Qua kết quả nghiên cứu cho thấy các tác
nhân gây NKHHT hàng đầu đều là những vi
khuẩn thuộc vi hệ bình thường trên cơ thể người,
như Moraxella catarrhalis (49,4%), liên cầu tan
máu α (28,4%), Haemophilus influenzae (5,7%), tụ
cầu vàng (4,5%), liên cầu β tan máu nhóm A
(3,4%) Tuy nhiên tỷ lệ kháng kháng sinh
đường uống thông thường cao ở tất cả các vi
khuẩn này khá cao, nên cần thận trọng trong lựa
chọn kháng sinh thích hợp để điều trị các bệnh
NKHHT.
5 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 573 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tính kháng kháng sinh của vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ở trẻ em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 137
TÍNH KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN GÂY NHIỄM KHUẨN
ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN Ở TRẺ EM
Tống Thị Hiếu Tâm*, Phạm Thị Thuận*, Tăng Thị Minh Thu*
TÓM TẮT
Việc sử dụng kháng sinh không hợp lý trong điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ở trẻ em tất yếu dẫn
tới tình trạng vi khuẩn đề kháng kháng sinh.
Mục tiêu: (1) Xác định những vi khuẩn thường gây nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ở trẻ em, (2) Đánh giá
tính kháng kháng sinh của từng vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ở trẻ em.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng là 129 bệnh nhân được chẩn đoán các loại bệnh
nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và điều trị tại khoa Nhi Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong thời gian
từ 10/2011 đến 03/2012. Phương pháp nghiên cứu là tiến cứu, mô tả cắt ngang.
Kết quả: 5 vi khuẩn thường gây nhiễm khuẩn hô hấp trên ở trẻ em là Moraxella catarrhalis (49,4%), liên
cầu tan máu α (28,4%), Haemophilus influenzae (5,7%), tụ cầu vàng (4,5%), liên cầu β tan máu nhóm A
(3,4%). Tỷ lệ kháng các kháng sinh đường uống thường dùng là amoxycillin 20-50%,
sulfamethoxazole/trimethoprim 16,7-50%, ampicillin 4-50%, amoxycillin/clavulanic acid 6-37,5%, azithromycin
10-32%, ampicillin/sulbactam 0-25%, cefaclor 17,2-70%, cefuroxime 0-30%, erythromycin 0-20%.
Kết luận: Tỷ lệ kháng kháng sinh đường uống thông thường cao ở tất cả các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn
đường hô hấp trên thường gặp ở trẻ em.
Từ khóa: Nhiễm khuẩn đường đường hô hấp trên, tính kháng kháng sinh.
ABSTRACT
ANTIBIOTIC RESISTANCE OF BACTERIA CAUSING UPPER RESPIRATORY INFECTIONS IN
CHILDREN
Tong Thi Hieu Tam, Pham Thi Thuan, Tang Thi Minh Thu
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 - 2012: 137 - 141
The inappropriation of using antibiotics in the treatment of upper respiratory tract infections in children
inevitably lead to antibiotic resistant bacteria
Objectives: (1) Determining the bacterial cause of upper respiratory tract infections in children, (2)
Assessing antibiotic resistance of each bacterium causing upper respiratory infections in children.
Patients and methods: This was a prospective, cross-sectional descriptive study in 129 children with upper
respiratory tract infections treated at Pediatric department, Central Military Hospital 108, from 10/2011 to
03/2012.
Results: Five common bacterial causes of upper respiratory tract infections in children were Moraxella
catarrhalis (49.4%), α haemolytic streptococcus (28.4%), Haemophilus influenza (5.7%), Staphylococcus aureus
(4.5%), β haemolytic streptococcus group A (3.4%). The rates of resistance to oral commonly used antibiotics
were 20-50% (amoxycillin), 16.7-50% (sulfamethoxazole/trimethoprim), 4-50% (ampicillin), 6-37.5%
(amoxycillin/clavulanic acid), 10-32% (azithromycin), 0-25% (ampicillin/sulbactam), 17.2-70% (cefaclor), 0-
30% (cefuroxime) and 0-20% (erythromycin).
* Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Tác giả liên hệ: BS Tống Thị Hiếu Tâm, ĐT: 0989292377, Email: hieutam65@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
Chuyên Đề Nhi Khoa 138
Conclusion: The rates of resistance to oral commonly used antibiotics were high in all common bacteria that
cause upper respiratory tract infections in children.
Keywords: Upper respiratory tract infections, antibiotic resistance.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên (NKHHT)
là bệnh lý gây ra bởi tình trạng nhiễm trùng
niêm mạc đường hô hấp với tổn thương nằm
phía trên nắp thanh môn. NKHHT là nhóm
bệnh phổ biến nhất ảnh hưởng đến trẻ em, đặc
biệt là trẻ dưới 5 tuổi(6).
Tác nhân gây bệnh NKHHT chủ yếu là virus
(60-70%), một số ít do các vi khuẩn như
Haemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae,
Moraxella catarrhalis, Staphylococcus aureus, (5,6).
Tuy nhiên tình trạng bệnh nhi mắc NKHHT được
sử dụng kháng sinh còn cao, theo một số nghiên
cứu ở Mỹ cho thấy có tới 3/4 đơn kháng sinh
ngoại trú của các bệnh nhi là để điều trị NKHHT.
Tại Việt Nam, nơi mà tình trạng sử dụng kháng
sinh không cần kê đơn, bệnh nhân không tuân
thủ đơn thuốc của bác sỹ và việc kê đơn các kháng
sinh phổ rộng là khá thường xuyên, tỷ lệ bệnh
nhi được dùng kháng sinh để điều trị NKHHT có
lẽ còn cao hơn nữa. Sự lạm dụng kháng sinh này
tất yếu dẫn tới tình trạng vi khuẩn đề kháng
kháng sinh(1).
Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này
nhằm mục tiêu: 1. Xác định những vi khuẩn
thường gây nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ở trẻ
em, 2. Đánh giá tính kháng kháng sinh của từng
vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ở
trẻ em.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Bao gồm 129 bệnh nhân được chẩn đoán
NKHHT (viêm mũi họng, viêm amydal, viêm
VA, viêm xoang, viêm tai giữa) điều trị tại khoa
Nhi – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, trong
thời gian từ 01/10/2011 đến 31/03/2012.
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang, tiến cứu.
Đánh giá tính kháng kháng sinh của vi
khuẩn gây NKHHT
-Phân lập các chủng vi khuẩn trên những
môi trường nuôi cấy thích hợp: Thạch máu cừu
(M.catarrhalis, liên cầu ), chocolate có Bacitracin
(H.influenzae), thạch máu cừu có Gentamycin
5µg/ml (S.pneumoniae.), thạch MacConkey (vi
khuẩn gram âm - E.coli, Klebsiela ).
-Làm kháng sinh đồ: Sau khi phân lập được
vi khuẩn trên các môi trường nuôi cấy thích hợp,
chọn các khúm đặc trưng để thực hiện kháng sinh
đồ bằng phương pháp khuếch tán kháng sinh
trên các đĩa thạch máu cừu (S.pneumoniae), thạch
chocolate (H.influenzae), hoặc thạch Muller
Hinton tiêu chuẩn.
Đánh giá kết quả kháng sinh đồ bằng cách đo
đường kính vòng tròn vô khuẩn (tính bằng mm)
và sau đó đối chiếu với bản tiêu chuẩn của vi
khuẩn thử nghiệm tương ứng.
Phương pháp tính toán số liệu
Tất cả các số liệu thu được từ nghiên cứu được
xử lý trên máy tính theo chương trình SPSS 16.0
áp dụng trong y học.
