Tòa án trả lại đơn khởi kiện khi có thỏa thuận thủ tục thương lượng, hòa giải bắt buộc tiền tố tụng

Thứ tư, thỏa thuận tiền tố tụng như trên không làm mất quyền khởi kiện ra Tòa án vì đó chỉ là thỏa thuận tiền tố tụng để đạt được sự thống nhất về nội dung tranh chấp. Do đó, nếu các bên triển khai theo thỏa thuận mà nội dung tranh chấp không được giải quyết thì lúc đó các bên vẫn được khởi kiện tranh chấp ra Tòa án. Nói cách khác, các thỏa thuận như trên giúp giải quyết được tranh chấp ngoài Tòa án còn nếu tranh chấp vẫn không được giải quyết theo thủ tục tiền tố tụng mà các bên thỏa thuận thì các bên vẫn được quyền khởi kiện ra Tòa án. Ở đây, nếu không đạt được thỏa thuận ngoài tòa án theo thủ tục thỏa thuận, việc khởi kiện ra Tòa án chỉ bị chậm lại và, như Tòa án Pháp đã khẳng định, khoảng thời gian đó không được tính vào thời hiệu.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 281 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tòa án trả lại đơn khởi kiện khi có thỏa thuận thủ tục thương lượng, hòa giải bắt buộc tiền tố tụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đỗ Văn Đại* * PGS. TS. Trưởng Khoa Luật Dân sự - Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Thành viên Hội đồng Tư vấn án lệ TAND tối cao. Tóm tắt: Thỏa thuận về thủ tục thương lượng, hòa giải bắt buộc trước khi khởi kiện ra Tòa án khá phổ biến. Bài viết nghiên cứu thực trạng văn bản, thực tiễn Việt Nam đồng thời khai thác kinh nghiệm nước ngoài để hoàn thiện pháp luật Việt Nam liên quan đến giá trị hiệu lực của thỏa thuận trên.. Abstract: Agreement in term of the compulsory negotiation, conciliation procedures before the case is brought to the court is a common practice. This article serves the purpose of showing the actual status of documents, studies, practices in Vietnam as well as provides the reviews of the foreign experiences to improve the local laws related to the validity of the above-mentioned agreement Thông tin bài viết: Từ khóa: Thương lượng, hòa giải bắt buộc, tiền tố tụng, giá trị pháp lý Lịch sử bài viết: Nhận bài: 03/01/2018 Biên tập: 16/01/2018 Duyệt bài: 24/01/2018 Article Infomation: Keywords: Agreement of negotiation, conciliation, before bringing the case to the court, validity Article History: Received: 03 Jan. 2018 Edited: 16 Jan. 2018 Approved: 24 Jan. 2018 TÒA ÁN TRẢ LẠI ĐƠN KHỞI KIỆN KHI CÓ THỎA THUẬN THỦ TỤC THƯƠNG LƯỢNG, HÒA GIẢI BẮT BUỘC TIỀN TỐ TỤNG Dẫn nhập Khi có tranh chấp, các chủ thể được yêu cầu cơ quan tài phán là Tòa án hay Trọng tài giải quyết và quyền này đã được ghi trong văn bản pháp luật Việt Nam. Chẳng hạn, theo khoản 1 Điều 14 Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS), “trường hợp quyền dân sự bị xâm phạm hoặc có tranh chấp thì việc bảo vệ quyền được thực hiện theo pháp luật tố tụng tại Tòa án hoặc trọng tài”. Khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (Bộ luật TTDS) cũng theo hướng vừa nêu với nội dung “cơ quan, tổ chức, cá nhân do Bộ luật này quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác”. THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 75Số 3+4 (355+356) T02/2018 Thừa nhận quyền yêu cầu cơ quan tài phán giải quyết tranh chấp và thực hiện quyền đó là hai vấn đề khác nhau. Từ lâu đời, ngạn ngữ Việt Nam đã có câu “vô phúc đáo tụng đình” và câu đó cho thấy, người dân không phải lúc nào cũng muốn giải quyết tranh chấp tại cơ quan tài phán. Thực tế, các bên tranh chấp thường tìm cách giải quyết bất đồng giữa họ bằng phương thức khác. Từ đó, hình thành khá phổ biến hình thức thỏa thuận, theo