Thẩm quyền quản lý hoạt động quảng cáo thương mại trực tuyến tại Anh, Singapore và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quảng cáo thương mại trực tuyến Việt Nam

Một là, cần mở rộng đối tượng điều chỉnh đối với phương tiện quảng cáo trực tuyến. Theo đó, cần quy định rõ quảng cáo tìm kiếm, quảng cáo hiển thị, quảng cáo trên mạng thông tin máy tính ngoài bao gồm quảng cáo trên trang thông tin điện tử, còn bao gồm quảng cáo trên trang mạng xã hội, blog Từ đó dễ dàng xác định loại hình quảng cáo này thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan nào, giúp chủ thể quảng cáo trực tuyến nói chung có hành lang pháp lý để hoạt động hiệu quả, cơ quan chức năng dễ dàng quản lý. Hai là, phân công lại cơ quan có thẩm quyền quản lý hoạt động quảng cáo trực tuyến. Theo đó, cần xác định cơ quan nào phù hợp để chịu trách nhiệm chính trong hoạt động quảng cáo trực tuyến, từ đó xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền quản lý. Nói cách khác, cơ quan có thẩm quyền chủ trì quản lý hoạt động quảng cáo phải là Bộ Thông tin và Truyền thông21. Trên thế giới, công tác quản lý hoạt động quảng cáo thường được giao cho Bộ Công thương hoặc Bộ Thương mại - là một bộ kinh tế có các cơ quan chức năng đủ mạnh để quản lý hoạt động này22,23. Ở Việt Nam hiện nay, mặc dù theo quy định của pháp luật hiện hành, lĩnh vực quảng cáo thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch. Tuy nhiên, để bảo đảm chất lượng của các văn bản phục vụ công tác quản lý, Chính phủ cần phân công Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đồng chủ trì soạn thảo các văn bản pháp luật về quảng cáo. Hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đang quản lý nhiều phương tiện quảng cáo, đặc biệt là quảng cáo trực tuyến với thị phần lớn, chắc chắn sẽ có nhiều đóng góp thiết thực cho việc ban hành các văn bản pháp luật đáp ứng được yêu cầu thực tế của hoạt động quản lý quảng cáo nói chung và quảng cáo trực tuyến nói riêng.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 230 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thẩm quyền quản lý hoạt động quảng cáo thương mại trực tuyến tại Anh, Singapore và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quảng cáo thương mại trực tuyến Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Võ Thị Thanh Linh* * ThS. NCS. GV. Khoa Luật, Trường Đại học Đà Lạt. THẨM QUYỀN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI TRỰC TUYẾN TẠI ANH, SINGAPORE VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT Tóm tắt: Quảng cáo thương mại trực tuyến là hình thức quảng cáo hiệu quả cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, quảng cáo thương mại trực tuyến cũng tiềm ẩn những nguy cơ vi phạm pháp luật tinh vi và phức tạp. Từ việc nghiên cứu và đánh giá mô hình quản lý quảng cáo thương mại trực tuyến tại Anh và Singapore, chúng ta có thể nhận ra những vấn đề cần thiết khi hoàn thiện cơ chế quản lý về quảng cáo thương mại nói chung và quảng cáo trực tuyến nói riêng ở Việt Nam. Abstract Online commercial advertising is an efficient manner for the businesses. However, commercial advertising also implies potential risks of delicated and complicated law violations. Based on studies and reviews of the model of commercial advertising management in the UK and Singapore, it would be identified the issues needing to be solved when improvements are made to the management mechanism for commercial advertising in general and online commercial advertising in particular in Vietnam. Thông tin bài viết: Từ khóa: Quảng cáo thương mại trực tuyến; tổ chức quảng cáo trực tuyến; cơ quan tự quản về quảng cáo thương mại