KẾT QUẢ
Nghiên cứu ghi nhận được 129 trường hợp
bệnh nhi mắc NKHHT với tuổi trung bình là 3,8
± 2,94 tuổi, nhỏ nhất là 4 tháng tuổi, lớn nhất là
15 tuổi. Tỷ lệ nam chiếm 53,5%, nữ chiếm 46,5%.
Phân bố các mặt bệnh NKHHT trong
nghiên cứu: bệnh nhân bị viêm mũi họng cấp
chiếm tỷ lệ cao nhất 54,3%, tiếp đến là viêm
amydal cấp chiếm 21,7%, viêm tai giữa là
9,3%, trẻ bị viêm VA cấp và viêm xoang chiếm
tỷ lệ tương đương là 4,7%.
Bảng 1: Vi khuẩn được phân lập gây NKHHT
Vi khuẩn Số mẫu dương
tính
Tỷ lệ %
Acinetobacter baumani 1 0,6
E.coli 1 0,6
Haemophilus influenza 10 5,7
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 139
K.pneumoniae 3 1,75
Liên cầu α 50 28,4
Liên cầu β tan máu nhóm A 6 3,4
M.catarrhalis 87 49,4
P.aeruginosa 2 1,1
Staphylococcus sp 2 1,1
S.aureus 8 4,55
S.epidermidis 4 2,3
S.pneumoniae 2 1,1
Tổng số 176 100
Chúng tôi định danh được 12 loại vi khuẩn từ
176 mẫu bệnh phẩm dịch tiết vùng tỵ hầu và hầu
họng, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là
M.catarrhalis 49,4% (87 trường hợp), tiếp theo là
liên cầu α chiếm 28,4% (50 trường hợp), H.I
chiếm 5,7% (10 trường hợp), tụ cầu vàng chiếm
4,5% (8 trường hợp), liên cầu β tan máu nhóm A
chiếm 3,4% (6 trường hợp).
Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng kháng sinh trước
nhập viện khá cao: amoxycillin chiếm tỷ lệ cao
nhất là 45,7%, tiếp theo là cefuroxim chiếm
36,4%; amoxycillin/clavulanic acid, cefixim,
azithromycin có tỷ lệ sử dụng tương ứng là
20,9%, 18,6% và 15,5%.
Trong số vi khuẩn định danh được có 5 loại
chiếm tỷ lệ cao gây NKHHT là M. catarrhalis, liên
cầu tan máu α, H. i, S. aureus và liên cầu tan máu
β nhóm A. Phân tích kháng sinh đồ của các vi
sinh vật này cho thấy: tỷ lệ kháng các kháng sinh
đường uống thường dùng là amoxycillin 20-50%,
sulfamethoxazole/trimethoprim 16,7-50%,
ampicillin 4-50%, amoxycillin/clavulanic acid 6-
37,5%, azithromycin 10-32%,
ampicillin/sulbactam 0-25%, cefaclor 17,2-70%,
cefuroxime 0-30%, erythromycin 0-20%. Bảng 2
dưới đây thể hiện cụ thể tính kháng kháng sinh
của các vi khuẩn trên.
Bảng 2: Tính kháng kháng sinh của các vi khuẩn
thường gây NKHHT
Vi khuẩn
Loại kháng sinh
Tỷ lệ mẫu kháng %
M.catar
rhalis
Liên
cầu α
H.I S.aur
eus
Liên
cầu β
Amoxycillin 21,8 20 40 50 33,3
Amox/Clavulanic acid 11,5 6 20 37,5 16,7
Ampicillin 4,6 4 40 50 33,3
Ampi/sulbactam 9,2 8 10 25 0
Azithromycin 21,8 32 10 25 16,7
Cefaclor 17,2 26 70 37,5 66,7
Cefuroxim 3,4 4 30 0 16,7
Erythromycin 16,1 20 0 0 16,7
SMX-TMP 37,9 24 50 25 16,7
BÀN LUẬN
NKHHT là các bệnh lý cấp tính thường gặp ở
trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Nghiên cứu của
chúng tôi cũng cho kết quả tương tự với độ tuổi
trung bình của các bệnh nhân là 3,8 ± 2,94 tuổi
(giới hạn từ 4 tháng đến 15 tuổi). Không thấy có
sự khác biệt lớn về giới của các bệnh nhân, tỷ lệ
các bệnh nhân nam chiếm ưu thế hơn nữ, tỷ lệ
nam là 53,5%, tỷ lệ nữ là 46,5%.
