Thực trạng chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người cao tuồi quận ô môn TP. Cần Thơ

Bao gồm việc đảm bảo tất cả NCT đều được kiểm tra sức khỏe hàng năm. NCT cần được cập nhật kiến thức và thay đổi hành vi sức khỏe hợp lý. Gia đình, cộng đồng và bản thân NCT cần quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của mình. Đồng thời, từ kết quả nghiên cứu, có thể dẫn đến những nghiên cứu sâu hơn về CSSKTN ở Việt nam, chẳng hạn so sánh chi phí giữa CSSKTN và tại cơ sở y tế, nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tự chăm sóc của NCT. Cảm ơn: Chúng tôi chân thành cảm ơn Tổ chức Bánh Mì cho Thế giới (Bread for the World), Ths.Tôn Thất Khải, Sở Y tế Tp.Cần Thơ và Bệnh viện Đa Khoa Quận Ô Môn đã tạo mọi điều kiện tốt để đề tài được hoàn thành.

pdf6 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 621 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người cao tuồi quận ô môn TP. Cần Thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học 1 THỰC TRẠNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TẠI NHÀ CHO NGƯỜI CAO TUỒI QUẬN Ô MÔN TP. CẦN THƠ Trần Thị Hạnh* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Dân số thế giới sẽ gấp rưỡi so vào năm 2050 (9.3 tỉ) so với hiện nay (6.6 tỉ). Cấu trúc dân số sẽ thay đổi ngược chiều đáng kể về tỉ lệ người có tuổi (NCT) và trẻ em. Đặc biệt với 3/5 dân số thế giới là cư dân châu Á, tỉ lệ trẻ em dưới 14 tuổi là 36% vào năm 1950 và 19% vào năm 2050; trong khi đối với NCT, tỉ lệ này là 4% vào năm 1950 và 17% vào năm 2050. Tại Việt Nam, tỉ leä NCT hieän nay laø 7% vaø döï ñoaùn laø seõ hôn 10% vaøo naêm 2014. Song song đó, việc đô thị hóa, công nghiệp hóa và hiện đại hóa làm cho thế hệ trẻ ngày càng bị cuốn vào những hoạt động bên ngoài gia đình hơn. Thế hệ trẻ ngày càng có ít thời gian hơn để chăm sóc NCT, đặc biệt khi chăm sóc ở bệnh viện. Cùng với sự tác động của các điều kiện kinh tế, xã hội làm cho chi phí y tế cao hơn. Tất cả những điều đó khiến cho NCT được chăm sóc tại nhà ngày càng nhiều hơn. Mục tiêu: Mô tả thực trạng và các yếu tố liên quan đến tình hình chăm sóc sức khỏe tại nhà (CSSKTN) cho người có tuổi (NCT) Quận Ô Môn, Tp.Cần Thơ năm 2005 Phương pháp: Mô tả cắt ngang có phân tích qua phỏng vấn 171 NCT bằng bản câu hỏi có cấu trúc. Tuổi của họ từ 60 đến 98, 66% là phụ nữ, 58% có gia đình, 67% là chủ hộ, 37% mù chữ, 41% không có tiền hổ trợ hàng tháng, 94% sống với trong gia dình có thu nhập thấp. Kết quả: Có 91% NCT hoàn toàn tự lực trong sinh họat hàng ngày, 51% tự chăm sóc khi họ bị bệnh, vai trò cán bộ y tế cơ sở mờ nhạt trong trong chăm sóc sức khỏe tại nhà cho NCT, 84% NCT bị bệnh mãn tính, 57% bỏ qua những dấu hiệu nhẹ của bệnh, 16% chưa nhận được sự hổ trợ hợp lý của gia đình và cộng đồng. Đề tài phát hiện bệnh mãn tính liên quan đến địa bàn sinh sống; tình trạng sức khỏe phụ thuộc vào tuổi, trình độ học