Singapore; Ủy ban Thực thi Quảng cáo Lịch sử bài viết: Nhận bài : 08/11/2018 Biên tập : 28/11/2018 Duyệt bài : 03/12/2018 Article Infomation: Keywords: commercial advertising; online advertising; advertisements; advertisement management; online publication media panel; advertising standards authority of Singapore; committee of advertising practice Article History: Received : 08 Nov. 2018 Edited : 28 Nov. 2018 Approved : 03 Dec. 2018 1. Thẩm quyền quản lý hoạt động quảng cáo trực tuyến theo pháp luật Anh Thẩm quyền quản lý hoạt động quảng cáo trực tuyến là các quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động quảng cáo thương mại trực tuyến. Ở Anh có các cơ quan độc lập quản lý và thẩm định nội dung quảng cáo thương mại, mỗi cơ quan có vai trò, chức năng, nhiệm vụ khác nhau, nhưng cùng một mục tiêu là điều phối, bảo đảm cho hoạt động quảng cáo VỀ QUẢNG CÁO THƯƠNG MẠI TRỰC TUYẾN VIỆT NAM KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 58 Số 23(375) T12/2018 thương mại diễn ra hiệu quả. Trong đó, ba cơ quan chịu trách nhiệm quản lý ba lĩnh vực khác nhau là (1) Uỷ ban Thực thi quảng cáo (CAP - Committee of Advertising practice); (2) Uỷ ban Thực thi pháp luật quảng cáo qua phát sóng (BCAP - Broadcast Committee of Advertising Practice) và (3) Cơ quan Thẩm định tiêu chuẩn quảng cáo (ASA - Advertising Standarts Authority). - Ủy ban Thực thi Quảng cáo - CAP, thành lập vào năm 1961, là cơ quan soạn thảo các quy định về quảng cáo không thông qua chương trình phát sóng. Chức năng của CAP là chịu trách nhiệm soạn thảo các quy định về quảng cáo không thông qua chương trình phát sóng, ví dụ như quảng cáo trực tuyến, quảng cáo qua báo chí, thư điện tử, quảng cáo dưới hình thức thư, tin nhắn qua điện thoại di động Trợ giúp cho CAP trong quá trình quản lý hoạt động quảng cáo trực tuyến là tổ chức OPMP (Online Publiction Media Panel). Cơ quan này có nhiệm vụ cố vấn cho CAP trong quá trình xây dựng chính sách về quảng cáo trực tuyến. Cơ quan này là một trong ba Ban hỗ trợ cho CAP về các lĩnh vực quản lý khác nhau (ngoài ra có Hội đồng Quảng cáo truyền thông (GMP) và Hội đồng Xúc tiến thương mại và tiếp thị trực tiếp (SPDR). OPMP còn phối hợp với các nhà phát hành quảng cáo đưa ra các khuyến nghị quảng cáo trên internet. Các chủ thể tham gia hoạt động quảng cáo trực tuyến phải tuân thủ các yêu cầu sau của CAP1: Thứ nhất, quảng cáo hợp pháp, tử tế, trung thực và lịch sự. Trong đó, nhiều quan 1 “Regulation of online advertising of the UK”, Soucer: https://www.out-law.com/page-6778 2 Keelan Carpenter (2013), “Ethical Issues of Online Advertising and Privacy”, University of Tennessee Chattanooga CPSC 3610
November 25, p. 1. 3 Gönenç Gürkaynak,İlay Yılmaz,Burak Yeşilaltay (2014),“Legal Boundaries of Online Advertising”, ELIG, Attorneys- at-Law, Istanbul, Turkey, Journal of International Commercial Law and Technology Vol.9, No.3, p. 181. ngại về đạo đức, bảo vệ quyền lợi của trẻ em và quyền riêng tư được đặt ra đối với lĩnh vực quảng cáo trực tuyến2; Thứ hai, quảng cáo trực tuyến phải không gây hiểu lầm. Nhà sản xuất, nhà phát hành khi có yêu cầu bồi thường từ người bị thiệt hại thì phải chứng minh được mình trong sạch bằng chứng cứ cụ thể; Thứ ba, chủ thể tiến hành quảng cáo trực tuyến phải có tinh thần trách nhiệm với người tiêu dùng và xã hội; Thứ tư, cần tôn trọng nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh và công bằng từ các doanh nghiệp khác. Trong quảng cáo trực tuyến có ba mối quan hệ đáng quan tâm: một là các nhà quảng cáo muốn tiếp cận người tiêu dùng; hai là, có những người tiêu dùng (có thể hoặc không thể) tiếp nhận thông điệp quảng cáo; ba là, bên