR: 22,6% 0,0001 0,31 0,038 0,0001 Sống còn toàn bộ Lymphôm tế bào B cho xác suất sống còn toàn bộ 2 năm cao hơn lymphôm tế bào T và có ý nghĩa thống kê (85% so với 60%, p = 0,0003). Thời gian sống còn toàn bộ trung bình của lymphôm tế bào B là 31 tháng cao hơn của lymphôm tế bào T là 23 tháng. Theo Coiffier, thời gian sống còn toàn bộ trung bình của lymphôm tế bào B và T là 50 tháng và 42 tháng(1). Sống còn không bệnh Lymphôm tế bào B cho xác suất sống còn không bệnh 2 năm cao hơn Lymphôm tế bào T và có ý nghĩa thống kê (69%% so với 32%, p = 0,007). Thời gian sống còn không bệnh trung bình của lymphôm tế bào B là 24 tháng cao hơn của lymphôm tế bào T là 14 tháng. Theo Lippman, thời gian sống còn không bệnh trung bình của lymphôm tế bào B gấp 4 lần lymphôm tế bào T (42 tháng và 10 tháng)(9). Như vậy có thể nói tế bào T là yếu tố tiên lượng xấu, ảnh hưởng đến sống còn không bệnh. Ở thời điểm trên 24 tháng gần như số bệnh nhân sống không bệnh gần bằng 0. Phân tích đơn biến các yếu tố tiên lượng khác ảnh hưởng đến sống còn không bệnh

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 164 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự khác biệt về đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị giữa Lymphôm tế bào B và T: Một nghiên cứu tại bệnh viện ung bướu thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Chuyên ñề Ung Bướu 632 SỰ KHÁC BIỆT VỀ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GIỮA LYMPHÔM TẾ BÀO B VÀ T: MỘT NGHIÊN CỨU TẠI BVUB TPHCM Lưu Hùng Vũ*, Nguyễn Văn Thành*, Phạm Xuân Dũng* TÓM TẮT Mục ñích: Đánh giá sự khác biệt về ñặc ñiểm lâm sàng và kết quả ñiều trị giữa Lymphôm tế bào B và T. Phương pháp: Hồi cứu 316 bệnh nhân Lymphôm không Hodgkin (LKH) ñiều trị tại BVUB từ 1/2007 ñến 12/2008. Kết quả: Có 254 bệnh nhân (80%) lymphôm tế bào B và 62 bệnh nhân (20%) lymphôm tế bào T. Tuổi > 60 thường gặp ở bệnh nhân Lymphôm tế bào B (36,3%). KPS < 70 thì thường gặp ở Lymphôm tế bào T (45,2%), trong khi hạch cổ to (> 5 cm) thì thường gặp ở Lymphôm tế bào B (23,1%). Tổn thương ngoài hạch thường gặp nhất là ñường tiêu hóa ñối với tế bào B, ngược lại hốc mũi và da thường gặp ñối với tế bào T. Đa số loại mô học thường gặp của cả hai loại là lymphôm lan tỏa tế bào lớn. Tuy nhiên, không có sự khác biệt giữa 2 nhóm về LDH/máu, giai ñoạn và Chỉ số tiên lượng quốc tế. Bệnh nhân Lymphôm tế bào T có tỉ lệ ñáp ứng kém hơn, thời gian sống còn toàn bộ và không bệnh ngắn hơn Lymphôm tế bào B. Phân tích ña biến cho thấy phenotíp miễn dịch là yếu tố tiên lượng ñộc lập, có thể tiên ñoán cho thời gian sống còn không bệnh. Kết luận: Việc ñiều trị hiệu quả hơn là cần thiết ñể cải thiện tiên lượng của Lymphôm tế bào T. Từ khóa: Lymphôm không Hodgkin, Lymphôm tế bào B, Lymphôm tế bào T, phenotíp miễn dịch. ABSTRACT DIFFERENCE IN CLINICAL FEATURES AND TREATMENT RESULTS BETWEEN T-AND B-CELL