Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa pháp luật với các công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội khác

I. Đặt vấn đề: Trong lịch sử phát triển của loài người đã có thời kì không có pháp luật đó là thời kì xã hội cộng sản nguyên thủy. Trong xã hội này, để điều chỉnh các quan hệ xã hội, tạo lập trật tự, ổn định cho xã hội, người nguyên thủy sự dụng các quy phạm xã hội đó là tập quán và tín điều tôn giáo. Khi chế độ tư hữu xuất hiện và xã hội phân chia thành giai cấp những quy phạm xã hội đó trở nên không còn phù hợp. Trong điều kiện xã hội mới xuất hiện chế độ tư hữu, xã hội phân chia thành các giai cấp đối kháng, tính chất khép kín trong xã hội bị phá vỡ, các quy phạm phản ánh ý chí và bảo vệ lợi ích chung không còn phù hợp. Trong điều kiện lịch sử mới xã hội đòi hỏi phải có những quy tắc xã hội mới để thiết lập cho xã hội một “ trật tự “, loại quy phạm mới này phải thể hiện được ý chí của giai cấp thống trị, đáp ứng nhu cầu đó pháp luật ra đời. Pháp luật là những quy tắc xử sự chung thể hiện ý chí của giai cấp do Nhà nước ban hành theo trình tự, thủ tục luật định nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của Nhà nước. Pháp luật một mặt hướng dẫn, điều chỉnh hành vi của các chủ thể tham gia quan hệ xã hội phù hợp với nhu cầu xã hội, mặt khác hướng đến ý thức tình cảm làm cho mô hình hành vi đọng lại trong ý thức con người. Pháp luật mang tính bắt buộc chung cho tất cả mọi người, mọi cơ quan, tổ chức nhằm mục đích ngăn ngừa, răn đe, trừng phạt những hành vi sai trái, giáo dục, cảm hóa những người có hành vi này, bồi dưỡng cho họ tinh thần, ý thức làm chủ xã hội, ý thức tuân thủ pháp luật bảo đảm cho xã hội phát triển lành mạnh, an toàn, bền vững Pháp luật điều chỉnh những mối quan hệ xã hội chủ yếu, cơ bản mang tính ổn định và được lặp đi lặp lại. Để giải thích rõ bản chất của pháp luật còn cần thiết phải phân tích các mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức, nhà nước hay là “ phân tích mối quan hệ giữa pháp luật với các công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội khác “ cũng chính là đề tài em lựa chọn cho bài tập lớn học kì. II. Giải quyết vấn đề: 1. Bản chất của pháp luật : 2. Mối quan hệ giữa pháp luật với các công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội khác : 2.1 Trong mối quan hệ với kinh tế: 2.2 Trong mối quan hệ với chính trị: 2.3 Mối quan hệ với đạo đức: 2.4 Pháp luật và Nhà nước : III. Kết luận: Danh mục tài liệu tham khảo :

doc8 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2270 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích mối quan hệ giữa pháp luật với các công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội khác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Đặt vấn đề: Trong lịch sử phát triển của loài người đã có thời kì không có pháp luật đó là thời kì xã hội cộng sản nguyên thủy. Trong xã hội này, để điều chỉnh các quan hệ xã hội, tạo lập trật tự, ổn định cho xã hội, người nguyên thủy sự dụng các quy phạm xã hội đó là tập quán và tín điều tôn giáo. Khi chế độ tư hữu xuất hiện và xã hội phân chia thành giai cấp những quy phạm xã hội đó trở nên không còn phù hợp. Trong điều kiện xã hội mới xuất hiện chế độ tư hữu, xã hội phân chia thành các giai cấp đối kháng, tính chất khép kín trong xã hội bị phá vỡ, các quy phạm phản ánh ý chí và bảo vệ lợi ích chung không còn phù hợp. Trong điều kiện lịch sử mới xã hội đòi hỏi phải có những quy tắc xã hội mới để thiết lập cho xã hội một “ trật tự “, loại quy phạm mới này phải thể hiện được ý chí của giai cấp thống trị, đáp ứng nhu cầu đó pháp luật ra đời. Pháp luật là những quy tắc xử sự chung thể hiện ý chí của giai cấp do Nhà nước ban hành theo trình tự, thủ tục luật định nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của Nhà nước. Pháp luật một mặt hướng dẫn, điều chỉnh hành vi của các chủ thể tham gia quan hệ xã hội phù hợp với nhu cầu xã hội, mặt khác hướng đến ý thức tình cảm làm cho mô hình hành vi đọng lại trong ý thức con người. Pháp luật mang tính bắt buộc chung cho tất cả mọi người, mọi cơ quan, tổ chức nhằm mục đích ngăn ngừa, răn đe, trừng phạt những hành vi sai trái, giáo dục, cảm hóa những người có hành vi này, bồi dưỡng cho họ tinh thần, ý thức làm chủ xã hội, ý thức tuân thủ pháp luật bảo đảm cho xã hội phát triển lành mạnh, an toàn, bền vững … Pháp luật điều chỉnh những mối quan hệ xã hội chủ yếu, cơ bản mang tính ổn định và được lặp đi lặp lại. Để giải thích rõ bản chất của pháp luật còn cần thiết phải phân tích các mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức, nhà nước hay là “ phân tích mối quan hệ giữa pháp luật với các công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội khác “ cũng chính là đề tài em lựa chọn cho bài tập lớn học kì. Do kiến thức còn hạn hẹp, bài làm còn nhiều thiếu xót, mong nhận được sự nhận xét đánh giá của thầy cô để em rút kinh nghiệm cho những bài luận sau Em xin chân thành cảm ơn. II. Giải quyết vấn đề: Bản chất của pháp luật : Học thuyết Mác Lê nin về nhà nước và pháp luật lần đầu tiên trong lịch sử, đã giải thích một cách đúng đắn khoa học về bản chất của pháp luật và những mối quan hệ của nó với các hiện tượng khác trong xã hội có tính giai cấp. Bản chất của pháp luật thể hiện ở tính giai cấp của nó, không có “ Pháp luật tự nhiên” hay pháp luật không mang tính giai cấp. Tính giai cấp của pháp luật trước hết thể hiện ở chỗ, pháp luật phản ánh ý chí nhà nước của giai cấp thống trị. C. Mác và Ăng ghen khi nghiên cứu về pháp luật tư sản đã đi đến kết luận: pháp luật tư sản chẳng qua chỉ là ý chí của giai cấp tư sản được đề lên thành luật, cái ý chí mà nội dung của nó là do điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp tư sản quyết định. Nhờ nắm trong tay quyền lực nhà nước, giai cấp thống trị đã thông qua nhà nước để thể hiện ý chí của giai cấp mình một cách tập trung, thống nhất và hợp hóa thành ý chí của nhà nước, ý chí đó được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Nhà nước ban hành và bảo đảm cho pháp luật được thực hiện, vì vậy pháp luật là các qui tắc sử xự chung có tính bắt buộc đối với mọi người. Tính giai cấp của pháp luật còn thể hiện ở mục đich điều chỉnh các quan hệ xã hội của pháp luật. Trước hết pháp luật nhằm điều chỉnh quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớ trong xã hội. Vì vậy pháp luật là nhân tố để điều chỉnh về mặt giai cấp các quan hệ xã hội phát triển theo một “trật tự” phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị, bảo vệ củng cố địa vị của giai cấp thống trị, với ý nghĩa đó, pháp luật chính là công cụ để thực hiện sự thống trị giai cấp. Mặt khác bản chất của pháp luật còn thể hiện qua tính xã hội của pháp luật. Tính xã hội của pháp luật thể hiện thực tiễn pháp luật là kết quả của sự “ chọn lọc tự nhiên “ trong xã hội. Cac quy phạm pháp luật mặc dù do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, tuy nhiên trong thực tiễn chỉ những quy phạm nào phù hợp với thực tiễn mới được giữ lại thông qua nhà nước, đó là những quy phạm “ hợp lí “, “ khách quan “ được số đông trong xã hội chấp nhận, phù hợp với lợi ích của đa số trong xã hội. Như vậy , pháp luật là một hiện tượng vừa mang tính giai cấp vừa mang tính xã hội. Hai thuộc tính này có mối lien hệ mật thiết với nhau. Tuy nhiên mức độ đậm nhạt của hai thuộc tính đó khác nhau và thường hay biến đổi tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội, đạo đức, quan điểm , đường lối và các trào lưu chính trị xã hội trong mỗi nước, ở một thời kì lịch sử nhất