thứ ba3. Quan hệ của bên thứ ba này thường dẫn đến các hệ quả từ hoạt động quảng cáo trực tuyến. Tuy nhiên, quản lý hoạt động quảng cáo trực tuyến với mục đích đảm bảo cạnh tranh lành mạnh trong môi trường trực tuyến, hài hoà quyền lợi của các bên, buộc các doanh nghiệp tôn trọng nguyên tắc cạnh tranh công bằng. - Uỷ ban Thực thi pháp luật quảng cáo qua phát sóng (BCAP) là cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo các quy định về quảng cáo phát sóng trên đài phát thanh và truyền hình ở Anh. BCAP soạn thảo và ban hành Luật Truyền thông năm 2003. Luật này điều chỉnh các hoạt động quảng cáo phát sóng trên đài phát thanh và truyền hình, bao gồm KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 59Số 23(375) T12/2018 cả quảng cáo trên thiết bị kỹ thuật số4. Các thành viên của BCAP bao gồm các đại diện từ nhiều hiệp hội và đơn vị có liên quan5. Như vậy, quảng cáo trực tuyến thuộc thẩm quyền quản lý của BCAP, khi doanh nghiệp quảng cáo trên thiết bị kỹ thuật số. Đối với những quảng cáo không thông qua chương trình phát sóng như quảng cáo trên báo mạng, quảng cáo trên trang thông tin máy tính, quảng cáo qua thư điện tử (email), quảng cáo trên điện thoại di động, Uỷ ban thực thi quảng cáo - CAP chịu trách nhiệm soạn thảo các văn bản pháp luật điều chỉnh về hình thức, nội dung, quy định thẩm quyền quản lý, đồng thời thực thi các phán quyết của ASA. - Cơ quan Thẩm định Tiêu chuẩn Quảng cáo - ASA là cơ quan quản lý quảng cáo độc lập của Anh, không trực thuộc Chính phủ. ASA được thành lập vào năm 1962. Các phán quyết của ASA được công bố lần đầu tiên năm 1973. Đến năm 1991, ASA đồng sáng lập ra EASA - cơ quan Tiêu chuẩn Quảng cáo liên minh Châu Âu, liên kết với 11 quốc gia khác để giám sát và xử lý khiếu nại về hành vi vi phạm quảng cáo thương mại mang tính xuyên quốc gia, đồng thời trao đổi, học hỏi kinh nghiệm về quản lý hoạt động quảng cáo. ASA giám sát và quản lý hoạt động quảng cáo nói chung và hoạt động quảng cáo 4 Xem điểm 1,2,3,4 Mục 324 của Đạo luật Thông tin 2003 Anh. Nguồn: truy cập ngày 5/1/2018. 5 “CAP Committees, Panels and Executive”. https://www.asa.org.uk/about-asa-and-cap/people/cap-panels-and-commit- tees.html, access time in february 1, 2018. 6 Graham Mytton, Peter Diem, Piet Hein van Dam (2014), “Media Audience Research: A Guide for Professionals”, p. 4 7 “Advertising on the council website”, truy cập 3/3/2018. 8 CAP Committees, Panels and Executive, https://www.asa.org.uk/about-asa-and-cap/people/cap-panels-and-commit- tees.html, truy cập ngày 5/3/2018 9 “Advertising watchdog forces Reading University to ditch 'top 1%' claim”. https://www.theguardian.com/educa- tion/2017/jun/08/advertising-watchdog-forces-reading-university-to-ditch-top-1-claim, truy cập ngày 6/3/2018. trực tuyến nói riêng. Cơ quan này đảm bảo quảng cáo trên các phương tiện truyền thông Anh tuân theo các quy tắc quảng cáo (mã quảng cáo)6. Theo đó, các quảng cáo của doanh nghiệp quảng cáo trên trực tuyến nói riêng và quảng cáo trên tất cả các phương tiện khác nói chung phải đáp ứng các điều kiện sau đây: (i) Tuân thủ pháp luật, lịch sự, trung thực và đúng sự thật; (ii) Không đưa vào quảng cáo hành vi sai trái; (iii) Nội dung và hình thức phù hợp với Bộ luật CAP; (iv) Tôn trọng nguyên tắc cạnh tranh công bằng7. Năm 1995, ASA bắt đầu điều chỉnh và xử lý vi phạm về quảng cáo trên internet và đến năm 2013, ASA chịu trách nhiệm điều chỉnh toàn bộ hoạt động quảng cáo trực tuyến. Từ năm 2014, trong tổng số 13.477 khiếu nại thì quảng cáo trên môi trường mạng chiếm đến 10.202 quảng cáo, tăng 35 lần so với năm 20138. Năm 2017, một trong những vụ kiện được ASA thụ lý và giải