Về phân bố các mặt bệnh NKHHT trong
nghiên cứu thấy chủ yếu mắc viêm mũi họng cấp
với tỷ lệ 54,3%, tiếp đến là viêm amydal cấp với tỷ
lệ 27,1%. Điều này cũng phù hợp với thống kê y
văn cho thấy bệnh cảnh hay gặp nhất của
NKHHT là cảm lạnh, viêm mũi, viêm họng, viêm
amydal cấp(6).
Về kết quả phân lập vi khuẩn gây NKHHT:
hàng đầu phải kể đến các vi khuẩn thường gặp ký
sinh ở đường hô hấp trên thuộc vi hệ bình thường
trên cơ thể người là M.catarrhalis và liên cầu
nhóm A (tan máu α và β). Một tác nhân thường
gặp gây NKHHT là H.I, tuy nhiên để phân lập
được vi khuẩn này đòi hỏi phải có môi trường
nuôi cấy thích hợp, vì vậy mặc dù rất thường gặp
nhưng do rất khó mọc, nên tỷ lệ phân lập được
H.I từ các mẫu bệnh phẩm dịch tiết hô hấp không
cao (5,7%), tỷ lệ này không nói lên được con số
thực tế nhiễm trên bệnh nhi. Tác nhân gây
NKHHT thường gặp thứ tư trong nghiên cứu của
chúng tôi là S.aureus với tỷ lệ 4,55%, đây là vi
khuẩn gây hiện tượng kháng kháng sinh cao, đặc
biệt với những kháng sinh nhóm Penicillin
thường được chỉ định trong điều trị NKHHT.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ vi
khuẩn gây NKHHT đề kháng kháng sinh khá
cao. Tác nhân hàng đầu gây NKHHT là
M.catarrhalis mức độ đề kháng cao với các kháng
sinh đường uống thông dụng như: SMX/TMP,
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
Chuyên Đề Nhi Khoa 140
nhóm Penicillin như amoxycillin,
amoxycillin/clavulanic acid, nhóm Macrolide
như azithromycin, erythromycin. Có một kháng
sinh vẫn được coi là kháng sinh đặc trị hữu hiệu
cho các nhiễm khuẩn M. catarrhalis là ampicillin,
nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ vi khuẩn
kháng kháng sinh này còn thấp (4,6%). Số liệu
này của chúng tôi có khác biệt với các nghiên
cứu khác: ampicillin được ghi nhận là đã bị M.
catarrhalis đề kháng với tỷ lệ cao, lên đến 100%
như ở Thái Lan(2), hay 79% như ở Malaysia(7). Tại
Việt Nam cho đến hiện nay vẫu chưa có một công
bố khoa học nào vể tỷ lệ tiết beta-lactamase trên
M. catarrhalis, tuy nhiên tại bệnh viện Nguyễn Tri
Phương (Tp Hồ Chí Minh) trong năm 2009 đã ghi
nhận tỷ lệ 41% M. catarrhalis tiết được men beta-
lactamase. Tuy có tỷ lệ cao tiết được men beta-
lactamase,nhưng vi khuẩn vẫn còn nhạy cảm
được với các beta-lactamase inhibitor và các
cephalosporin thế hệ 2.