LYMPHOMAS: A STUDY AT HCM CITY ONCOLOGY HOSPITAL Luu Hung Vu, Nguyen Van Thanh, Pham Xuan Dung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh – Vol.14 - Supplement of No 4 – 2010: 632 - 639 Purpose: To evaluate a difference in clinical features and treatment results between T-and B-cell lymphomas. Methodes: We analyze the clinical features and treatment results of the 316 patients with Non-Hodgkin’s lymphomas (NHL) treated in the HCM City Oncology Hospital between January 2007 and December 2008. Results: Sixty-two patients (20%) had a T-cell lymphomas and 254 (80%) a B-cell lymphomas. The elderly patients > 60 years were frequently in B-cell lymphomas. When the large cervical lymph nodes were usually in B-cell lymphomas, the rate of patients added KPS status < 70 was higher in T-cell lymphomas. The only significant difference in clinical manifestations were the higher frequency of gastrointestinal involvement in B-cell lymphomas (19.2% versus 3.8%, p less than .04) and the more frequent nasal sinus (50% versus 1.9%, p = .00001) and skin (15.4% versus 0.9%, p less than .00001) involvement in T-cell lymphomas. Most of B-cell and T-cell lymphomas were even diffuse large-cell type. There was no difference in staging, value of LDH and Interntional Prognostic Index in between both arms . T-cell lymphomas patients have a smaller complete remission and a significantly shorter disease-free survival (DFS) and overal survival (OS). Multivariable analysis showed immunophenotype was independent factor that it can predict DFS. Conclusion: Our results suggest that it is needed more effective therapy to improve the prognosis of T-cell lymphomas. Key words: Non-Hodgkin’s lymphomas, B-cell lymphomas, T-cell lymphomas, immunophenotype. MỞ ĐẦU Hệ thống phân loại của Lymphôm không Hodgkin (LKH) ñã có nhiều thay ñổi trong hơn nữa thế kỷ gần ñây. Bắt ñầu là phân loại Rappaport (1956), kế ñến là phân loại Kiel và Lukes-Collins (1970), phân loại Working Formulation (1982), sau ñó là phân loại REAL (1994), ñược WHO cập nhật năm 2001 và gần ñây nhất là phân loại WHO 2008. Theo phân loại WHO, LKH ñược chia làm 2 loại chính: U tế bào B và u tế bào T/NK, với hơn 40 thực thể bệnh khác biệt về hình thái tế bào, phenotíp miễn dịch, phân tích gen cũng như ñặc ñiểm lâm sàng, kiểu lan tràn và ñáp ứng với ñiều trị khác nhau(9,3,7,8). Trong tiên lượng của LKH, người ta thường ñề cập ñến các yếu tố như triệu chứng B, bệnh lý Bulky hạch và ñặc biệt là Chỉ số tiên lượng quốc tế (IPI). Thế còn phenotíp miễn dịch có ảnh hưởng ñến tiên lượng của LKH hay không, hay nói cách khác là lymphôm tế bào B và T thì kết quả ñiều trị của loại nào tốt hơn? Vấn ñề này trên thế giới ñã có nhiều công trình nghiên cứu với kết quả trái ngược nhau và vẫn còn ñang bàn cãi, mặc dù ña số các tác giả vẫn cho rằng * Bệnh viện Ung Bướu TPHCM Địa chỉ liên lạc: BS. Lưu Hùng Vũ. Email: vuluu193@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Chuyên ñề Ung Bướu 633 lymphôm tế bào T có tiên lượng xấu hơn(1,2,5,6,11). Tại BVUB TP.HCM, với sự trợ giúp của Hiệp Hội Quốc tế Phòng chống Ung thư (UICC) bắt ñầu từ 1/2007 các trường hợp LKH nhập viện ñược phân loại theo WHO 2001. Tuy nhiên cho ñến nay chưa có công trình nghiên cứu nào tại bệnh viện khảo sát về sự khác biệt của phenotíp miễn dịch trên tiên lượng bệnh. Do vậy, chúng tôi muốn ñánh giá sự khác biệt giữa hai loại lymphôm tế bào B và T về ñặc ñiểm lâm sàng và tiên lượng. Đó chính là lý do mà chúng tôi thực hiện ñề tài này. Mục tiêu nghiên cứu 1. Khảo sát các ñặc ñiểm lâm sàng của lymphôm tế bào B và T. 2. Khảo sát kết quả ñiều trị: tỉ lệ ñáp ứng với ñiều trị và thời gian sống còn của lymphôm tế bào B và T. ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu 316 trường hợp LKH ñược nhập viện và ñiều trị tại BVUB TP.HCM từ 1/2007 ñến 12/2008. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả. Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 11.5 for Windows. Dùng phép kiểm chi bình phương khi xét mối tương quan giữa 2 biến ñịnh tính, giá trị p < 0,05 với ñộ tin cậy 95% ñược xem là có ý nghĩa thống kê. Khảo sát thời gian sống còn toàn bộ và sống còn không bệnh theo phương pháp Kaplan-Meier, với phép kiểm Log- rank. Chẩn ñoán: Hỏi bệnh sử, khám lâm sàng và sinh thiết ñể có giải phẫu bệnh lý. Vị trí sinh thiết thường là hạch ngoại vi, ñôi lúc sinh thiết hạch ổ bụng hay tổn thương ngoài hạch (amiñan, vòm hâu, da). Còn lại một số ít trường hợp giải phẫu bệnh lý thu ñược từ cuộc mổ lớn (cắt ½ ñại tràng). Xác ñịnh lymphôm dòng tế bào B hay T: sau khi sinh thiết hay mổ, mẫu bệnh phẩm ñược cố ñịnh và ñúc sáp. Bước 1: Đem cắt, nhuộm lam bằng hematoxyline & eosin (H&E) và ñọc hình thái học dưới kính hiển vi theo phân loại Rappaport và Working Formulation. Bước 2: Thực hiện hóa mô miễn dịch trên nhiều lam. Thông thường tại BVUB sử dụng các kháng thể ñặc trưng với các kháng nguyên sau: LCA (kháng nguyên chung bạch cầu, ñặc trưng cho lymphôm), CD20 (kháng nguyên ñặc trưng dòng B), CD79a (kháng nguyên dòng B), CD3 (kháng nguyên ñặc trưng dòng T), CD5 (kháng nguyên dòng T), TdT (kháng nguyên ñặc trưng cho loại nguyên bào lymphô), bcl-2 (kháng nguyên ñạc trưng cho lymphôm dạng nang), CD30 (phân biệt với Bệnh Hodgkin), Ki-67 và EMA (thường dương trong lymphôm loại không biệt hóa). Nguyên tắc là luôn có sự ñối chiếu ngược lại: Lymphôm tế bào B thì phải có CD20(+) và CD3(-); lymphôm tế bào T thì phải có CD3(+) và CD20(-). Sự kết hợp giữa bước 1 và 2 cho ra chẩn ñoán sau cùng(4,10). Xếp giai ñoạn lâm sàng: Dựa vào lâm sàng và một số phương tiện cận lâm sàng khác như siêu âm bụng, X quang phổi, CT scan ngực bụng, huyết ñồ, tủy ñồ. Đánh giá tiên lượng theo Chỉ số tiên lượng quốc tế IPI (International Prognostic Index): 