- Bối cảnh chính ảnh hưởng tới công tác đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ của Trường Đại học
TDTT Bắc Ninh gồm bối cảnh quốc tế như phát
triển kinh tế tri thức và xu hướng xã hội hóa và
chuyên nghiệp hóa trong lĩnh vực TDTT và bối
cảnh trong nước như: Cương lĩnh phát triển bền
vững đất nước; tình hình kinh tế, chính trị, an
ninh trong nước.
- Sau 5 năm thực hiện công tác đào tạo, bồi
dưỡng CBVC Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
đã thu được một số kết quả nhất định, đó là đã
tạo ra cho Nhà trường một đội ngũ CBVC
trưởng thành về mặt chính trị, đạo đức, có năng
lực chuyên môn hoạt động thực tiễn, đóng góp
một phần quan trong trong việc thực hiện nhiệm
vụ của Nhà trường. Song công tác đào tạo, bồi
dưỡng CBVC của Nhà trường còn tồn tại một
số hạn chế nhất định
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 433 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ viên chức ở trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
103
Sè §ÆC BIÖT / 2020
THÖÏC TRAÏNG COÂNG TAÙC ÑAØO TAÏO, BOÀI DÖÔÕNG CAÙN BOÄ
VIEÂN CHÖÙC ÔÛ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC THEÅ DUÏC THEÅ THAO BAÉC NINH
Tóm tắt:
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học thường quy đánh giá thực trạng đội ngũ cán
bộ, viên chức và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
giai đoạn 2015-2019, làm căn cứ khoa học đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản
lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức tại Trường.
Từ khóa: Đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
Actual situation of training officials at Bac Ninh Sports University
Summary:
Through regular scientific research methods, the topic has assessed the current status of officials
force and officials-training activities at Bac Ninh Sports University in the period 2015-2019.
Therefore, the topic has proposed solutions to improve the efficiency of state management in
training university’s officials force.
Keywords: Training officials, Bac Ninh Sports University.
*PGS.TS, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
**ThS, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
Nguyễn Văn Phúc*
Lê Thị Lan Chi**
ÑAËT VAÁN ÑEÀ
Trường Đại học TDTT Bắc Ninh là cơ sở đào
tạo công lập được Nhà nước ra quyết định thành
lập trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam
và luôn được coi là một trong những cơ sở đào
tạo hàng đầu về nguồn lực cán bộ TDTT. Trong
nhiều năm qua, chính sách quản lý nhà nước về
công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức
(CBVC) tại Trường đã đạt được nhiều kết quả
đáng khích lệ, được các Bộ, Ban, Ngành và toàn
xã hội thừa nhận. Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi
mới không ngừng về nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ TDTT
nói riêng, Nhà trường cần thiết phải có giải pháp
mới, phù hợp về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ theo yêu cầu của thời đại mới.,
Để có căn cứ tác động các giải pháp nâng cao
hiệu quả quản lý nhà nước về công tác đào tạo,
bồi dưỡng CBVC tại Trường, nghiên cứu đánh
giá thực trạng ,công tác đào tạo, bồi dưỡng
CBVC tại Trường là vấn đề cần thiết và cấp thiết.
PHÖÔNG PHAÙP NGHIEÂN CÖÙU
Quá trình nghiên cứu sử dụng các phương
pháp sau: Phương pháp phân tích và tổng hợp
tài liệu tham khảo; Phương pháp quan sát sư
phạm; phương pháp phỏng vấn và phương pháp
toán học thống kê.
Nghiên cứu được tiến hành tại Trường Đại
học TDTT Bắc Ninh, thời điểm năm 2019.
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU VAØ BAØN LUAÄN
1. Tổng quan về đội ngũ cán bộ, viên
chức và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, viên chức Trường Đại học Thể dục thể
thao Bắc Ninh
Đội ngũ CBVC Trường Đại học TDTT Bắc
Ninh theo thống kê năm 2015 là 232 người.