Về tính kháng kháng sinh của các liên cầu
tan máu nhóm A: trong các căn nguyên gây
NKHHT, các liên cầu tan máu nhóm A (gồm liên
cầu tan máu α và β) là những vi khuẩn được quan
tâm vì khả năng gây ra các biến chứng tim mạch
như viêm màng tim, bệnh lý van tim do thấp(5)
Kết quả nghiên cứu thể hiện trong bảng 3.2 cho
thấy đã có hiện tượng kháng kháng sinh nhóm
Penicillin là những kháng sinh kinh điển trong
điều trị nhiễm liên cầu nhóm A. Kết quả này
trong nghiên cứu của chúng tôi có khác biệt so
với y văn, vì cho đến nay các liên cầu tiêu huyết
nhóm A ít ghi nhận kháng được penicillin, điều
này có thể do số mẫu phân lập được trong
nghiên cứu của chúng tôi chưa nhiều (50 mẫu
liên cầu tan máu α, và 6 mẫu liên cầu tan máu β
nhóm A). Tuy vậy vẫn có khá nhiều trường hợp
thất bại điều trị với Penicillin trên lâm sàng là do
vi khuẩn được các vi khuẩn Staphylococci cùng
tạo khúm trên vùng hầu họng tiết được men beta-
lactamase bảo vệ(1).
Về tính kháng kháng sinh của H.I: mặc dù
H.I được biết đến như là một trong những căn
nguyên hàng đầu gây NKHHT, nhưng do đây là
một vi khuẩn khó nuôi cấy, nên việc phân lập và
khảo sát tính kháng kháng sinh của HI trong
nghiên cứu còn gặp nhiều khó khăn. Kết quả
nghiên cứu thể hiện trong bảng 3.2 cho thấy tỷ lệ
kháng kháng sinh của H.I khá cao: cefaclor
(70%), SMX/TMP (50%), amoxycillin và
ampicillin (40%), cefuroxim (30%), tuy nhiên H.I
vẫn còn nhạy cảm với amoxicillin/clavulanic
acid (80%) và erythromycin (100%). Kết quả này
có nhiều khác biệt với các tài liệu y văn trong và
ngoài nước. Trên thế giới tỷ lệ vi khuẩn H.I tiết
men -lactamase (kháng ampicillin) tại các nước
dao động từ 15% đến trên 50%: Hoa Kỳ 34-
>50%(3), Singapore 25-27%(1), Hồng Kông 29-
39%(1), và Đài Loan 56-60%(4) Ngoài ra sự gia
tăng tỷ lệ vi khuẩn kháng ampicillin còn do vi
khuẩn H.I có thể có khả năng đề kháng được các
kháng sinh -lactam không phải do cơ chế tiết
men -lactamase mà do các cơ chế khác, hay các
kiểu hình kháng được các cephalosporin thế hệ 2
như cefuroxime, cefaclor(9). Tại Việt Nam, do các
phòng xét nghiệm vi sinh ít có các môi trường
nuôi cấy thích hợp cho các vi khuẩn dù rất
thường gặp nhưng lại rất khó mọc như H.I(8), mà
chúng ta hiếm khi tìm thấy được các tài liệu, ghi
nhận về tần suất gây bệnh cũng như tỷ lệ đề
kháng kháng sinh của H.I phân lập được tại Việt
Nam. Trong một nghiên cứu đa trung tâm của
Phạm Hùng Vân (2007) trên 248 chủng vi khuẩn
H.I phân lập từ các bệnh phẩm lấy trên các bệnh
nhân NKHHC, cho thấy 49% vi khuẩn tiết được
men beta-lactamse kháng được ampicillin, tỷ lệ
cao vi khuẩn kháng SMX/TMP (64%). Tuy nhiên
có tỷ lệ nhạy cảm cao của vi khuẩn H.I đối với
kháng sinh amoxycillin/clavulanic acid (100%),
azithromycin (92%) và các cephalosporin thế hệ
2 như cefuroxime (99%) và cefaclor (92%)(8).