vấn, tình trạng làm việc và điều kiện nhà ở của họ; tuổi tác, tình trạng làm việc, nhu cầu sức khỏe liên quan đến việc tự chăm sóc của NCT. Kết luận: Thực trạng CSSKTN cho NCT tại địa phương chủ yếu là tự chăm sóc sức khỏe của NCT. Các đề nghị bao gồm việc cập nhật kiến thức để thay đổi hành vi sức khỏe hợp lý cho NCT, công tác kiểm tra sức khỏe hàng năm cho tất cả NCT, đồng thời gia đình và cộng đồng cần quan tâm hơn đến sức khỏe của NCT. SUMMARY HOME CARE STATUS FOR THE ELDERLY IN OMON DISTRICT, CANTHO CITY Tran Thi Hanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - No 1 - 2008: 29 - 36 Introduction: World population in 2050 (9.3 billio n) will increases 1,5 times than in 2007 (6.6 billion). Population structure is changing extremely on the ratio for elderly and children. Of world population in which 3/5 is Asian, children below 14 years old is 36% in 1950 and 19% in 2050. Meanwhile the elderly is 4% in 1950, 17% in 2050 and 7% in 2007, 10% in 2050 in Vietnam. In addition, industrialization, urbanization and modernization gives the youth better opportunities to study or to have jobs. Therefore, they more involve in this competitive society and have no time to take care of the elderly. It’s the reason why homecare expands spontaneously Objectives: To determine the status and factors related of homecare for the elderly in Omon District, Cantho City. Method: The crossectional descriptive study based on the questionnare of 171 elderly shows that age ranges between 60 and 98, in which 5% of 90 years old and over. Of the subjects, 66% female, 58% married; 67% household head, 37% illiterate, 41% without a monthly allowance, 94% with a poor income. * Trường Cao Đẳng Y tế Cần Thơ Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học 2 Result: The study results showed that 91% of the elderly takes care of themselves in their daily activities and 51% takes care of their sickness by themselves; 84% of them had chronic diseases, 57% of them ignored their discomfort or minor illness. The data shows that chronic disease is related to the condition of living; the elderly’s health depends on age, education, working status and house condition. Age and working status is associated with the way they take care of themselves. The results also reflect needs of health care for the elderly. Conclusion: Most elderly in Omon district take care of themselves in daily actitities (91%) and for their illness (50%). The suggestions include updating elderly health knowledge and behaviour; doing annual health check-ups for the elderly and taking more interest in the elderly’s discomfort or minor illnesses. ĐẶT VẤN ĐỀ Vào tháng 6 năm 2007, thế giới có 6.6 tỉ người. Con số này sẽ tăng lên 8 tỉ vào năm 2025 và là 9.3 tỉ vào năm 2050(1) Trong khi đó, 3/5 dân số thế giới là cư dân châu Á(13). Người cao tuổi (NCT) châu Á đã tăng lên gấp