Năm 2019, tổng số cán bộ, viên chức là 253
người. CBVC Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
có tỷ lệ tốt nghiệp chuyên ngành TDTT cao,
khoảng 80%.
Trong 5 năm qua, Nhà trường cũng rất chú
trọng đến vấn đề đổi mới, nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ, viên chức. Vì vậy, trình độ, năng
BµI B¸O KHOA HäC
104
lực của đội ngũ CBVC của nhà trường được
nâng lên rõ rệt cả về trình độ lý luận chính trị,
cũng như chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin
học từng bước đáp ứng được yêu cầu của quá
trình phát triển nhà trường.
1.1. Trình độ chuyên môn
Thống kê học vị và trình độ chuyên môn của
đội ngũ CBVC Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
năm 2015 và 2019 được trình bày tại bảng 1.
Bảng 1. Thống kê trình độ chuyên môn của đội ngũ CBVC
Trường Đại học TDTT Bắc Ninh các năm 2015 và 2019
Học vị
Năm 2015 (n=235) Năm 2019 (n=253)
Mức tăng
So sánh
mi % mi % c2 P
Tiến sĩ 40 17.02 68 26.88 70
15.62 <0.05
Thạc sĩ 141 60.00 122 48.22 -13.47
Cử nhân 33 14.04 46 18.18 39.39
Dưới cử nhân 21 8.94 17 6.72 -19.04
Qua bảng 1 cho thấy: Nhìn vào bảng thống
kê có thể nhận thấy trình độ chuyên môn đội
ngũ CBVC Nhà trường có nhiều biến động.
Năm 2015, đội ngũ CBVC Nhà trường có 40
tiến sĩ, đến năm 2019 con số này tăng lên 68,
tăng 70% so với năm 2015; trình độ thạc sĩ là
141 năm 2015 và 122 năm 2019, giảm 13.47%;
trình độ cử nhân năm 2015 là 33 và 2019 là 46,
mức tăng là 39.39%; trình độ dưới cử nhân năm
2015 là 21 và 2019 là 17, giảm 19.04%. Khi so
sánh trình độ chuyên môn của cán bộ giáo viên
năm 2015 và năm 2019 cho thấy có sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê (P<0.05).
1.2. Trình độ lý luận chính trị
Kết quả thống kê trình độ chính trị của
CBVC Trường Đại học TDTT Bắc Ninh năm
2015 và 2019 được trình bày tại bảng 2.
Qua bảng 2 cho thấy: Trình độ lý luận chính
trị cũng được nâng lên: Năm 2015 có 09 cán bộ
có trình độ Cao cấp LLCT, đến năm 2019 tăng
lên 13 cán bộ. Trình độ trung cấp LLCT năm
2015 là 74 cán bộ, đến năm 2019 tăng lên 76
(Nguồn: Phòng Hành chính Tổng hợp)
(Đơn vị tính: Người)
Bảng 2. Thống kê trình độ lý luận chính trị của CBVC
Trường Đại học TDTT Bắc Ninh năm 2015 và 2019
Trình độ
Năm 2015 (n=235) Năm 2019 (n=253)
Mức tăng
So sánh
mi % mi % c2 P
Cao cấp 9 3.83 16 6.32 77.78
2.89 >0.05
Trung cấp 74 31.49 76 30.04 2.7
Cử nhân 2 0.85 1 0.40 -50
Sơ cấp 150 63.83 160 63.24 6.67
(Nguồn: Phòng Hành chính, Tổng hợp)
105
Sè §ÆC BIÖT / 2020
cán bộ. Tuy nhiện, khi so sánh trình độ chính trị
của cán bộ, giáo viên Trường năm 2015 và năm
2019 chưa thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê (P>0.05).
1.3. Trình độ tin học, ngoại ngữ
Kết quả thống kê trình độ tin học, ngoại ngữ
của đội ngũ CBVC Trường Đại học TDTT Bắc
Ninh được trình bày tại bảng 3.