5 yếu tố là tuổi, KPS, giai ñoạn, vị trí tổn thương ngoài hạch và LDH máu. Điều trị: Tùy theo loại giải phẫu bệnh và ñiều kiện cụ thể của từng bệnh nhân. Các phác ñồ ñược sử dụng là CEOP, CHOP, CNOP, COP, CVP. Một số trường hợp lymphôm tế bào B, CD20(+), bệnh nhân có khả năng về kinh tế ñược sử dụng rituximab phối hợp với hóa trị: phác ñồ R-CEOP, R-CHOP, R-CVP. Đánh giá ñáp ứng ñiều trị theo tiêu chuẩn IWG (International Working Group) dành cho Lymphôm năm 1999. KẾT QUẢ Các ñặc ñiểm lâm sàng của Lymphôm tế bào B và T Tỉ lệ Lymphôm tế bào B và T Lymphôm tế bào B: 254 TH (80%). Lymphôm tế bào T: 62 TH (20%). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Chuyên ñề Ung Bướu 634 Lymphôm tế bào T Lymphôm tế bào B Biểu ñồ 1. Tỉ lệ Lymphôm tế bào B và T Giới - Tỉ lệ nam/nữ ở lymphôm tế bào B là 131/123 TH = 1,06; ở lymphôm tế bào T là 43/19 = 2,26. Tuổi Bảng 1. Tuổi trên và dưới 60 của lymphôm tế bào B và T ≤ 60 tuổi > 60 tuổi Lymphôm tế bào B 162 TH (63,7%) 92 TH (36,3%) Lymphôm tế bào T 52 TH (83,9%) 10 TH (16,1%) - Tuổi trung bình của lymphôm tế bào B là 55,2 tuổi; của lymphôm tế bào T là 52, 4 tuổi. Triệu chứng B - Có triệu chứng B ở lymphôm tế bào B là 103/ 254 TH (40,6%); ở lymphôm tế bào T là 22/62 TH (35,5%). KPS Bảng 2. KPS trên và dưới 70 của lymphôm tế bào B và T KPS ≤ 70 KPS 80-100 Lymphôm tế bào B 40 TH (15,7%) 214 TH (84,3%) Lymphôm tế bào T 28 TH (45,2%) 34 TH (54,8%) Biểu hiện lâm sàng Bảng 3. Biểu hiện lâm sàng của Lymphôm tế bào B và T Trong tổn thương hạch, số TH có hạch to (ñường kính > 5 cm) của Lymphôm tế bào B là 43 TH (23,1%); của Lymphôm tế bào T là 2 TH (1,1%). Vị trí tổn thương ngoài hạch Bảng 4. Các vị trí tổn thương ngoài hạch thường gặp của Lymphôm tế bào B và T Vị trí thường gặp thứ 1 Vị trí thường gặp thứ 2 Vị trí thường gặp thứ 3 Lymphôm tế bào B Vòng Waldeyer 34 TH (32,7%) Đường tiêu hóa 21 TH (20,1%) Hốc mắt-nhãn cầu 11 TH (10,6%) Lymphôm tế bào T Hốc mũi 13 TH (50%) Vòng Waldeyer 5 TH (19,2%) Da 4 TH (15,4%) Giải phẫu bệnh Bảng 5. Phân loại giải phẫu bệnh của Lymphôm tế bào B và T theo Working Formulation và WHO 2001 Tổn thương hạch Tổn thương ngoài hạch Lymphôm tế bào B 150 TH (59%) 104 TH (41%) Lymphôm tế bào T 36 TH (58%) 26 TH (42%) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Chuyên ñề Ung Bướu 635 PL Working Formulation Lymphôm lan tỏa loại lymphô bào Lymphôm dạng nang loại tế bào nhỏ Lymphôm dạng nang loại hỗn hợp tế bào Lymphôm dạng nang loại tế bào lớn Lymphôm lan tỏa loại tế bào nhỏ Lymphôm lan tỏa loại hỗn hợp tế bào Lymphôm lan tỏa loại tế bào lớn Số TH (%) (5,5) 10 (3.9) 2 (0,8) 11 (4,3) 7 (2,7) 5 (2,0) 196 (77,2) Lymphôm tế bào B PL WHO MALTOMA ở dạ dày Lymphôm tế bào B giàu tế bào T Lymphôm loại không biệt hóa Số TH (%) 2 (0,8) 4 (1,6) 3 (1,2) PL Working Formulation Lymphôm lan tỏa loại lymphô bào Lymphôm lan tỏa loại tế bào nhỏ Lymphôm lan tỏa