đó, các bên thống nhất cần thương lượng, hòa giải trước và chỉ khi nào thỏa thuận này bất thành, các bên mới yêu cầu cơ quan tài phán giải quyết. Để hiểu rõ hơn, có thể nghiên cứu một thỏa thuận được Tòa án Việt Nam giải quyết năm 2017. Đó là nội dung trong Điều lệ một công ty, theo đó: “Khi phát sinh tranh chấp hay khiếu nại có liên quan đến hoạt động của Công ty hay tới quyền của cổ đông phát sinh từ Điều lệ, hay từ bất cứ quyền hoặc nghĩa vụ do Luật Doanh nghiệp hay luật khác giữa: một cổ đông hay các cổ đông với công ty thì các bên liên quan sẽ cố gắng giải quyết tranh chấp đó thông qua thương lượng và hòa giải. Chủ tịch Hội đồng quản trị sẽ chủ trì việc giải quyết tranh chấp trong vòng 60 ngày kể từ ngày tranh chấp phát sinh. Nếu không có quyết định hòa giải nào đạt được trong vòng 60 ngày kể từ khi bắt đầu quá trình hòa giải thì các bên có thể đưa tranh chấp đó ra Trọng tài kinh tế hoặc Tòa án kinh tế. Như vậy, để khởi kiện tranh chấp yêu cầu Tòa án giải quyết thì các bên đương sự phải có sự thương lượng hòa giải, nếu không đạt được sự thỏa thuận thì sau đó mới khởi kiện ra Tòa án”1. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ nghiên cứu loại thỏa thuận đó trong mối 1 Xem Đỗ Văn Đại, Pháp luật trọng tài thương mại Việt Nam - Bản án và Bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức,H., 2017, Bản án số 39-40. 2 Trương Nhật Quang, Pháp luật doanh nghiệp - Các vấn đề pháp lý cơ bản, Nxb. Dân trí 2016, tr.208 và 208. 3 Nguyễn Ngọc Bích và Nguyễn Đình Cung, Công ty - Vốn, quản lý và tranh chấp, Nxb. Tri thức 2009, tr.95 4 Văn bản hiện hành không coi điều lệ là quy định của pháp luật. Chẳng hạn, theo khoản 1 Điều 140 BLDS năm 2015, “thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của quan hệ với tài phán nhà nước và cụ thể là trong mối quan hệ với pháp luật TTDS. I. Quy định của pháp luật Việt Nam về thủ tục thương lượng, hòa giải và thực tiễn 1. Bản chất thỏa thuận của điều lệ Khoản 9 Điều 22 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định, nội dung Điều lệ công ty có “thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ” (quy định này được duy trì tại khoản 1 Điều 25 Luật doanh nghiệp năm 2014) nhưng nội dung việc giải quyết như thế nào còn phụ thuộc vào sự thống nhất của những chủ thể liên quan. Về bản chất, “điều lệ công ty là tài liệu nội bộ cơ bản điều chỉnh việc thành lập, tổ chức quản lý, hoạt động, tổ chức lại và giải thể công ty” và “tự do thỏa thuận là nguyên tắc cơ bản áp dụng với điều lệ”2. Thực chất, “bản này (điều lệ công ty) do các cổ đông sáng lập công ty lập ra” và “tập tục ở các nước phát triển coi nó là một bản hợp đồng giữa công ty với các cổ đông và giữa các cổ đông với nhau”3. Trong phần liên quan đến pháp luật nước ngoài, chúng ta cũng sẽ thấy Tòa án khai thác các quy định về thỏa thuận đối với nội dung trong điều lệ công ty. Như vậy, chúng ta có thể khẳng định luật có quy định về điều lệ công ty nhưng nội dung của điều lệ do thỏa thuận của các chủ thể liên quan quyết định. Đó là một loại thỏa thuận của các chủ thể liên quan về công ty. Ở vụ việc nêu trong phần Dẫn nhập, nội dung trên không do pháp luật quy định mà do những người xây dựng Điều lệ thống nhất tạo ra4. Nội dung thỏa thuận đó cho thấy THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 76 Số 3+4 (355+356) T02/2018 việc khởi kiện ra Tòa án là có điều kiện: chỉ khởi kiện ra Tòa án khi thủ tục tiền tố tụng bắt buộc theo thỏa thuận không thành công, nên chừng nào thủ tục tiền tố tụng theo thỏa thuận chưa được triển khai thì chưa đủ điều kiện để