Bảng 3. Thống kê trình độ tin học, ngoại ngữ của CBVC
Trường Đại học TDTT Bắc Ninh năm 2015 và 2019
Nội dung Tiêu chí
Năm 2015
(n=235)
Năm 2019
(n=253) Mức
tăng
So sánh
mi % mi % c2 P
Trình độ
ngoại ngữ
Thạc sĩ 7 2.98 4 1.58 -42.86
68.59 <0.05Cử nhân 3 1.28 71 28.06 2266.67
Chứng chỉ 225 95.74 178 70.36 -20.89
Trình độ tin
học
Thạc sĩ 2 0.85 2 0.79 0
0.01 >0.05Cử nhân 1 0.43 1 0.4 0
Chứng chỉ 232 98.72 250 98.81 7.76
(Nguồn: Phòng Hành chính, Tổng hợp)
Qua bảng 3 cho thấy: Để đáp ứng tiêu chuẩn
đặt ra đối với CBVC, ngoài việc trang bị kiến
thức và kỹ năng chuyên môn còn phải đáp ứng
tiêu chuẩn về trình độ ngoại ngữ và tin học. Trình
độ ngoại ngữ năm 2019, nhà trường có 4 thạc sĩ,
71 cử nhân. So với năm 2015 là 7 thạc sĩ, 3 cử
nhân. Còn lại đều đạt chứng chỉ Tiếng Anh các
trình độ B, C. Có sự thay đổi trên là do các cán
bộ đến tuổi nghỉ hưu và hiện nay, Nhà trường đã
và đang có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng ngoại
ngữ cho các CBVC bằng các hình thức cử cán bộ
tham dự các khóa tập huấn, bồi dưỡng; đào tạo
văn bằng 2 chuyên ngành ngôn ngữ Anh tại
Trường. Khi so sánh trình độ ngoại ngữ của
CBVC thời điểm năm 2015 và năm 2019 cho
thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Về trình độ tin học: Không có nhiều sự thay
đổi đáng kể trong giai đoạn 2015 và 2019.
Song song với việc thống kê về trình độ đào
tạo, chúng tôi tiến hành thống kê về cơ cấu độ
tuổi của CBVC Trường đại học TDTT Bắc
Ninh. Kết quả được trình bày tại bảng 4.
Bảng 4. Thống kê cơ cấu độ tuổi và giới tính của CBVC
Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh trong 2 năm 2015 và 2019
Nhóm Phân loại
Năm 2015 (n=235) Năm 2019 (n=284) So sánh
mi % mi % c2 P
Độ tuổi
≤ 30 tuổi 29 12.34 19 7.51
13.99 <0.05
Từ 31 đến ≤ 40 tuổi 145 61.7 158 62.45
Từ 41 đến ≤ 50 tuổi 37 15.74 63 24.9
> 50 tuổi 24 10.21 13 5.14
Giới tính
Nam 165 70.21 170 67.19
1.5 >0.05
Nữ 70 29.79 83 32.81
(Nguồn: Phòng Hành chính, Tổng hợp)
BµI B¸O KHOA HäC
106
Qua bảng 4. cho thấy:
Về cơ cấu theo độ tuổi: Nhìn chung đội ngũ
CBVC Nhà trường có cơ cấu trẻ. Lực lượng cán
bộ đảm bảo tập chung chủ yếu từ 31 đến ≤ 40
tuổi ở cả năm 2015 và 2019. Ở độ tuổi ≤ 30 tuổi,
nếu năm 2015 chiếm 12.34% thì năm 2019 chỉ
còn chiếm 7.51% cơ cấu. Sự chuyển dịch làm
biến động ở độ tuổi >50 tuổi giữa 2 thời điểm,
ở năm 2015 độ tuổi này chỉ chiếm 10.21% thì
sang năm 2019 tăng lên là 24.9%. Khi so sánh
sự khác biệt về độ tuổi của CBVC nhà trường
thời điểm năm 2015 và năm 2019 có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê (P<0.05).
