Tài liệu Đổi mới sáng tạo và những xu hướng phát triển mới

Đổi mới sáng tạo luôn là một yêu cầu thiết yếu trong chính sách phát triển KH&CN quốc gia. Xây dựng được năng lực đổi mới sáng tạo cũng như thiết lập nên hệ thống đổi mới sáng tạo dù ở cấp doanh nghiệp, địa phương hay quốc gia cũng đều rất quan trọng. Những phương pháp mới tiếp cận ĐMST, như được mô tả trong Tổng luận, được kích hoạt phần lớn bởi công nghệ kỹ thuật số, thể hiện khát vọng hướng sự chuyển đổi và ĐMST theo hướng toàn diện và bền vững hơn. Quan trọng nhất là cần có những nỗ lực phối hợp xây dựng năng lực công nghệ và hỗ trợ tất cả các hình thức ĐMST, dù là công nghệ hay phi công nghệ, kinh doanh, xã hội và thể chế ở các nước. Đây là một nỗ lực nhằm huy động các bên liên quan ở cấp độ quốc gia và ở cả cấp độ quốc tế ở phạm vi quy mô của những biến đổi mà các công nghệ mũi nhọn sẽ được áp dụng trong hoạt động của con người. Sự phân chia chưa từng có có thể tạo nên những hành động cấp thiết mang tính đạo đức để đảm bảo rằng không ai đứng ngoài thế giới đang biến chuyển hàng giây này. Đối với Việt Nam, báo cáo của Ngân hàng Thế giới xác định rõ, Việt Nam đang ở ngã rẽ trên quá trình phát triển. Để thúc đẩy tăng trưởng trong điều kiện hạn chế về lao động và vốn, Việt Nam phải hướng tới tăng trưởng dựa trên tăng năng suất lao động. Điều đó đòi hỏi phải nâng cao đáng kể năng lực đổi mới sáng tạo trong nước. Những mô hình, phương pháp và khái niệm mới liên quan tới đổi mới sáng tạo được mô tả trong Tổng luận có thể là những gợi ý về các phương án khả thi mới. Ví dụ, đối với việc xây dựng năng lực đổi mới sáng tạo của địa phương, hướng tiếp cận S3 (Chuyên môn hóa thông minh) sẽ là một gợi ý hữu ích để chính quyền cấp tỉnh xác định những lợi thế cạnh tranh của địa phương mình từ đó đề ra những hoạt động chuyển đổi phù hợp với đặc thù, khai thác được hết thế mạnh của địa phương.

pdf36 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 210 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Đổi mới sáng tạo và những xu hướng phát triển mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ứ nhất, nó đã giúp thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách có một tư duy chính sách mới về phân cấp, tương tác công-tư, tự khám phá và ưu tiên. Thứ hai, phương pháp này cũng làm tăng việc chấp nhận một thực tế là những thách thức và cơ hội đối với ĐMST là cụ thể đối với từng khu vực, phản ánh lịch sử, những đặc tính chuyên biệt hiện hữu, cơ cấu kinh tế và xã hội. Bằng cách giúp các khu vực nhận ra những khác biệt của mình và biến chúng thành lợi thế cạnh tranh trong tương lai, cung cấp các công cụ và quy trình để giải quyết những đặc điểm không đồng nhất đó, phương pháp S3 có tiềm năng mang lại những kết quả tốt hơn so với những phương pháp chính sách sách không phân hóa trước đây. 2.2.6. Tiềm năng phát triển xa hơn Phương pháp S3, được tóm tắt trong Bảng 1, thể hiện sự chuyển đổi tiềm năng quan trọng trong tư duy chính sách và những kết quả ban đầu của nó có vẻ đầy hứa hẹn. Tuy nhiên, quy trình này đòi hỏi phải khắt khe hơn ở khả năng hoạch định chính sách và năng lực giám sát so với các chính sách theo chiều ngang tập trung vào năng lực tổng thể, và sẽ không thành công nếu không có các năng lưc và cam kết cần thiết. Đây có thể là những điểm yếu đối với các nước đang phát triển với năng lực tổ chức và thực hiện hạn chế. Ở quy mô nội bộ trong một nước cũng vậy, có đủ quy mô và tích tụ đủ các nhân tố là những yếu tố thiết yếu mang tính quyết định cho năng suất của các hoạt động đổi mới sáng tạo, khiến cho khối tới hạn các tác nhân ĐMST trở nên quan trọng, và vì vậy tạo nên lợi thế cho các hệ thống lớn như các trung tâm đô thị. Bảng 1. Các nguyên tắc hoạch định chính sách đối với chuyên môn hóa thông minh Các vấn đề chung Nguyên tắc hoạch định Thiết lập các ưu tiên Mức độ chi tiết Minh bạch các tương tác công -tư Phát triển một hoạt động chuyển đổi Vốn nhân lực - trình tự NC&PT Tầm nhìn tích hợp - sức sống và toàn diện Phân công Tinbergen Công nhận và thực hiện các ý nghĩa của một chính sách thử nghiệm Khám phá kinh doanh Linh hoạt và giám sát Tối đa hóa lan tỏa 21 2.3. Khai phá kinh tế 2.3.1. Công nghệ, đổi mới sáng tạo và khai phá kinh tế Một thách thức quan trọng đối với chính sách KHCNĐM đó là các đổi mới sáng tạo không dễ dàng chuyển nhượng so với các công nghệ. Một ĐMST không đơn thuần chỉ là một ý tưởng mới, mà là một ý tưởng mới vừa được chấp nhận vừa được vật chất hóa dưới một số dạng quy trình, sản phẩm hoặc dịch vụ. Quan trọng là việc này liên quan đến một quy trình khai phá kinh tế thông qua thử nghiệm trong nền kinh tế, vốn chỉ có thể xảy ra trong bối cảnh kinh tế xã hội nơi công nghệ đó được sử dụng. “Kinh tế”, trong bối cảnh này, không chỉ giới hạn trong lĩnh vực kinh doanh, mà còn bao gồm lĩnh vực xã hội (đổi mới sáng tạo xã hội) và cấp độ hộ gia đình (đổi mới phổ thông). Do đó, “nhà máy tri thức” có thể được xem như bao gồm “hai phòng thí nghiệm”. Ngoài phòng thí nghiệm khoa học và kỹ thuật sản xuất ra những tri thức công nghệ có thể chuyển nhượng được, thì còn tồn tại một phòng thí nghiệm kinh tế, ít được nghiên cứu hơn, nhưng không kém phần phổ biến – tại đó các sản phẩm, quy trình, dịch vụ và mô hình kinh doanh mới được dự đoán, cho phép xác định và thực hiện các cơ hội kinh tế mới thông qua đổi mới sáng tạo. Phòng thí nghiệm đầu tiên tạo ra tri thức về những gì hoạt động và không hoạt động về mặt kỹ thuật; phòng thí nghiệm sau tạo ra tri thức về những gì hoạt động trên khía cạnh kinh tế, ở mức giá nào và với mô hình kinh doanh nào. Mặc dù đòi hỏi nguồn đầu vào khoa học và/hoặc công nghệ, nhưng ĐMST về cơ bản là một khái niệm kinh tế. Nó đòi hỏi phải chuyển hóa những đầu vào này thành các sản phẩm, quy trình và dịch vụ, khám phá xem liệu thị trường (và xã hội) có khả năng chấp nhận, ở mức giá nào, thông qua kiểu mô hình kinh doanh nào. Vì loại tri thức kinh tế như vậy chỉ có thể được tạo ra ở nơi áp dụng ĐMST, nên nó cũng mang tính chất bản địa. Các đổi mới sáng tạo chỉ trở nên mang tính chất toàn cầu (nghĩa là những sản phẩm hoặc dịch vụ mới được áp dụng trên toàn cầu) một khi giá trị kinh tế của chúng đã được chứng minh trên nhiều nền kinh tế. Do đó, các cuộc cách mạng công nghệ, ví dụ như chuyển đổi kỹ thuật số hiện tại, không chỉ đơn thuần là các “bó” KH&CN mới, mà trên hết là sự bùng nổ về tri thức kinh tế - của các công ty khởi nghiệp tạo ra những tri thức mới về những gì hoạt động và không