khởi kiện ra Tòa án. 2. Thiếu quy định về thỏa thuận thương lượng, hòa giải tiền tố tụng Điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật TTDS năm 2015 quy định: “Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện trong các trường hợp sau đây: Chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật”. Quy định này xác định về điều kiện khởi kiện, nhưng đó “là trường hợp pháp luật có quy định về các điều kiện khởi kiện nhưng người khởi kiện đã khởi kiện đến Tòa án khi còn thiếu một trong các điều kiện đó”. Thực tế, có trường hợp pháp luật quy định điều kiện để khởi kiện ra Tòa án như trường hợp tranh chấp về quyền sử dụng đất (cần có thủ tục hòa giải tiền tố tụng trước khi khởi kiện ra Tòa án)5. Tuy nhiên, trường hợp chúng ta nghiên cứu “là trường hợp các bên có thỏa thuận”. Nghị quyết số 04/2017/ NQ-HĐTP ngày 05/5/2017 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân (TAND) tối cao hướng dẫn một số quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 192 Bộ luật TTDS số 92/2015/ QH13 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án giải thích căn cứ trả lại đơn khởi kiện như sau: “Chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật là trường hợp pháp luật TTDS, pháp luật khác pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật”. Chúng ta thấy “điều lệ của pháp nhân” và “quy định của pháp luật” là hai vấn đề khác nhau, không được đồng nhất; quy định của pháp luật do cơ quan nhà nước ban hành, còn điều lệ chỉ là thỏa thuận của những người tham gia. 5 Điều 3 Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05/5/2017 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn một số quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 192 Bộ luật TTDS số 92/2015/QH13 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án có nêu “đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật TTDS năm 2015. Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,... thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án”. có quy định về các điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước nhưng người khởi kiện đã khởi kiện đến Tòa án khi còn thiếu một trong các điều kiện đó”. Như vậy, mặc dù Nghị quyết này quy định về trường hợp chưa đủ điều kiện để khởi kiện ra Tòa án, nhưng đó là điều kiện trong “trường hợp pháp luật có quy định” mà không phải là quy định về điều kiện theo thỏa thuận của các bên (thỏa thuận tiến hành thương lượng, hòa giải bắt buộc trước khi khởi kiện ra Tòa án). Quy định về trả lại đơn tại Điều 192 Bộ luật TTDS năm 2015 thực chất là kế thừa Điều 168 Bộ luật TTDS năm 2004 (sửa đổi năm 2011). Trước đây, khi hướng dẫn điều luật này, Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật TTDS giải thích “chưa có đủ điều kiện khởi kiện là trường hợp các đương sự có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định về các điều kiện để khởi kiện (kể cả quy định về hình thức, nội dung đơn kiện), nhưng đương sự đã khởi kiện khi còn thiếu một trong các điều kiện đó”. Ở đây, Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP có đề cập đến trường hợp “có thỏa thuận về các điều kiện để khởi kiện” nhưng ví dụ đưa ra trong Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP chỉ liên quan đến THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 77Số 3+4 (355+356) T02/2018 thỏa thuận trọng tài theo đó, “Công ty A và Công ty B ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa, trong đó thỏa thuận việc giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng Trọng tài. Khi phát sinh tranh chấp hợp đồng, Công