Về cơ cấu theo giới tính: Trong 5 năm (2015
- 2019), nhìn chung cơ cấu giới tính của CBVC
Nhà trường không có sự thay đổi, thể hiện rõ sự
ổn định. Khi so sánh sự khác biệt về giới tính
CBVC giữa thời điểm năm 2015 và thời điểm
năm 2019 chưa thấy có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (P>0.05).
1.4. Về thâm niên công tác
Thống kê chi tiết về thâm niên công tác của
đội ngũ CBVC Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
được trình bày tại bảng 5.
Bảng 5. Thống kê thâm niên công tác của của CBVC
Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh trong 2 năm 2015 và 2019
Thâm niên
Năm 2015 (n=235) Năm 2019 (n=253)
Mức tăng
So sánh
mi % mi % c2 P
Dưới 5 năm 8 3.40 4 1.58 -50
11.62 <0.05
Từ 5-10 năm 53 22.55 39 15.42 -26.42
Từ 10-20 năm 136 57.87 146 57.71 7.35
Từ 20 năm trở lên 38 16.17 64 25.3 68.42
Tổng: 235 100 253 100
Qua bảng 5 cho thấy:
Về thâm niên công tác: Thâm niên công tác
của CBVC tập trung chủ yếu ở mức từ 10-20
năm ở cả 2 năm 2015 và 2019 với mức 57.87%
và 57.71%. Ở năm 2019, thâm niên công tác của
CBVC cao hơn ở mức thâm niên từ 20 năm trở
lên với 25.3% so với mức 16.17% của năm
2015. Theo đó, năm 2015, thâm niên công tác
của CBVC tập trung nhiều hơn ở mức từ 5-10
năm với 22.25% và dưới 5 năm với 3.4%. Số
liệu tương tự ở năm 2019 lần lượt là 15.42% và
1.58%. Như vậy, năm 2019, thâm niên công tác
của CBVC cao hơn của năm 2015. Khi so sánh
thâm niên công tác của CBVC Nhà trường thời
điểm năm 2015 và năm 2019 thấy có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê (P<0.05).
Qua phân tích về tổng quan đội ngũ CBVC
cho thấy:
- Ưu điểm: CBVC Trường Đại học Thể dục
thể thao Bắc Ninh nhìn chung có trình độ học
vấn cao. Trong những năm gần đây, trình độ
năng lực của đội ngũ CBVC được nâng lên,
từng bước đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn
đối với CBVC. Các cán bộ quản lý đều được bồi
dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản
lý. Đa số CBVC nhà trường có trình độ tương
xứng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.
- Hạn chế: Kỹ năng hành chính, kiến thức bổ
trợ như tin học còn yếu, nhất là đối với đối tượng
CBVC trẻ làm ảnh hưởng đến chất lượng công
việc. Khả năng hội nhập, năng lực sáng tạo và
kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế, chưa tương
ứng với yêu cầu phát triển của thời đại. Nhận thức
của CBVC trong tình hình mới chưa thật rõ ràng,
thống nhất. Một bộ phận nhỏ chưa tích cực học
tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
hoặc còn đối phó, chưa chủ động.
Như vậy, về tổng quan, đội ngũ CBVC
(Nguồn: Phòng Hành chính, Tổng hợp)
107
Sè §ÆC BIÖT / 2020
Trường Đại học TDTT Bắc Ninh trong những
năm qua xét về trình độ, năng lực, chuyên môn,
nghiệp vụ ngày càng được nâng lên rõ rệt.
Tuy nhiên, để chất lượng CBVC được nâng cao
hơn nữa, cần quan tâm chú trọng đến vấn đề xây
dựng đội ngũ cán bộ; phổ biến các đường lối,
chính sách có liên quan; thúc đẩy khả năng tự
học tập, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ của
đội ngũ CBVC.
