Thực trạng kiến thức thực hành an toàn vệ sinh thực phẩm của người tiêu dùng và công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm An Giang, năm 2007

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Tỷ lệ người tiêu dùng có kiến thức toàn diện về an toàn vệ sinh thực phẩm chiếm tỷ lệ thấp. Người tiêu dùng chỉ đạt yêu cầu trên 50% khi lựa chọn phương tiện phục vụ và nhận biết thức ăn an toàn, người tiêu dùng vẫn còn dễ dãi trong lựa chọn nơi bán hàng và người bán hàng. Sau 09 tháng can thiệp sự cải thiện về kiến thức tiêu dùng không nhiều. 2 tiêu chí cải thiện là Lựa chọn nơi bán và Người bán hàng đạt ATVSTP; còn lại 2 tiêu chí phương tiện phục vụ, nhận biết thức ăn an toàn tăng không đáng kể. Cán bộ quản lý VSATTP đã được đào tạo bài bản không nhiều. Điều đó làm cho công tác tổ chức quản lý ATVSTP gặp nhiều khó khăn. Từ thực trạng trên chúng tôi đưa ra một số kiến nghị sau: Cần phổ biến kiến thức nâng cao nhận thức bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng và tiến hành tập huấn nâng cao trình độ quản lý ATVSTP cho các cấp quản lý, đặc biệt là tuyến cơ sở.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 239 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng kiến thức thực hành an toàn vệ sinh thực phẩm của người tiêu dùng và công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm An Giang, năm 2007, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 1 THỰC TRẠNG KIẾN THỨC THỰC HÀNH AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM AN GIANG, NĂM 2007 Lê Minh Uy* và cộng sự TÓM TẮT Đặt vấn đề: Nhằm góp phần cải thiện tình hình và để nâng cao hiệu quả quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa phương, chúng tôi tiến hành đề tài này. Mục tiêu chung: “Đánh giá sự thay đổi về kiến thức, thái độ thực hành an toàn vệ sinh thực phẩm của người tiêu dùng và công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) tuyến y tê xã phường sau 09 tháng thực hiện công tác ATVSTP năm 2007”. Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp nghiên cứu can thiệp. dữ liệu được xữ lý bằng chương trình EPI INFO 6.04 từ tháng 04/2007 đến 12/ 2007 Kết quả và bàn luận: điều tra 598 người tiêu dùng và 28 cán bộ quản lý ATVSTP, cho thấy: Tỷ lệ người tiêu dùng có kiến thức toàn diện về an toàn vệ sinh thực phẩm chiếm tỷ lệ thấp. Người tiêu dùng chỉ đạt yêu cầu trên 50% khi lựa chọn phương tiện phục vụ và nhận biết thức ăn an toàn còn dễ dãi trong lựa chọn nơi bán hàng và người bán hàng. Sau 09 tháng can thiệp chỉ có 2 tiêu chí cải thiện là Lựa chọn nơi bán và Người bán hàng đạt ATVSTP; còn lại 2 tiêu chí phương tiện phục vụ, nhận biết thức ăn an toàn không thay đổi. Cán bộ quản lý VSATTP đã được đào tạo quản lý ATVSTP không nhiều. Điều đó làm cho công tác tổ chức thực hiện ATVSTP gặp nhiều khó khăn. Kết luận: Kết qủa trên cho thấy chúng ta cần nâng cao nhận thức và hành động bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng và nâng cao trình độ quản lý ATVSTP cho các cấp quản lý, đặc biệt là tuyến cơ sở. ABSTRACT THE CURRENT SITUATION OF KNOWLEDGE AND PRACTICE OF CONSUMERS AND MANAGEMENT OF FOOD SAFETY AND HYGIENE IN AN GIANG PROVINCE, 2007 Le Minh Uy * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - Supplement of No 4 - 2008: 167 - 170 Background: To improve and strengthen the effectives of food hygiene and safety management in the local area, we carries out this topic. Objectives: “Evaluate the change about knowledge, attitude and practice of consumers and management of safety and hygiene in communal heath centers after 9 work months in food safety management in the year 2007”. Method: Intervention study, conducted from April to December 