quyết liên quan đến quảng cáo trực tuyến có tác dụng thức tỉnh các trường đại học lớn trên thế giới nói chung và ở nước Anh nói riêng về việc cạnh tranh không lành mạnh để lôi kéo người học là vụ kiện Trường Đại học Reading quảng cáo “gây nhầm lẫn và thiếu bằng chứng”9. Nhìn chung, ngoài việc xử lý khiếu nại liên quan đến hành vi quảng cáo vi phạm pháp luật đối với quảng cáo không phát sóng, ASA còn xử lý rất nhiều vi phạm về KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 60 Số 23(375) T12/2018 quảng cáo phát sóng10. ASA đã và đang hoạt động hiệu quả nhằm giảm thiểu tối đa các trường hợp quảng cáo vi phạm. 2. Thẩm quyền quản lý hoạt động quảng cáo trực tuyến theo pháp luật Singapore Singapore đã áp dụng cơ chế tự quản, tự điều chỉnh trong hoạt động quảng cáo thương mại nói chung và quảng cáo trực tuyến nói riêng. Khác với một số quốc gia khác11, Chính phủ Singapore không thành lập cơ quan chuyên trách trực tiếp quản lý hoạt động quảng cáo mà chức năng này được giao cho cơ quan tự quản về quảng cáo thương mại có tên gọi là ASAS (The Advertising Standards Authority of Singapore). ASAS được thành lập từ năm 197312, là tổ chức không trực thuộc Chính phủ, được thiết lập nhằm thúc đẩy đạo đức trong lĩnh vực quảng cáo tại Singapore và thực hiện nhiều vai trò quan trọng khác13. Bộ luật Thực hành quảng cáo Singapore (SCAP) năm 2008 là một phần cơ bản của hệ thống kiểm soát mà các doanh nghiệp tham gia quảng cáo trực tuyến địa phương tuân thủ. 10 Examples of online ad decisions. Here are a few examples of ASA adjudications which relate to online advertising in which the ASA found the advertisement to be in breach of the CAP Code: 1. “Orange Personal Communications Services Ltd (September 2005)”; 2. “UK College of Life Coaching Limited (August 2005; Hertz (UK) Ltd (July 2005)”; 3. “Mars (August 2003)”. Link: https://www.out-law.com/page-677. 4. “BMW electric car ad banned over misleading 'clean car' claims”; Link: https://www.theguardian.com/ environment/2017/dec/06/bmw-electric-car-ad-banned-over-misleading-clean-car-claims; 5. “KFC's dancing chicken tops list of 2017's most complained about” ads.https://www.theguardian.com/media/2018/ feb/01/kfc-dancing-chicken-most-complained-about-ad-advertising-standards-authority. 11 Điển hình như Thái Lan, quốc gia này giao thẩm quyền quản lý hoạt động quảng cáo cho hai cơ quan độc lập. Thẩm quyền cấp giấy phép quảng cáo được giao cho các Uỷ ban thuộc bộ chuyên ngành như Ban giám sát thực phẩm và thuốc, Ban quản lý truyền thông, Ban kiểm soát dịch bệnh Thẩm quyền xử lý vi phạm được giao cho Uỷ ban Quảng cáo, đây là cơ quan chủ quản trong hoạt động quản lý quảng cáo của Thái Lan, thuộc Hội đồng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tham khảo: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Thái Lan năm 2008. 12 Mr Seah Seng Choon (2018), Role of CASE and ASAS in Consumer Protection, Executive Director case, Presentaton of director in 2015. Source: 13 Vai trò của ASAS được quy định trong Luật Thực hành quảng cáo 2008 (SCAP). Luật này thay thế cho cho Luật Thực hành quảng cáo năm 1976, sửa đổi trong năm 2003 và lần gần đây nhất là năm 2008. 14 Secondhand Good Dealers ACT (Chapter 228, Section 20). 