ty A khởi kiện Công ty B tại Tòa án trước khi yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp. Tòa án xét thấy thỏa thuận trọng tài giữa các bên là hợp pháp theo đúng quy định của Luật Trọng tài thương mại thì Tòa án căn cứ vào quy định tại điểm d khoản 1 Điều 168 của Bộ luật TTDS năm 2004 để trả lại đơn khởi kiện và hướng dẫn họ tiến hành thủ tục giải quyết tranh chấp tại Trọng tài”. Nội dung này đã được Điều 6 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 quy định, theo đó: “Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được”6. 3. Thực tiễn ghi nhận thỏa thuận thương lượng, hòa giải tiền tố tụng Liên quan đến ví dụ ở phần dẫn nhập, ngày 18/9/2015, ông Trọng có đơn khởi kiện ra TAND yêu cầu hủy kết quả Đại hội đồng cổ đông và buộc công ty mua lại cổ phần của 17 cổ đông. Tại Biên bản phiên tòa ngày 29/7/2016, ông Trọng “xác nhận giữa ông Trọng và Công ty chưa lần nào tiến hành hòa giải nội bộ trước khi khởi kiện”. Vì vậy, trong Quyết định số 02/2016/KDTM- ST ngày 29/7/2016, TAND tỉnh Nghệ An đã “trả lại đơn kiện và đình chỉ giải quyết vụ án kinh doanh thương mại sơ thẩm”. Ngày 04/8/2012, ông Trọng kháng cáo yêu cầu hủy quyết định đình chỉ trên để yêu cầu tiếp tục giải quyết vụ án. 6 Thực ra, việc Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP coi đây là “trường hợp các đương sự có thoả thuận về các điều kiện để khởi kiện” là không thuyết phục vì không có điều kiện nào cả; Trọng tài có thẩm quyền thì Tòa án không có thẩm quyền. Có lẽ vì lý do vừa nêu mà khi hướng dẫn Bộ luật TTDS năm 2015, Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05/5/2017 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao đã không nhắc lại nội dung này nữa. 7 Quyết định số 134/2017/QĐ-PT ngày 18/5/2017 của TAND cấp cao tại Hà Nội. Như vậy, thỏa thuận tiền tố tụng về thương lượng, hòa giải đã tồn tại giữa các bên tranh chấp nhưng một bên đã không tuân thủ thỏa thuận đó bằng cách khởi kiện tranh chấp trực tiếp ra TAND. Khi không được chấp nhận giải quyết (tức trả lại đơn khởi kiện), đương sự vẫn tiếp tục khiếu nại việc Tòa án từ chối giải quyết để được tiếp tục giải quyết tại Tòa án đối với tranh chấp. Nói cách khác, một bên đương sự không tuân thủ thỏa thuận tiền tố tụng bắt buộc mà các bên đã thỏa thuận để khởi kiện trực tiếp ra Tòa án bất chấp thỏa thuận đã tồn tại giữa các bên. Trước thực trạng trên, cơ quan tiến hành tố tụng đã giải quyết khá thống nhất. Trước tiên, Tòa án cấp sơ thẩm trả lại đơn khởi kiện. Tại phiên phúc thẩm, Viện kiểm sát cũng theo hướng của Tòa sơ thẩm vì “có quan điểm không chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn, đề nghị giữ nguyên Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án số 02/2016/ KDTM-ST ngày 29/7/2016 của TAND tỉnh Nghệ An”. Về phía mình, Tòa phúc thẩm TAND cấp cao tại Hà Nội cũng theo hướng vừa nêu với nhận xét “tài liệu có trong hồ sơ, lời trình bày của ông Trọng và đại diện công ty tại phiên tòa sơ thẩm đều xác nhận, chưa lần nào ông Trọng và Công ty tiến hành hòa giải nội bộ trước khi khởi kiện, chính ông Trọng còn đề nghị Tòa án tạo điều kiện để hai bên thương lượng hòa giải trước khi giải quyết. Do đó, việc Tòa án cấp sơ thẩm xác định ông Trọng khởi kiện khi còn thiếu điều kiện hòa giải tranh chấp nội bộ theo Điều lệ Công ty là có căn cứ theo quy định tại Điều 168 Bộ luật TTDS năm 2005; Điều 192 Bộ luật TTDS năm 2015”7. THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 78 Số 3+4 (355+356) T02/2018 Tóm lại, Điều 192 Bộ luật TTDS năm 2015 quy định về trả lại đơn khởi kiện do “chưa có đủ điều