đôi trong vòng 25 năm qua và dự đoán là sẽ tăng hơn 75% vào năm 2050(5). Tỉ lệ NCT ở Việt nam hiện nay là 7% và dự đoán là sẽ hơn 10% vào năm 2014 (7). Cùng với tuổi thọ của NCT tăng lên, số lượng người trên 60 tuổi ở Việt nam gia tăng đáng kể, ước tính 6.19 triệu vào năm 1999 và lên đến 16.49 triệu vào năm 2029(4). Song song đó, việc đô thị hóa, công nghiệp hóa và hiện đại hóa làm cho thế hệ trẻ ngày càng bị cuốn vào những hoạt động bên ngoài gia đình hơn. Thế hệ trẻ ngày càng có ít thời gian hơn để chăm sóc NCT, đặc biệt khi chăm sóc ở bệnh viện. Cùng với sự tác động của các điều kiện kinh tế, xã hội làm cho chi phí y tế cao hơn. Tất cả những điều đó khiến cho NCT được chăm sóc tại nhà ngày càng nhiều hơn(11). Mục tiêu của nghiên cứu này bao gồm: 1. Mô tả nhu cầu chăm sóc sức khỏe (CSSK) của NCT tại địa phương 2. Mô tả thực trạng CSSK tại nhà (CSSKTN) cho NCT. 3. Xác định các yếu tố liên quan đến nhu cầu CSSK của họ. 4. Xác định các yếu tố liên quan đến thực trạng CSSKTN cho NCT tại địa phương 5 Định nghĩa mối quan hệ giữa nhu cầu CSSK và thực trạng CSSKTN của NCT trong quận. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích., lấy số liệu bằng cách phỏng vấn qua bản câu hỏi. Đối tượng nghiên cứu là NCT cư ngụ tại Quận Ô môn, Tp. Cần thơ, có thể nghe, hiểu để độc lập trả lời., với cở mẫu là 169 được chọn bằng phương pháp phân cụm, ngẫu nhiên hệ thống. Số liệu được xử lý bằng phần mềm Minitab 13 và SPSS 11.5. Test kiểm tra sự phân bố được thực hiện đối với các biến định lượng. Thống kê mô tả được dùng cho toàn bộ các biến số. Test chi bình phương được sử dụng để xác định mối quan hệ của các biến số với p=0.05. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Đặc điểm cá nhân của nhóm nghiên cứu Tuổi của NCT trong nhóm nghiên cứu từ 60 đến 98, trong đó hầu hết từ 60 đến 79. Hơn một nữa là phụ nữ (65%), khoảng 43% góa bụa hoặc sống một mình. Đa số họ là chủ hộ (67%) và gần một nữa vẫn còn làm việc. Hơn 80% có tiền hổ trợ hàng tháng dưới 120.000 VND. Đặc biệt, hơn 40% không có tiền hổ trợ hàng tháng. (Bảng 1). Họ có trình độ học vấn hạn chế. Hơn ¼ mù chữ, kiến thức và hành vi sức khỏe của họ cần được cải thiện bởi vì gần một nữa ở mức độ thấp (44% và 46%). Điều kiện sống của NCT Một phần tư NCT trong nhóm nghiên cứu là những người sống trong tình trạng nhà ở kém. Khoảng 15% chưa sử dụng nước uống an toàn. Hầu hết NCT sử dụng nhà vệ sinh không hợp lý (81%). Hơn 90% sống với gia đình có từ 2 – 7 thành viên, đặc biệt, 4.68% sống một mình. Hầu hết họ sống với các thành viên gia đình có mức thu nhập dưới 7.7 triệu VND/năm (94%), ¼ có mức hổ trợ từ gia đình thấp, chỉ có 14% tiếp nhận được nguồn hổ trợ từ cộng đồng. (Bảng 2) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học 3 Bảng 1 – Đặc điểm nhóm nghiên cứu Đặc điểm Số lượng N=171 Tỉ lệ Tuổi 60 – 79 129 75.44 ≥ 80 42 24.56 Thấp nhất = 60, Cao nhất = 98 Trung