Kết quả nghiên cứu cho thấy có đến 63,38%
ĐMV hẹp ≥ 50% nhưng không có ý nghĩa chức
năng (FFR > 0,80). Tất cả các nghiên cứu ngẫu
nhiên trước đây so sánh các phương pháp điều
trị ĐMV (điều trị nội khoa đơn thuần, PCI hay
CABG) đều dựa trên kết quả chụp ĐMV mà
không chắc chắn rằng các tổn thương có gây
thiếu máu cục bộ cơ tim hay không. Trong
nghiên cứu SYNTAX (so sánh PCI bằng stent
Taxus và CABG cho bệnh nhiều nhánh ĐMV)
cho thấy sự vượt trội của CABG cho bệnh nhân
có nguy cơ trung bình đến nặng (điểm SYNTAX
≥ 22). Điểm SYNTAX được tính dựa trên hình
thái tổn thương của chụp ĐMV cảng quang, hẹp
từ 50% – 99% được xem là có ý nghĩa và có chỉ
định tái thông bằng PCI hay CABG(11,19). Tuy
nhiên nhiều nghiên cứu cho thấy không có lợi
khi tái thông các ĐMV hẹp không gây thiếu máu
cục bộ cơ tim. Trong nghiên cứu của Botman(2)
khảo sát 450 trường hợp CABG những ĐMV bị
hẹp ≥ 50% nhưng không có ý nghĩa chức năng
(FFR trước phẫu thuật > 0,80. Tác giả ghi nhận
các tĩnh mạch ghép của các ĐMV này bị tắc
chiếm từ 20% đến 25%.
KẾT LUẬN
Đo FFR 139 ĐMV của 115 bệnh nhân, nam
chiếm 69,6%, có tuổi trung bình 62,8. Trong đó
LAD chiếm 51,8%, RCA chiếm 24,46%, LCx
chiếm 19,42% và LMCA chiếm 4,32%. Trước
đo FFR, mức độ hẹp ĐMV ước lượng bằng
mắt (VEA-PDS) có hẹp < 50% chiếm 5,04%,
hẹp từ 50 – 69% chiếm 28,06%, hẹp ≥ 70%
chiếm 66,91%. Đánh giá mức độ nặng ĐMV
bằng QCA-PDS có hẹp <50% chiếm 48,92%,
hẹp ≥ 50% chiếm 51,08%. Trong nhómVEAPDS <50%, 14,29% có ý nghĩa chức năng, trong
nhóm VEA-PDS từ 50% - 69% có ý nghĩa chức
năng chiếm 28,21%, trong nhóm VEA-PDS ≥
70% có ý nghĩa chức năng chiếm 66,91%.
Trong nhóm QCA-PDS ≥ 50% có ý nghĩa chức
năng chiếm 36,62%, trong nhóm QCA-PDS <
50% có ý nghĩa chức năng chiếm 36,76%.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 218 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sự không đồng nhất giữa hình thái và chức năng của tổn thương động mạch vành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 198
SỰ KHÔNG ĐỒNG NHẤT GIỮA HÌNH THÁI
VÀ CHỨC NĂNG CỦA TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH VÀNH
Huỳnh Trung Cang*, Vũ Hoàng Vũ**, Hồ Văn Dũng***, Võ Thành Nhân****
TÓM TẮT
Mở đầu: Sự hiện diện của thiếu máu cục bộ cơ tim do các tổn thương ĐMV là yếu tố quan trọng trong việc
quyết định có tái thông ĐMV không.
Phương pháp: Đo FFR 139 ĐMV hẹp trung gian (40% - 69%) của 115 bệnh nhân tại bênh viện Chợ Rẫy
và Kiên Giang. Mục đích của nghiên cứu là đánh giá sự không đồng nhất giữa hình thái và chức năng ĐMV.