hoạt động trên khía cạnh kinh tế. Nhưng khám phá này đi kèm với phí tổn. Trong khi một số ít công ty có thể cách mạng hóa các ngành công nghiệp bằng cách áp dụng các công nghệ và mô hình kinh doanh mới được phát triển, thì hầu hết số còn lại đều sẽ thất bại. Rõ ràng, quá trình này - chuyển hóa tri thức công nghệ thành tri thức kinh tế - không phải là tuyến tính, mà được đặc trưng bởi các hiệu ứng phản hồi quan trọng. Khai phá kinh tế thường làm nảy sinh nhu cầu cải tiến kỹ thuật sản phẩm và quy trình hơn nữa; và nhiều công ty có năng lực NC&PT và/hoặc mối quan hệ với các đối tác nghiên cứu. Tuy nhiên, phòng thí nghiệm kinh tế bị chi phối bởi các chuyên gia phân tích kinh doanh, tài chính, marketing, ... còn các nhà khoa học và kỹ sư chỉ giữ vai trò hỗ trợ. 22 Quan điểm này có ý nghĩa rất lớn đối với chính sách ĐMST. Khái niệm năng lực ĐMST thường bị hiểu nhầm, phản ánh sự nhầm lẫn giữa “hai phòng thí nghiệm”. Hệ quả là, các chỉ số quy ước có xu hướng chỉ đo lường KH&CN hơn là ĐMST theo nghĩa kinh tế, cung cấp ít thông tin về cốt lõi của các năng lực ĐMST. Việc này làm thiên lệch chính sách ĐMST theo hướng KH&CN hơn là tập trung vào chính ĐMST, bỏ qua thách thức lớn trong việc hỗ trợ những nhà đầu tư và các doanh nhân sáng tạo. Việc hỗ trợ này có vai trò rất quan trọng vì các doanh nhân và nhà đầu tư thường bị nhụt trí trước những dự án ĐMST bởi rủi ro lớn và tính bất ổn của chúng. 2.3.2. Các nền tảng khai phá kinh tế với vai trò là một công cụ của chính sách đổi mới sáng tạo Mục tiêu của chính sách KH&CN đơn giản và dễ hiểu, liên quan đến các nguồn lực KH&CN, hình thành vốn nhân lực, các tổ chức nghiên cứu công và trường đại học,... Tuy nhiên, mục tiêu của chính sách ĐMST nhằm để xây dựng năng lực ĐMST sẽ phức tạp hơn. Phần trình bày trên nhấn mạnh tầm quan trọng của các chính sách hỗ trợ khai phá và thử nghiệm kinh tế, bao gồm ví dụ, các mô hình kinh doanh mới, trải nghiệm người dùng, marketing, các bước lặp và mối quan hệ giữa NC&PT với thử nghiệm sản phẩm. Một mục tiêu chính sách chủ chốt là đưa ra tỷ suất hoàn vốn phù hợp với khai phá kinh tế và ĐMST, xét tới các yếu tố thông tin ngoại lai và kết hợp thất bại vốn là đặc trưng của chúng. Để giải quyết vấn đề này, báo cáo của UNCTAD đề xuất một nỗ lực hợp tác quốc tế tập trung vào việc thành lập những nền tảng địa phương và khu vực cho khai phá kinh tế (PED- Nền tảng khai phá kinh tế) để điều chỉnh lại những thất bại của thị trường và hợp tác. PED sẽ hoạt động bằng cách cung cấp những khả năng, năng lực và dịch vụ còn thiếu ở các nước đang phát triển để hỗ trợ các doanh nhân địa phương trong quá trình khai phá kinh tế. Việc này có thể bao gồm ví dụ như hỗ trợ truy cập thử nghiệm các thị trường, tinh chỉnh các giải pháp tài chính, các dịch vụ chuyên biệt để tối ưu hóa phản hồi từ khai phá kinh tế đến thiết kế đổi mới sáng tạo, phát triển và thử nghiệm các mô hình kinh doanh mới. PED hoặc có thể có đặc điểm chung, đáp ứng với bất kỳ khó khăn trong khai phá kinh tế của bất cứ doanh nghiệp nào trong nền kinh tế khu vực, hoặc có thể theo chủ đề và chuyên biệt, phản ánh sự chuyên môn hóa thông minh của khu vực và hỗ trợ cho các doanh nghiệp và các doanh nhân phát triển ý tưởng và khám phá cơ hội phù hợp với những hoạt động chuyển hóa đã được xác định. Những nền tảng theo chủ đề như vậy có thể bao gồm, ví dụ: - Các giải pháp sạch trong sản xuất năng lượng từ gỗ và các giải pháp logistic để khai thác gỗ trong bối cảnh khan hiếm tài nguyên (ví dụ: ở những vùng có ngành lâm nghiệp lớn hoặc mới nổi); - Sản xuất năng lượng tái tạo phi tập trung (ví dụ: ở những vùng có khu vực nông thôn lớn và dân cư phân tán); - Các giải pháp công nghệ nano và vi mô thông minh (ví dụ: ở những vùng đã có ngành kỹ thuật cơ khí hoặc mới nổi); hoặc 23 - Truyền thông tương tác đối với giáo dục và phương tiện truyền thông xã hội (để giúp các doanh nhân trẻ ở các hệ thống đô thị lớn). Ngược lại với trợ cấp NC&PT, những nền tảng này sẽ không cần phải giám sát và kiểm soát truy cập. Vì những năng lực và hạ tầng được cung cấp sẽ được chuyên biệt cho một lĩnh vực mục tiêu, nên chỉ những doanh nghiệp và doanh nhân tích cực trong lĩnh vực này mới có lý do để sử dụng chúng. 2.3.3. Thiết kế các nền tảng cho khai phá kinh tế để đạt được những mục tiêu đổi mới chủ chốt Một PED hoạt động với vai trò là một cơ chế phối hợp rất nhiều năng lực và nguồn tài nguyên khác nhau có trong hệ thống ĐMST của địa phương, để đối phó với những hạn chế và khiếm khuyết trong việc cung cấp năng lực và các tài nguyên cần thiết để hiện thực hóa và thử nghiệm những ý tưởng mới. Ngoài hỗ trợ các công ty trực tiếp thực hiện các quy trình khai phá kinh tế, PED còn hỗ trợ các tác nhân khác cung cấp sự hỗ trợ như vậy, bao gồm các tổ chức NC&PT địa phương (trong các trường đại học và tổ chức nghiên cứu công), ngân hàng, các công ty tư vấn chuyên ngành và các cơ quan nhà nước xử lý các vấn đề như sở hữu trí tuệ và thương mại. Do đó, PED có thể giải quyết hai loại mục tiêu. Ngoài hỗ trợ các nhà ĐMST tiềm năng thông qua cung cấp một loạt các dịch vụ và tài nguyên, PED còn có thể củng cố các hệ thống ĐMST địa phương bằng cách thúc đẩy những kết nối giữa các doanh nghiệp với hạ tầng hiện có và hỗ trợ các nhân tố có tiềm năng hoàn thành vai trò này trong tương lai. Vì vậy, PED có mục tiêu xây dựng năng lực kép, hướng tới công ty và hướng tới chủ thể khác trong hệ thống ĐMST. Trên phương diện hoạt động, một PED sẽ bao gồm các hội đồng tương ứng với những chức năng chính của quy trình khám phá kinh tế - NC&PT, phát triển sản phẩm và chứng nhận, phân tích thị trường, thương mại và xuất khẩu, các vấn đề cung ứng, vốn nhân lực, tài chính, hiệu suất năng lượng,... - dựa trên một phân tích về những khoảng trống chính trong hệ thống ĐMST. Mỗi một hội đồng sẽ nhận được đề xuất từ các doanh nghiệp và doanh nhân về các dự án đổi mới đòi hỏi tài nguyên hoặc dịch vụ trong khuôn khổ lĩnh vực chuyên biệt của nó, hoặc hỗ trợ doanh nghiệp trực tiếp hoặc xác định và huy động các yếu tố của hệ thống đổi mới để thực hiện khi phù hợp. Trong khi một số dịch vụ liên quan đến quy trình khám phá kinh tế có thể được cung cấp từ xa, thì PED nên được thực hiện ở trong nước có liên quan, để tạo ra những cơ hội để quan sát, tương tác và học hỏi lẫn nhau. Đây là điều cần thiết để phát triển một hệ thống ĐMST địa phương có khả năng cung cấp các nguồn lực mà các nhà ĐMST địa phương cần để tạo ra những khám phá kinh tế. 2.4. Vườn ươm, trung tâm