2. Bối cảnh tác động đến công tác đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ của Trường Đại học
TDTT Bắc Ninh
+ Bối cảnh quốc tế:
Phát triển kinh tế tri thức là xu thế của thế kỷ
XXI. Khoa học công nghệ là cơ sở và động lực
làm thay đổi nội dung, phương pháp giáo dục
trong các trường, đòi hỏi giáo dục phải cung cấp
được nguồn nhân lực cao cho nền kinh tế tri
thức. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là vấn
đề đặt ra cho mỗi quốc gia, mỗi trường đại học
phải quan tâm. Cạnh tranh kinh tế đòi hỏi mỗi
quốc gia phải đổi mới công nghệ để tăng năng
suất lao động, do đó giáo dục phải tiên phong.
Do đó phát triển giáo dục và đào tạo là tiền đề
có ý nghĩa quyết định sự phát triển bền vững của
mỗi quốc gia.
Xu hướng xã hội hóa và chuyên nghiệp hóa
trong lĩnh vực TDTT đã và đang phát triển mạnh
mẽ, rõ rệt, thể hiện ở số lượng các câu lạc bộ
TDTT ngày càng tăng, nhiều tổ chức, tập đoàn
đầu tư cho phát triển TDTT. Việc phát triển các
phương tiện truyền thông, mạng viễn thông,
công nghệ thông tin tạo điều kiện mở rộng, hội
nhập văn hóa, tiếp thu giá trị văn hóa tinh hoa
của mỗi quốc gia.
+ Bối cảnh trong nước:
Trong cương lĩnh phát triển bền vững đất
nước, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định khoa
học công nghệ cùng với giáo dục và đào tạo là
quốc sách hàng đầu và đã có nhiều chủ trương,
chính sách phát triển giáo dục và đào tạo như:
Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam giai
đoạn 2011 – 2020; Chiến lược phát triển giáo
dục Việt Nam 2009 – 2020, Chiến lược phát
triển TDTT Việt Nam đến năm 2020.
Tình hình kinh tế, chính trị, an ninh trong hơn
20 năm đổi mới luôn phát triển và ổn định. Đời
sống kinh tế của nhân dân được nâng lên rõ rệt,
từ nước có thu nhập thấp đến 2010 đã trở thành
nước có mức thu nhập trung bình. Tất cả những
bối cảnh ấy là tiềm năng cho phát triển giáo dục
nói chung và nói riêng đối với mỗi trường. Đó là
lợi thế cho xây dựng kế hoạch chiến lược phát
triển Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
Hiện nay, số lượng các cơ sở đào tạo cán bộ
TDTT ngày càng tăng (đã có trên 60 cơ sở) đã
và đang tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ về số
lượng và chất lượng đào tạo. Đây chính là thách
thức, nguy cơ làm mất vị trí số một của nhà
trường, do vậy đòi hỏi nhà trường phải định
hướng phát triển có tính chiến lược rất cao.
Bối cảnh quốc tế và trong nước đã tạo ra
những thời cơ thuận lợi, đồng thời cũng đặt ra
những khó khăn, thách thức cần phải nghiên cứu
trong quá trình xây dựng Đề án phát triển
Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
3. Kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, viên chức ở Trường Đại học Thể dục
thể thao Bắc Ninh trong giai đoạn 2015 - 2019
Kết quả đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2015 –
2019 được trình bày cụ thể tại bảng 6.
Qua bảng 6 cho thấy:
Trong 5 năm, công tác đào tạo, bồi dưỡng
CBVC Trường Đại học TDTT Bắc Ninh đã tập
trung vào những nội dung cơ bản sau:
- Về đối tượng cử đi đào tạo, bồi dưỡng: Tùy
thuộc vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng mà
đối tượng cử đi được phân bổ đều đặn giữa
ngạch chuyên viên, giảng viên và huấn luyện
viên; giữa các cán bộ quản lý.
- Tập trung trang bị kiến thức về chuyên môn
nghiệp vụ; lý luận chính trị; kiến thức quản lý
nhà nước nhằm đáp ứng tiêu chuẩn ngạch và
chức danh nghề nghiệp.