Kết Quả: Đo FFR động mạch vành LAD chiếm 51,8%, RCA chiếm 24,46%, LCx chiếm 19,42% và LMCA
chiếm 4,32%. Trước đo FFR, mức độ hẹp ĐMV ước lượng bằng mắt (VEA-PDS) có hẹp < 50% chiếm 5,04%,
hẹp từ 50 – 69% chiếm 28,06%, hẹp ≥ 70% chiếm 66,91%. Đánh giá mức độ nặng ĐMV bằng QCA-PDS có
hẹp <50% chiếm 48,92%, hẹp ≥ 50% chiếm 51,08%. Trong nhóm VEA-PDS <50%, 14,29% có ý nghĩa chức
năng, trong nhóm VEA-PDS từ 50% - 69% có ý nghĩa chức năng chiếm 28,21%, trong nhóm VEA-PDS ≥ 70%
có ý nghĩa chức năng chiếm 66,91%. Trong nhóm QCA-PDS ≥ 50% có ý nghĩa chức năng chiếm 36,62%, trong
nhóm QCA-PDS < 50% có ý nghĩa chức năng chiếm 36,76%.
Kết luận: Hình thái ĐMV đánh giá không chính xác chức năng của tổn thương ĐMV khi so sánh với đo
phân suất dự trữ lưu lượng ĐMV.
Từ khóa: phân suất dự trữ lưu lượng động mạch vành (FFR), động mạch vành. PCI: Percutaneous
Coronary Intervention, VEA-PDS: Visual Estimate of Angiography-Percentage Diameter Stenosis, QCA-PDS:
Quantitative Coronary Angiography-Percentage Diameter Stenosis.
ABSTRACT
ANGIOGRAPHIC – FUNCTIONAL MISMATCH OF CORONARY ARTERY LESIONS
Huynh Trung Cang, Vu Hoang Vu, Ho Van Dung, Vo Thanh Nhan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 198-203
Introduction: The presence of inducible ischemia related to coronary artery lesions is important factor in
deciding whether to revascularization. The decision of whether to perform revascularization is based on the
presence of coronary stenosis lead to ischemia.
Methods: The study included 139 intermediate lesions (40%-69%) with FFR data from 115 patients at Cho
Ray hospital and Kien Giang hopital. The aim of this study to identify angiographic-functional mismatch of
coronary artery lesions. 132 intermediate coronary artery stenosis (40% - 69%) of 115 patients Measured FFR at
Cho Ray hospital and Kien Giang Hospital. Purpose of study was to assess angiographic-functional mismatch of
coronary artery lesions.
Results: FFR were performed in LAD (51.8%), RCA (25.46%), LCX (19.42%), and LMCA (4.32%). Before
FFR measurement, these lesions were categorized VEA-PDS <50% (5.04%), VEA-PDS 50% -69% (28,06%),
* Đơn vị tim mạch can thiệp bệnh viện đa khoa Kiên Giang
** Bệnh viện Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh *** Văn Phòng Bộ Y Tế tại TP. Hồ Chí Minh
**** Khoa tim mạch can thiệp bệnh viện Chợ Rẫy.
Tác giả liên lạc: ThS.BS Huỳnh Trung Cang, ĐT: 0913115709, Email: bshuynhtrungcang@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 199
VEA-PDS ≥ 70% (66,91% of all lesions) by visual assessment. These lesions were categorized QCA-PDS < 50%
(48,92%), QCA-PDS ≥ 50% (51.08% of all lesions). In the category VEA-PDS < 50%, 14,29% were functionally
significant. In category VEA-PDS 50% - 69%, 28.21% were functionally significant. In category VEA-PDS ≥
70%, 66,91% were functionally significant. In the category QCA-PDS < 50%, 36,76% were functionally
significant. In category QCA-PDS ≥ 50%, 36,62% were functionally significant
Conclusions: In coronary lesions, angiography did not accurately assess which compared to fractional flow
reverse. Angiography is inaccurate in assessing the function of coronary artery lesions when compared with the
fractional flow reserve.
