Chúng tôi cho rằng, để cân bằng lợi
ích của các chủ thể, thay vì nguyên tắc vi
phạm mặc nhiên theo cách thức tiếp cận của
pháp luật cạnh tranh hiện hành, cần phải
xem xét, đánh giá tính hạn chế cạnh tranh
của hành vi từ chối chuyển giao trên nguyên
tắc cân bằng hợp lý. Theo đó, chúng ta cần
học hỏi kinh nghiệm của Hoa Kỳ, của châu
Âu (EU) khi xem xét hành vi từ chối chuyển
giao quyền SHTT trong mối quan hệ với
pháp luật cạnh tranh, theo hướng thừa nhận
quyền từ chối chuyển giao là một trong
những quyền cơ bản của chủ thể nắm quyền
và việc thực hiện quyền đó chỉ bị xem là
hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh khi nó
tác động tiêu cực đến môi trường cạnh tranh,
bóp méo thị trường và ảnh hưởng đến quá
trình đầu tư sáng tạo cũng như lợi ích chung
của người tiêu dùng thông qua các dấu hiệu:
Hành vi của người nắm quyền cấu thành nên
hành vi từ chối cấp phép (chuyển giao);
người nắm quyền có vị trí thống lĩnh trên thị
trường liên quan; quyền SHTT là hoàn toàn
cần thiết để thực hiện hoạt động kinh tế
trong thị trường thứ cấp; từ chối chuyển giao
có tác động bóp méo thị trường thứ cấp; từ
chối chuyển giao không có cơ sở khách
quan và yêu cầu trách nhiệm về nghĩa vụ
chuyển giao không ảnh hưởng tiêu cực đối
với việc khuyến khích đầu tư lâu dài và sáng
tạo; từ chối chuyển giao ngăn cản sự xuất
hiện của sản phẩm mới mà khách hàng tiềm
năng có nhu cầu hoặc bắt buộc chuyển giao
là hoàn toàn cần thiết cho các hoạt động đổi
mới, sáng tạo tiếp theo
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 252 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Từ chối chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ dưới góc nhìn của pháp luật cạnh tranh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 08(336) T4/2017
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
Quyền SHTT nói chung đã từ lâu
được coi là một dạng sở hữu tư nhân. Thông
qua các văn bằng bảo hộ được cấp cho các
đối tượng SHTT, pháp luật công nhận cho
chủ sở hữu quyền SHTT có vị trí độc quyền
trong việc sử dụng đối tượng SHTT để bồi
hoàn công sức, chi phí mà họ đã bỏ ra và thu
lợi nhuận, kể cả hành vi từ chối chuyển giao
(cấp phép) quyền SHTT. Việc từ chối
chuyển giao quyền SHTT được công nhận
dựa trên ba yếu tố: (i) quyền tự do lựa chọn
đối tác kinh doanh và định đoạt đối với tài
sản của mình; (ii) nghĩa vụ bắt buộc chuyển
giao áp dụng trong mọi trường hợp sẽ làm
suy yếu (phá bỏ) động cơ đầu tư và sáng tạo;
(iii) Tòa án sẽ không là cơ quan thực thi
pháp luật khi nghĩa vụ chuyển giao được áp
đặt một cách thường xuyên.
Nói cách khác, từ chối chuyển giao
quyền SHTT phải được thừa nhận như một
trong những quyền cơ bản, cốt lõi của chủ
sở hữu quyền SHTT. Mặc dù vậy, trong một
số trường hợp cụ thể, chủ thể nắm giữ quyền
SHTT có thể lạm dụng điều này để tác động
xấu đến môi trường cạnh tranh, ảnh hưởng
tiêu cực đến quyền lợi của người tiêu dùng.
TÛÂ CHÖËI CHUYÏÍN GIAO QUYÏÌN SÚÃ HÛÄU TRÑ TUÏÅ
DÛÚÁI GOÁC NHÒN CUÃA PHAÁP LUÊÅT CAÅNH TRANH
Bùi Thị Hằng Nga*
*Khoa Luật Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Luật Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
Thông tin bài viết:
Từ khoá: quyền sở hữu trí tuệ,
Luật Cạnh tranh, từ chối
chuyển giao.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 22/02/2017
Biên tập: 24/03/2017
Duyệt bài: 29/03/2017
Article Infomation:
Keywords: Intellectual
property (IP), Competition
Law, Refusal to transfer.