kiện khởi kiện”, trong vụ việc nêu trên, Tòa án viện dẫn Điều 192 Bộ luật TTDS năm 2015 để trả lại đơn kiện do “còn thiếu điều kiện” theo thỏa thuận, trong khi đó, nội dung điều luật lại giới hạn về điều kiện theo quy định của pháp luật. Nói cách khác, Tòa án đã bổ sung điều kiện theo thỏa thuận bên cạnh “điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật” để trả lại đơn khởi kiện và đây là nội dung chưa được quan tâm nhiều ở Việt Nam. II. Kinh nghiệm của nước ngoài 1. Nghiên cứu pháp luật Pháp cho thấy, loại thỏa thuận thương lượng, hòa giải bắt buộc trước khi khởi kiện ra Tòa án rất phổ biến. Trên thực tiễn có rất nhiều thỏa thuận được Tòa án nước ngoài xử lý. Vụ việc được giám đốc thẩm năm 20038: Trong một hợp đồng chuyển nhượng vốn trong công ty, các bên thỏa thuận rằng “đối với tất cả bất đồng phát sinh giữa các bên liên quan đến giải thích hay thực hiện hợp đồng, những người ký dưới đây cam kết trước khi khởi kiện ra Tòa án là trao tranh chấp cho những người hòa giải do mỗi bên chỉ định trừ khi chỉ định người hòa giải duy nhất, người hòa giải cố gắng tìm giải pháp trong thời hạn 2 tháng kể từ khi chỉ định”. Tuy nhiên, khi có tranh chấp, một bên khởi kiện trực tiếp ra Tòa án mà không tuân thủ thỏa thuận hòa giải bắt buộc tiền tố tụng nêu trên. Vụ việc được giám đốc thẩm năm 20119: Điều 22 Điều lệ của một công ty 8 Cass. ch. mixte, 14 févr. 2003, n° 00-19.423, Bull. civ. ch. mixte, 2003, n° 1; D. 2003. 1386, note P. Ancel et M. Cottin. 9 Cass. com., 15 juin 2010, n° 09-16.323, D, Mme L. c/Sté Médi Six: JurisData n° 2010-009530; JCP E 2010, 1878, obs. J.-P. Legros; RTD civ. 2010, 780, obs. B. Fages. 10 Chẳng hạn, trong một quyết định năm 2000, Tòa án tối cao Pháp đã từng xét rằng “sau khi xác định hợp đồng có thỏa thuận thương lượng theo đó các bên cam kết trao tranh chấp cho hai người hòa giải trước bất kỳ khởi kiện nào, Tòa phúc thẩm đã đúng luật khi xét rằng đơn khởi kiện của Công ty Polyclinique không tuân thủ thủ tục được quy định trong điều khoản này bị trả lại” (Civ. 2e, 6 juill. 2000, Contrats, conc. consom. 2001, n° 2, note L. Leveneur; RTD civ. 2001. 359, note Jacques Mestre và Bertrand Fages). trong lĩnh vực y tế quy định một thủ tục thương lượng bắt buộc trước khi có thể khởi kiện ra Tòa án. Khi tranh chấp phát sinh từ việc bà Longuebray rút khỏi công ty, Công ty đã khởi kiện bà Longuebray ra Tòa án mà không tuân thủ thỏa thuận thương lượng bắt buộc tiền tố tụng. 2. Hai vụ việc được liệt kê ở trên có vấn đề pháp lý rất giống hoàn cảnh ở Việt Nam mà chúng ta khai thác để nghiên cứu trong phần Dẫn nhập. Ở đây, hướng xử lý của Tòa án Pháp cũng rất giống hướng xử lý của Tòa án nước ta (thực ra, trong một số vụ việc trước đó, Tòa án tối cao Pháp cũng đã từng theo hướng này)10. Trong vụ việc thứ nhất, Tòa án địa phương đã trả lại đơn khởi kiện và việc từ chối này bị khiếu nại giám đốc thẩm. Khi giám đốc thẩm, Tòa hỗn hợp Tòa án tối cao Pháp (thường phán xét đối với những vấn đề mà giữa các Tòa có quan điểm chưa thống nhất và, trong vụ việc này, đây là phiên họp của 4 Tòa chuyên trách Tòa án tối cao Pháp) đã chấp nhận hướng của Tòa án địa phương với một nhận xét trở thành án lệ, theo đó, “theo Điều 122 và 124 Bộ luật TTDS, những trường hợp trả lại đơn không được liệt kê một cách giới hạn; hợp pháp, điều khoản trong hợp đồng quy định một thủ tục thương lượng bắt buộc và trước khi khởi kiện ra Tòa án mà việc áp dụng cho đến khi kết thúc không tính vào thời hiệu là một trường hợp trả lại đơn thẩm phán phải áp dụng khi các bên yêu cầu. Sau khi xác định hợp đồng