Keywords: Fractional Flow Reserve (FFR), Coronary Artery, PCI: Percutaneous Coronary Intervention,
VEA-PDS: Visual Estimate of Angiography-Percentage Diameter Stenosis, QCA-PDS: Quantitative Coronary
Angiography-Percentage Diameter Stenosis.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thiếu máu cục bộ cơ tim do bệnh động
mạch vành (ĐMV) rất quan trọng cho quyết
định tái thông ĐMV hay không. Giảm thiếu
máu cục bộ cơ tim bằng can thiệp ĐMV qua
da (PCI) cải thiện tình trạng chức năng và kết
quả lâu dài cho bệnh nhân, ngược lại tái thông
những tổn thương ĐMV không gây thiếu máu
cục bộ cơ tim còn tranh cãi(4,5,15,18). Nhiều kết
quả nghiên cứu gần đây như nghiên cứu
FAME (Fractional Flow Reserve Versus
Angiography in Multivessel Evaluation) cho
thấy chỉ thực hiện PCI cho tổn thương ĐMV
có thiếu máu cục bộ cơ tim và điều trị nội khoa
cho tổn thương ĐMV không gây thiếu máu
cục bộ cơ tim(21). FFR (Fractional Flow Reserve)
là chỉ số chính xác và chọn lọc vị trí tổn
thương ĐMV có ý nghĩa chức năng trong quá
trình chụp ĐMV. FFR > 0,80 loại trừ thiếu máu
cục bộ cơ tim > 90%(12,13). Mặc dù vậy, nhưng
chụp ĐMV cản quang (CAG) là tiêu chuẩn
vàng cho chẩn đoán bệnh ĐMV. Hầu hết các
bác sĩ tim mạch can thiệp dựa vào mắt hay
QCA để đánh giá mức độ nặng của tổn
thương ĐMV và cho quyết định PCI. Tuy
nhiên hình ảnh CAG thường ước lượng quá
mức hay đánh giá thấp mức độ nặng tổn
thương ĐMV và thường tiên lượng không
chính xác tổn thương ĐMV gây thiếu máu cục
bộ cơ tim(6,23). Mục đích của nghiên cứu này
này là đánh giá sự liên quan giữa hình thái và
chức năng của tổn thương ĐMV.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương phá nghiên cứu
Mô tả, cắt ngang
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân có chỉ định chụp ĐMV và
hẹp ít nhất 1 ĐMV từ 40% - 69% bằng QCA. Các
ĐMV này được đo FFR tại phòng thông tim
bệnh viện Chợ Rẫy và bệnh viện Kiên Giang từ
tháng 06/2011 đến tháng 02/2013.
Định nghĩa lưu lượng động mạch vành: Khả
năng của ĐMV tăng lên để đáp ứng với sự kích
thích tăng lưu lượng được gọi là dự trữ lưu
lượng ĐMV và khả năng này bị mất khi hẹp về
đường kính > 90%(8,9).
Đo FFR là tỷ số giữa áp lực ĐMV đoạn xa và
áp lực ĐMV đo khi giãn mạch tối đa bằng
Adenosine (IC).
Thực hiện phương pháp đo FFR bằng hệ
thống Radi Analyzer.
FFR ≤ 0.80 cho chẩn đoán thiếu máu cục bộ
cơ tim(16).
Đánh giá mức độ nặng tổn thương ĐMV
bằng QCA và bằng mắt. Mức độ nặng tổn
thương ĐMV được giá giá bằng mắt bởi bác sĩ
can thiệp tim mạch của một trung tâm tim mạch
khác. Bác sĩ tim mạch can thiệp phải thực hiện
hơn 75 trường hợp PCI mỗi năm và làm việc tại
trung tâm tim mạch có hơn 400 trường hợp PCI
mỗi năm theo khuyến cáo hội tim mạch can
thiệp Hoa Kỳ(7,20).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 200
Xử lý số liệu
Sử dụng phần mền Stata for Window phiên
bản 10.0. Biến số định lượng được tính giá trị
trung bình. Biến số định tính được tính theo tỷ
lệ. So sánh nhiều trung bình dùng ANOVA, so
sánh tỷ lệ dùng phép kiểm chi bình phương. Với
khoảng tin cậy 95%, sự khác biệt được xem là có
ý nghĩa thống kê khi giá trị p < 0.05
KẾT QUẢ
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Đo FFR 139 ĐMV của 115 bệnh nhân, nam
chiếm 69,6%,, có tuổi trung bình 62,8. Trong đó
93 bệnh nhân được thực hiện tại bệnh viện Chợ
Rẫy, 23 trường hợp thực hiện tại bệnh viện đa
khoa Kiên Giang.
