Sau khi tìm hiểu về mức độ, thời gian tập luyện
TDTT của đối tượng nghiên cứu, đề tài tiếp tục
phỏng tìm hiểu động cơ tập luyện TDTT của người
dân. Kết quả phỏng vấn được trình bày tại bảng 5.
Qua bảng 5 cho thấy động cơ tham gia tập luyện
của người dân ở nông thôn rất phong phú ở tất cả các
nội dung đề tài đưa ra đều có lựa chọn. Mục đích tăng
cường sức khỏe (72,34%), phòng bệnh (48,23%), vui
chơi giải trí (27,30%), chữa bệnh (22,87%), tất cả các
mục đích (23,05%).
Qua phân tích động cơ tham gia tập luyện TDTT
của các đối tượng đều phụ thuộc vào nhu cầu riêng
của cá nhân và phù hợp với từng lứa tuổi.
Ở độ tuổi trên 60 mục đích tập luyện chủ yếu tập
trung vào tăng cường sức khỏe, chữa bệnh, vui chơi
giải trí.
Ở độ tuổi từ 19 - 60 tuổi mục đích tập luyện chủ
yếu tập trung vào tăng cường sức khỏe, giảm cân
chống béo phì, phòng bệnh, vui chơi giải trí, giao lưu.
Ở độ tuổi từ 7 - 18 tuổi các em tham gia tập luyện
TDTT với tất cả các động cơ cao.
Đề tài tiếp tục tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng
đến tập luyện TDTT của người dân nông thôn. Kết
quả phỏng vấn được trình bày tại bảng 6.
Kết quả phỏng vấn ở bảng 6 cho thấy các yếu tố
ảnh hưởng đến tập luyện TDTT của người dân chủ
yếu là do khó khăn về thời gian (57,62%), khó khăn
về sân bãi, trang thiết bị tập luyện (56,56%), thiếu kế
hoạch (41,67%), không có chương trình tập luyện
(56,21%), khó khăn về NHD (21,99).
3. KẾT LUẬN
Từ những kết quả nghiên cứu trên cho thấy:
Người dân nông thôn hiện nay đã có những nhận
thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của tập
luyện TDTT trong cuộc sống sinh hoạt.
Nhu cầu tập luyện TDTT giải trí và nâng cao sức
khỏe của người dân nông thôn cao với các động cơ
tham gia tập luyện khác nhau.
Các yếu tố ảnh hướng đến tập luyện TDTT của
người dân nông thôn là thời gian, thiếu cơ sở vật chất
và thiếu chương trình, tài liệu hướng dẫn tập luyện.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 402 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng tập luyện thể dục thể thao giải trí và nâng cao sức khỏe của người dân ở nông thôn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 5/2019
30 THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Phát triển nông thôn được coi là vấn đề then chốt,
ảnh hưởng đến sự thành công của quá trình phát
triển kinh tế - xã hội và công cuộc công nghiệp hóa,
hiện đại hóa của nhiều quốc gia. Đặc biệt với Việt
Nam, một nước có đến 70% dân số sống tại các vùng
nông thôn.
Nhiệm vụ phát triển TDTT trong nông thôn là hết
sức quan trọng, đồng thời cũng vô cùng khó khăn và
phức tạp. Do những đặc điểm khác nhau về điều kiện
sản xuất, phong tục tập quán, cơ sở vật chất, khí hậu,
thời tiết, mật độ dân cư, tố chất thể lực, trình độ dân
trí nên TDTT trong nông thôn có những quy luật khác
với các đô thị, khu công nghiệp...
Từ nhu cầu thực tiễn nhằm phát triển phong trào
TDTT nông thôn, chúng tôi tiến hành đánh giá “Thực
trạng tập luyện TDTT giải trí và nâng cao sức khỏe
của người dân nông thôn”.
Quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng các phương
pháp nghiên cứu thường quy sau: điều tra xã hội học,
điều tra khảo sát, phỏng vấn, toán học thống kê
2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn về nhu
cầu tập luyện TDTT của người dân ở nông thôn hiện
nay, cũng như điều kiện kinh tế xã hội của từng vùng.