Article History:
Received: 22 Feb. 2017
Edited: 24 Mar. 2017
Approved: 29 Mar. 2017
Tóm tắt:
Bài viết đưa ra các phân tích pháp lý trong sự so sánh các quy định của
Hiệp định TRIPs, hệ thống pháp luật Hoa Kỳ và châu Âu nhằm chỉ ra
các căn cứ để xác định trường hợp nào thì một hành vi từ chối chuyển
giao quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) là vi phạm pháp luật cạnh tranh, trường
hợp nào thì nó là quyền đương nhiên của chủ thể được bảo vệ bởi pháp
luật SHTT.
Abstract:
This article provides analysis of the related legal matters in comparison
with the TRIPs Agreement, the IP legal system of the United States and
the one of the Europe to indicate the grounds to define the cases, in which
an act of refusing to transfer is considered as a violation of competition
law, and in which such action shall be protected under the protection law.
Nếu điều đó xảy ra, chủ sở hữu có thể bị
tước bỏ quyền này (đổi lại, họ bị bắt buộc
phải chuyển giao). Bởi lẽ, trong trường hợp
này, khi mục đích hành động nhằm tạo dựng
vị thế độc quyền hoặc nhằm duy trì vị thế
độc quyền trên thị trường liên quan, bóp
méo môi trường cạnh tranh và xâm hại
quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng,
hành vi từ chối chuyển giao quyền SHTT
cho bên thứ ba có thể bị xem là hành vi vi
phạm pháp luật cạnh tranh hoặc luật chống
độc quyền.
Tuy nhiên, các trường hợp nêu trên
được xem là các trường hợp ngoại lệ thay vì
quy định của pháp luật, do đó, nó phải được
xem xét, quyết định bởi Tòa án, Cục SHTT
và Cơ quan quản lý cạnh tranh. Bởi lẽ, việc
xử phạt hành vi từ chối chuyển giao một
cách cứng nhắc mà không tính đến các điều
kiện, hoàn cảnh cụ thể sẽ dẫn đến nguy cơ
loại trừ động lực đầu tư, sáng tạo của các
chủ thể. Điều này không chỉ gây hại cho lợi
ích của người tiêu dùng mà còn tác động xấu
đến môi trường cạnh tranh, đi ngược lại mục
đích của pháp luật cạnh tranh.
1. Quy định của Hiệp định TRIPs
Mặc dù tiếp cận từ chối chuyển giao
quyền SHTT là một trong những quyền
được bảo hộ theo quy định của pháp luật,
nhưng Hiệp định TRIPs cũng đã trao cho
các thành viên quyền áp dụng pháp luật cạnh
tranh của quốc gia mình nhằm hạn chế các
hành vi lạm dụng của chủ thể quyền SHTT,
vi phạm pháp luật cạnh tranh quy định tại
các Điều 8 và 40 Hiệp định.
Theo quy định của Điều 31(b) Hiệp
định TRIPs, “chỉ được cấp phép sử dụng
nếu, trước khi sử dụng, người có ý định sử
dụng đã cố gắng để được người nắm giữ
quyền cấp phép với giá cả và các điều kiện
thương mại hợp lý, nhưng sau một thời gian
hợp lý, những cố gắng đó vẫn không đem lại
kết quả. Yêu cầu này có thể được Thành
viên bỏ qua trong tình trạng khẩn cấp quốc
gia hoặc các trường hợp đặc biệt cấp bách
khác hoặc trong các trường hợp sử dụng vào
mục đích công cộng, không nhằm mục đích
thương mại. Tuy nhiên, trong những trường
hợp có tình trạng khẩn cấp quốc gia hoặc
các trường hợp đặc biệt cấp bách khác,
người nắm quyền phải được thông báo ngay
khi điều kiện thực tế cho phép. Trong trường
hợp sử dụng vào mục đích công cộng,
không nhằm mục đích thương mại, nếu
Chính phủ hoặc người được Chính phủ uỷ
thác, mặc dù không tiến hành tra cứu sáng
chế, nhưng biết hoặc có căn cứ rõ ràng để
biết rằng Chính phủ hoặc người được Chính
phủ uỷ thác đang hoặc sẽ sử dụng một sáng
chế (patent) đang có hiệu lực thì người nắm
quyền phải được thông báo ngay”.
Quy định này cho thấy, các nước
thành viên của Hiệp định được quyền đặt ra
các quy định khác nhau nhằm điều chỉnh các
hành vi lạm quyền SHTT gây cản trở hoạt
động thương mại một cách bất hợp lý hoặc
gây ảnh hưởng xấu đến việc chuyển giao
công nghệ quốc tế1 không loại trừ hoạt động
bắt buộc chuyển giao nếu hành vi đó được
chứng minh là hành vi lạm quyền của chủ
thể nắm giữ quyền SHTT.