Yếu tố nguy cơ
Chỉ số khối cơ thể (BMI) trong nghiên cứu
BMI = 24,06 ± 8,98 (trung bình ± độ lệch chuẩn).
Phân suất tống máu tâm thu thất trái (EF) = 61,1
± 9,9% (trung bình ± độ lệch chuẩn).
Bảng 1. Phân bố của từng yếu tố nguy cơ
Yếu tố nguy cơ Số bệnh nhân Phần trăm
Nam ≥ 45 tuổi và nữ ≥ 55 tuổi 109 94,78
Hút thuốc lá 67 58,3
Tăng huyết áp 82 71,3
Rối loạn lipid máu 96 83,5
Đái tháo đường 29 25,2
Tiền sử bệnh ĐMV 59 51,3
Tiền sử PCI 47 40,9
NMCT cũ > 3 tháng 39 33,9
BMI ≥ 24 35 35,4
Tiền sử gia đình bệnh ĐMV 20 17,4
Động mạch vành được đo FFR
Bảng 2: Vị trí ĐMV được đo FFR
ĐMV Số lượng ĐMV Phần trăm
LAD 72 51,8%
LCx 27 19,42%
RCA 34 24,46%
LMCA 6 4,32%
Tổng 139 100%
Đặc điểm của từng động mạch vành trước
đo FFR
Bảng 4: Phân bố các thông số tổn thương của từng
ĐMV
Biến số ĐMV LMCA RCA LAD LCx
QCA-
PDS
50,49 ±
6,54
47,67 ±
7,76
49,71 ±
6,5
50,07 ±
5,83
53,22 ±
7,62
VEA-
PDS
66,02 ±
10,46
66,67 ±
5,16
66,17±
10,73
65,51 ±
11,11
67,03 ±
9,53
Phân loại mức độ tổn thương ĐMV bằng
QCA-PDS và EVA-PDS
Bảng 5: Phân loại mức độ tổn thương ĐMV
Phương pháp
đo
< 50% 50% - 69% ≥ 70% Tổng
QCA-PDS %
(n)
5,04 (7) 28,06 (39) 66,91 (93) 100 (139)
EVA-PDS %
(n)
48,92 (68) 51,08 (71) 0 (0) 100 (139)
Kết quả đo phân suất dự trữ lưu lượng
ĐMV chung
Đo FFR cho tất cả 139 ĐMV có FFR trung
bình = 0,84 ± 0,09 (trung bình ± độ lệch chuẩn).
Bảng 6: Phân loại bệnh ĐMV chức năng bằng FFR
FFR Nhánh ĐMV Phần trăm
(%)
Trung bình ± độ lệch
chuẩn
FFR >
0,80
88 63,31 0,89 ± 0,05
FFR ≤
0,80
51 36,69 0,74 ± 0,06
Kết quả FFR của từng động mạch vành
Bảng 7: Kết quả đo FFR của từng động mạch vành
Động mạch vành Số lượng
ĐMV
FFR (trung bình ± độ lệch
chuẩn)
LAD 72 0,81 ± 0,09
RCA 34 0,87 ± 0,07
LCx 27 0,89 ± 0,08
LMCA 6 0,76 ± 0,07
So sánh FFR giữa các mức độ tổn thương
ĐMV
Bảng 8: Bảng so sánh FFR giữa các mức độ tổn
thương ĐMV ước lượng bằng mắt
FFR < 50% (n) 50% - 69% (n) ≥ 70% (n) P
FFR > 0,80 85,71 (6) 71,79 (28) 58,06 (54)
0,15 FFR ≤ 0,80 14,29 (1) 28,21 (11) 41,94 (39)
Tổng 100 (7) 100 (39) 100 (93)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 201
So sánh FFR giữa các mức độ tổn thương
ĐMV đo bằng QCA
Bảng 9: Bảng so sánh FFR giữa các mức độ tổn
thương ĐMV bằng QCA
FFR < 50% (n) ≥ 50 % (n) P
FFR > 0,80 63,24 (43) 63,38 (45)
0,99 FFR ≤ 0,80 36,76 (25) 36,62 (26)
Tổng 100 (68) 100 (71)
BÀN LUẬN
Không đồng nhất giữa mức độ nặng tổn
thương ĐMV ước lượng bằng mắt và FFR
Khi đánh giá 139 ĐMV hẹp bằng mắt ghi
nhận 93 ĐMV hẹp ≥ 70% cần phải đặt stent
ĐMV. Tuy nhiên, có 58,06% (54) ĐMV hẹp ≥ 70%
có ý nghĩa về hình thái tổn thương nhưng không