định. Từ sự phân tích trên có thể định nghĩa pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội. Mối quan hệ giữa pháp luật với các công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội khác : Trong mối quan hệ với kinh tế: Pháp luật có tính độc lập tương đối. Một mặt pháp luật phụ thuộc vào kinh tế; mặt khác pháp luật lại có sự tác động trở lại một cách mạnh mẽ đối với kinh tế. Sự phụ thuộc của pháp luật vào kinh tế thể hiện ở chỗ nội dung của pháp luật là do các quan hệ kinh tế xã hội quyết định, chế độ kinh tế là cơ sở pháp luật. Sự thay đổi của chế độ kinh tế - xã hội sớm hay muộn cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi của pháp luật. Pháp luật luôn luôn phản ánh trình độ phát triển của chế độ kinh tế, nó không thể cao hơn hoặc thấp hơn trình độ phát triển đó. Mặt khác pháp luật cũng có sự tác động trở lại đối với sự phát triển của kinh tế. Khi nào pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị là lực lượng tiến bộ trong xã hội, phản ánh đúng trình độ phát triển của kinh tế thì pháp luật có nội dung tiến bộ và có tác động tích cực. Ngược lại khi pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị đã lỗi thời, muốn dung pháp luật để duy trì các quan hệ kinh tế đã lạc hậu không còn phù hợp nữa thì pháp luật mang nội dung lạc hậu và có tác dụng tiêu cực, kìm hãm sự phát triển của kinh tế xã hội. Để khắc phục nhược điểm đó, các nhà nước tư sản đã nhiều lần phải điều chỉnh, phải thay đổi đường lối để đảm bảo cho pháp luật có thể thích ứng được với tình hình. Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và đông đảo nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, phản ánh đúng đắn trình độ phát triển của chế độ kinh tế xã hội chủ nghĩa. Cho nên pháp luật xã hội chủ nghĩa có nội dung tiến bộ và giữ vai trò tích cực trong việc tác động tới quá trình phát triển kinh tế xã hội. Trong mối quan hệ với chính trị: Pháp luật là một trong những hình thức biểu hiện cụ thể của chính trị. Đường lối chính sách của giai cấp thống trị luôn giữ vai trò chủ đạo đối với pháp luật. Chính trị là biểu hiện sự tập trung của kinh tế, vì vậy, đường lối chính trị thể hiện trước hết ở các chính sách kinh tế. Chính sách đó được cụ thể hóa trong pháp luật bằng những quy định chung, thống nhất trong toàn xã hội. Ngược lại pháp luật lại cho đường lối chính sách của Đảng cầm quyền trở thành ý chí của nhà nước, của các tầng lớp, giai cấp khác nhau, cho nên chính trị là sự biểu thị các mối quan hệ giai cấp, phản ánh đối sánh giai cấp và mức độ của cuộc đấu tranh giai cấp . Như vậy trong mối quan hệ với chính trị thì pháp luật là biện pháp, phương tiện để thực hiện ý chí của giai cấp cầm quyền, vừa là hình thức biểu hiện của chính trị. Có thể nói chính trị là linh hồn của Pháp luật. Pháp luật thể chế đường lối chính sách của Đảng cầm quyền thành ý chí của nhà nước. Mối quan hệ với đạo đức: Đạo đức là những quan niệm, quan điểm của con người( một cộng đồng người, một giai cấp), về cái thiện, cái ác, về sự công bằng, nghĩa vụ, danh dự và về những phạm trù khác thuộc đời sống tinh thần của xã hội. Những quan niệm và quan điểm này rất khác nhau, do những điều kiện của đời sống vật chất xã hội quyết định. Trên cơ sở những quan niệm, quan điểm đó, một hệ thống quy tắc ứng xử của con người được hình thành. Đạo đức một khi đã trở thành niềm tin nội tâm thì chúng sẽ là cơ sở cho hành vi của con người. Mỗi lưc lượng xã hội hoặc một cộng đồng người đều có những quan niệm và quan điểm riêng của mình. Cho nên các quy phạm đạo đức tồn tại trong xã hội cũng rất nhiều loại. Chúng luôn có sự tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau. Lực lượng thống trị (lực lượng nắm quyền lực) do có ưu thế đặc biệt nên có điều kiện để thể hiện những quan niệm, quan điểm