Đề tài chọn mẫu điển hình tại một số tỉnh đặc trưng
cho các khu vực trên cả nước để tiến hành nghiên cứu
(miền Bắc: Hòa Bình, Hà Nội, Thái Bình; miền
Trung: Quảng Bình; Tây Nguyên: Đắk Lắk, Đắk
Nông; miền Nam: Tây Ninh, Long An).
2.1. Thực trạng tập luyện TDTT để giải trí và
nâng cao sức khỏe của người dân ở nông thôn
Nhận thức về vai trò và tầm quan trọng việc tập
luyện TDTT của người dân là yếu tố cần thiết để
phát triển phong trào TDTT cơ sở. Chính vì vậy, đề
Thực trạng tập luyện thể dục thể thao giải trí và
nâng cao sức khỏe của người dân ở nông thôn
TS. Trần Hiếu; ThS Nguyễn Thị Thúy Hà Q
TÓM TẮT:
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu
thường quy điều tra xã hội học, điều tra khảo sát,
phỏng vấn, toán học thống kê để đánh giá thực
trạng tập luyện thể dục thể thao (TDTT) về các
yếu tố nhận thức, hình thức tập luyện, thời gian
tập luyện, động cơ tham gia tập luyện cũng như
các yếu tố ảnh hưởng đến tập luyện thể dục thể
thao giải trí và nâng cao sức khỏe của người dân
nông thôn.
Từ khóa: thực trạng, giải trí, sức khỏe, nông
thôn.
ABSTRACT:
By using routine research methods of sociological
investigation, survey, interview, statistics... to
assess the situation of training on cognitive factors,
type of training, exercise duration, motivation to
participate in the exercise as well as affected factors
to the entertainment sport training and improving
health of people in the rural area.
Keywords: Status, entertainment, health,
rural area. (Ảnh minh họa)
KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 5/2019
31THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
tài tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi đến các đối
tượng từ 7 tuổi trở lên tại các vùng nông thôn trên địa
bàn 8 tỉnh thành đã được lựa chọn.
Qua kết quả phỏng vấn tại bảng 1 nhận thấy:
Tại các địa bàn đề tài lựa chọn nghiên cứu, các
đối tượng được phỏng vấn ngẫu nhiên đều có nhận
thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của tập
luyện TDTT đối với đời sống của con người. Trong
tổng số 564 người được phỏng vấn có 82,62% cho
rằng tập luyện TDTT là rất quan trọng đối với đời
sống của người dân vùng nông thôn, 15,96% số người
được phỏng vấn đánh giá ở mức độ quan trọng và chỉ
có 1,42% số người được phỏng vấn đánh giá ở mức
độ bình thường.
Để nhận thấy sự khác biệt trong nhận thức của
từng lứa tuổi, tiến hành vẽ biểu đồ về nhận thức vai
trò và tầm quan trọng của tập luyện TDTT của người
dân vùng nông thôn. Kết quả được trình bày tại biểu
đồ 1
Nhìn vào biểu đồ có thể nhận thấy ở mỗi lứa tuổi
khác nhau có sự đánh giá khác nhau về vai trò và tầm
quan trọng của TDTT đối với đời sống của người dân
vùng nông thôn.
Ở lứa tuổi từ 7 - 18: rất quan trọng là 85,11%;
quan trọng là 14,36%; bình thường 0,53%.
Ở lứa tuổi trên 60: rất quan trọng là 81,91%; quan
trọng là 14,36%; bình thường là 3,72%.
Ở lứa tuổi từ 19 - 60: rất quan trọng là 80,85%;
quan trọng là 19,15%.
Ở cả 3 đối tượng phỏng vấn không có ý kiến nào
ở nước không quan trọng.
Tiếp tục tìm hiểu về hình thức tập luyện TDTT
của người dân trên các địa bàn đã lựa chọn. Kết quả
phỏng vấn được trình bày tại bảng 2.