chuyển nhượng có quy định THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 79Số 3+4 (355+356) T02/2018 thủ tục thương lượng tiền tố tụng tòa án đối với tranh chấp liên quan đến thực hiện hợp đồng, Tòa phúc thẩm đã hoàn toàn chính xác khi quyết định từ chối đơn yêu cầu của người chuyển nhượng trên cơ sở hợp đồng trước khi thủ tục thương lượng được triển khai”. Với nội dung vừa nêu, “tôn trọng ý chí khẳng định của các bên, giải pháp bắt đầu bằng việc khẳng định nguyên tắc có hiệu lực của điều khoản thỏa thuận thủ tục tiền tố tụng bắt buộc”11. Ở đây, “vụ việc liên quan đến chuyển nhượng cổ phần nhưng cách thức thể hiện rất chung của quyết định giám đốc thẩm cho phép hiểu rằng giải pháp có giá trị đối với bất kỳ hợp đồng nào, dù bản chất hợp đồng liên quan là gì”12. Trong vụ việc thứ hai, bên bị khởi kiện ra Tòa án trước khi thủ tục tiền tố tụng bắt buộc theo thỏa thuận được triển khai đã yêu cầu Tòa án trả lại đơn khởi kiện nhưng yêu cầu này không được Tòa án địa phương chấp nhận. Khi giải quyết khiếu nại giám đốc thẩm, Tòa thương mại Tòa án tối cao Pháp đã hủy án địa phương với nhận xét: “Điều lệ Công ty quy định một thủ tục thương lượng bắt buộc, trước khi khởi kiện ra Tòa án và việc không tuân thủ đã được bà Longuebray khiếu nại dẫn tới việc trả lại đơn khởi kiện nên Tòa phúc thẩm đã vi phạm Điều 1134 BLDS và các Điều 122 và 123 Bộ luật TTDS”. Với phán quyết này, “giải pháp có giá trị không chỉ khi điều khoản về thủ tục tiền tố tụng bắt buộc được đưa vào trong một hợp đồng theo nghĩa hẹp mà còn có cả giá trị khi điều khoản đó được đưa vào một giao dịch mà phạm vi tập thể cao hơn”13. 11 Jacques Mestre và Bertrand Fages, Conciliation au plus haut niveau en faveur... des clauses de conciliation, RTD civ. 2003. 294. 12 Gwennhaël François, L'inefficacité des clauses de conciliation précontentieuse insérées dans le contrat de travail, JCP.E 2013, 1127. 13 Bertrand Fages, Effets d'une clause de conciliation insérée dans un acte collectif, RTD civ. 2010. 780. 14 Jacques Mestre và Bertrand Fages, Conciliation au plus haut niveau en faveur...(Bđd). 15 Jean-François Barbièri, Force du préalable statutaire de conciliation, Rev. sociétés 2011. 235. 3. Để đưa ra hướng xử lý đối với hai vụ việc nêu trên, Tòa án tối cao Pháp đã viện dẫn các quy định của Bộ luật TTDS Pháp. Ngoài ra, Tòa án viện dẫn thêm một điều luật nữa trong BLDS Pháp về hợp đồng. Trước tiên là Điều 122 Bộ luật TTDS với nội dung: “trả lại đơn khởi kiện” mà “không xem xét nội dung” do “không có quyền khởi kiện như không có tư cách khởi kiện, không có lợi ích, hết thời hiệu, thời hạn, vụ việc đã được xét xử”. Sau đó là Điều 123 Bộ luật TTDS với nội dung “việc trả lại đơn khởi kiện có thể được đưa ra ở bất kỳ thời điểm nào” và cuối cùng là Điều 124 Bộ luật TTDS với nội dung “những trường hợp trả lại đơn cần được chấp nhận và người viện dẫn không phải chứng minh có thiệt hại và ngay cả khi việc trả lại đơn không được hình thành từ một quy định cụ thể”. Các điều luật này đề cập tới những trường hợp trả lại đơn và điều luật theo hướng liệt kê những trường hợp trả lại đơn. Tòa án tối cao Pháp đã không phủ nhận trường hợp được liệt kê nhưng khẳng định trong phần xét thấy rằng “những trường hợp trả lại đơn không được liệt kê một cách giới hạn”. Điều này cho phép Tòa án bổ sung thêm trường hợp khác, trong đó có trường hợp mà bài viết đề cập đến: thỏa thuận thương lượng, hòa giải tiền tố tụng bắt buộc trước khi khởi kiện ra Tòa án. Với án lệ này, “danh sách trường hợp trả lại đơn tại Điều 122 Bộ luật TTDS chỉ mang tính gợi