bình = 73.02 SD = 8.56 Giới tính Nữ 112 65.50 Nam 59 34.50 Tình trạng hôn nhân Có gia đình 98 57.31 Độc thân/goá 73 42.69 Quan hệ với chủ hộ Là chủ hộ 115 67.25 Thành viên 56 32.74 Học vấn Mù chữ 63 36.80 Tiểu học 105 63.15 Tình trạng làm việc Có 83 48.54 Không 88 51.46 Tiền bảo trợ hàng tháng Có 100 58.48 Không 71 41.52 ≥ 120.000đ 27 15.79 > 120.000 đ 144 84.21 Kiến thức về sức khỏe Tốt 95 55.56 Kém 76 44.44 Hành vi sức khỏe Tốt 91 53.22 Kém 80 46.78 Bảng 2 – Điều kiện sống của NCT Điều kiện sống Số lượng (N=171) Tỉ lệ Tình trạng nhà ở Kém 43 25.15 Tốt 128 74.86 Nguồn nước uống Hợp vệ sinh 146 84.80 Không HVS 25 15.2 Xử lý rác Hợp lý 103 51.24 Không hợp lý 68 39.46 Nhà vệ sinh Hợp lý 32 18.71 Không hợp lý 139 81.29 Số lượng thành viên trong gia đình Sống một mình 8 4.68 2 – 7 158 92.40 > 8 người 5 2.92 Thu nhập bình quân /năm/người ≥ 7.7 triệu 10 5.85 < 7.7 triệu 161 94.15 Mức độ hổ trợ của gia đình Tốt 33 19.30 Trung bình 94 54.97 Kém 44 25.93 Mức hổ trợ của cộng đồng Tốt 24 14.04 Trung bình 120 7.18 Kém 27 15.59 Nhu cầu CSSK của NCT Trong đề tài nghiên cứu, chỉ có gần 16% NCT không có bệnh mãn tính. NCT có bệnh phối hợp của chiếm tỉ lệ cao nhất (23%), một nữa NCT cảm thấy rằng họ không khỏe. Điều này cho thấy nhu cầu kiểm tra sức khỏe cho NCT trong địa phương hết sức bức thiết (Bảng 3). Trong 2 tuần CSSKTN, dấu hiệu phiền phức về sức khỏe thường gặp nhất là đau lưng, đau khớp (43%). Nhiều dấu hiệu phối hợp và khó khăn khi di chuyển cũng thường gặp. Bệnh lý thường gặp nhất của họ trong lúc này là cũng là bệnh phối hợp (19.%) và viêm phổi (12%). (Bảng 3) Bảng 3 - Bệnh mãn tính và tình trạng sức khỏe Nhu cầu CSSK SL (N=171) Tỉ lệ Bệnh mãn tính Không 27 15.79 Bệnh tim mạch 33 19.30 Bệnh khớp 26 15.20 Rối loạn tâm thần 13 7.60 Cataract 13 7.60 Chấn thương 4 2.34 Bệnh phối hợp 39 22.81 Bệnh khác 16 9.36 Cảm nhận về tình trạng sức khỏe Khỏe 87 50.88 Không khỏe 84 49.12 Mean = 4.632 Median = 6.00 SD =2.50 Min = 1, Max = 9 Vấn đề sức khỏe Không có 20 11.70 Sốt 5 2.92 Đau lưng/đau khớp 73 42.69 Khó khăn khi di chuyển 25 14.62 Giảm trí nhớ 17 9.94 Rối loạn tiêu hóa 2 1.17 Nhiều triệu chứng phối hợp 29 16.96 Bệnh thông thường Không có 69 40.35 Viêm họng 10 5.85 Viêm phổi 22 12.87 Đau dạ dày 13 7.60 Tiêu chảy 8 4.68 Rối loạn tiểu tiện 8 4.68 Bệnh phối hợp 33 19.30 Bệnh khác 8 4.68 Thực trạng CSSKTN của NCT Giải pháp trong CSSKTN cho NCT Bảng 4 – Xử trí khi gặp vấn đề sức khỏe Giải pháp Vấn đề sức khỏe Nhẹ Trung bình Nặng No (%) No (%) No (%) Bỏ qua 98 (57.31) 3 (1.75) 7 (4.09) Phương pháp dân gian 45 (26.32) 25 (14.62) 60 (35.09) Gia đình tự dùng thuốc 16 (9,36) 25 (14.62) 23 (13.45) Can thiệp y tế 9 (5.26) 104 (6.82) 23 (38.01) Cúng bái 3 (1.75) 7 (4.09) 16 (9.36) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học 4 Khi có các dấu hiệu nhẹ về bệnh tật, đa số (57%) NCT không xử trí gì, thậm chí có 4% bỏ qua khi bệnh