Qua kết quả khảo sát nhận thấy người dân thường
tự tập luyện TDTT đơn lẻ chiếm 25,35% số người
được phỏng vấn, 34,93% tự tập theo đội nhóm,
18,79% tập theo câu lạc bộ, 11,88% tập theo tất cả
các hình thức được đề tài đưa ra.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề nghiên cứu, tiếp tục
khảo sát về hình thức tổ chức tập luyện TDTT của
Bảng 1. Nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của tập luyện TDTT của người dân vùng nông thôn
Từ 19 - 60 tuổi
(n = 188)
Trên 60 tuổi
(n = 188)
Từ 7 - 18 tuổi
(n = 188)
Tổng
(n = 564)
Đối tượng
Nội dung
n % n % n % n %
Rất quan trọng 152 80,85 154 81,91 160 85,11 466 82,62
Quan trọng 36 19,15 27 14,36 27 14,36 90 15,96
Bình thường 0 0 7 3,72 1 0,53 8 1,42
Không quan trọng 0 0 0 0 0 0 0 0
Biểu đồ 1. Nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của tập luyện TDTT của người dân vùng nông thôn
KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 5/2019
32 THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
người dân vùng nông thôn. Kết quả được trình bày tại
bảng 3.
Qua bảng 3 cho thấy, hình thức tổ chức tập luyện
hoàn toàn tự phát, tự tập không có NHD cao chiếm từ
49,65%; thứ hai là tập luyện theo cả hai hình thức (có
NHD và tập không có NHD); thấp nhất là hình thức
tập luyện có NHD với 20,21%.
Trao đổi trực tiếp với người dân là đối tượng
nghiên cứu với những người chọn câu trả lời là cả 2
hình thức tổ chức có NHD và không có NHD thì thấy:
hình thức tổ chức tập luyện đều không có NHD tập
luyện mà người trước hướng dẫn người sau, người
biết nhiều hướng dẫn người biết ít.
2.2 Thực trạng nhu cầu tập luyện TDTT để giải
trí và nâng cao sức khỏe của người dân ở nông thôn
Nhu cầu tập luyện TDTT giải trí là một trong
những nhu cầu có tầm quan trọng đối với đời sống
của người dân nông thôn, nhằm tạo nên sự cân bằng
trong cuộc sống sau những giờ lao động sản xuất.
Tìm hiểu về nhu cầu tập luyện TDTT của người
dân nông thôn đề tài tiến hành phỏng vấn về mức độ
tập luyện, thời gian tập luyện của người dân. Kết quả
phỏng vấn được trình bày tại bảng 4.
Qua kết quả phỏng vấn tại bảng 4 thấy rằng:
Mức độ tập luyện TDTT của người dân nông thôn
cao họ thường xuyên tập luyện từ 3 đến 6 buổi/tuần
(46,45% số người tập 3 - 4 buổi/tuần và 36,88% số
người tập 5 - 6 buổi/tuần) . Số người không tập TDTT
là rất thấp (3,19% trên tổng số người được phỏng
vấn); số người tập 1 - 2 buổi/tuần là 6,38% và số
người tập luyện đều đặn hàng ngày là 7,09%.
Khung giờ tập luyện trong ngày của người dân
nông thôn chủ yếu vào buổi sáng sớm (5h đến 6h là
38,30%) và buổi chiều tối (17h đến 19h là 42,91%).
Thời gian tập luyện TDTT trong ngàychủ yếu từ
30 phút đến 60 phút, cụ thể: < 30 phút/ngày là
10,82%, 30 - 45 phút/ngày là 39,89%, 46 - 60
phút/ngày là 37,94% và > 60 phút/ngày là 11,35%.
Tiến hành vẽ biểu đồ để thấy rõ mức độ khác biệt
giữa các đối tượng lứa tuổi về mức độ tập luyện, khung
thời gian và thời gian tập luyện của người dân nông
thôn. Kết quả được trình bày tại biểu đồ 2, 3 và 4.