tăng tốc doanh nghiệp và các công viên công nghệ Vườn ươm, trung tâm tăng tốc doanh nghiệp và các công viên công nghệ có thể giữ một vai trò hữu ích, bổ sung cho phương pháp PED và được áp dụng ở nhiều nước phát 24 triển và đang phát triển như một phương tiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm. Bằng cách đưa các doanh nghiệp công nghệ nhỏ vào một địa điểm, gần với các trường đại học và tổ chức nghiên cứu, việc này sẽ thúc đẩy trao đổi ý tưởng, tri thức và học hỏi, trong khi tạo điều kiện tiếp cận các kỹ năng, dịch vụ kinh doanh, cố vấn và chuỗi giá trị. Tuy nhiên, kết quả của những phương pháp này thường không mấy khả quan và một số hình thức áp dụng dường như đã bị thất bại. Trong nhiều trường hợp, việc hấp thụ của một thành quả ĐMST bị hạn chế, các công ty khởi nghiệp được sinh ra đã không còn kết nối với các nền kinh tế địa phương và rất ít công ty khởi nghiệp trở thành doanh nghiệp phát triển bền vững. Nhiều ý kiến cho rằng tác động của những hình thức như vậy đã được phóng đại, khiến làm tăng những kỳ vọng phi thực tế và có quá nhiều sự chú ý và các Khu Đổi mới sáng tạo bền vững Porto Alegre Khu Đổi mới sáng tạo bền vững Porto Alegre (ZISPOA) là bước đầu tiên để thực hiện Chiến lược Nhảy vọt Kinh tế của Bang Rio Grande do Sul của Braxin, nhằm mục đích đưa bang này thành nơi đổi mới sáng tạo và bền vững nhất của Châu Mỹ Latinh tới năm 2030. Bằng cách thiết lập một vị trí thuận lợi cho các công ty quốc tế để kinh doanh, công viên công nghệ “Tecnopu” ở Porto Alegre đã thu hút Microsoft, Dell, HP và ThoughtWorks, còn “Tecnosinos” gần đó đã thu hút SAP và HT Micron. Mối quan hệ với trường đại học, các kết nối giao thông tốt và môi trường thuận lợi cho lực lượng lao động dường như là các yếu tố tạo nên sự hấp dẫn. Các công ty đa quốc gia trong khu công nghệ được ghi nhận là tạo nên một nơi hấp dẫn tại đó các công ty địa phương muốn được ở cùng vị trí. Trường đại học và thành phố và khu vực có sức hút đã thúc đẩy sự hiện diện của các công ty quốc tế, từ đó thu hút các công ty lớn trong nước, làm thúc đẩy phát triển một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo để tạo ra các công ty khởi nghiệp. Một yếu tố quan trọng là sự năng động của trường đại học, nơi cung cấp nguồn nhân lực giỏi cho văn hóa khởi nghiệp và là cơ sở cho mối quan hệ nghiên cứu giữa các doanh nghiệp trong khu công nghệ với trường đại học. Một tổ hợp gồm các MNE lớn, công ty địa phương và các công ty khởi nghiệp nhỏ rất cần thiết để các khu công viên công nghệ phát triển mạnh, và hai khu công viên công nghệ ở Porto Alegre có các vườn ươm và các chương trình khác để tài trợ và hỗ trợ cho các startups. Kinh nghiêm của ZISPOA trái ngược với những hướng tương tự ở các nước đang phát triển khác, dựa chủ yếu vào các công ty địa phương nhỏ không đủ mạnh để cung cấp một khối tới hạn. Các vườn ươm, trung tâm tăng tốc doanh nghiệp và công viên công nghệ thành công thể hiện một mô hình dựa trên việc kết hợp trường đại học “thích hợp”, vị trí chiến lược “thích hợp” cho các doanh nghiệp, tổ hợp “thích hợp” của các công ty công nghệ trong các lĩnh khác nhau, hạ tầng tốt về năng lượng và giao thông, và chất lượng đời sống hấp dẫn. 25 nguồn lực vẫn không thể chuyển hóa thành các giải pháp 'phép thuật' để giải quyết những vấn đề như thất nghiệp hay các thách thức toàn cầu. Những kết quả đáng thất vọng này nhấn mạnh tầm quan trọng của một môi trường thuận lợi với vai trò là cốt lõi của một hệ thống ĐMST hiệu quả. UNCTAD đã xem xét một số yếu tố ảnh hưởng tới đóng góp của các công viên và vườn ươm công nghệ đối với hiệu suất của hệ thống ĐMST mà chúng tích hợp trong đó. Những yếu tố này bao gồm tính chặt chẽ của chính sách, mức độ bền vững của nguồn tài chính, khả năng tiếp cận, lựa chọn và tài trợ người hưởng dụng, năng lực đánh giá kết quả ĐMST. Thành công phụ thuộc cả vào sự hiểu biết và tích cực thúc đẩy các động lực có thể tạo ra các doanh nghiệp khởi nghiệp bền vững và cạnh tranh theo thời gian và tạo điều kiện để liên kết các công ty bên trong các cơ sở ươm tạo với các công ty năng động bên ngoài mà nếu không có những liên kết này thì những thành công này vẫn bị giới hạn với tác động kinh tế hạn chế. Một khía cạnh quan trọng nữa là trọng tâm dành cho các vườn ươm. Ví dụ, có thể hữu ích khi tập trung vào các DNVVN cung cấp các giải pháp kỹ thuật, tài chính, tổ chức hoặc marketing cho các nhà xuất khẩu địa phương theo các chuỗi giá trị toàn cầu, vốn thường tương đối năng động, có dòng tiền tương đối an toàn, và đối mặt với áp lực cạnh tranh để luôn đi đầu trong lĩnh vực công nghệ và ĐMST; hoặc tập trung vào các doanh nhân địa phương khác đang tìm cách áp dụng các công nghệ có sẵn trên toàn cầu để cung cấp các dịch vụ ưu tiên (ví dụ như nước ăn hoặc điện ngoài lưới) cho người tiêu dùng địa phương có năng lực chi trả trên một nền tảng tài chính vững chắc. Những nguyên tắc này đã được áp dụng thành công ở Braxin. III. BƯỚC NHẢY VỌT CÔNG NGHỆ, HUY ĐỘNG TÀI CHÍNH CHO ĐỔI MỚI SÁNG TẠO 3.1. Đổi mới sáng tạo trong bước nhảy vọt công nghệ Các cuộc thảo luận về những hướng phát triển các công nghệ mũi nhọn, đặc biệt là các công nghệ kỹ thuật số, thường nhấn mạnh khả năng “nhảy vọt”. Khái niệm không mới về sự “bắt kịp” này đề cập đến khả năng thu hẹp khoảng cách về thu nhập và năng lực công nghệ giữa một nước phát triển muộn với một nước tiên tiến hơn 11 . Thông thường, việc “bắt kịp” này đòi hỏi một quá trình học tập tuần tự của những nước đi sau về kỹ năng, xử lý công nghệ, thiết kế công nghệ và phát triển sản phẩm mới. Nhu cầu học hỏi thiết kế sản phẩm và có được năng lực sản xuất sản phẩm mới là một rào cản cơ bản, do những công ty “tiền bối” hay nước phát triển hơn thường không sẵn lòng cấp li-xăng/chia sẻ tri thức cho những công ty đuổi bám/nước đi sau. Tuy nhiên, bản chất của những tiến bộ công nghệ gần đây, đáng chú ý là ở lĩnh vực CNTT và năng lượng, 11 Được nhà nghiên cứu Hiroyuki Odarigi của trường đại học Hitotsubashi và đồng nghiệp đề xuất trong tác phẩm “Intellectual Property Rights, Development, and Catch-up: An International Comparative Study xuất bản năm 2010 26 cho thấy “bắt kịp” không nhất thiết phải đi theo lối mòn lịch sử của của những người đi trước, mà còn có thể đạt được bằng cách “nhảy vọt” công nghệ - nghĩa là bỏ qua những giai đoạn công nghệ trung gian mà những nước đi trước đã từng trải qua trong quá trình phát triển. Có sự khác biệt rất lớn giữa bước nhảy vọt thông qua phát triển các