loại hỗn hợp tế bào Lymphôm lan tỏa loại tế bào lớn Lymphôm loại nguyên bào lymphô Số TH (%) 4 (6,4) 4 (6,4) 3 (4,8) 45 (72,6) 2 (3,2) Lymphôm tế bào T PL WHO Lymphôm loại không biệt hóa Số TH (%) 3 (4,8) Xếp giai ñoạn lâm sàng Bảng 6. Xếp giai ñoạn lâm sàng của lymphôm tế bào B và T GĐI Số TH (%) GĐII GĐIII GĐIV Lymphôm tế bào B 40 (15,7) 109 (42,9) 88 (34,6) 17 (6,7) Lymphôm tế bào T 12 (19,3) 20 (32,2) 24 (38,7) 6 (9,7) LDH máu LDH máu tăng trong lymphôm tế bào B là 197 TH (77,5%); trong lymphôm tế bào T là 40 TH (64,5%). Chỉ số tiên lượng quốc tế Bảng 7. Chỉ số tiên lượng quốc tế của Lymphôm tế bào B và T Nguy cơ thấp Nguy cơ trung bình-thấp Nguy cơ trung bình-cao Nguy cơ cao Lymphôm tế bào B 37 (14,5) 92 (36,2) 95 (37,4) 30 (11,8) Lymphôm tế bào T 8 (12,9) 18 (29,0) 22 (35,4) 14 (22,5) Kết quả ñiều trị Phương pháp ñiều trị Bảng 8. Các phương pháp ñiều trị của Llymphôm tế bào B và T Hóa trị Hóa trị + Xạ trị Lymphôm tế bào B 152 TH (59,5%) 102 TH (40,1%) Lymphôm tế bào T 44 TH (71,%) 18 TH (29%) Phác ñồ hóa trị Bảng 9. Các phác ñồ hóa trị ñược sử dụng ở bệnh nhân lymphôm tế bào B và T Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Chuyên ñề Ung Bướu 636 CEOP/CHOP Phác ñồ khác Lymphôm tế bào B 218 TH (85,8%) 36 TH (14,2%) Lymphôm tế bào T 52 TH (83,9%) 10 TH (16,1%) Tỉ lệ ñáp ứng Bảng 10. Tỉ lệ ñáp ứng của lymphôm tế bào B và T Đáp ứng hoàn toàn (CR) Đáp ứng một phần (PR) Đáp ứng toàn bộ (RR) Lymphôm tế bào B 136 (53,5) 58 (22,8) 194 (76,4) Lymphôm tế bào T 14 (22,6) 18 (29,0) 32 (51,6) Sống còn toàn bộ 403020100 1.2 1.0 .8 .6 .4 .2 0.0 -.2 Biểu ñồ 2. Sống còn toàn bộ của Lymphôm tế bào B và T Sống còn không bệnh 403020100 1.1 1.0 .9 .8 .7 .6 .5 .4 .3 Biểu ñồ 3. Sống còn không bệnh của Lymphôm tế bào B và T BÀN LUẬN Các ñặc ñiểm lâm sàng của Lymphôm tế bào B và T Tỉ lệ Lymphôm tế bào B và T Theo biểu ñồ 1: Tỉ lệ của lymphôm tế bào B là 80%, của lymphôm tế bào T là 20%. Như vậy Lymphôm tế bào B nhiều hơn lymphôm tế bào T với tỉ lệ là 4:1. Tỉ lệ này giống với nghiên cứu của Lippman: Lymphôm tế bào B chiếm 80,7%, lymphôm tế bào T chiếm 19,3%(6). Theo một nghiên cứu của nhóm GELA, tỉ lệ lymphôm tế bào B là 70% và T là 30%(1). Giới Trong lymphôm tế bào B, tỉ lệ nam/nữ là 1,06. Trong lymphôm tế bào T, tỉ lệ nam/nữ là 2,26. Suy ra trong lymphôm tế bào T, nam thường gặp hơn nữ so với lymphôm tế bào B. Điều này không có ý nghĩa thống kê (p = 0,23). Tuổi Lymphôm tế bào B Lymphôm tế bào T P = 0,0003 Lymphôm tế bào B Lymphôm tế bào T P = 0,007 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Chuyên ñề Ung Bướu 637 Bảng 1 cho thấy cả hai nhóm lymphôm tế bào B và T ñều thường gặp ở ≤ 60 tuổi, trong ñó tuổi trung bình của lymphôm tế bào B và T gần bằng nhau: 55, 2 tuổi so với 49,4 tuổi. Tuy vậy, nhóm lymphôm tế bào B có tỉ lệ bệnh nhân > 60 tuổi cao hơn. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p = 0,002). Triệu chứng B Có triệu chứng B ở lymphôm tế bào B là 40,6%; ở lymphôm tế bào T là (35,5%). Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p = 0,4). KPS Từ bảng 2 ta thấy cả hai nhóm lymphôm tế bào B và T ñều ña số có KPS 80-100. Tuy nhiên, tỉ lệ bệnh nhân có KPS ≤ 70 ở nhóm lymphôm tế bào T cao hơn hẵn nhóm Lymphôm tế bào B (45,2% so với 15,7%) và có ý nghĩa thống kê (p = 0,0001). Biểu hiện lâm sàng Tỉ lệ tổn thương hạch và ngoài hạch giống nhau ở hai nhóm (theo bảng 3). Tuy nhiên, số TH hạch to (ñường kính > 5 cm) của lymphôm tế bào B cao hơn Lymphôm tế bào T có ý nghĩa thống kê (23,1% so với 1,1%, p = 0,04). Điều này cũng phù hợp với tác giả Lippman(6). Vị trí tổn thương ngoài hạch Qua bảng 4 cho thấy ba vị trí tổn thương ngoài hạch thường gặp của lymphôm tế bào B là vòng Waldeyer (32,7%), ñường tiêu hóa (19,2%) và hốc mắt (10,6%); trong khi ñối với lymphôm tế bào T là hốc mũi (50%), vòng Waldeyer (19,2%), da (15,4%). Xét sự khác biệt của tổn thương ngoài hạch thường gặp giữa 2 nhóm: Bảng 11. Tỉ lệ các tổn thương ngoài hạch thường gặp giữa 2 nhóm Lymphôm TB B Lymphôm TB T p Vòng Waldeyer Đường tiêu hóa Hốc mắt Hốc mũi Da 32,7% 19,2% 10,6% 1,9% 0,9% 19,2% 3,8% 3,8% 50% 15,4% 0,16 0,04 0,28 0,0001 0,001 Như vậy, tổn thương ñường tiêu hóa thường gặp ở lymphôm tế bào B hơn, có ý nghĩa thống kê (p = 0,04); ngược lại tổn thương hốc mũi và da thường gặp ở lymphôm tế bào T hơn, có ý nghĩa thống kê (p = 0,0001 và p = 0,001). Kết quả này phù hợp với Coiffier(3). Giải phẫu bệnh Bảng 5 cho thấy cả hai nhóm Lymphôm tế bào B và T ñều có loại lymphôm lan tỏa tế bào lớn chiếm tỉ lệ cao và gần bằng nhau (77,2% và 72,6%, p = 0,5). Điều này khác với nghiên cứu của Coiffier: Đa số lymphôm tế bào B là loại lymphôm lan tỏa tế bào lớn, còn ña số Lymphôm tế bào T là loại lan tỏa hỗn hợp tế bào và nguyên bào miễn dịch(1). Xếp giai ñoạn lâm sàng Lymphôm tế bào B thường gặp ở giai ñoạn II, trong khi lymphôm tế bào T thường gặp ở giai ñoạn III (bảng 6). Nếu xét mối tương quan thì Lymphôm tế bào B thường ở giai ñoạn II nhiều hơn lymphôm tế bào T (42,9% so với 32,2%, p = 0,003); còn giai ñoạn III thì lymphôm tế bào T có cao hơn B nhưng không có ý nghĩa thống kê (38,7% và 34,6%, p = 0,6). Theo Lippman thì không có sự khác biệt về giai ñoạn giữa 2 nhóm lymphôm tế bào B và T(6). Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Coiffier thì lymphôm tế bào T thường gặp ở giai ñoạn tiến xa hơn (giai ñoạn IV: 53% so với 45%); ngược lại lymphôm tế bào B thường ở giai ñoạn sớm hơn (giai ñoạn II: 41% so với 21%), có ý nghĩa thống kê (p = 0,0002)(1). LDH máu LDH máu tăng trong lymphôm tế bào B là 197 TH (77,5%); trong lymphôm tế bào T là 40 TH (64,5%). Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p = 0,06). Chỉ số tiên lượng quốc tế Cả hai nhóm lymphôm tế bào B và T ñều có bệnh nhân thuộc loại nguy cơ trung bình cao chiếm ña số và tỉ lệ không khác biệt mấy (37,4% và 35,4%). Tuy vậy, tỉ lệ loại nguy cơ cao ở nhóm lymphôm tế bào T cao hơn B có ý nghĩa thống kê (22,5% so với 11,8%, p = 0,004). Kết quả ñiều trị Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Chuyên ñề Ung Bướu 638 Phương pháp ñiều trị Qua bảng 8 nhận thấy ñối với cả hai nhóm, hóa trị vẫn là phương pháp ñiều trị chủ yếu. Tuy nhiên, có sự phối hợp giữa hóa trị và xạ trị cao hơn ở nhóm lymphôm tế bào B (40,1% so với 29,1%, p = 0,003). Điều này có thể giải thích do nhóm bệnh nhân này thường nhập viện ở giai ñoạn II nhiều hơn nhóm lymphôm tế bào T, nên có sự phối hợp giữa hóa trị và xạ trị. Phác ñồ hóa trị Đa số bệnh nhân cả hai nhóm lymphôm tế bào B và T ñược sử dụng phác ñồ có anthracycline (CEOP/CHOP) với tỉ lệ gần tương ñương: 85,8% và 83,9%, p = 0,8. Điều này chứng tỏ phác ñồ ñiều trị không ảnh hưởng nhiều ñến kết quả ñiều trị trong ñợt nghiên cứu này. Tỉ lệ ñáp ứng Từ bảng 10 ta thấy lymphôm tế bào B có tỉ lệ ñáp ứng hoàn toàn và ñáp ứng toàn bộ cao hơn (53,5% so với 22,6% và 76,4% so với 51,6%), ngược lại lymphôm tế bào T có tỉ lệ ñáp ứng một phần cao hơn (29% so với 22,8%). Điều này có ý nghĩa thống kê với p = 0,0001. So sánh với các tác giả khác theo bảng dưới ñây thì cũng phù hợp: Tỉ lệ ñáp ứng hoàn toàn của lymphôm tế bào B cao hơn lymphôm tế bào T, mặc dù các tỉ lệ của chúng tôi có thấp hơn. Bảng 12. Tỉ lệ ñáp ứng hoàn toàn của Lymphôm tế bào B và T theo một vài nghiên cứu(5,6,11) Lymphôm tế bào B Lymphôm tế bào T p Toki và cs Lippman và cs Intraqumtornchai và cs Chúng tôi CR: 100% CR: 62,5% CR: 71% CR: 53,5% CR:52% CR: 50% CR: 54% CR: 22,6% 0,0001 0,31 0,038 0,0001 Sống còn toàn bộ Lymphôm tế bào B cho xác suất sống còn toàn bộ 2 năm cao hơn lymphôm tế bào T và có ý nghĩa thống kê (85% so với 60%, p = 0,0003). Thời gian sống còn toàn bộ trung bình của lymphôm tế bào B là 31 tháng cao hơn của lymphôm tế bào T là 23 tháng. Theo Coiffier, thời gian sống còn toàn bộ trung bình của lymphôm tế bào B và T là 50 tháng và 42 tháng(1). Sống còn không bệnh Lymphôm tế bào B cho xác suất sống còn không bệnh 2 năm cao hơn Lymphôm tế bào T và có ý nghĩa thống kê (69%% so với 32%, p = 0,007). Thời gian sống còn không bệnh trung bình của lymphôm tế bào B là 24 tháng cao hơn của lymphôm tế bào T là 14 tháng. Theo Lippman, thời gian sống còn không bệnh trung bình của lymphôm tế bào B gấp 4 lần lymphôm tế bào T (42 tháng và 10 tháng)(9). Như vậy có thể nói tế bào T là yếu tố tiên lượng xấu, ảnh hưởng ñến sống còn không bệnh. Ở thời ñiểm trên 24 tháng gần như số bệnh nhân sống không bệnh gần bằng 0. Phân tích ñơn biến các yếu tố tiên lượng khác ảnh hưởng ñến sống còn không bệnh Bảng 13. Các yếu tố khác ảnh hưởng ñến sống còn không bệnh p Tuổi ≤ 60: 115 TH (76,7%) > 60: 35 TH (23,3%) Triệu chứng B Có: 72 TH (48%) Không: 78 TH (52%) KPS ≤ 70: 40 TH (26,7) 