có ý nghĩa chức năng (FFR > 0,80). Kết quả này
tương tự như nghiên cứu của Seung-Jung Park
có đến 35% ĐMV hẹp > 70% nhưng có FFR >
0,80(17). Do đó đánh giá ĐMV bằng FFR làm giảm
tỷ lệ đặt stent ĐMV đến 58,06%. Nếu can thiệp
đặt stent các tổn thương không có ý nghĩa này sẽ
làm tăng tỷ lệ MACE hơn điều trị nội khoa sau 1
năm, chưa kể đến các biến chứng tiềm ẩn quanh
thủ thuật PCI. Theo báo cáo của tác giả Legalery
cho thấy PCI các ĐMV có FFR > 0,80 sẽ làm tăng
tỷ lệ MACE sau 1 năm theo dõi so với điều trị
nội khoa (11% so với 7%)(12).
Ngược lại, trong nghiên cứu của chúng tôi có
26,09% (12) ĐMV hẹp < 70% không có ý nghĩa về
hình thái tổn thương nhưng có ý nghĩa chức
năng (FFR ≤ 0,80), trong đó 7 ĐMV hẹp < 50%
nhưng có 1 ĐMV hẹp có ý nghĩa chức năng. Nếu
can thiệp dưới hướng dẫn của CAG và đánh giá
mức độ nặng bằng mắt thường sẽ bỏ sót 26,09%
tổn thương ĐMV gây thiếu máu cục bộ cơ tim.
Theo nghiên cứu của Legalery, khi từ chối can
thiệp tổn thương ĐMV có ý nghĩa chức năng
(FFR ≤ 0,80) sẽ làm tăng MACE sau 1 năm theo
dõi (21% so với 6%)(12). Trong nghiên cứu ngẫu
nhiên đa trung tâm của tác giả Bruyne (FAME 2)
công bố năm 2012 cho thấy rằng điều trị nội
khoa các tổn thương ĐMV có ý nghĩa chức năng
(FFR ≤ 0,80) có tỷ lệ MACE cao hơn tỷ lệ MACE
trong nhóm PCI có ý nghĩa thống kê(1). Do đó
phương pháp đo FFR giúp bác sĩ can thiệp tim
mạch tránh bỏ sót những ĐMV hẹp có ý nghĩa
chức năng.
Sự không đồng nhất giữa hình thái và chức
năng của ĐMV cũng tương tự như nghiên cứu
của tác giả Tonino, kết quả nghiên cứu cho thấy
có đến 35% ĐMV hẹp từ 50% - 70% có FFR ≤
0,80, tổn thương ĐMV có ý nghĩa chức năng
nhưng không được PCI. Sự không đồng nhất
giữa hình thái tổn thương và chức năng tổn
thương ĐMV cũng được củng cố bằng nghiên
cứu của Chang – Wook Nam(3). Đối tượng
nghiên cứu là những bệnh nhân bị bệnh nhiều
nhánh ĐMV, phân loại nguy cơ theo điểm
SYNTAX dựa trên tổn thương ĐMV có ý nghĩa
hình thái, phân loại nguy cơ bằng điểm SYNTAX
có giá trị tiên lượng lâu dài cho 2 phương pháp
PCI hay CABG. Tác giả Chang-Wook Nam tính
lại điểm SYNTAX dựa trên tổn thương ĐMV có
ý nghĩa chức năng (FFR ≤ 0,80). Kết quả cho thấy
giảm bệnh nhân có phân loại nguy cơ từ trung
bình đến nặng theo điểm SYNTAX chức năng,
đồng thời tăng số bệnh nhân có phân loại nguy
cơ thấp theo điểm SYNTAX chức năng. Kết quả
này cho thấy không có sự đồng nhất giữa kết
quả đánh giá hình thái tổn thương và chức năng
ĐMV. Bệnh nhiều nhánh ĐMV được đánh giá
chức năng bằng FFR làm giảm nguy cơ nặng cho
bệnh nhiều nhánh và làm giảm tỷ lệ bệnh nhân
CABG không cần thiết.