công nghệ mới và bước nhảy vọt thông qua việc áp dụng các công nghệ đã được phát triển ở những nơi khác. Một vài quốc gia và vùng lãnh thổ, đặc biệt là Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc), đã đạt được mức tăng trưởng kinh tế nhanh chóng bằng cách nhảy vọt thành công trong việc phát triển một số ít ngành công nghệ vòng đời ngắn hạn như bán dẫn và sản phẩm điện tử, bỏ qua một số giai đoạn nhất định mà những công ty nước ngoài hàng đầu đã phải trải qua trong quá trình phát triển công nghệ. Thông thường, những người đi sau như vậy khởi đầu với việc lắp ráp thành phẩm bằng cách sử dụng các bộ phận nhập khẩu, rồi chuyển sang phát triển các bộ phận công nghệ thấp và sau đó dần dần là các bộ phận công nghệ cao hơn, trước khi học cách sửa đổi thiết kế của các sản phẩm hiện có và cuối cùng là phát triển các sản phẩm hoàn toàn mới. Tuy nhiên, đối với nhiều nước đang phát triển, bước nhảy vọt trong lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt thông qua việc phát triển các công nghệ mới, đang gặp nhiều thách thức. “Bắt kịp”, cho dù theo cách tuần tự trước đây, hoặc thông qua bước nhảy vọt, đều đòi hỏi phải học hỏi các công nghệ hiện đại và tích lũy năng lực công nghệ bản địa trong đổi mới sáng tạo và bí quyết công nghệ đối với sản xuất, cũng như đầu tư vào các tài sản vật chất; và phát triển các ngành công nghiệp cung ứng đầu vào (upstream industry) 12 đòi hỏi phải có một cơ sở sản xuất có khả năng ĐMST. Những yêu cầu này vốn thường không có hoặc thiếu, đặc biệt là ở các nước kém phát triển. Hơn nữa, học hỏi và đổi mới sáng tạo công nghệ tại Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) được hưởng lợi rất nhiều từ kỹ thuật giải mã công nghệ 13 , cho phép xây dựng năng lực từ việc tạo ra các sản phẩm mới; và xu hướng bảo hộ sở hữu trí tuệ nghiêm ngặt hơn đại diện cho một rào cản nữa trong tiến trình này. Ở hầu hết các nước đang phát triển, khả năng nhảy vọt thông qua áp dụng các công nghệ hiện có sẽ khác nhau giữa từng công nghệ và giữa từng lĩnh vực. Sự chú ý ngày càng đổ vào bước nhảy vọt công nghệ được kích hoạt phần lớn nhờ sự phát triển của ngành CNTT-TT. Những tiến bộ công nghệ nhanh chóng và giảm chi phí liên quan trong lĩnh vực CNTT-TT trong những thập kỷ gần đây đã cho phép một số nước đang phát triển, đặc biệt là ở châu Phi, bỏ qua việc phát triển hạ tầng đường điện thoại analog để chuyển trực tiếp sang viễn thông di động kỹ thuật số. Những tiến bộ trong lĩnh vực CNTT được ca ngợi là mở ra những cơ hội mới, bỏ qua giai đoạn sản xuất trong quá trình phát triển để nhảy vọt sang nền kinh tế dịch vụ. Cùng với việc góp phần tăng năng suất và tạo ra những thị trường 12 Upstream industry: ngành công nghiệp cung cấp đầu vào, sản xuất bán thành phẩm. 13 Reverse Engineering: quá trình sao chép hình dạng vật thể có sẵn bằng cách sử dụng một số kỹ thuật như Scan 3D, CMM.. 27 mới, bước nhảy vọt này đã mở đường cho các dịch vụ FinTech sáng tạo như hệ thống ngân hàng di động M-Pesa ở Kenya. Tuy nhiên, mặc dù có hiệu ứng lan tỏa và những lợi ích phúc lợi lớn như vậy, nhưng nhảy vọt thông qua ứng dụng các CNTT tiêu dùng có thể không đủ để đưa các nền kinh tế kém phát triển tới gần với những mũi nhọn công nghệ nếu không có những năng lực công nghệ ở các lĩnh vực khác. Do đó, cuộc cách mạng trong lĩnh vực di động ở Châu Phi cũng hé lộ những hạn chế của bước nhảy vọt. Mặc dù có tiềm năng phát triển, nhưng tác động kinh tế của CNTT tại khu vực châu Phi hạ Sahara trong những năm gần đây dường như nhỏ hơn so với những khu vực khác. Việc này phần nào phản ánh những hạn chế của chính sách ĐMST ở Châu Phi trong việc phối hợp với sự phát triển của CNTT, dẫn đến không khai thác triệt để các cơ hội từ cuộc cách mạng điện thoại di động để thúc đẩy ĐMST và phát triển. Một ví dụ nữa là ngành năng lượng vốn thường được coi là phát triển song song với CNTT. CNTT mang đến cơ hội nhảy vọt cho các hệ thống năng lượng tái tạo phi tập trung thông qua việc áp dụng các công nghệ mới, bỏ qua sự phụ thuộc truyền thống vào nhiên liệu hóa thạch. Một số nước đang phát triển đã đạt được tiến bộ đáng kể theo hướng này. Như trong lĩnh vực CNTT-TT, giá năng lượng tái tạo quốc tế đã giảm mạnh trong những năm gần đây khi đầu tư để phát triển chúng tăng lên: chi phí của tuabin gió đã giảm gần một phần ba và chi phí vào các modun pin quang điện (PV) giảm tới 80% từ năm 2009, khiến cả hai loại nguồn năng lượng này ngày càng cạnh tranh với nhiên liệu hóa thạch. Điều này cho thấy bước nhảy vọt trong các hệ thống năng lượng có thể là một hướng khả thi để phát triển kinh tế, cũng như thúc đẩy một nền kinh tế “xanh” và đóng góp vào giảm thiểu biến đổi khí hậu. Các chính sách ĐMST chắc chắn có thể giúp thúc đẩy và tạo điều kiện phát triển, thích ứng, triển khai và sử dụng các công nghệ năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, nếu chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo của các nước đang phát triển là chất xúc tác để phát triển công nghiệp và chuyển hóa cơ cấu, thì nó cần được hỗ trợ bởi tài chính và đầu tư, chuyển giao công nghệ và những biện pháp hỗ trợ để đảm bảo cung cấp năng lượng đầy đủ với chi phí hợp lý. Đặc biệt, ở các nước kém phát triển, việc chuyển đổi như vậy đòi hỏi phải vượt qua những trở ngại quan trọng về khía cạnh công nghệ, kinh tế, tài chính và quản lý. Một lần nữa, sự khác biệt giữa nhảy vọt thông qua áp dụng các công nghệ hiện có và nhảy vọt thông qua phát triển các công nghệ mới là rất quan trọng. Trong cả lĩnh vực CNTT và năng lượng tái tạo, tiềm năng chuyển hóa của bước nhảy vọt bị hạn chế bởi những rào cản của các mối liên kết thượng nguồn (backward linkage) 14 với việc sản xuất (và đổi mới sáng tạo) thiết bị liên quan. Các dịch vụ CNTT và sản xuất điện tái tạo chỉ yêu cầu áp dụng các công nghệ và gây ra ít rủi ro; nhưng việc sản xuất thiết bị CNTT và năng lượng tái tạo được đặc trưng bởi sự tập trung cao độ của sản xuất và xuất khẩu toàn cầu, các nền kinh tế có quy mô quan trọng và các rào cản cao tham gia thị trường. Bước nhảy 14 Backward linkage: mối liên hệ của một ngành hoặc doanh nghiệp với nhà cung ứng đầu vào. 28 vọt trong thiết kế và sản xuất công nghệ đòi hỏi đổi mới sáng tạo trong thiết kế và phát triển sản phẩm, vốn đòi hỏi những năng lực tiên tiến hơn nhiều so với bước nhảy vọt thông qua việc áp dụng công nghệ. Vì thế, ở hầu hết các nước đang phát triển, năng lực công nghệ chính là một điểm hạn chế chính, cùng với sự phức tạp và bất thường của