2007. The data was analyzed by using EPI INFO 6.04. Results: Investigation on 598 consumers and 28 food safety and hygiene management staff showed that: proportion of comprehensively knowledgeable consumers about food safety and hygiene was low. Over 50% of consumers have right knowledge on how to select food safe facilities, on safety of food; however, they are still unaware of hygiene and safety of sellers and place of selling. After 9 months of intervention, there were improvement in knowledge about safety of sellers and place of selling. There were not any change on knowledge about food safe facility, and recognise of safe food. There were few management staff to be trained about food safety and hygiene. That organization work of food safety and hygiene to meet much difficulty. * Khoa An toàn thực phẩm - Dinh dưỡng Trung tâm y tế dự phòng An Giang Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 2 Conclusion: Result above showed that we need to strengthen knowledge and activitives to ensure in food safety and hygiene for consumer and to improve management to a higher level, especially for local committees. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhằm góp phần cải thiện tình hình và để nâng cao hiệu quả quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa phương, chúng tôi tiến hành đề tài “Hiệu quả thay đổi về kiến thức thực hành của người tiêu dùng và công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm ở thành thị An Giang năm 2007”. Mục tiêu chung “Đánh giá sự thay đổi về kiến thức, thái độ thực hành của người tiêu dùng và cán bộ quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) tuyến y tế xã phường sau 9 tháng thực hiện công tác ATVSTP năm 2007”. Mục tiêu cụ thể Đánh giá sự thay đổi kiến thúc, thái độ thực hành ATVSTP của người tiêu dùng tại An giang năm 2007. Đánh giá sự thay đổi kiến thúc, thái độ thực hành ATVSTP của người quản lý phường xã tại An giang năm 2007. Định nghĩa biến số Kiến thức và thực hành đạt yêu cầu về nơi bán hàng thực phẩm khi người tiêu dùng quan tâm từ 3 tiêu chí trở lên trong 4 tiêu chí sau: Tiêu chí 1. Nơi bán hàng sạch sẽ, thông thoáng, đủ ánh sáng; tiêu chí 2. Nơi bán xa cống rãnh, rác, ít ruồi nhăng; tiêu chí 3. Nơi bán hàng đông khách có nhiều người mua; và tiêu chí 4. Nơi ăn uống có bàn cao để ngồi ăn(3,4,5). Kiến thức và thực hành đạt yêu cầu về phương tiên phục vụ khi người tiêu dùng quan tâm từ 3 tiêu chí trở lên trong 4 tiêu chí sau: Tiêu chí 1. Cơ sở phải có đủ nước sạch rữa dụng cụ; tiêu chí 2. phải có chỗ rửa tay cho khách hàng; tiêu chí 3. phải che đậy thực phẩm; và tiêu chí 4. Có dụng cụ gắp thực phẩm sống chín riêng biệt(3,4,5). Kiến thức và thực hành đạt yêu cầu về người bán hàng khi người tiêu dùng quan tâm từ 2 tiêu chí trở lên trong 3 tiêu chí sau: Tiêu chí 1. Sạch sẽ; tiêu chí 2. Khỏe mạnh; tiêu chí 3. Không đeo trang sức(3,4,5). Kiến thức và thực hành đạt yêu cầu về nhận biết thực phẩm an toàn khi người tiêu dùng quan tâm từ 3 tiêu chí trở lên trong 4 tiêu chí sau: Tiêu chí 1. Không mùi lạ; tiêu chí 2. Không vị lạ; tiêu chí 3. không sữ dụng màu sặc sỡ bất thường; và tiêu chí 4. Bao gói hàng hóa tốt(3,4,5). ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp nghiên cứu can thiệp. Dân số mục tiêu Người tiêu dùng (nội trợ) từ 18 tuổi trở lên cư trú tại An Giang. Các cán bộ chủ chốt quản lý ATVSTP phường xã tại 30 cụm điều tra. Phương pháp tính cỡ mẫu: ( ) 2 0 2 1002/1 )( )1()1( a aa pp ppzppz n − −+− = −− βα Với n: là cỡ mẫu. P0, Pa: Tỷ lệ người tiêu dùng có nhận thức và hành vi đúng về vệ sinh an toàn thực phẩm ở lần điều tra đầu và cuối. với P0=0,24 và Pa=0,44(1,2) α = 0,05. Số mẫu được nhân 03 để tránh nhiễu và đảm bảo cỡ mẫu. Lấy 10% sai số và số phiếu không hợp lệ. Do đó số mẫu cần điều tra đối với người tiêu dùng là 228. Điều tra trên 30 cụm, mỗi cụm phỏng vấn 1 cán bộ quản lý, số cán bộ quản lý là 30. Phương pháp chọn mẫu Chọn người tiêu dùng tham gia phỏng vấn Chúng tôi tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên và hệ thống. Toàn tỉnh An Giang chúng tôi tiến hành phỏng vấn 598 người tiêu dùng. Tiêu chuẩn lựa chọn Tuổi: >=15 tuổi Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 3 Có đủ sức khỏe để trả lời phỏng vấn Đồng ý tham gia nghiên cứu. Chọn cán bộ quản lý ATVSTP tham gia phỏng vấn là các cán bộ chủ chốt tuyến phường xã đang thực hiện quản lý ATVSTP số lượng phỏng vấn được là 28 cán bộ. Phương pháp thu thập số liệu Phỏng vấn trực tiếp dùng bộ câu hỏi có cấu trúc soạn sẵn Thời gian thu thập số liệu Từ tháng 4/2007 đến tháng 12/2007 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu Các dữ liệu thu thập sẽ được nhập và xử lý theo chương trình Epi Info 6.04b. Phép kiểm χ2 được sử dụng để phân tích sự khác biệt. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Người tiêu dùng Thông tin chung về người tiêu dùng Bảng 1: Đặc điểm chung của người tiêu dùng thực phẩm Thông tin chung Thành thị n= 299 (%) Nông thôn n= 299 (%) Tổng n= 598 (%) Tuổi Từ 18 đến 60 260 (87,0) 274 (91,5) 534 (89,3) Trên 60 39 (13,0) 25 (8,4) 64 (10,7) Giới - Nam 81 (27,1) 70 (23,4) 151 (25,3) - Nữ 218 (72,9) 229 (76,6) 447 (74,7) Số người phỏng vấn phần lớn trong độ tuổi lao động và đa phần là nữ. Đánh giá kiến thức, thái độ và hành vi của người tiêu dùng Bảng 2: Tỷ lệ người tiêu dùng có kiến thức đạt yêu cầu về ATVSTP. Quan tâm đạt yêu cầu Trước (n = 296) Sau (n = 296) Hiệu quả (%) Nơi bán 92 (31,1) 103 (34,8) 3,7* Phương tiện phục vụ 164 (55,5) 171 (57,8) 2,3 Người bán hàng 44 (14,5) 71 (24,0) 9,5* Nhận biết thức ăn an toàn 149 (50,4) 154 (52,0) 1,6 (*): Lần lượt chỉ sự khác biệt giữa hai tỷ lệ với P<0,05. Bảng 2 cho thấy tỷ lệ người tiêu dùng có kiến thức toàn diện về an toàn vệ sinh thực phẩm chiếm tỷ lệ thấp. Người tiêu dùng chỉ đạt yêu cầu trên 50% khi lựa chọn phương tiện phục vụ và nhận biến thức ăn an toàn và vẫn còn dễ dãi trong lựa chọn nơi bán hàng và người bán hàng. Sau 09 tháng can thiệp sự cải thiện về kiến thức tiêu dùng không nhiều. 2 tiêu chí cải thiện là Lựa chọn nơi bán và Người bán hàng đạt ATVSTP; còn lại 2 tiêu chí phương tiện phục vụ, nhận biết thức ăn an toàn có tăng nhưng không đáng kể. Cán bộ quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu Bảng 3: Đặc điểm cá nhân của cán bộ quản lý Các chỉ tiêu Tổng n= 28 (%) Học vấn - Lớp 12 2 (7,1%) - Trung cấp, Đại học 26 (92,9%) Chức vụ - Chủ tịch UBND xã phường 3 (10,7%) - P. Chủ tịch UBND xã phường 24 (85,7%) - Chức vụ khác 1 (3,6%) Nhận xét: - Về trình độ học vấn, bảng 6 cho thấy hầu hết đều tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng-Đại học trở lên (trên 94%) và được đào tạo, huấn luyện quản lý công tác địa phương trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tỷ lệ cán bộ ở trình độ Trung học phổ thông chiếm tỷ lệ rất ít, đây là điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý vì phần lớn họ đã được đào tạo qua trường lớp. - Về chức vụ, phần lớn là phó Chủ tịch xã phường, thị trấn; điều đó giúp cho việc điều tra kiến thức của cán bộ và tình hình quản lý VSATTP được chính xác. Người làm công tác quản lý VSATTP là cán bộ đầu não tại địa phương, cho thấy sự quan tâm nhất định của nhà nước cho vấn đề này, từ đó tạo thuận lợi cho việc cải thiện tình hình chung hiện nay. Kiến thức, thái độ hành vi của cán bộ quản lý Bảng 4: Cán bộ được hướng dẫn quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm Cán bộ được hướng dẫn quản lý n=28 Có 18 (64,3%) Không 10 (35,7%.) Bảng 4 cho thấy số cán bộ đã qua tập huấn quản lý VSATTP không nhiều (64,3%). Điều đó Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 4 làm cho công tác tổ chức thực hiện ATVSTP gặp nhiều khó khăn.. Bảng 5: Các biện pháp cải thiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa phương được cán bộ quản lý thực phẩm ưu tiên chọn lựa Biện pháp chọn lưa N (n = 28) Tỷ lệ (%) Tập huấn VSATTP cho người bán 23 82,2 Tăng cường công tác quản lý cho cán bộ 20 71,4 Cung cấp phương tiện vệ sinh 7 25,0 VSATTP cho cộng đồng bằng GDSK 6 21,5 Khác 1 3,6 Bảng 5 cho thấy: đa phần cán bộ quản lý cho rằng để cải thiện ATVSTP cần đẩy mạnh công tác tập huấn VSATTP cho các cơ sở thực phẩm và đẩy mạnh công tác quản lý ATVSTP. Một số cán bộ cho rằng cần phải cung cấp phương tiện vệ sinh cho các cơ sở thực phẩm và giáo dục ATVSTP cho cộng đồng. Bảng 6 Cách thức quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm Hình thức kiểm tra N=28 Tỷ lệ (%) Kiểm tra định kỳ 5 17,9 Kiểm tra đột xuất 3 10,7 Cả hai 19 67,9 Không kiểm tra 1 3,5 Bảng 06 cho thấy Cách thức kiểm tra ATVSTP phổ biến hiện nay được các cán bộ chọn lựa là kết hợp kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất (67,9%), kế đến là kiểm tra định kỳ (17,9%); kiểm tra đột xuất (10,7%) và không kiểm tra là 3,5%. Bảng 7: Các vấn đề khó khăn trong quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm Vấn đề khó khăn n=28 Tỷ lệ (%) Thiếu văn bản pháp luật 1 3,5 Thiếu nhân lực 16 57,2 Thiếu tiền 12 42,9 Thiếu trang thiết bị 2 7,1 Bảng 07 cho thấy trong quản lý VSATTP khó khăn chủ yếu là do thiếu nhân lực và thiếu tiền. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Tỷ lệ người tiêu dùng có kiến thức toàn diện về an toàn vệ sinh thực phẩm chiếm tỷ lệ thấp. Người tiêu dùng chỉ đạt yêu cầu trên 50% khi lựa chọn phương tiện phục vụ và nhận biết thức ăn an toàn, người tiêu dùng vẫn còn dễ dãi trong lựa chọn nơi bán hàng và người bán hàng. Sau 09 tháng can thiệp sự cải thiện về kiến thức tiêu dùng không nhiều. 2 tiêu chí cải thiện là Lựa chọn nơi bán và Người bán hàng đạt ATVSTP; còn lại 2 tiêu chí phương tiện phục vụ, nhận biết thức ăn an toàn tăng không đáng kể. Cán bộ quản lý VSATTP đã được đào tạo bài bản không nhiều. Điều đó làm cho công tác tổ chức quản lý ATVSTP gặp nhiều khó khăn. Từ thực trạng trên chúng tôi đưa ra một số kiến nghị sau: Cần phổ biến kiến thức nâng cao nhận thức bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng và tiến hành tập huấn nâng cao trình độ quản lý ATVSTP cho các cấp quản lý, đặc biệt là tuyến cơ sở.. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Ngọc Lân (2007), Nghiên cứu thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm thức ăn đường phố tại các phường nội thành thành phố Quy Nhơn, Kỷ yếu hội nghị khoa học vệ sinh an toàn thực phẩm lần thứ 4 - 2007. Hà Nội: NXB Y học. 2. Thủ tướng chính phủ (2007), Chỉ thị về việc triển khai các biện pháp cấp bách bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm ngày 28/03/2007, Tài liệu tập huấn công tác an toàn vệ sinh thực phẩm tuyến phường, xã. 3. Trần Đáng (2005), Kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm thức ăn đường phố, Hà Nội: NXB Thanh Niên. 4. WHO (1992), Essential safety requirements for street- vended foods, Foods Safety Unit. 5. WHO/Geneva (1999), Food safety. An essential public health issue for the new millenium. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 5 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 6

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_kien_thuc_thuc_hanh_an_toan_ve_sinh_thuc_pham_cua.pdf
Tài liệu liên quan