15 Kah LengTer (2013), “Singapore's Personal Data Protection legislation: Business perspectives”, Computer Law & Security Review, Volume 29, Issue 3, June 2013, tr 264-273. Luật này được điều hành bởi Hội đồng Tiêu chuẩn Quảng cáo của Singapore (ASAS) và Hiệp hội Người tiêu dùng Singapore (CASE). Thời gian gần đây nhất, có một số quy định mới được đưa vào SCAP, thể hiện sự nhất quyết cao của các tổ chức, hiệp hội trong lĩnh vực quảng cáo, đặc biệt thể hiện quyền lực của cơ quan tiêu chuẩn quảng cáo nước này trong việc quản lý hoạt động quảng cáo. Singapore có chế độ quản lý quảng cáo trực tuyến toàn diện, bao gồm Quy tắc Thực hành Quảng cáo Singapore năm 2008 , Đạo luật Kiểm soát Spam năm 200814, và Đạo luật về lạm dụng máy tính và an ninh mạng năm 2007, Đạo luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân năm 2012, Đạo luật Giao dịch Điện tử năm 2010 quy định việc hình thành hợp đồng điện tử. Singapore tuân thủ tiêu chuẩn cao về bảo vệ người tiêu dùng thông qua Đạo luật về các điều khoản Hợp đồng. Luật pháp Singapore đặc biệt quan tâm đến việc bảo vệ quyền riêng tư của cá nhân khi truy cập và tham gia hoạt động quảng cáo trực tuyến15. KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 61Số 23(375) T12/2018 Chức năng chính của ASAS là (i) xử lý vi phạm; (ii) giải quyết tranh chấp, khiếu nại về quảng cáo thương mại (iii) tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến quảng cáo thương mại cho doanh nghiệp quảng cáo trực tuyến nói riêng và quảng cáo thương mại nói chung (với điều kiện doanh nghiệp phải tuân thủ quy định của Luật Thực hành quảng cáo 2008)16,17. Theo thông cáo báo chí của ASAS, các nhà quảng cáo trực tuyến không tuân thủ các nguyên tắc quảng cáo sẽ được yêu cầu sửa đổi quảng cáo, nếu không, quảng cáo sẽ bị thu hồi hoàn toàn để tránh việc cung cấp thông tin không chính xác hoặc gây hiểu nhầm. Đối với quảng cáo trên internet, nếu các nhà quảng cáo không tuân thủ các hướng dẫn này, quảng cáo có nguy cơ bị giữ lại không gian quảng cáo hoặc rút gọn thời gian của chủ sở hữu phương tiện truyền thông, cũng như việc thu hồi các đặc quyền kinh doanh từ các cơ quan quảng cáo. Trong những trường hợp cực đoan, có thêm hình phạt của việc công khai bất lợi thông qua việc bản xuất bản chi tiết về kết quả điều tra của ASAS18. ASAS sẽ bắt đầu tư vấn khi bên khiếu nại, bên nhờ tư vấn đã hoàn thành tất cả các phí hành chính theo thuế suất do ASAS công bố trên cổng thông tin truyền thông19. Nghĩa vụ chứng minh thuộc về các bên do hội đồng ASAS chỉ định. Hội đồng ASAS được quyền triệu tập tất cả những người có quyền và nghĩa vụ liên quan và doanh nghiệp để 16 Section 4.4, Singapore Code of Advertising Practice, 3rd Edition, February 2008, page 6 17 Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất trong Luật Thực hành quảng cáo Singapore là: Tất cả các quảng cáo ở Singapore cần đúng pháp luật, lịch sự, trung thực và đúng sự thật (tobe legal, decent, honest and truthful). 18 "Advertising Standards Authority of Singapore (ASAS) Enhanced guidelines to Singapore Code of Advertising Practice (SCAP), Sourse: time is January 1, 2018. 19 Mức phí doanh nghiệp, cá nhân phải đóng cho mỗi lần được tư vấn là: 100 Đô la Mỹ cho các thành viên của SAA, 4As, AMOS hoặc DMAS; 200 Đô la Mỹ cho những người không phải là hội viên của các hiệp hội trên. Nguồn: aseanconsumer.org/accp/uploads/files/usftc-s5-ssc.pdf, truy cập 5/1/2018. 20 Singapore Code of Advertising Practice, 3rd Edition, February 2008, p. 7. lấy thông tin. Đối với các quảng cáo có trực quan, âm thanh hoặc video, ASAS muốn nhận một bản sao của quảng cáo dưới dạng cho phép quan sát các yếu tố hình ảnh, âm thanh hoặc video đó. Nếu quảng cáo bằng tiếng mẹ đẻ, phải có bản dịch tiếng Anh20. Thời gian ra phán quyết là từ 1 đến 2 tháng. Sau khi có tất cả các thông tin liên quan đến đơn khiếu nại, thành viên Hội đồng ASAS sẽ nghiên cứu và cho ra phán quyết đối với hành vi vi phạm về quảng cáo. Điều đặc biệt là tất cả các thành viên của ASAS đều phải tuân thủ nguyên tắc bảo mật và không được tiết lộ lý do cho bên thứ ba