bước nhảy vọt công nghệ trong việc phát triển các ngành công nghiệp thượng nguồn 15 . Cuối cùng, đổi mới sáng tạo công nghệ dài hạn phụ thuộc vào sự phát triển công nghiệp và nền tảng sản xuất, và do đó phụ thuộc vào hạ tầng cứng và mềm cho sự phát triển đó. Tuy nhiên, bước nhảy vọt thông qua áp dụng công nghệ có thể mang lại một phương tiện chi phí hiệu quả để thúc đẩy phát triển và mở ra các cơ hội nhảy vọt trong các lĩnh vực khác. Các sáng kiến quốc tế như diễn đàn đa bên của Liên Hợp Quốc về KHCNĐM và Ngân hàng Công nghệ cho các nước kém phát triển nhằm cung cấp các nền tảng chia sẻ kiến thức hữu ích cho phép các nước đang phát triển lựa chọn chính sách sáng suốt về các công nghệ tiên tiến trong từng lĩnh vực. Ở bước nhảy vọt trong các bối cảnh khác, học tập và đổi mới sáng tạo công nghệ cần phải phù hợp với từng quốc gia về mức độ phát triển công nghệ, cơ cấu kinh tế và năng lực của các cơ quan công và khu vực tư nhân. Tiềm năng khai thác và duy trì quỹ đạo phát triển dựa trên bước nhảy vọt phụ thuộc vào tình trạng cơ sở hạ tầng, năng lực thể chế và các nguồn ngoại lực khác, vốn thiếu ở nhiều nước đang phát triển, đặc biệt là trong giai đoạn đầu phát triển công nghệ. 3.2. Huy động tài chính sáng tạo Một trong những lĩnh vực có những bước phát triển rõ rệt nhất đó là huy động vốn, thể hiện qua những mô hình tài chính phát triển mới xuất hiện ví dụ như đầu tư tác động, gây quỹ cộng đồng và các loại trái phiếu mới. Những bước phát triển này có thể đóng góp quan trọng vào việc huy động vốn cho đổi mới sáng tạo mặc dù chúng không thể lấp đầy hoàn toàn hố ngăn cách tài chính được UNCTAD dự đoán trị giá là 2,5 ngìn tỉ USD một năm. 3.2.1. Vốn đầu tư mạo hiểm và thiên thần kinh doanh Ở nhiều nước, huy động tài chính thường bị chi phối bởi các ngân hàng. Cơ chế này đã hoạt động tốt ở một số quốc gia (ví dụ: Đức và Nhật Bản); nhưng ở nhiều nước đang phát triển, ác cảm với rủi ro của các ngân hàng thương mại làm hạn chế quyền tiếp cận tới nguồn tài chính của những doanh nghiệp trẻ, sáng tạo hay những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đối với những doanh nghiệp trẻ và sáng tạo, vốn phải đối mặt với những rủi ro tương đối cao, huy động vốn cổ phần thường thích hợp hơn do nó chia sẻ rủi ro giữa doanh nghiệp và các nhà đầu tư, khiến cho không có nghĩa vụ trả nợ trong trường hợp kinh doanh thất bại Hai hình thức quan trọng của huy động vốn cổ phần là vốn mạo hiểm và tài chính thiên thần kinh doanh. 15 Upstream industry: ngành công nghiệp sản xuất nguyên vật liệu. 29 Vốn mạo hiểm là hình thức đầu tư cổ phần vào giai đoạn tiền khởi nghiệp, khởi nghiệp và những giai đoạn tăng trưởng sớm của phát triển doanh nghiệp. Hình thức này được công nhận rộng rãi là một nguồn tài chính cổ phần quan trọng đối với các doanh nghiệp dựa trên công nghệ non trẻ và hỗ trợ đổi mới sáng tạo doanh nghiệp. Mặc dù một vài kế hoạch đầu tư mạo hiểm hướng trực tiếp vào việc tạo ra đổi mới sáng tạo với vai trò là mục tiêu chính, nhưng tăng hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm được nhận thấy là làm tăng tỷ lệ cấp sáng chế, một chỉ số (không hoàn hảo) về đổi mới sáng tạo. Hầu hết vốn đầu tư mạo hiểm đến từ các quỹ đầu tư mạo hiểm, thường được sở hữu và vận hành bởi các doanh nghiệp (mặc dù một số là thuộc khu vực công). Những quỹ như vậy cung cấp chức năng quản lý chuyên nghiệp, giám sát tiến bộ của doanh nghiệp một cách chặt chẽ và can thiệp để cải thiện khả năng quản lý và hiệu suất của doanh nghiệp (mặc dù không nhất thiết phải cung cấp chuyên môn) và tìm kiếm các nhà đầu tư bên ngoài, chủ yếu là các nhà đầu tư tổ chức (institutional investor), để đưa ra những khoản cấp vốn lớn. Những quỹ này thường nhắm đến lợi thế của những doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng cao, đôi khi đầu tư lên đến 10 năm. Việc các nhà đầu tư mạo hiểm giám sát kỹ năng, nỗ lực và hiệu suất của các doanh nhân được coi như một cơ chế khắc phục việc mất cân xứng thông tin, một chức năng không được những cơ chế huy động tài chính khác thực hiện. Tài chính thiên thần kinh doanh tương tự như đầu tư vốn mạo hiểm, nhưng được tổ chức kém chính thống hơn và thường có quy mô nhỏ hơn. Các nhà đầu tư thiên thần có kỹ năng kinh doanh mạnh và/hoặc kiến thức chuyên môn về ngành công nghiệp liên quan, và cung cấp tư vấn, cố vấn kinh doanh và cách tiếp cận tới các mạng lưới ngoài việc cấp tài chính. Hoạt động trên nhiều ngành, các nhà đầu tư thiên thần tập trung chủ yếu vào các hoạt động công nghệ cao và vẫn tập trung vào giai đoạn phát triển đầu, trong khi đầu tư mạo hiểm đang ngày càng nghiêng về cấp vốn tài chính cho các giai đoạn sau này hơn. Mặc dù ít được công nhận trong lịch sử, nhưng các thiên thần kinh doanh được ghi nhận là đã nhận được hỗ trợ công lớn ở những nước OECD trong những năm gần đây. Trong khi các thiên thần kinh doanh thường đầu tư vào các doanh nghiệp có mức độ gần gũi về mặt địa lý, thì việc tiếp cận tới vốn đầu tư mạo hiểm đang ngày càng mở rộng về mặt địa lý hơn do các quỹ đầu tư mạo hiểm ngày càng mang tính quốc tế, mặc dù những quỹ này ít có khả năng hoạt động ở các nền kinh tế nhỏ có ít doanh nghiệp khởi nghiệp tiềm năng. Nơi có những điều kiện cơ bản để xây dựng một ngành công nghiệp vốn đầu tư mạo hiểm địa phương thành công, có phạm vi và hoạt động công nghệ cao đáng kể để hình thành nên một khối lượng lớn các startup, thì các chính sách nên hỗ trợ cho sự xuất hiện của hình thức huy động vốn mạo hiểm. Hỗ trợ cũng nên được cấp để phát triển các mạng lưới đầu tư thiên thần tích cực, vốn có thể tồn tại ở những cấp độ thấp hơn trong hoạt động công nghệ cao hiện có. Do cả vốn đầu tư mạo hiểm lẫn thiên thần kinh doanh đều dựa trên một hệ sinh thái kinh doanh hoạt động tốt, nên chúng có thể được thúc đẩy bằng những hỗ trợ để cải thiện các doanh nhân. Một đánh giá của OECD cho thấy tác động có hệ thống của các quỹ vốn 30 đầu tư mạo hiểm được hỗ trợ công có thể được cải thiện bằng cách bổ sung cho cấp vốn mạo hiểm giai đoạn đầu bằng các biện pháp khuyến khích sự tham gia của các doanh nhân có nhiều kỹ năng và kinh nghiệm hơn trong những lĩnh vực công nghệ chủ chốt. Một khó khăn trong việc phát triển vốn đầu tư mạo hiểm của khu vực tư nhân là không có các sàn giao dịch chứng khoán linh hoạt cho phép những nguồn vốn đầu tư trong tương lai được giải phóng bằng cách thanh khoản các khoản đầu tư hiện tại thông qua phát hành cổ phiếu công khai lần đầu (IPO). Tuy nhiên, vấn đề này có thể được