Qua biểu đồ 2 có thể dễ ràng nhận thấy mức độ
tập luyện ở các đối tượng có sự khác biệt rõ rêt. Đối
với đối tượng từ 7 - 18 tuổi và trên 60 tuổi thường
xuyên tập luyện TDTT hơn đối tượng từ 19 - 60 tuổi.
Ở các chỉ số tập luyện từ 3 - 7 buổi/tuần lứa tuổi từ
19-60 tuổi có mức thấp hơn rõ rệt. Đặc biệt có tới
9,57% số người được phỏng vấn ở đối tượng này
không tham gia tập luyện TDTT.
Ở biểu đồ 3 cho thấy khung giờ tập luyện của các
lứa tuổi cũng có sự khác nhau cao.
Khung giờ từ 5h - 6h sáng số người tập luyện có
độ tuổi trên 60 là 52,13% số người được phỏng vấn;
độ tuổi từ 19 - 60 tuổi là 40,96% và độ tuổi từ 7 - 18
tuổi là 21,81%.
Khung giờ từ 17h - 19h thì ngược lại số người tập
luyện ở độ tuổi từ 7 -18 tuổi (học sinh) là 54,26%; ở
độ tuổi trên 60 là 41,49% và ở độ tuổi từ 19 - 60 tuổi
là 32,98%.
Khung giờ từ 20h - 22h ở độ tuổi 19 - 60 tuổi (tuổi
lao động) là 19,15%; ở độ tuổi trên 60 là 4,79% và ở
Bảng 3. Hình thức tổ chức tập luyện TDTT của người dân nông thôn
Từ 19 - 60 tuổi
(n = 188)
Trên 60 tuổi
(n = 188)
Từ 7 - 18 tuổi
(n = 188)
Tổng
(n = 564)
Đối tượng
Nội dung
n % n % n % n %
Không có người hướng dẫn 125 66,49 107 56,91 48 25,53 280 49,65
Có người hướng dẫn 34 18,09 7 3,72 73 38,83 114 20,21
Cả 2 hình thức trên 29 15,43 74 39,36 67 35,64 170 30,14
Bảng 2. Hình thức tập luyện TDTT của người dân vùng nông thôn
Từ 19 - 60 tuổi
(n = 188)
Trên 60 tuổi
(n = 188)
Từ 7 - 18 tuổi
(n = 188)
Tổng
(n = 564)
Đối tượng
Nội dung
n % n % n % n %
Tự tập (đơn lẻ) 80 42,55 40 21,28 23 12,23 143 25,35
Tự tập (nhóm, đội) 75 39,89 45 23,94 77 40,96 197 34,93
Câu lạc bộ 8 4,26 66 35,11 32 17,02 106 18,79
Nội khóa 0 0 0 0 3 1,60 3 0,53
Ngoại khóa 0 0 0 0 45 23,94 45 7,98
Hình thức khác 0 0 0 0 3 1,60 3 0,53
Tất cả các hình thức trên 25 13,30 37 19,68 5 2,66 67 11,88
KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 5/2019
33THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
Biểu đồ 2. Mức độ tập luyện TDTT của người dân nông thôn
Biểu đồ 3. Khung thời gian tập luyện TDTT của người dân nông thôn
Bảng 4. Kết quả phỏng vấn về mức độ tập luyện, thời gian tập luyện TDTT của người dân nông thôn
Trên 60 tuổi Từ 19 - 60 tuổi Từ 7 - 18 tuổi Tổng Đối tượng
Nội dung n % n % n % n %
Mức độ tập luyện TDTT trong tuần
0 buổi/ tuần (không tập) 0 0,00 18 9,57 0 0,00 18 3,19
1 -2 buổi/ tuần 8 4,26 23 12,23 5 2,66 36 6,38
3 -4 buổi/ tuần 87 46,28 84 44,68 91 48,40 262 46,45
5 -6 buổi/ tuần 68 36,17 54 28,72 86 45,74 208 36,88
# 7 buổi/ tuần 25 13,30 9 4,79 6 3,19 40 7,09
Khung giờ tập luyện TDTT trong ngày
5h đến 6h (sáng) 98 52,13 77 40,96 41 21,81 216 38,30
17h đến 19h (chiều) 78 41,49 62 32,98 102 54,26 242 42,91
20h đến 22h (tối) 9 4,79 36 19,15 7 3,72 52 9,22
Giờ khác 3 1,60 13 6,91 38 20,21 54 9,57
Thời gian tập luyện TDTT trong ngày
<30 phút/ngày 41 21,81 9 4,79 11 5,85 61 10,82
30 - 45 phút/ngày 73 38,83 90 47,87 62 32,98 225 39,89
46 - 60 phút/ngày 63 33,51 79 42,02 72 38,30 214 37,94
> 60 phút/ngày 11 5,85 10 5,32 43 22,87 64 11,35
KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 5/2019
34 THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
lứa tuổi 7 - 18 tuổi là 3,72%.