nặng hơn. Hơn 1/3 NCT dùng biện pháp dân gian và can thiệp y tế khi bệnh nặng hơn. Ngược lại, tỉ lệ cúng bái tăng theo mức độ nặng của bệnh. (Bảng 4). Người thực hiện CSSKTN cho NCT Trong sinh hoạt hàng ngày của NCT Đề tài khảo sát 8 họat động hàng ngày của NCT, bao gồm: - Tắm, dọn dẹp, - Ăn mặc, - Ăn uống, - Trông nom - Nâng đở và di chuyển - Đi vệ sinh - Mua sắm thức ăn Bảng 5 – Người thực hiện CSSKTN trong sinh họat hàng ngày của NCT Người thực hiện CSSKTN Số lượng HĐ (n=1386) (8 HĐ cho 171 NCT) Tỉ lệ (%) Bản thân NCT 1098 80.26 Chồng / Vợ 16 1.17 Con ruột 180 13.16 Dâu / Rễ 51 3.73 Cháu nội/ngoại 20 1.46 Láng giềng/người khác 3 0.22 Đa số NCT tự thực hiện sinh hoạt hàng ngày (80.24%). Có 13% hoạt động hàng ngày cho NCT được con cái giúp đở (Bảng 5). Khi NCT bị bệnh Đề tài khảo sát 9 nội dung chăm sóc cho NCT khi họ bị bệnh, bao gồm: - Chuẩn bị và cho uống thuốc - Chăm sóc vết thương - Đi thăm khám hoặc điều trị bệnh - Tư vấn với thầy thuốc - Tranh thủ các nguồn phúc lợi - Sắp xếp các hổ trợ tài chính - Chăm sóc khi bị bệnh đơn giản - Chăm sóc khi bị bệnh nặng - Chăm sóc khi bệnh nguy kịch Bảng 6 Người thực hiện CSSK khi NCT bị bệnh Người thực hiện CSSKTN Số lượng HĐ (n=1539) (9 HĐ cho 171 NCT) Tỉ lệ (%) Bỏ qua 101 6.56% NCT tự chăm sóc hòan tòan 776 50.42% NCT tự chăm sóc với sự giúp đở của gia đình 114 7.41% Gia đình chăm sóc hoàn toàn 339 22.03% Chăm sóc từ láng giềng/TNV 29 1.88% Chăm sóc của cán bộ y tế tại nhà 31 2.01% Khi NCT bị bệnh, hơn ½ hòan toàn tự lực khi CSSK cho mình, thậm chí có gần 7% không quan tâm (bỏ qua). Có 22% hoạt động chăm sóc cho NCT khi họ bị bệnh được gia đình thực hiện hoàn toàn. Vai trò của cán bộ y tế mờ nhạt trong CSSKTN cho NCT. (Bảng 6). Do đó, thực trạng CSSKTN cho NCT chủ yếu là việc tự chăm sóc của họ. Đây là một yếu tố tích cực giúp cho NCT có chất lượng cuộc sống tốt hơn, ít phụ thuộc hơn và có thể giúp nâng cao sức khỏe của họ (51). Các yếu tố liên quan đến thực trạng CSSKTN cho NCT Nhu cầu CSSKTN và các yếu tố liên quan Bảng 7 – Bệnh mãn tính và các yếu tố liên quan Các yếu tố được chọn lọc Bệnh mạn tính Không N= 27 (%) Có N= 144 (%)  2 P Tuổi 60 – 79 22 (17.05) 107 (82.05) .632 .427 ≥ 80 5 (11.90) 37 (88.10) Giới Nữ 14 (12.50) 98 (87.50) 2.642 .104 Nam 13 (23.03) 46 (77.97) Tình trạng hôn nhân Có gia đình 17 (17.35) 81 (82.65) .419 .518 Không /goá/ ly thân/ ly dị 10 (13.70) 63 (86.30) Vai trò trong gia đình Chủ hộ 21 (18.10) 95 (81.90) 1.452 .228 Thành viên 6 (1.91) 49 (89.09) Học vấn Mù chữ 9 (14.29) 54 (85.71) .170 .680 Tiểu học trở lên 18 (16.67) 90 (83.33) Tình trạng làm việc Không 13 (14.77) 75 (85.23) .141 .707 Có 14 (16.87) 69 (83.13) Điều kiện nhà ở Kém 4 (9.30) 39 (9.70) 3.287 .193 Trung bình 14 (21.88) 50 (78.12) Tốt 9 (14.06) 55 (85.94) Kiến thức sức khoẻ Tốt 16 (16.84) 79 (83.16) .178 .673 Kém 11 (14.47) 65 (85.53) Hành vi Tốt 16 (17.58) 75 (82.42) .470 .493 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học 5 Các yếu tố được chọn lọc Bệnh mạn tính Không N= 27 (%) Có N= 144 (%)  2 P sức khoẻ Kém 11 (13.75) 69 (86.25) Hổ trợ của gia đình Kém 12 (13.64) 76 (86.36) .632 .427 Tốt 15 (18.07) 68 (81.93) Hổ trợ của cộng đồng Kém 11 (13.25) 72 (86.75) .780 .377 Tốt 16 (18.18) 72 (81.82) Địa bàn cư trú Vùng xa 20 (22.99) 67 (77.01) 6.903 .009 * Thị trấn 7 (8.33) 77 (91.61) Khảo sát về nhu cầu CSSKTN cho NCT, bệnh mãn tính chỉ liên quan đến nơi cư trú của họ, với p=0.009. Tỉ lệ NCT ở thị trấn có bệnh mãn tính cao hơn người ở vùng xa, trong khi tỉ lệ này ngược lại đối với không có bệnh mãn tính (Bảng 7). Khả năng chăm sóc của NCT trong CSSKTN và các yếu tố liên quan Khảo sát mối quan hệ giữa mức độ tự chăm sóc của NCT với các yếu tố, kết quả chỉ có tuổi tác và tình trạng làm việc có liên quan đến mức việc tự chăm sóc của NCT, với p đều là 0.000. Kết quả cho thấy tỉ lệ người tự chăm sóc trong nhóm 60- 79 cao hơn nhóm từ 80 tuổi trở lên. Đối với tình trạng làm việc và khả năng tự chăm sóc, hơn 90% người còn làm việc là những người tự chăm sóc mình, trong khi chỉ có 62% người có khả năng tự chăm sóc đối với nhóm không làm việc (Bảng 8). Mối liên quan giữa khả năng tự chăm sóc và nhu cầu CSSK của NCT Cả bệnh mãn tính của NCT và cảm nhận về sức khỏe của họ đều liên quan đến việc tự chăm sóc của mình, với p lần lượt là 0.030 và 0.033. Tỉ lệ người tự chăm sóc trong nhóm không có bệnh mãn tính cao hơn nhóm còn lại (93% và 74%). Ngoài ra, 86% những người cảm thấy mình khỏe khoắn là những người tự chăm sóc trong khi 67% người tự chăm sóc ở nhóm cho rằng mình không khỏe (Bảng 9). Bảng 8 Khả năng tự chăm sóc và các yếu tố liên quan Các yếu tố Tự chăm sóc  2 P_valu e Không N=40 (%) Có N=131 (%) Tuổi 60 – 79 17 (13.18) 112 (86.82) 3.574 .000 ** ≥ 80 23 (54.76) 19 (45.24) Giới Nữ 24 (21.43) 88 (78.57) .698 .403 Nam 16 (27.12) 43 (72.88) Tình trạng Có gia đình 19 (19.39) 79 (8.61) 2.054 .152 Các yếu tố Tự chăm sóc  2 P_valu e Không N=40 (%) Có N=131 (%) hôn nhân Không/ goá/ ly thân/ ly dị 21 (28.77) 52 (71.23) Vai trò trong gia đình Chủ hộ 26 (22.41) 90 (77.59) .193 .661 Thành viên 14 (25.45) 41 (75.55) Học vấn Mù chữ 12 (19.05) 51 (8.95) 1.050 .305 Tiểu học trở lên 28 (25.93) 80 (74.07) Tình trạng làm việc Không 33 (37.50) 55 (62.50) 2.137 .000 * Có 7 (8.43) 76 (91.57) Điều kiện nhà ở Kém 8 (18.60) 35 (81.40) 2.304 .316 Trung bình 19 (29.69) 45 (7.31) Tốt 13 (2.31) 51 (79.69) Kiến thức sức khoẻ Tốt 17 (17.89) 78 (82.11) 3.604 .058 Kém 23 (3.26) 53 (69.74) Hành vi sức khoẻ Tốt 19 (2.88) 72 (79.12) .685 .408 Kém 21 (26.50) 59 (73.75) Hổ trợ của gia đình Kém 11 (25.00) 33 (75.00) .624 .732 Tốt 23 (24.47) 71 (75.35) Hổ trợ của cộng đồng Kém 6 (18.18) 27 (81.82) Tốt 5 (18.32) 22 (81.48) 2.665 .264 32 (26.67) 88 (73.33) Địa bàn cư trú Vùng xa 44 (5.57) 43 (49.43) .006 .936 Thị trấn 43 (51.19) 41 (48.81) Bảng 9 – Mối quan hệ giữa nhu cầu sức khỏe và khả năng tự chăm sóc Nhu cầu Tự chăm sóc  2 P_ value Chăm sóc sức khoẻ Không N=40 (%) Có N=131 (%) Bệnh mãn tính Không 2 (7.41) 25 (92.59) 4.571 .033 * Có 38 (26.39) 106 (73.61) Nhận định tình trạng sức khoẻ Khoẻ 12 (13.79) 75 (86.21) 9.106 .003 * Không khoẻ 28 (33.33) 56 (66.67) KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận Mẫu nghiên cứu gồm 171 NCT, tuổi từ 60 dến 98 và ¾ ở độ tuổi 60-79. Phụ nữ chiếm 66%, hơn một nữa có gia đình. Hầu hết trong nhóm nghiên cứu là chủ hộ, có học vấn hạn chế (mù chữ và tiểu học chiếm 98%). Hơn một nữa vẫn còn làm việc, đa số có tiền hổ trợ hàng tháng dưới 120,000 VND, đặc biệt, Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học 6 41% không có tiền hổ trợ hàng tháng.. Mặc dù đa số NCT đã tiếp cận được nước sạch và gia đình họ xử lý rác tốt, ¼ vẫn sống trong điều kiện ăn ở chưa tốt và 81% vẫn sử dụng nhà vệ sinh chua hợp lý. Có gần ½ NCT có kiến thức và hành vi sức khỏe cần cải thiện, 84% có bệnh mãn tính trong đó bệnh phối hợp chiếm tỉ lệ cao nhất. Gần ½ cho rằng họ không khỏe. Hầu hết NCT sống trong gia đình có từ 2-7 thành viên, gia đình họ thu nhập thấp. Hơn ¼ không nhận được sự hổ trợ thích hợp của gia đình và 16% chưa tiếp cận được những phúc lợi từ cộng đồng. Về thực trạng CSSKTN, hầu hết NCT tự thực hiện những sinh hoạt thường ngày (91%). Khi họ bị bệnh, hơn một nữa vẫn tự chăm sóc mình. Gia đình họ có trách nhiệm khỏang 22% cho toàn bộ hoạt động. Vai trò cán bộ y tế đối với CSSKTN cho NCT mờ nhạt. Đau lưng/đau khớp là triệu chứng thường gặp nhất khi chăm sóc tại nhà (42.69%). Các triệu chứng phối hợp chiếm 20%. Có 57% phớt lờ các dấu hiệu nhẹ về vấn đề sức khỏe. Bệnh mãn tính của NCT có liên quan đến nơi cư ngụ của họ, trong khi tình trạng sức khỏe lại liên quan đến tuổi tác, học vấn, tình trạng làm việc, điều kiện ăn ờ và hành vi sức khỏe của họ. Tuổi tác, tình trạng làm việc là những yếu tố liên quan đến khả năng tự chăm sóc của họ. Ngoài ra, tự chăm sóc cũng liên quan đến nhu cầu chăm sóc. Khuyến nghị Bao gồm việc đảm bảo tất cả NCT đều được kiểm tra sức khỏe hàng năm. NCT cần được cập nhật kiến thức và thay đổi hành vi sức khỏe hợp lý. Gia đình, cộng đồng và bản thân NCT cần quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của mình. Đồng thời, từ kết quả nghiên cứu, có thể dẫn đến những nghiên cứu sâu hơn về CSSKTN ở Việt nam, chẳng hạn so sánh chi phí giữa CSSKTN và tại cơ sở y tế, nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tự chăm sóc của NCT. Cảm ơn: Chúng tôi chân thành cảm ơn Tổ chức Bánh Mì cho Thế giới (Bread for the World), Ths.Tôn Thất Khải, Sở Y tế Tp.Cần Thơ và Bệnh viện Đa Khoa Quận Ô Môn đã tạo mọi điều kiện tốt để đề tài được hoàn thành. TÀI LIệU THAM KHảO 1. Allan G. Bluman. Elementary statistis: a step by step approach. 5th ed. New York. McGraw Hill. 2004. 