giải quyết phần nào thông qua việc tiếp cận IPO trên thị trường chứng khoán nước ngoài hoặc sàn giao dịch khu vực, hoặc bằng cách thành lập các sàn giao dịch thứ cấp (hoặc thị trường trung cấp) cho các DNVVN được niêm yết, góp phần tạo ra một kênh bổ sung cho huy động vốn rủi ro. Phương pháp này đã được thực hiện ở một số nước đang phát triển lớn ở châu Á, như Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam. Một số nước phát triển và đang phát triển đã thúc đẩy thành công các thị trường vốn mạo hiểm. Chương trình Inova của Braxin được công nhận là một chương trình hỗ trợ chính phủ thành công, đã phát triển cả huy động vốn giai đoạn đầu và giai đoạn sau thông qua vốn đầu tư mạo hiểm, thiên thần kinh doanh và tài trợ vốn hạt giống. Chương trình Yozma của Ixraen cũng là một trường hợp thành công khác (Hộp 1). Hộp 1. Chương trình vốn đầu tư mạo hiểm Yozma của Ixaren Chương trình Yozma của Ixaren được khởi động vào năm 1992, để đáp ứng lại với sự thiếu hụt thị trường vốn đầu tư mạo hiểm, với mong muốn của Chính phủ là nhằm khuyến khích huy động vốn tư nhân cho các công ty công nghệ cao, và sự thất bại của chương trình hướng tài trợ cho NC&PT để sản xuất ra những thành quả được dự đoán trước của nước này. Yozma có một quỹ vốn đầu tư mạo hiểm chính phủ trị giá 100 triệu USD, được đầu tư vào các quỹ mạo hiểm tư nhân (80 triệu USD) và trực tiếp vào các công ty công nghệ cao (20 triệu USD). Mỗi một dự án phải có sự tham gia của một cơ quan tài chính quốc tế có danh tiếng và một cơ quan tài chính cấp quốc gia. Do Chính phủ có thể đầu tư lên tới 40% số quỹ yêu cầu, nên một khoản vốn tư nhân trị giá 150 triệu USD được bổ sung cho khoản 100 triệu USD tài trợ công. Khoản vốn 250 triệu USD này được đầu tư vào hơn 200 công ty mới được thành lập, còn số lượng các quỹ vốn đầu tư mạo hiểm và các quỹ vốn tư nhân khác tăng từ 3 lên hơn 100. Hiệu ứng số nhân được tạo ra thông qua việc hình thành các công ty dựa trên công nghệ mới, có số lượng tăng tới 3000 công ty. Những yếu tố chủ chốt trong việc xây dựng thành công một ngành công nghiệp vốn đầu tư mạo hiểm là việc phát triển các hoạt động công nghệ cao của đất nước và phạm vi cho việc hình thành nên rất nhiều startup mới trong giai đoạn lĩnh vực này được thúc đẩy. 31 3.2.2. Đầu tư tác động Một bước phát triển quan trong thập niên vừa qua chính là sự xuất hiện của đầu tư tác động - đầu tư có mục tiêu, thường được thực hiện ở các thị trường tư nhân, nhằm giải quyết các vấn đề môi trường hay xã hội, trong khi cũng mang lại một khoản lợi nhuận tài chính ở mức bằng hoặc dưới lãi xuất thị trường, theo các mục tiêu chiến lược của nhà đầu tư. Hình thức này bao gồm đầu tư cộng đồng, hướng vốn vào các cá nhân hoặc cộng đồng thường bị thua thiệt (underserved), cũng như huy động vốn cho các doanh nghiệp có các mục tiêu xã hội hoặc môi trường rõ ràng. Các lĩnh vực đầu tư chính bao gồm tài chính vi mô, năng lượng, nhà ở, các dịch vụ tài chính, chăm sóc sức khỏe, lâm nghiệp và gỗ, thực phẩm và nông nghiệp; và giáo dục. Một khái niệm liên quan chặt chẽ là đầu tư bền vững - hay việc lựa chọn và quản lý các khoản đầu tư trên cơ sở các yếu tố môi trường, xã hội và/hoặc quản lý cũng như các cân nhắc tài chính. Đầu tư tác động không phải là một loại tài sản riêng biệt, và việc phân loại trở nên phức tạp do tính đa dạng của các loại hình tài trợ và nhà đầu tư có liên quan, bao gồm các quỹ đầu tư, quỹ hưu trí, các công ty bảo hiểm, ngân hàng, các định chế tài chính phát triển, các nền tảng và cá nhân. Tuy nhiên, đầu tư tác động được ước tính đã tăng từ 101 tỷ USD trong năm 2014 lên tới 248 tỷ USD trong năm 2016, còn đầu tư bền vững tăng từ 137 tỷ USD lên tới 331 tỷ USD trong cùng kỳ (Liên minh đầu tư bền vững toàn cầu, 2016), phản ánh mối quan tâm ngày càng tăng của các nhà đầu tư tổ chức lớn trong việc thiết lập các nhánh đầu tư tác động (có thể được thúc đẩy bởi bằng chứng cho thấy kết hợp các tiêu chí bền vững vào đầu tư có thể cải thiện hiệu suất). Mặc dù đầu tư tác động lan rộng ở các nước phát triển và đang phát triển, nhưng những nơi phát triển mạnh nhất là châu Âu và Bắc Mỹ. Đầu tư tập trung chủ yếu vào các công ty tư nhân trưởng thành, tiếp theo là đầu tư giai đoạn tăng trưởng và đầu tư vào các công ty trưởng thành được giao dịch trên thị trường chứng khoán. Mặc dù có nhiều nhà đầu tư tác động tham gia vào đầu tư giai đoạn mạo hiểm, đầu tư hạt giống và đầu tư khởi nghiệp, nhưng những khoản đầu tư như vậy lại có giá trị tương đối nhỏ, đặc biệt là đầu tư vốn hạt giống và khởi nghiệp. 3.2.3. Crowdfunding (gọi vốn cộng đồng) Crowdfunding đã nổi lên như một cơ chế để huy động vốn cho đổi mới sáng tạo giai đoạn đầu ở một số quốc gia phát triển trong thập kỷ vừa qua. Cơ chế này cung cấp quyền tiếp cận tới cho vay ngang hàng thông qua các nền tảng điện tử dựa trên Internet, liên kết các nhà đầu tư triển vọng với các nhà đầu tư, doanh nhân và doanh nghiệp đang tìm cách huy động vốn. Một số ví dụ bao gồm Kickstarter, được ra mắt tại New York vào năm 2009, với nền tảng huy động tài chính mở cho tất cả mọi người trên toàn thế giới; CircleUp, được thành lập tại Mỹ vào năm 2012, có cổ phần trong các công ty có doanh thu từ 1 triệu đến 10 triệu USD; và Social Mobile Local Lending, cũng được thành lập tại Mỹ năm 2012, cung cấp các khoản vay nhỏ cho các doanh nghiệp nhỏ đang muốn mở rộng. 32 Crowdfunding bị giới hạn về quy mô, ước tính đạt khoảng 16 tỷ USD năm 2014 (OECD), nhưng dường như phát triển rất nhanh chóng. Phần lớn tài trợ dành cho các mục tiêu xã hội và nghệ thuật và các hoạt động bất động sản thay vì dành cho các hoạt động kinh doanh sinh lợi, phần lớn dưới hình thức quyên góp, phần thưởng và bán trước (hoặc đặt hàng trước). Tuy nhiên, gây quỹ cộng đồng tín dụng cũng phổ biến và gây quỹ cộng đồng cổ phần - bán chứng khoán thông qua nền tảng điện tử - hiện cũng phát triển ở châu Âu và Mỹ. Mức độ huy động vốn cộng đồng ở các nước đang phát triển không biểu hiện rõ ràng. Mặc dù có thể lan rộng hơn với việc phát triển của quy định phù hợp, nhưng ở một số quốc gia, nó có thể bị hạn chế bởi cơ sở hạ tầng CNTT, kết nối Internet hạn chế và/hoặc bởi các vấn đề về sự tin cậy và bảo mật của các giao dịch trực tuyến. Tuy nhiên, trước khi thúc đẩy huy động vốn cộng đồng, chính phủ các nước đang phát triển cần đánh giá những rủi ro liên quan và thiết lập những vị trí quy định thích hợp. Mặc dù gây quỹ cộng đồng đã nhận được sự chú ý sát sao của các nhà điều tiết luật ở một số nước OECD trong những năm gần đây và đã bị kiểm soát và giám sát tại Liên minh châu Âu và Mỹ từ năm 2013, nhưng nó vẫn chưa được kiểm soát ở hầu hết các nước OECD khác. Các nhà quản lý thường rất thận trọng trong cách tiếp cận của họ do lo ngại về tính minh bạch, bảo vệ nhà đầu tư và khả năng nhận dạng và đánh cắp dữ liệu thanh toán và tấn công mạng. Huy động vốn cộng đồng cổ phần đòi hỏi cần đặc biệt thận trọng, do những khó khăn tiềm tàng đối với việc đánh giá các dự án đầu tư thông qua các nền tảng trực tuyến. 