của mình thành pháp luật. Vì vậy, pháp luật luôn phản ánh đạo đức của lực lượng cầm quyền. Tuy nhiên do có sự tác động qua lại của nhiều loại đạo đức trong xã hội, pháp luật không thể không phản ánh các quan điểm, quan niệm, lợi ích của các lực lượng khác nhau trong xã hội. Trong khi xây dựng thực hiện pháp luật, các lực lượng cầm quyền đều phải tính đến yếu tố đạo đức xã hội để tạo chop hap luật một khả năng “thích ứng”, làm cho nó “ tựu hồ” như thể hiện ý chí của mọi tầng lớp xã hội. Pháp luật chịu sự tác động của đạo đức và các quy phạm xã hội khác nhưng pháp luật có tác động rất mạnh mẽ tới các hiện tượng đó và thậm chí trong một chừng mực nhất định, nó còn có khả năng cải tạo các quy phạm đạo đức và quy phạm xã hội khác. Pháp luật và Nhà nước : Là hai thành tố của thượng tầng chính trị - pháp lý, luôn có mối quan hệ khăng khít, không thể tách rời nhau. Cả hai hiện tượng pháp luật và nhà nước đều có chung nguồn gốc cùng phát sinh và phát triển. Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, nhưng quyền lực đó chỉ có thể được triển khai và phát huy có hiệu quả trên cơ sở của pháp luật. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành, luôn phản ánh những quan điểm và đường lối chính trị của lực lượng nắm quyền lực nhà nước và bảo đảm cho quyền lực đó được triển khai nhanh, rộng trên quy mô toàn xã hội. Với ý nghĩa đó nhà nước không thể tồn tại và phát huy quyền lực thiếu pháp luật; và ngược lại pháp luật chỉ phát sinh, tồn tại và có hiệu lực khi dựa trên cơ sở sức mạnh của quyền lực nhà nước. Vì vậy không thể nói pháp luật đứng trên hay nhà nước đứng trên pháp luật. Đồng thời khi xem xét các vấn đề nhà nước và pháp luật, phải đặt chúng trong mối quan hệ qua lại lẫn nhau. Khi xem xét mối quan hệ giữa pháp luật và nhà nước phải xem xét đến một khía cạnh thứ hai, đó là cẫn xuất phát từ tính chất đặc thù về giá trị xã hội của mỗi hiện tượng để luật giải. Pháp luật mặc dù do nhà nước ban hành, nhưng khi nó được công bố thì nó trở thành một hiện tượng có sức mạnh công khai, bắt buộc đối với mọi chủ thể, trong đó có nhà nước. Nhà nước nói chung và mỗi cơ quan của nó nói riêng đều phải tôn trọng pháp luật, không thể coi nhẹ càng không thể chà đạp lên nó. Nhà nước có quyền ban hành pháp luật , nhưng pháp luật bên cạnh việc thể hiện bản chất giai cấp còn có phản ánh những nhu cầu khách quan, phổ biến của các mối quan hệ xã hội. Vì vậy nhà nước cũng không thể ban bố pháp luật một cách chủ quan, duy ý chí không tính đến những nhu cầu tâm lí xã hội. Khi pháp luật ( thường là một bộ phân của nó ) không còn phù hợp với thực tiễn nữa thì nhà nước phải tiến hành sửa đổi bổ sung hoặc ban hành hủy bỏ để ban hành pháp luật mới. III. Kết luận: Qua những phân tích trên về mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, với chính trị, đạo đức, pháp luật và nhà nước ta có thể thấy rằng pháp luật có vai trò và tầm ảnh hưởng rất sâu rộng trong đời sống nhà nước, đời sống xã hội. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức, nhà nước là mối quan hệ lâu bền, khăng khít, và rang buộc lẫn nhau. Góp phần định hướng cho sự phát triển của các công cụ điều chỉnh xã hội khác. Không chỉ là công cụ quản lí, mà còn tạo ra môi trường thuẩn lợi cho sự phát triển của ý thức giáo dục, lành mạnh hóa lối sống, góp phần bồi đắp nên những giá trị mới. Danh mục tài liệu tham khảo : Nguyễn Văn Động, Giáo trình lý luận về nhà nước và pháp luật, Nxb.Giáo dục, Hà Nội, 2008. Nguyễn Thị Hồi, Những nội dung căn bản của môn học lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2010. Nguyễn Văn Năm, “ Nhận thức về mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức” Tạp chí luật học, số 4/2006.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai tap luat 286.doc
Tài liệu liên quan