Bảng 10: Phân bố giữa VEA-PDS và FFR so với các
tác giả khác
Tác giả < 70% (n) ≥ 70% (n)
Chúng tôi (n = 139) FFR > 0,80 73,91 (34) 58,06 (54)
FFR ≤ 0,80 26,09 (12) 41,94 (39)
Tonino (n = 1329)(22) FFR > 0,80 65 (402) 20 (104)
FFR ≤ 0,80 35 (218) 80 (409)
Seung-Jung Park (n =
1129)(17) FFR > 0,80 60 (316) 35 (27)
Không đồng nhất giữa mức độ nặng tổn
thương ĐMV đo bằng QCA và FFR
Khi đánh giá 139 ĐMV bằng QCA cũng cho
kết quả không đồng nhất giữa hình thái tổn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 202
thương và chức năng ĐMV. Trong đó 36,76 %
(25) ĐMV hẹp < 50% nhưng có FFR ≤ 0,80.
Ngược lại có 63,38% (45) ĐMV hẹp ≥ 50% có FFR
> 0,80. Sự không đồng nhất này cũng tương tự
như nghiên cứu của Seung-Jung park theo bảng
11. Theo nghiên cứu của Hamilos trên 213 bệnh
LMCA trung gian có sự không đồng nhất giữa
kết quả QCA-PDS và FFR, trong đó 13 bệnh
nhân có QCA-PDS > 50% có FFR > 0,80 và có 49
bệnh nhân có QCA-PDS < 50% có FFR ≤ 0,80
chiếm 23%(10).
Bảng 11: Phân bố giữa QCA-PDS và FFR so với các
tác giả khác
Tác giả FFR < 50% (n) ≥ 50 % (n)
Chúng tôi (n = 139) FFR > 0,80 63,24 (43) 63,38 (45)
FFR ≤ 0,80 36,76 (25) 36,62 (26)
Seung-Jung Park
(n = 1129)(17)
FFR > 0,80 83,73 (386) 62,36 (434)
FFR ≤ 0,80 16,27 (75) 37,64 (262)
Kết quả nghiên cứu cho thấy có đến 63,38%
ĐMV hẹp ≥ 50% nhưng không có ý nghĩa chức
năng (FFR > 0,80). Tất cả các nghiên cứu ngẫu
nhiên trước đây so sánh các phương pháp điều
trị ĐMV (điều trị nội khoa đơn thuần, PCI hay
CABG) đều dựa trên kết quả chụp ĐMV mà
không chắc chắn rằng các tổn thương có gây
thiếu máu cục bộ cơ tim hay không. Trong
nghiên cứu SYNTAX (so sánh PCI bằng stent
Taxus và CABG cho bệnh nhiều nhánh ĐMV)
cho thấy sự vượt trội của CABG cho bệnh nhân
có nguy cơ trung bình đến nặng (điểm SYNTAX
≥ 22). Điểm SYNTAX được tính dựa trên hình
thái tổn thương của chụp ĐMV cảng quang, hẹp
từ 50% – 99% được xem là có ý nghĩa và có chỉ
định tái thông bằng PCI hay CABG(11,19). Tuy
nhiên nhiều nghiên cứu cho thấy không có lợi
khi tái thông các ĐMV hẹp không gây thiếu máu
cục bộ cơ tim. Trong nghiên cứu của Botman(2)
khảo sát 450 trường hợp CABG những ĐMV bị
hẹp ≥ 50% nhưng không có ý nghĩa chức năng
(FFR trước phẫu thuật > 0,80. Tác giả ghi nhận
các tĩnh mạch ghép của các ĐMV này bị tắc
chiếm từ 20% đến 25%.