ý và không bị giới hạn”14 và “trường hợp từ chối đơn khởi kiện có nguồn gốc thỏa thuận và không phải chỉ có nguồn gốc từ pháp luật được ghi nhận”15. THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 80 Số 3+4 (355+356) T02/2018 Trong vụ việc thứ hai, Tòa án đã bổ sung thêm một căn cứ nữa là Điều 1134 BLDS Pháp (sau khi sửa đổi năm 2016 là Điều 1103) với nội dung: “hợp đồng được xác lập hợp pháp là luật của những ai làm ra nó”. Ở đây, “phân tích tổng thể ý chí của các bên đã được ưu tiên”16, “giải pháp trao cho điều khoản về thương lượng đầy đủ hiệu lực pháp luật”17 và “chế tài bằng cách trả lại đơn góp phần quan trọng vào việc bảo vệ hiệu lực ràng buộc của hợp đồng. Đây không là một tuyên bố đơn giản ý định của các bên, điều khoản đó sẽ cản trở việc khởi kiện ra Tòa án chừng nào mong muốn xích lại gần nhau chưa được triển khai”18. Thực ra, hướng kết hợp cả quy định về tính ràng buộc của thỏa thuận với quy định về TTDS đã được thừa nhận trong các quyết định trước đây. Chẳng hạn, trước một thỏa thuận tiền tố tụng bắt buộc như trên, Tòa án tối cao Pháp năm 2003 đã “căn cứ Điều 1134 BLDS và các Điều 122 và 124 Bộ luậtTTDS” để xét rằng “điều khoản trong hợp đồng quy định một thủ tục thương lượng bắt buộc và trước khi khởi kiện ra Tòa án mà việc áp dụng cho đến khi kết thúc không tính vào thời hiệu là một trường hợp trả lại đơn thẩm phán phải áp dụng khi các bên yêu cầu”19. III. Lời kết Trên cơ sở những phân tích ở trên, chúng ta nên coi đây là một trường hợp trả lại đơn khởi kiện vì các lý do sau: Thứ nhất, chúng ta đang khuyến khích các bên giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án 16 Jean-François Barbièri, Bđd. 17 Jacques Mestre và Bertrand Fages, La clause de conciliation a-t-elle pour effet de rendre irrecevable l'action en justice?, RTD civ. 2001. 359. 18 Nicolas Gerbay, La clause de conciliation préalable: entre tensions contractuelles et processuelles, Procédures n° 7, Juillet 2015, étude 7. 19 Cass. com., 17 juin 2003, n° 99-16.001, Godonier c/GIE La Cité des Antiquaires: Bull. civ. 2003, IV, n° 101, p. 112; JurisData n° 2003-019479; D. 2003, inf. rap. p. 1945. 20 Trần Anh Tuấn (Chủ biên), Bình luận khoa học BLTTDS năm 2015, Nxb. Tư pháp 2017, tr.881. và việc ghi nhận như trên là cần thiết. Một trong những chủ trương trong Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 là “khuyến khích việc giải quyết một số tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải, trọng tài; Tòa án hỗ trợ bằng quyết định công nhận việc giải quyết đó”. Bên cạnh đó, khi sửa đổi Bộ luật TTDS năm 2015, Quốc hội đã bổ sung xem một thủ tục riêng biệt là “Công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án” được quy định từ Điều 416. Ngoài ra, “đây là một vấn đề mới được đưa vào trong Bộ luật TTDS năm 2015 nhằm nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ngoài Tòa án, giảm bớt việc khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết”20. Năm 2017, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 về Hòa giải thành thương mại với chính sách rất rõ là: “khuyến khích các bên tranh chấp sử dụng hòa giải thương mại để giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực thương mại và các tranh chấp khác mà pháp luật quy định được giải quyết bằng hòa giải thương mại” (khoản 1 Điều 5). Thứ hai, ngành Tòa án đang quá tải trong việc giải quyết các vụ, việc dân sự và việc buộc các bên phải tuân thủ thủ tục thương lượng hay hòa giải trước khi đưa tranh chấp ra cơ quan tài phán như các bên đã thỏa thuận sẽ giúp giảm lượng vụ, việc Tòa án phải