3.2.4. Các quỹ công nghệ và đổi mới sáng tạo Các quỹ công nghệ và đổi mới sáng tạo được thiết kế một cách chuyên biệt để cấp tài chính cho NC&PT, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo, đã trở thành một công cụ quan trọng để tài trợ công cho đổi mới sáng tạo ở các nước đang phát triển, đặc biệt là những nơi mà vốn đầu tư mạo hiểm và thiên thần kinh doanh còn kém phát triển, còn các hệ thống tài chính thì lại bị chi phối bởi các ngân hàng thương mại. Những quỹ như vậy có thể được cấp vốn bởi khu vực công, các nhà tài trợ quốc tế, các ngân hàng phát triển hoặc khu vực tư nhân, và có thể dưới hình thức hợp tác công - tư. Những quỹ này có thể hoạt động dựa trên cơ sở trợ cấp đầy đủ hoặc thông qua đồng tài trợ, thường phù hợp với tài trợ do chính các công ty đề ra. Các dự án có thể được đánh giá và tuyển chọn trực tiếp hoặc thông qua cạnh tranh, với ưu tiên ngày càng dành cho cạnh tranh. Các quỹ công nghệ và đổi mới sáng tạo đã chứng tỏ có lợi thế lớn so với các công cụ khác: chúng có thể được đưa ra tương đối nhanh, chúng cho phép có mức độ linh hoạt trong việc thiết kế và vận hành; chúng có thể hướng tới những ngành công nghiệp, các hoạt động hoặc các công nghệ đặc thù phù hợp với các ưu tiên quốc gia; và chúng có thể hỗ trợ cho các mục tiêu chiến lược, ví dụ như thúc đẩy đổi mới sáng tạo ở các DNVVN, tinh thần kinh doanh và hợp tác giữa các doanh nghiệp và giữa các trường đại học với doanh nghiệp, khiến cho chúng trở thành phương pháp bổ sung cho các phương pháp tiếp cận S3 và FED. 33 Các quỹ công nghệ và đổi mới sáng tạo đã chứng tỏ là một công cụ thông dụng để huy động tài chính cho NC&PT, công nghệ và đổi mới, và đã được áp dụng ở các quốc gia như Ghana, Rwanda, Peru và Cộng hòa Hồi giáo Iran. Tuy nhiên, ở nhiều nước đang phát triển khác, đặc biệt là các nước kém phát triển nhất, các cơ sở thuế nhỏ làm hạn chế mức độ mà lợi tức ngân sách có thể cấp vốn thành lập các quỹ đổi mới sáng tạo để hỗ trợ đầu tư tư nhân hướng vào đổi mới sáng tạo. Đây chính là trường hợp huy động tài trợ phát triển quốc tế để hỗ trợ cho các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, thành công của các quỹ công nghệ và đổi mới sáng tạo phụ thuộc một phần vào sức mạnh của các hệ thống đổi mới sáng tạo mà các doanh nghiệp vận hành trong đó. Một chương trình đánh giá về bốn quỹ đổi mới của khu vực Mỹ Latinh cho thấy hiệu quả của chúng phụ thuộc vào các cơ chế cấp vốn được sử dụng, những hạn chế phi tài chính, mức độ và chất lượng của các tương tác giữa các doanh nghiệp với các cơ quan hàn lâm; và các đặc điểm của những người hưởng lợi. Cũng như việc thiết kế của chính các quỹ, các yếu tố khác bao gồm việc có một nền tảng hợp lý nhà phát minh và doanh nhân; hoạt động chuyên sâu về tri thức trong các lĩnh vực công nghệ cao và trung; có cơ sở hạ tầng KH&CN cơ bản và năng lực NC&PT cơ bản; thực tiễn hợp tác và sức mạnh của các mối Hộp 2. Quỹ đổi mới sáng tạo, khoa học và công nghệ của Peru Chương trình Khoa học và Công nghệ của Peru được đề ra vào năm 2006, dựa trên thỏa thuận cho vay giữa ngân hàng Phát triển Liên châu Mỹ với chính phủ Peru. Quỹ huy động tài chính STI đầu tiên (FINCyT I), hoạt động từ 2007-2012 với phần đóng góp từ Nội các Chính phủ (36 triệu USD), khoản vay của Ngân hàng Phát triển Liên châu Mỹ (25 triệu USD) và Kho bạc Nhà nước (11 triệu USD). FINCyT I cấp vốn cho một loạt các dự án hướng tới thúc đẩy năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Peru, bao gồm:  Các dự án về đổi mới sáng tạo công nghệ trong các doanh nghiệp;  Các dự án về NC&PT ở các trường đại học và các trung tâm nghiên cứu.  Các hoạt động xây dựng năng lực KH&CN, bao gồm các học bổng và thực tập  Các dự án được thiết kế để tăng cường và phối hợp hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia Chương trình đã cấp tài trợ cho 117 dự án về đổi mới sáng tạo doanh nghiệp và 76 dự án về nghiên cứu hàn lâm, đặc biệt chú trọng tới phát triển các liên kết giữa doanh nghiệp, trường đại học và các trung tâm nghiên cứu. Những dự án này làm tăng số lượng doanh nghiệp có những đổi mới sáng tạo sản phẩm và phối hợp với các trung tâm hàn lâm. Trong 5 năm trước khi FINCyT hoạt động, các trường đại học Peru xin cấp bằng 11 bằng sáng chế; từ 2007 tới 2011 họ xin cấp 33 bằng sáng chế, trong đó 14 bằng sáng chế là kết quả trực tiếp của cá dự án được FINCyT cấp vốn. 34 liên kết cộng tác. Những thách thức cũng nảy sinh từ sự bất cân xứng thông tin và nhu cầu về các nhà quản lý có kinh nghiệm có kiến thức về ngành công nghiệp và kinh nghiệm về khu vực tư nhân. Quỹ Thịnh vượng và Đổi mới sáng tạo của Cộng hòa Hồi giáo Iran đã tìm cách vượt qua những thách thức này bằng cách sử dụng các nhà môi giới có kiến thức tốt về thị trường trong việc đánh giá dự án làm cơ sở để đưa ra các quyết định đầu tư. 3.2.5. Các dạng trái phiếu mới Trong khi các trái phiếu là một công cụ huy động vốn truyền thống, thì những dạng trái phiếu mới đang được phát triển để hướng tới những lợi ích xã hội và môi trường, bao gồm trái phiếu tác động xã hội, trái phiếu tác động phát triển và trái phiếu xanh. Trái phiếu tác động xã hội đòi hỏi chính phủ hoặc các cơ quan khác tham gia thỏa thuận với các nhà đầu tư và các doanh nghiệp xã hội hoặc các tổ chức phi lợi nhuận cung cấp các dịch vụ xã hội để cấp tài chính cho các dự án nhằm mục đích đạt được các thành quả xã hội được xác định từ trước có thể đo lường được. Một cơ quan chính phủ hoặc một tổ chức ủy quyền sẽ tiến hành thanh toán cho một cơ quan phát hành trái phiếu hoặc cho các nhà đầu tư một khi đạt được và xác thực được một cách độc lập các thành quả đã được thỏa thuận. Trái phiếu tác động phát triển là biến thể của phương pháp này, nhằm tập hợp nhiều nhân tố có nguồn lực và chuyên môn khác nhau vào các dự án phát triển quốc tế, nhằm cải thiện chất lượng, hiệu suất và tác động của các chương trình xã hội, bằng cách thu hẹp các khoảng cách giữa các nhà đầu tư với các cơ hội và giữa