KẾT LUẬN
Đo FFR 139 ĐMV của 115 bệnh nhân, nam
chiếm 69,6%, có tuổi trung bình 62,8. Trong đó
LAD chiếm 51,8%, RCA chiếm 24,46%, LCx
chiếm 19,42% và LMCA chiếm 4,32%. Trước
đo FFR, mức độ hẹp ĐMV ước lượng bằng
mắt (VEA-PDS) có hẹp < 50% chiếm 5,04%,
hẹp từ 50 – 69% chiếm 28,06%, hẹp ≥ 70%
chiếm 66,91%. Đánh giá mức độ nặng ĐMV
bằng QCA-PDS có hẹp <50% chiếm 48,92%,
hẹp ≥ 50% chiếm 51,08%. Trong nhómVEA-
PDS <50%, 14,29% có ý nghĩa chức năng, trong
nhóm VEA-PDS từ 50% - 69% có ý nghĩa chức
năng chiếm 28,21%, trong nhóm VEA-PDS ≥
70% có ý nghĩa chức năng chiếm 66,91%.
Trong nhóm QCA-PDS ≥ 50% có ý nghĩa chức
năng chiếm 36,62%, trong nhóm QCA-PDS <
50% có ý nghĩa chức năng chiếm 36,76%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Botman CJ, Schonberger J, Koolen S & et al. (2007). "Does
stenosis severity of native vessels influence bypass graft
patency? A prospective fractional flow reserve-guided study. "
Ann Thorac Surg, 83:2093–2097.
2. Chang-Wook Nam, Fabio Mangiacapra, Robert Entjes & In-
Sung Chung. (2011). "Functional SYNTAX Score for Risk
Assessment in Multivessel Coronary Artery Disease". JAm Coll
Cardiol 58:1211–1218.
3. Davies RF, Goldberg AD, Forman S, Pepine CJ, Knatterud GL,
Geller N, et al. (1997). "Asymptomatic Cardiac Ischemia Pilot
(ACIP) study two-year follow-up: outcomes of patients
randomized to initial strategies of medical therapy versus
revascularization. " Circulation, 95(98):2037-2043.
4. De Bruyne B, Nico H.J. Pijls, Bindu Kalesan & Emanuele
Barbato. (2012). "Fractional Flow Reserve–Guided PCI versus
Medical Therapy in Stable Coronary Disease". N Engl J Med,
DOI: 10.1056.
5. Erne P, Schoenenberger AW, Burckhardt D & et al. (2007).
"Effects of percutaneous coronary interventions in silent
ischemia after myocardial infarction: the SWISSI II
randomized controlled trial. " JAMA 297:1985–1991.
6. Fischer JJ, Samady H, McPherson JA, Sarembock IJ, Powers
ER, Gimple LW, et al. (2002). "Comparison between visual
assessment and quantitative angiography versus fractional
flow reserve for native coronary narrowings of moderate
severity." Am J Cardiol. , 90(93):210-215.
7. Gould KL, Kirkeeide RL & Buchi M. (1990). "Coronary flow
reserve a phisiologic measure of stenosis severity ". J Am Coll
Cardiol, 15; 459-474.
8. Gould KL, Lipscomb K & GW., H. (1974). "Physiologic basis
for assessing critical coronary stenosis: Instantaneous flow
response and regional distribution during coronary
hyperemia as measures of coronary flow reserve". Am J
Cardiol, 33:87-94.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013 203
9. Hamilos M & Muller O. (2009). "Long-Term Clinical Outcome
After Fractional Flow Reserve–Guided Treatment in Patients
With Angiographically Equivocal Left Main Coronary Artery
Stenosis". Circulation 120:1505-1512
10. Legalery P & Schiele F. (2005). "One-year outcome of patients
submitted to routine fractional flow reserve assessment to
determine the need for angioplasty." European Heart Journal,
26, 2623–2629.