nào nếu không được sự cho phép của Hội đồng ASAS. 3. Một số kiến nghị để Việt Nam hoàn thiện quy định về thẩm quyền quản lý hoạt động quảng cáo thương mại trực tuyến Qua việc khảo sát nghiên cứu pháp luật của Anh, Singapore, chúng tôi cho rằng, để quản lý hoạt động quảng cáo thương mại hiệu quả Việt Nam, chúng ta cần thực hiện các biện pháp sau: Một là, cần mở rộng đối tượng điều chỉnh đối với phương tiện quảng cáo trực tuyến. Theo đó, cần quy định rõ quảng cáo tìm kiếm, quảng cáo hiển thị, quảng cáo trên mạng thông tin máy tính ngoài bao gồm quảng cáo trên trang thông tin điện tử, còn bao gồm quảng cáo trên trang mạng xã hội, blog Từ đó dễ dàng xác định loại hình quảng cáo này thuộc thẩm quyền quản lý KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 62 Số 23(375) T12/2018 của cơ quan nào, giúp chủ thể quảng cáo trực tuyến nói chung có hành lang pháp lý để hoạt động hiệu quả, cơ quan chức năng dễ dàng quản lý. Hai là, phân công lại cơ quan có thẩm quyền quản lý hoạt động quảng cáo trực tuyến. Theo đó, cần xác định cơ quan nào phù hợp để chịu trách nhiệm chính trong hoạt động quảng cáo trực tuyến, từ đó xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền quản lý. Nói cách khác, cơ quan có thẩm quyền chủ trì quản lý hoạt động quảng cáo phải là Bộ Thông tin và Truyền thông21. Trên thế giới, công tác quản lý hoạt động quảng cáo thường được giao cho Bộ Công thương hoặc Bộ Thương mại - là một bộ kinh tế có các cơ quan chức năng đủ mạnh để quản lý hoạt động này22,23. Ở Việt Nam hiện nay, mặc dù theo quy định của pháp luật hiện hành, lĩnh vực quảng cáo thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch. Tuy nhiên, để bảo đảm chất lượng của các văn bản phục vụ công tác quản lý, Chính phủ cần phân công Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đồng chủ trì soạn thảo các văn bản pháp luật về quảng cáo. Hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đang quản lý nhiều phương tiện quảng cáo, đặc biệt là quảng cáo trực tuyến với thị phần lớn, chắc chắn sẽ có nhiều đóng góp thiết thực cho việc ban hành các văn bản pháp luật đáp ứng được yêu cầu thực tế của hoạt động quản lý quảng cáo nói chung và quảng cáo 21 Hiện nay các vấn đề liên quan đến hoạt động quảng cáo chỉ dừng lại ở các Phòng (Phòng Quảng cáo và Tuyên truyền thuộc Sở Văn hóa địa phương - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Do đó, khi thực hiện chức năng phối hợp với các Bộ liên quan có rất nhiều hạn chế. 22 Giles Crown, Oliver Bray & Rupert Earle (2010), “Advertising law and regulation”, Bloomsbury Professional Ltd, ISBN 978-1-84592-451-5, p. 29. 23 Tại Hoa Kỳ quảng cáo trực tuyến được quản lý và thi hành bởi Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC). 24 Hiện nay trên thế giới có nhiều Hiệp hội quảng cáo ở các quốc gia áp dụng cơ chế này để đi đến cơ chế tự quản trong quản lý hoạt động quảng cáo. Điển hình như Hiệp hội quảng cáo Châu Âu (EAAA – European Association of Advertising Agencies), Hiệp hội quảng cáo Châu Á (AFAA - ), Hiệp hội quảng cáo thế giới (IAA – International Advertising Association). trực tuyến nói riêng. Ba là, quy định bổ sung cơ quan chuyên trách giải quyết khiếu nại về quảng cáo trực tuyến. Việt Nam hiện nay chưa có cơ quan chuyên trách giải quyết khiếu nại về quảng cáo thương mại nói chung và quảng cáo trên internet nói riêng. Tại Anh, như đã phân tích , cơ quan ASA hoạt động khá hiệu quả, khi cơ quan này chỉ chịu trách nhiệm giải quyết khiếu nại độc lập mà không phải là cơ quan nhà nước, không thực hiện chức năng tư pháp. Nếu Việt Nam có cơ quan chuyên trách như trên, chắc chắn sẽ góp phần giảm bớt gánh nặng và trách nhiệm cho