Ở các khung giờ khác đối tượng học sinh độ tuổi
từ 7 - 18 tuổi là 20,21%; trên 60 tuổi là 6,91% và từ
19 - 60 tuổi là 1,6%.
Qua biểu đồ 4 thấy rằng, thời gian tập luyện của
người dân cũng có sự khác biệt ở các lứa tuổi khác
nhau. Cụ thể
Từ 7 - 18 tuổi: dưới 30 phút/ngày là 5,85%; từ 30-
45 phút/ngày là 32,98%; từ 46 - 60 phút/ ngày là
38,3% và trên 60 phút/ngày là 22,87%.
Trên 60 tuổi: dưới 30 phút/ngày là 4,79%; từ 30 -
45 phút/ngày là 47,87%; từ 46 - 60 phút/ ngày là
42,02% và trên 60 phút/ngày là 5,38%.
Từ 19 - 60 tuổi: dưới 30 phút/ngày là 21,81%; từ
30 - 45 phút/ngày là 38,83%; từ 46 - 60 phút/ ngày là
33,51% và trên 60 phút/ngày là 5,32%.
Bảng 5. Động cơ tham gia tập luyện TDTT của người dân nông thôn
Trên 60 tuổi Từ 19 - 60 tuổi Từ 7 - 18 tuổi Tổng Đối tượng
Nội dung n % n % n % n %
Tăng cường sức khỏe 138 73,40 153 81,38 117 62,23 408 72,34
Giảm cân, chống béo phì 15 7,98 77 40,96 19 10,11 111 19,68
Chữa bệnh 91 48,40 37 19,68 1 0,53 129 22,87
Phòng bệnh 108 57,45 131 69,68 33 17,55 272 48,23
Giải trí, vui chơi 40 21,28 82 43,62 32 17,02 154 27,30
Giao lưu 17 9,04 38 20,21 4 2,13 59 10,46
Yêu thích 35 18,62 23 12,23 36 19,15 94 16,67
Mục đích khác 5 2,66 0 0 2 1,06 7 1,24
Tất cả mục đích trên 8 4,26 13 6,91 109 57,98 130 23,05
Biểu đồ 4. Thời gian tập luyện TDTT của người dân nông thôn
Biểu đồ 5. Động cơ tham gia tập luyện TDTT của người dân nông thôn
KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 5/2019
35THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
Sau khi tìm hiểu về mức độ, thời gian tập luyện
TDTT của đối tượng nghiên cứu, đề tài tiếp tục
phỏng tìm hiểu động cơ tập luyện TDTT của người
dân. Kết quả phỏng vấn được trình bày tại bảng 5.
Qua bảng 5 cho thấy động cơ tham gia tập luyện
của người dân ở nông thôn rất phong phú ở tất cả các
nội dung đề tài đưa ra đều có lựa chọn. Mục đích tăng
cường sức khỏe (72,34%), phòng bệnh (48,23%), vui
chơi giải trí (27,30%), chữa bệnh (22,87%), tất cả các
mục đích (23,05%).
Qua phân tích động cơ tham gia tập luyện TDTT
của các đối tượng đều phụ thuộc vào nhu cầu riêng
của cá nhân và phù hợp với từng lứa tuổi.