13 2. Bentur N. Hospital at home: what is its place in the health system?. (Online). 1990. Available from: t_uids=11137189&dopt=Abstract. (Accessed 2004 Oct 22) 12 3. Eberstadt N. Power and population in Asia. Strategic Asia, 2003–2004 (National Bureau of Asian Research) (Online). 2004. Available form: (Accessed 2004 Oct 19) 4 4. Global Action on Aging. Vietnam’s elderly population on the rise. (Online). 2004. Available from: www.globalaging.org/health/world/2004/vietnam.htm. (Accessed 2004 Feb 16). 8 5. Haub C. Huong PTT. An overview of population and development in Vietnam. (Online). 2003. Available from: (Accessed 2004 Oct 19). 6. Kespichayawattana J, VanLangdingham M. J Nurs Sch 2003; 35(3): 217 – 24. 16 7. Knodel J. The Demography of Asian Ageing: past accomplishments and future challenges. Asia Pac Popul J. (Online). 1999; Available from: .htm. (Accessed 2004 Oct 19). 5 8. Malthus T. Human population growth. (Online). Vecom Scientific Series. 1999. Available from: www.darwin.bio.uci.edu/sustain/bio65/lec16/b65lec16.htm. (Accessed 2004 Oct 24) 9 9. Nationmaster. Map & Graph: South East Asia: People: Age structure (0-14 years) (Top 100 Countries) (Online). 2003. Available from: www.nationmaster.com/graph-/peo_age_str_014_yea/SEA (Accessed 2004 Sep 22). 3 10. Ramos MLT, Ferrez MB, Recardo Sesso. Critical appraisal of published economic evaluations of home care for elderly. Arch Gerontol Geriatr (Online). 2004 Nov-Dec; 39(3): 255-67. 2004. Abstract from: (Accessed 2004 Oct 26). 10 11. Roongruangratana A. Self health care practice of the elderly attending health center 19 Wongsawang, Bangkok metropolitan administration (M.P.H.M. Thesis in Primary Health Care Management). Nakhon Pathom: Faculty of Gradute Studies, Mahidol University; 1998. 6 12. Sribunrapapirom C. Self health care practice of elderly in Bangkok,Thailand. (M.P.H.M. Thesis in Primary Health Care Management). Nakhon Pathom: Faculty of Gradute Studies, Mahidol University; 2002. 15 13. Terri RF, Carol VD, John RO, Mary ET, Margaret AD. Older persons perceptions of home and hospital, as a site of treatment for acute illness. (Online). 1999. Abstract from: (Accessed 2004 Sep 22). 2 14. United Nation. Population to increase by 2.6 billion over next 45 years with all growth occurring in less developed regions. (Online). 2005. Available from: (Accessed 2005 Feb 24). 1 15. Van Campen C, Woittiez IB. Client demands and the allocation of homecare in the Netherlands: a multinomial logit model of client types, care needs and referrals. Health Policy. (Online). 2003 May; 64(2): 229-41. Available from: (Accessed 2004 Oct 22). 11 16. Xinhua. Life expectancy increases in Vietnam. (Online). 2003. Available from: (Accessed 2003 Oct 30). 14

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_cham_soc_suc_khoe_tai_nha_cho_nguoi_cao_tuoi_quan.pdf
Tài liệu liên quan