- Việc cử cán bộ tham dự các khóa bồi dưỡng
kiến thức quốc phòng, an ninh không được diễn
ra thường xuyên.
- Cử cán bộ tham gia các khóa tập huấn kiến
thức nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức mới về
chuyên môn: Luật thi đấu, trọng tài, ngoại ngữ, tin
học, pháp chế, về công tác đào tạo, khảo thí...
- Cử các cán bộ đi đào tạo, học tập kinh
nghiệm tại nước ngoài.
- Đáp ứng nhu cầu cử cán bộ đi đào tạo, bồi
dưỡng theo nguyện vọng cá nhân.
• Về sử dụng kinh phí:
BµI B¸O KHOA HäC
108
Bảng 6. Thống kê số lượng cán bộ cử đi đào tạo, bồi dưỡng
trong các năm từ 2015 đến 2019
TT Nội dung đào tạo, bồi dưỡng Năm2015
Năm
2016
Năm
2017
Năm
2018
Năm
2019
1 Tiến sĩ 4 8 4 1
2 Thạc sĩ 4 5 2 4 2
3 Cử nhân (văn bằng 2) 58 (TA) 22 (TA) 43 (42 TA)
4 Cao cấp LLCT 1 2 2 1
5 Trung cấp LLCT 1 3 6 9 3
6 CVCC/GVCC 22 1
7 Chuyên viên chính/GVC 1 3 87 5 1
8 Chuyên viên 112 3
9 Ngạch cán sự 4
10 Ngoại ngữ 4
11 Tin học 3
12 Kiến thức quốc phòng, AN 6 1 5 1
13 Cấp Vụ và tương đương 5
14 Cấp phòng và tương đương 66
15 Khác 32 55 105 105 50
Kinh phí dành cho đào tạo, bồi dưỡng CBVC
Trường Đại học TDTT Bắc Ninh giai đoạn 2015 -
2019 được phân bổ như sau:
Năm 2015: 0.4%;
Năm 2016: 0.4 %;
Năm 2017: 0.5 %;
Năm 2018: 0.5 %;
Năm 2019: 0.6 %.
• Về thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ:
Chế độ chính sách dành cho cán bộ cử đào
tạo, bồi dưỡng được thực hiện theo Quy định
hiện hành hàng năm.
• Về kinh phí: Thực hiện theo Quy chế chi
tiêu nội bộ của năm hiện hành.
Hỗ trợ kinh phí đào tạo (sau khi nhận bằng)
được thể hiện trong bảng 7.
Về chế độ khác: Đối với cán bộ giảng viên:
Được giảm trừ giờ tùy thuộc vào hình thức đào tạo,
bồi dưỡng mà cá nhân tham gia. Đối với cán bộ
hành chính: Được tạo điều kiện sắp xếp công việc
phù hợp để hoàn thành khóa đào tạo, bồi dưỡng.
Như vậy, sau 5 năm thực hiện công tác đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức, trường Đại học
Thể dục thể thao Bắc Ninh đã thu được một số
kết quả nhất định đó là đã tạo ra cho nhà trường
một đội ngũ cán bộ, viên chức trưởng thành về
mặt chính trị, đạo đức, có năng lực chuyên môn
hoạt động thực tiễn đóng góp một phần quan
trong trong việc thực hiện nhiệm vụ của nhà
trường. Song công tác đào tạo, bồi dưỡng CBVC
của Nhà trường còn tồn tại một số hạn chế nhất
định trên một số lĩnh vực, do vậy cần phải tăng
cường quản lý Nhà nước về công tác đào tạo, bồi
dưỡng CBVC nhằm đáp ứng được các yêu cầu
mới đặt ra trong giai đoạn hiện nay.