Về tính kháng kháng sinh của S.aureus: tụ cầu
vàng tuy không phải là căn nguyên hàng đầu
gây NKHHT, nhưng đây là loại vi khuẩn có khả
năng kháng nhiều kháng sinh ở mức cao. Tụ cầu
vàng có khả năng kháng kháng sinh là do hiện
tượng tổng hợp được các enzyme phân huỷ
kháng sinh, đặc biệt là beta-lactamase phân huỷ
kháng sinh nhóm beta-lactam. Với sự có mặt của
beta-lactamase, tụ cầu vàng không chỉ kháng lại
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 141
kháng sinh penicillin mà còn kháng lại các
kháng sinh khác cùng dòng như piperacillin,
carbapenem.... Kết quả nghiên cứu thể hiện trong
bảng 3.2 cho thấy S.aureus có tỷ lệ kháng cao với
các kháng sinh nhóm penicillin cũng như kháng
sinh thuộc các nhóm khác. Kết quả này cũng
tương tự như ghi nhận trong nghiên cứu đa trung
tâm của Phạm Hùng Vân, Phạm Thái Bình (2003-
2005) cho thấy tỷ lệ S. aureus đề kháng với nhiều
kháng sinh khá cao: 63% đối với erythromycin,
68% đối với azithromycin, 38% đối với
cefuroxime, 30% đối với amoxicillin/clavulanic
acid, 25% đối với cotrimoxazol, hầu như 100% vi
khuẩn kháng với penicillin.
KẾT LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy các tác
nhân gây NKHHT hàng đầu đều là những vi
khuẩn thuộc vi hệ bình thường trên cơ thể người,
như Moraxella catarrhalis (49,4%), liên cầu tan
máu α (28,4%), Haemophilus influenzae (5,7%), tụ
cầu vàng (4,5%), liên cầu β tan máu nhóm A
(3,4%) Tuy nhiên tỷ lệ kháng kháng sinh
đường uống thông thường cao ở tất cả các vi
khuẩn này khá cao, nên cần thận trọng trong lựa
chọn kháng sinh thích hợp để điều trị các bệnh
NKHHT.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Beekmann SE, Heilmann KP, Richter SS, et al, The GRASP
Study Group (2005). Antimicrobial resistance in Streptococcus
pneumoniae, Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis and
group A -haemolytic streptococci in 2002–2003. Results of the
multinational GRASP Surveillance Program. International
Journal of Antimicrobial Agents 25, 148–156.
2. Critchley et al (2002). Antimicrobial Resistance among
Respiratory Pathogens Collected in Thailand during 1999-2000. J
Chemother 2002, 14:147-154.
3. Doern GV, Jones RN, Pfaller MA, and the Sentry Participants
group (1999), “Haemophilus influenzae and Moraxella
catarrhalis from Patients with Community-Acquired Respiratory
Tract Infections: Antimicrobial Susceptibility Patterns from the
SENTRY Antimicrobial Surveillance Program (United States and
Canada, 1997). Antimicrobial Agents and Chemotherapy; 43: 2,
385–389.
4. Hsueh PR, Liu YC, Shyr JM, et al (2000). Multicenter
Surveillance of Antimicrobial Resistance of Streptococcus
pneumoniae, Haemophilus influenzae, and Moraxella catarrhalis
in Taiwan during the 1998–1999 Respiratory Season.
Antimicrobial Agents And Chemotherapy, 44:5, 1342–1345.
5. Jacobs MR (2000). The Alexander Project 1998–2000:
susceptibility of pathogens isolated from community-acquired
respiratory tract infection to commonly used antimicrobial
agents. Journal of Antimicrobial Chemotherapy 2003, 52: 229–
246.
6. Morris PS (2009). Upper Respiratory Tract Infections (including
Ortitis Media). Pediatr Clin North Am, 56(1):101-17.
7. Rohani et al (1999). Antimicrobial Resistance among Respiratory
Pathogens Collected in Malaysia. Int Med Res J 1999; 3:57.
8. Van PH et al (2007). Haemophilus influenza with beta-lactamase
– Results from the multicenter study on 248 strains isolated from
Viet Nam. Hochiminh City Medicine, 11: Supplement 3, 47-55.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tinh_khang_khang_sinh_cua_vi_khuan_gay_nhiem_khuan_duong_ho.pdf