11. Levine GN., Bates ER. & Blankenship JC.. (2011). "2011
ACCF/AHA/SCAI Guideline for Percutaneous Coronary
Intervention : A Report of the American College of Cardiology
Foundation/American Heart Association Task Force on
Practice Guidelines and the Society for Cardiovascular
Angiography and Interventions ". Circulation. , 124:e574-e651
12. Pijls NH, De Bruyne B, Peels K & al., e. (1996). " Measurement
of fractional flow reserve to assess the functional severity of
coronary-arterystenoses". N Engl J Med, 334:1703–1708.
13. Pijls NHJ, Van Gelder B, Van der Voort P & et al. (1995).
"Fractional flow reserve: A useful index to evaluate the
influence of an epicardial coronary stenosis on myocardial
blood flow. " Circulation 92:3183–3193.
14. Pijls NHJ, Van Schaardenburgh P, Manoharan G & et al.
(2007). "Percutaneouscoronary intervention of functionally
non-significant stenoses: 5-year follow-up of the DEFER
study." J Am Coll Cardiol, 49:2105–2111.
15. Pim A.L. Tonino.M.D, Bernard De Bruyne, M. D., Ph.D., &
Nico H.J. Pijls, M. D., Ph.D.,. (2009). "Fractional Flow Reserve
versus Angiography for Guiding Percutaneous Coronary
Intervention". N Engl J Med 360:213-324.
16. Serruys PW., Onuma Y, Garg S & Sarno G. (2009).
"Assessment of the SYNTAX score in the Syntax study".
EuroIntervention 5:50-56.
17. Seung-Jung Park & Soo-Jin Kang. (2012). "Visual-Functional
Mismatch Between Coronary Angiography and Fractional
Flow Reserve". J Am Coll Cardiol Intv 5:1029–1036.
18. Shaw LJ, Berman DS, Maron DJ, Mancini GB, Hayes SW,
Hartigan PM, et al. (2008). "Optimal medical therapy with or
without percutaneous coronary intervention to reduce
ischemic burden: results from the Clinical Outcomes Utilizing
Revascularization and Aggressive Drug Evaluation
(COURAGE) trial nuclear substudy. " Circulation. , Mar
11;117(110):1283-1291.
19. Sianos A, Morel M.A & Kappentein A.P. (2005). "The
SYNTAX Score: an angiographic tool grading the complexity
of coronary artery disease. " EuroIntervention, 219-227.
20. Smith, S. C., Jr., Feldman, T. E., Hirshfeld, J. W., Jr., Jacobs, A.
K., Kern, M. J., King, S. B., 3rd, et al. (2006). "ACC/AHA/SCAI
2005 guideline update for percutaneous coronary intervention:
a report of the American College of Cardiology/American
Heart Association Task Force on Practice Guidelines
(ACC/AHA/SCAI Writing Committee to Update 2001
Guidelines for Percutaneous Coronary Intervention)".
Circulation, 113(7), e166-286.
21. Tonino PA, De Bruyne B, Pijls NH & et al. (2009). " Fractional
flow reserve versus angiography for guiding percutaneous
coronary intervention. " N Engl J Med 360:213.
22. Tonino PA, Fearon WF, De Bruyne B, Oldroyd KG, Leesar
MA, Ver Lee PN, et al. (2010). "Angiographic versus functional
severity of coronary artery stenoses in the FAME study
fractional flow reserve versus angiography in multivessel
evaluation. " J Am Coll Cardiol., Jun 22;55(25):2816-2821.
23. Topol EJ & Nissen SE. (1995). "Our preoccupation with
coronary luminology The dissociation between clinical and
angiographic findings in ischemic heart disease. " Circulation
92:2333–2342.
Ngày nhận bài: 11/07/2013
Ngày phản biện đánh giá bài báo: 27/11/2013
Ngày bài báo được đăng: 30/05/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- su_khong_dong_nhat_giua_hinh_thai_va_chuc_nang_cua_ton_thuon.pdf