lợi nhuận tài chính với ích lợi xã hội. Khác biệt cơ bản với trái phiếu tác động xã hội đó là trái phiếu tác động phát triển bao gồm các cơ quan tài trợ với vốn được thanh toán cho các nhà đầu tư tư nhân nếu đạt được tác động phát triển đã xác định. Trái phiếu tác động phát triển còn mang lại lợi ích bổ sung bằng cách góp phần giải quyết những hạn chế của các cơ chế dựa trên kết quả hiện có, ví dụ, bằng cách cấp tài chính dự án cho các nhà cung cấp dịch vụ (đặc biệt là các tổ chức hoặc doanh nghiệp nhỏ) và/hoặc cho chính phủ để đưa ra các biện pháp can thiệp, do đó chuyển rủi ro sang các nhà đầu tư tư nhân mà không ảnh hưởng đến trọng tâm tập trung vào kết quả. Trái phiếu xanh, được Ngân hàng Đầu tư châu Âu đưa ra đầu tiên vào năm 2007, sau đó là Ngân hàng Thế giới năm 2008, gây quỹ cho các dự án để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và các vấn đề môi trường khác trong các ngành như năng lượng tái tạo, vận chuyển cacbon thấp và nước. Những trái phiếu này đã được phát hành bởi một số ngân hàng phát triển đa phương, bao gồm Chương trình trái phiếu xanh của Ngân hàng Phát triển châu Phi và Trái phiếu năng lượng sạch của Ngân hàng Phát triển châu Á. Sự quan tâm đến trái phiếu xanh đang tăng nhanh, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Ấn Độ và Trung Quốc, trong khi Mexico và Braxin đã phát hành trái phiếu xanh vào tháng 12 năm 2016. 35 KẾT LUẬN Đổi mới sáng tạo luôn là một yêu cầu thiết yếu trong chính sách phát triển KH&CN quốc gia. Xây dựng được năng lực đổi mới sáng tạo cũng như thiết lập nên hệ thống đổi mới sáng tạo dù ở cấp doanh nghiệp, địa phương hay quốc gia cũng đều rất quan trọng. Những phương pháp mới tiếp cận ĐMST, như được mô tả trong Tổng luận, được kích hoạt phần lớn bởi công nghệ kỹ thuật số, thể hiện khát vọng hướng sự chuyển đổi và ĐMST theo hướng toàn diện và bền vững hơn. Quan trọng nhất là cần có những nỗ lực phối hợp xây dựng năng lực công nghệ và hỗ trợ tất cả các hình thức ĐMST, dù là công nghệ hay phi công nghệ, kinh doanh, xã hội và thể chế ở các nước. Đây là một nỗ lực nhằm huy động các bên liên quan ở cấp độ quốc gia và ở cả cấp độ quốc tế ở phạm vi quy mô của những biến đổi mà các công nghệ mũi nhọn sẽ được áp dụng trong hoạt động của con người. Sự phân chia chưa từng có có thể tạo nên những hành động cấp thiết mang tính đạo đức để đảm bảo rằng không ai đứng ngoài thế giới đang biến chuyển hàng giây này. Đối với Việt Nam, báo cáo của Ngân hàng Thế giới xác định rõ, Việt Nam đang ở ngã rẽ trên quá trình phát triển. Để thúc đẩy tăng trưởng trong điều kiện hạn chế về lao động và vốn, Việt Nam phải hướng tới tăng trưởng dựa trên tăng năng suất lao động. Điều đó đòi hỏi phải nâng cao đáng kể năng lực đổi mới sáng tạo trong nước. Những mô hình, phương pháp và khái niệm mới liên quan tới đổi mới sáng tạo được mô tả trong Tổng luận có thể là những gợi ý về các phương án khả thi mới. Ví dụ, đối với việc xây dựng năng lực đổi mới sáng tạo của địa phương, hướng tiếp cận S3 (Chuyên môn hóa thông minh) sẽ là một gợi ý hữu ích để chính quyền cấp tỉnh xác định những lợi thế cạnh tranh của địa phương mình từ đó đề ra những hoạt động chuyển đổi phù hợp với đặc thù, khai thác được hết thế mạnh của địa phương. Đối với những nhóm người yếu thế trong xã hội, khuyến khích phát triển các mô hình ĐMST thay thế, ví dụ ĐMST bình dân, ĐMST tiết kiệm hay ĐMST xã hội. Bên cạnh đó, xây dựng những nền tảng cho khai phá kinh tế của địa phương, đất nước cũng là một phương thức bổ sung để thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Ngoài ra, với tham vọng có thể có những bước “nhảy vọt công nghệ”, Việt Nam cũng cần chú trọng xác định những trường hợp nhảy vọt công nghệ thông qua áp dụng công nghệ đã có hoặc nhảy vọt công nghệ thông qua phát triển công nghệ mới cho phù hợp với đặc thù của từng lĩnh vực. Việc xác định, đánh giá những yếu tố ảnh hưởng tới đóng góp của công viên và vườn ươm công nghệ đối với hiệu suất của hệ thống ĐMST. Cuối cùng, việc nắm bắt những hình thức huy động vốn mới cho ĐMST cũng rất quan trọng, góp phần đảm bảo được độ bền vững tài chính, vốn là một trong những yếu tố thúc đẩy phát triển năng lực ĐMST cũng như hệ thống ĐMST của bất cứ một quốc gia nào. Người thực hiện: ThS. Nguyễn Phương Anh 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Carlsson, B. (2007). “Innovation systems: a survey of the literature from a Schumpeterian perspective,” In: Hanusch, H. & Pyka, A. (Eds.), Elgar companion to Neo Schumpeterian economics, Cheltenham, Edward Elgar, 857-871. 2. Chen, K. & Kenney, M. (2007). “Universities/research institutes and regional innovation systems: the cases of Beijing and Shenzhen,” World Development, 35(6), 1056-1074. 3. Paterson, A., Adam, R. & Mullin, J. (2003). “The relevance of the national system of innovation approach to mainstreaming science and technology and technology for development in NEPAD and the AU” [Online], Pretoria, The Department of Science and Technology, Available from: ts/125.pdf [Accessed: 19/06/2006]. 4. OECD & Eurostat see Organisation for Economic Co-operation and Development & Statistical Office of the European Communities. 5. Schumpeter, JA. (1961). “The theory of economic development: An inquiry into profits, capital, credit, interest and the business cycle,” Translated by R. Opie, USA, Harvard University Press. 6. Maria Eggink (2013). “The Components of an Innovation System: A Conceptual Innovation System Framework”. Tshwane University of Technology, Nelspruit, South Africa. 7. Harnessing Frontier Technologies for Suitable Development. Technology and innovation report, 2018. UNCTAD. 8. Siegel, DS., Waldman, DA., Atwater, LE. & Albert, NL. (2003). “Commercial knowledge transfers from universities to firms: improving the effectiveness of university industry collaboration” [Online], Journal of High Technology Management Research, 14, 111-133, Available from: le/pii/S1047831003000075 [Accessed: 15/11/2011]. 9. Urriago, URV., Modrego, A., Barge-Gil A. & Paraskevopoulou, E. (2010). “The impact of science and technology parks on firms‟ radical product innovation: Empirical evidence from Spain,” (Paper read at the DRUID conference, June 16- 18, Imperial College Business School, London [Online], Available from: per.php?id=500976&cf=43 [Accessed: 05/07/2011].

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftai_lieu_doi_moi_sang_tao_va_nhung_xu_huong_phat_trien_moi.pdf
Tài liệu liên quan