0,00002 0,07 0,00001 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Chuyên ñề Ung Bướu 639 80-100: 110 TH (73,3) Hạch to > 5 cm Có: 43 TH (16,9%) Không: 107 TH (83,1%) Tổn thương ngoài hạch ≥ 2 vị trí: 60 TH (40%) < 2 vị trí: 140 TH (60%) Xếp giai ñoạn GĐI-II: 73 TH (48,7%) GĐIII-IV: 77 TH (51,3%) LDH máu Tăng: 74 TH (49,3%) Bình thường: 76 TH (50,1%) Chỉ số tiên lượng quốc tế Nguy cơ thấp: 37 TH (24,7%) Nguy cơ tb-thấp: 38 TH (25,3%) Nguy cơ tb-cao: 40 TH (26,7%) Nguy cơ cao: 35 TH (23,3%) 0,00001 0,05 0,06 0,23 0,34 Phân tích ña biến các yếu tố: Phenotíp tế bào T, tuổi > 60, KPS ≤ 70 và có hạch to > 5 cm, nhận thấy phenotíp tế bào T là yếu tố tiên lượng ñộc lập (RR > 1), nó có thể tiên lượng ñược sống còn không bệnh mà không phụ thuộc vào các yếu tố khác. KẾT LUẬN Phenotíp miễn dịch là yếu tố tiên lượng quan trọng cũng giống như loại mô học trong LKH. Cần có những phác ñồ mạnh hơn hay phương thức ñiều trị mới ñể làm tăng thêm tỉ lệ ñáp ứng và thời gian sống còn của những bệnh nhân lymphôm tế bào Tg TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Coiffier B. et al (1990). “Peripheral T-cell lymphomas have a worse prognosis than B-cell lymphomas”. Ann-Oncol. Vol1(1), pp 45-50. Non-Hodgkin and Hodgkin Lymphoma”. Arch Pathol Lab Med. Vol132, pp 441-461. 2. Coiffier B. (2004), “Non-Hodgkin’s lymphomas”, Textbook of Medical Oncology, Taylor & Francis, 3rd edition, pp. 271-294. 3. Feldman A.L., Pittaluga S., Jaffe E.S. (2006), “ Classification and Histopathology of the Lymphomas”, The Lymphomas, Saunders, second edition, pp. 2-38. 4. Higgins RA. et al (2008). “Application of Immunohistochemistry in the Diagnosis of 5. Intraqumtornchai T. et al (2003). “Prognostic significance of the immunophenotype versus the International Prognostic Index in aggressive Non-Hodgkin’s lymphoma”. Clin Lymphoma. Jun, Vol 4(1), pp 52-5. 5. Lippman SM. Et al (1988). “The prognostic significance of the immunophenotype in diffuse large-cell lymphomas”. Blood. Vol 72, pp 436-441. 6. Nguyễn Chấn Hùng (1986), “Các Limphôm”. Ung thư học lâm sàng. Nhà xuất bản y học, tập 2, tr. 326-346. 7. Nguyễn Chấn Hùng và cộng sự (1995), “Bệnh limphôm ác và ña u tủy”. Cẩm nang ung bướu học lâm sàng. Nhà xuất bản y học, tập 2, tr. 679-690. 8. Phạm Xuân Dũng (2004), “Lymphôm không Hodgkin”, Ung Bướu Học Nội Khoa. Nhà xuất bản y học, tr. 332-345. 9. Talaulikar D. et al (2008). “Role of Immunohistochemistry in Staging Diffuse Large B-cell Lymphoma”. Journal of Histochemistry and Cytochemistry. Vol 56 (10), pp 893-900. 10. Toki et al (1986). “Difference in Prognosis between T- and B-cell lymphomas: Clinical Study at Shikoku Cancer Center Hospital”. Japanese Journal of Clinical Oncology. Vol 16, pp 41-48.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfsu_khac_biet_ve_dac_diem_lam_sang_va_ket_qua_dieu_tri_giua_l.pdf
Tài liệu liên quan