KEÁT LUAÄN
- Cán bộ, viên chức Trường Đại học TDTT
Bắc Ninh nhìn chung có trình độ học vấn cao,
(Tính theo số lượt người tham gia đào tạo, bồi dưỡng)
(Nguồn: Phòng Hành chính Tổng hợp)
109
Sè §ÆC BIÖT / 2020
Bảng 7. Mức hỗ trợ kinh phí cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng
trong các năm từ 2015 đến 2019
Lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng Nội dung Mức hỗ trợ
Đào tạo, bồi dưỡng lý luận
chính trị
Cao cấp LLCT 5.000.000 đồng
Trung cấp LLCT 2.000.000 đồng
Học sau đại học
Tiến sĩ 15.000.000 đồng
Thạc sĩ 5.000.000 đồng
Cử nhân (văn bằng 2) 5.000.000 đồng
Đào tạo, bồi dưỡng chứng chỉ
theo tiêu chuẩn ngạch, chức
danh nghề nghiệp
Quản lý nhà nước chương trình chuyên
viên/chuyên viên chính; chứng chỉ
nghiệp vụ ngạch kế toán viên, giảng
viên/giảng viên chính; huấn luyện
viên/huấn luyện viên chính...
2.000.000 đồng
Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao
trình độ ngoại ngữ, tin học do
quốc tế cấp chứng chỉ, văn bằng
Đào tạo tin học chứng chỉ quốc tế 2.000.000 đồng
Đào tạo ngoại ngữ chứng chỉ quốc tế 5.000.000 đồng
đa số được đào tạo và có trình độ tương xứng
theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp. Tuy
nhiên, kỹ năng hành chính, kiến thức bổ trợ như
tin học còn yếu, nhất là đối với đối tượng cán
bộ trẻ, làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc.
- Bối cảnh chính ảnh hưởng tới công tác đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ của Trường Đại học
TDTT Bắc Ninh gồm bối cảnh quốc tế như phát
triển kinh tế tri thức và xu hướng xã hội hóa và
chuyên nghiệp hóa trong lĩnh vực TDTT và bối
cảnh trong nước như: Cương lĩnh phát triển bền
vững đất nước; tình hình kinh tế, chính trị, an
ninh trong nước...
- Sau 5 năm thực hiện công tác đào tạo, bồi
dưỡng CBVC Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
đã thu được một số kết quả nhất định, đó là đã
tạo ra cho Nhà trường một đội ngũ CBVC
trưởng thành về mặt chính trị, đạo đức, có năng
lực chuyên môn hoạt động thực tiễn, đóng góp
một phần quan trong trong việc thực hiện nhiệm
vụ của Nhà trường. Song công tác đào tạo, bồi
dưỡng CBVC của Nhà trường còn tồn tại một
số hạn chế nhất định
TAØI LIEÄU THAM KHAÛO
1. Ban Chấp hành Trung ương (2011), Nghị
quyết số 08-NQ/TW ngày 01/12/2011 của Bộ
Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng,
tạo sự phát triển mạnh mẽ về Thể dục thể thao
đến năm 2020.
2. Bộ Nội vụ (2014), Thông tư số
19/2014/TT-BNV ngày 04/12/2014 về việc quy
định, hướng dẫn hướng dẫn công tác đào tạo
bồi dưỡng viên chức.
3. Bộ Nội vụ (2017), Thông tư số
10/2017/TT-BNV ngày 29/12/2017 quy định về
đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công
chức, viên chức.
4. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2011),
Quyết định số 3076/QĐ-BVHTTDL ngày
29/9/2011 về việc Quy hoạch phát triển nhân
lực nhóm ngành Văn hóa, Thể thao giai đoạn
2011 – 2020.
5. Triệu Văn Cường (2020), “Nâng cao chất
lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức,
viên chức ở Việt Nam”, Tạp chí Tổ chức Nhà
nước, Số 2, Bộ Nội vụ, Hà Nội.
(Bài nộp ngày 10/11/2020, phản biện ngày
16/11/2020, duyệt in ngày 4/12/2020
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Văn Phúc,
Email: nguyenvanphuchn@gmail.com)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_cong_tac_dao_tao_boi_duong_can_bo_vien_chuc_o_tru.pdf