giải quyết. Vì vậy, việc ghi nhận thêm trường hợp trả lại đơn khởi kiện như đang phân tích sẽ tạo thêm cơ sở để giảm thiểu số lượng vụ án mà Tòa án cần phải giải quyết. THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 81Số 3+4 (355+356) T02/2018 Thứ ba, theo khoản 2 Điều 3 BLDS 2015, “cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận”. Đây là một trong “các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự” cho phép các bên thỏa thuận. Bên cạnh đó, đoạn 2 của điều khoản này khẳng định “Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng”. Ở đây, thỏa thuận đang được nghiên cứu “không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên” nên các bên phải tuân thủ (tức không được khởi kiện ra Tòa án khi chưa triển khai thủ tục tiền tố tụng trước đó như đã thỏa thuận). Thỏa thuận đang được nghiên cứu “không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội” không chỉ “có hiệu lực thực hiện đối với các bên” như vừa nêu mà “phải được chủ thể khác tôn trọng” trong khi đó Tòa án chính là “chủ thể khác” nên phải tôn trọng bằng cách trả lại đơn khi một trong các bên đã không tuân thủ thỏa thuận tiền tố tụng bắt buộc. Nói cách khác, như hai chuyên gia về dân sự ở nước ngoài đã khẳng định, “với việc áp dụng trả lại đơn khởi kiện, điều khoản về thương thượng được hưởng một cơ chế bảo vệ rất tốt”21. Thứ tư, thỏa thuận tiền tố tụng như trên không làm mất quyền khởi kiện ra Tòa án vì đó chỉ là thỏa thuận tiền tố tụng để đạt được sự thống nhất về nội dung tranh chấp. Do đó, nếu các bên triển khai theo thỏa thuận mà nội dung tranh chấp không được giải quyết thì lúc đó các bên vẫn được khởi kiện tranh chấp ra Tòa án. Nói cách khác, các thỏa thuận như trên giúp giải quyết được 21 Jacques Mestre và Bertrand Fages, Conciliation au plus haut niveau en faveur(Bđd). tranh chấp ngoài Tòa án còn nếu tranh chấp vẫn không được giải quyết theo thủ tục tiền tố tụng mà các bên thỏa thuận thì các bên vẫn được quyền khởi kiện ra Tòa án. Ở đây, nếu không đạt được thỏa thuận ngoài tòa án theo thủ tục thỏa thuận, việc khởi kiện ra Tòa án chỉ bị chậm lại và, như Tòa án Pháp đã khẳng định, khoảng thời gian đó không được tính vào thời hiệu. Về cách thức ghi nhận trường hợp trả lại đơn như trên: Phương án tối ưu nhất là đưa giải pháp trên vào văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, Bộ luật TTDS mới được sửa đổi năm 2015 và chưa có kế hoạch sửa đổi nên rất khó đưa giải pháp trên vào Bộ luật TTDS. Vì vậy, giải pháp khả thi nhất hiện nay là TAND tối cao ban hành Nghị quyết hướng dẫn áp dụng Bộ luật TTDS, trong đó ghi nhận một cách chính thức trường hợp trả lại đơn khởi kiện do chưa đủ điều kiện theo thỏa thuận của các bên về thủ tục thương lượng, hòa giải bắt buộc tiền tố tụng. Thực tế, chúng ta đang có xu hướng đan xen các loại nguồn khác nhau trong đó có ban hành Án lệ và chúng ta cũng đã có án lệ về tố tụng dân sự. Vì vậy, một phương án nữa có thể đưa ra là chúng ta phát triển hướng giải quyết của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội nêu trên thành một Án lệ như Tòa án Pháp đã làm (coi danh sách trả lại đơn kiện tại khoản 1 Điều 192 BLTTDS 2015 chỉ mang tính liệt kê và có thể bổ sung trường hợp khác như trường hợp các bên thỏa thuận thủ tục thương lượng, hòa giải bắt buộc trước khi khởi kiện ra Tòa án). Đây là cách làm mới không thiếu yếu tố thuyết phục■ THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT 82 Số 3+4 (355+356) T02/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftoa_an_tra_lai_don_khoi_kien_khi_co_thoa_thuan_thu_tuc_thuon.pdf