Ở độ tuổi trên 60 mục đích tập luyện chủ yếu tập
trung vào tăng cường sức khỏe, chữa bệnh, vui chơi
giải trí.
Ở độ tuổi từ 19 - 60 tuổi mục đích tập luyện chủ
yếu tập trung vào tăng cường sức khỏe, giảm cân
chống béo phì, phòng bệnh, vui chơi giải trí, giao lưu.
Ở độ tuổi từ 7 - 18 tuổi các em tham gia tập luyện
TDTT với tất cả các động cơ cao.
Đề tài tiếp tục tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng
đến tập luyện TDTT của người dân nông thôn. Kết
quả phỏng vấn được trình bày tại bảng 6.
Kết quả phỏng vấn ở bảng 6 cho thấy các yếu tố
ảnh hưởng đến tập luyện TDTT của người dân chủ
yếu là do khó khăn về thời gian (57,62%), khó khăn
về sân bãi, trang thiết bị tập luyện (56,56%), thiếu kế
hoạch (41,67%), không có chương trình tập luyện
(56,21%), khó khăn về NHD (21,99).
3. KẾT LUẬN
Từ những kết quả nghiên cứu trên cho thấy:
Người dân nông thôn hiện nay đã có những nhận
thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của tập
luyện TDTT trong cuộc sống sinh hoạt.
Nhu cầu tập luyện TDTT giải trí và nâng cao sức
khỏe của người dân nông thôn cao với các động cơ
tham gia tập luyện khác nhau.
Các yếu tố ảnh hướng đến tập luyện TDTT của
người dân nông thôn là thời gian, thiếu cơ sở vật chất
và thiếu chương trình, tài liệu hướng dẫn tập luyện.
Bảng 6. Các yếu tố ảnh hưởng đến tập luyện TDTT của người dân nông thôn
Trên 60 tuổi Từ 19 - 60 tuổi Từ 7 - 18 tuổi Tổng Đối tượng
Nội dung n % n % n % n %
Khó khăn về thời gian 112 59,57 53 28,19 160 85,11 325 57,62
Khó khăn về sân bãi, trang thiết bị tập luyện 123 65,43 117 62,23 79 42,02 319 56,56
Khó khăn về người hướng dẫn 68 36,17 56 29,79 0 0 124 21,99
Khó khăn về kinh phí tham gia tập luyện 19 10,11 5 2,66 4 2,13 28 4,96
Không được bạn bè, gia đình ủng hộ 0 0 0 0 0 0 0 0
Thiếu quyết tâm 4 2,13 8 4,26 0 0 12 2,13
Thiếu kế hoạch 84 44,68 116 61,70 35 18,62 235 41,67
Không có chương trình tập luyện 117 62,23 103 54,79 97 51,60 317 56,21
Các khó khăn khác 0 0 1 0,53 0 0 1 0,18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cấn Văn Nghĩa (2009), Xác định hiệu quả hoạt động tập luyện trong một số loại hình tổ chức TDTT xã,
phường và trường phổ thông của tình Hà Tây trước đây. Luận án tiến sĩ.
2. Dương Nghiệp Chí, Lương Kim Chung, Lê Tấn Đạt (2008), TDTT giải trí. Nxb TDTT, Hà Nội.
3. Hội nghị sơ kết 5 năm (2010 - 2015) ngày 8-12-2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực
hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
4. Lê Tấn Đạt (2011), Điều tra nhu cầu tập luyện thể thao giải trí ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên,
Hội Thảo KH quốc tế, Nxb TDTT Hà Nội.
Nguồn bài báo: bài báo được trích từ đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp bộ “Nghiên cứu xây dựng
chương trình và tài liệu chuyên môn hướng dẫn tập luyện TDTT đáp ứng nhu cầu giải trí và nâng cao sức khỏe
của người dân ở nông thôn”.
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 24/7/2019; ngày phản biện đánh giá: 15/9/2019; ngày chấp nhận đăng: 21/10/2019)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_tap_luyen_the_duc_the_thao_giai_tri_va_nang_cao_s.pdf