các cơ quan quản lý nhà nước. Bốn là, đẩy mạnh và nâng cao vai trò của Hiệp hội quảng cáo ở Việt Nam. Để xây dựng được cơ chế tự quản trong quản lý hoạt động quảng cáo, cơ quan tiêu chuẩn quảng cáo của Singapore được thành lập và hoạt động theo phương thức tự đưa ra quy tắc mang tính chuẩn mực trong hoạt động quảng cáo và tự giám sát, tự xử lý vi phạm. Tại Việt Nam, số lượng các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo trên internet tham gia vào Hiệp hội quảng cáo chưa nhiều. Để xây dựng cơ chế tự quản. Hiệp hội quảng cáo cần chủ động mở rộng số lượng hội viên và quy mô hoạt động, đồng thời thực hiện giám sát chương trình quảng cáo của các thành viên24. Thông qua việc tự kiểm tra, giám sát, Hiệp hội quảng cáo sẽ góp phần vào việc quản lý hoạt động quảng cáo■ KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 63Số 23(375) T12/2018 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật Quảng cáo 2012 2. Nghị định 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định chi tiết thi hành Luật Quảng cáo 2012. 3. Nghị định số 72/2013/NĐ-CP quy định Về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet 4. Nghị định 76/2013/NĐ-CP ngày 16/7/2013 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch. 5. Bộ luật Quảng cáo Anh (CAP) năm 2010 6. Đạo luật Thông tin Anh năm 2003 7. Luật Thực hành quảng cáo (SCAP) năm 2008 8. Đạo luật Bảo vệ Dữ liệu năm Anh năm 1998 9. Luật về Quyền riêng tư và Truyền thông điện tử của Vương quốc Anh năm 2011 10. Gibson, M. (2012). "History of Online Display Advertising". Vantage Local. history-of-online-display-advertising-2/ 11. Keelan Carpenter (2013), “Ethical Issues of Online Advertising and Privacy”, University of Tennessee Chattanooga CPSC 3610
November 25. 12. Judith A. Powell and Lauren Sullins Ralls (2010), “Best Practices for Internet Marketing and Advertising, Franchise Law Journal” 13. N. Am. Med. Corp. v. Axiom Worldwide, Inc, 522 F.3d 1217 (2008). 14. Giles Crown, Oliver Bray & Rupert Earle (2010), “Advertising law and regulation”, Bloomsbury Professional Ltd, 2010, ISBN 978-1-84592-451-5 15. Gönenç Gürkaynak,İlay Yılmaz,Burak Yeşilaltay(2014),“Legal Boundaries of Online Advertising” Attorneys-at-Law, Istanbul, Turkey, Journal of International Commercial Law and Technology Vol.9, No.3 16. CAP, Help Note Committee of Advertising Practice (CAP) Broadcast Committee of Advertising Practice (BCAP), Use of production techniques in cosmetics advertising, April 2011 17. ICC International Code of Advertising Practice (1997 Edition), Document No. 240/381 Rev. (Updated by the Commission on Marketing, Advertising and Distribution. 18. Graham Mytton, Peter Diem, Piet Hein van Dam, (2014), “Media Audience Research: A Guide for Professionals”. 19. Mr Seah Seng Choon (2015), Role of CASE and ASAS in Consumer Protection, Executive Director case, Presentaton of director 20. Secondhand Good Dealers ACT (Chapter 228, Section 20). 21. Kah LengTer (2013), “Singapore's Personal Data Protection legislation: Business perspectives”, Computer Law & Security Review, Volume 29, Issue 3, June 2013, 22. Vũ Thị Hoà Như, “Thẩm quyền quản lý hoạt động quảng cáo thương mại theo pháp luật Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á – Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Luật học, số 9/2015, tr. 73. 23. Mutrap, “Báo cáo Rà soát pháp luật hiện hành về Xúc tiến thương mại và Quảng cáo thương mại tại Việt Nam”. KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 64 Số 23(375) T12/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftham_quyen_quan_ly_hoat_dong_quang_cao_thuong_mai_truc_tuyen.pdf
Tài liệu liên quan