Tuy nhiên, điều khó khăn trong thực
thi pháp luật là làm thế nào để xác định hành
vi từ chối chuyển giao quyền SHTT là một
hành vi lạm quyền, bởi lạm quyền sẽ được
hiểu là sử dụng quyền của chủ thể trái với
mục tiêu của pháp luật. Điều này có nghĩa
là hành vi lạm quyền SHTT có một mối
quan hệ mật thiết với mục tiêu điều chỉnh
của pháp luật SHTT và ở mỗi nước, mục
tiêu này sẽ khác nhau. Do đó, ở các nước,
tiêu chí xác định hành vi lạm quyền SHTT
cũng sẽ khác nhau.
Theo kết quả thực thi pháp luật của
các thành viên WIPO (Tổ chức SHTT thế
giới), hành vi từ chối chuyển giao có thể
được xem là một hành vi lạm quyền khi rơi
vào các trường hợp sau:
- Khi hành vi từ chối nhượng quyền
dẫn đến việc ngăn cản hoạt động sản xuất
8
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 08(336) T4/2017
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
1 Điều 8.2 Hiệp định TRIPs: “Có thể cần đến những biện pháp phù hợp, miễn là không trái với các quy định của Hiệp
định này, để ngăn ngừa sự lạm dụng các quyền SHTT bởi những người nắm quyền hoặc ngăn chặn các hành vi gây
cản trở hoạt động thương mại một cách bất hợp lý hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc chuyển giao công nghệ quốc tế”.
các sản phẩm là thành quả của hoạt động
phát minh, sáng chế;
- Chủ sở hữu bằng sáng chế không
đưa ra được các lý do hợp pháp cho sự ngăn
cản đó;
- Điều này tạo ra các rào cản cho việc
thiết lập và phát triển hoạt động đầu tư và
thương mại quốc gia2.
Với việc xác định các nguyên tắc thực
thi, Hiệp định TRIPs cho phép các thành
viên, tùy thuộc vào điều kiện thực tế của
quốc gia mình cũng như mục tiêu điều chỉnh
của pháp luật, xác định các tiêu chí rõ ràng
đối với hành vi từ chối chuyển giao hay bắt
buộc chuyển giao quyền SHTT một cách
hiệu quả nhất.
2. Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ
Trong hệ thống pháp luật Hoa Kỳ,
hành vi đơn phương từ chối thỏa thuận là
hành vi vi phạm Điều 2 của Đạo luật Sher-
man về chống độc quyền và bị xem là hành
vi vi phạm mặc nhiên3. Thế nhưng dưới góc
độ thực thi quyền SHTT, các cơ quan có
thẩm quyền thường đánh giá các hạn chế
(rào cản) trong các thỏa thuận chuyển giao
quyền SHTT theo nguyên tắc cân bằng hợp
lý (the rule of reason)4.
Tại Hoa Kỳ, các quy định áp dụng đối
với quyền SHTT được áp dụng tương tự như
quy định đối với các loại tài sản hữu hình.
Do vậy, chủ sở hữu có quyền chọn chuyển
giao hay không chuyển giao quyền SHTT
của mình cho một chủ thể nhất định. Vì vậy,
hành vi đơn phương từ chối chuyển giao
quyền SHTT, tùy thuộc vào mức độ tác
động của hành vi từ chối đến môi trường
cạnh tranh và việc đầu tư, nghiên cứu, sáng
tạo, có thể xem xét trong hai trường hợp
khác nhau: vi phạm hoặc không vi phạm.
Án lệ Data General Corp. v. Grumman
System Support (1st Cir. Mass. 1994)
Theo án lệ này, Công ty Data General,
một công ty sản xuất máy tính, đã từ chối
cấp bản quyền đối với phần mềm chẩn đoán
(phát hiện) lỗi, hư hỏng cho các công ty
cung cấp dịch vụ độc lập là đối thủ cạnh
tranh của Data General trong lĩnh vực bảo
trì và sửa chữa máy tính được sản xuất bởi
Data General.
Sau khi xem xét sự việc, Tòa án cho
rằng hành động đơn phương từ chối chuyển
giao được thực hiện bởi một chủ thể nắm
giữ độc quyền bản quyền phần mềm, đồng
thời chủ thể nắm giữ bản quyền có ý muốn
loại trừ quyền sử dụng phần mềm này của
các chủ thể khác là một biện minh hợp pháp
cho dù nó có thể gây thiệt hại cho người tiêu
dùng. Bởi lẽ, nghĩa vụ chống độc quyền
không có nghĩa là loại trừ các mục tiêu của
việc bảo hộ bản quyền của các chủ thể. Do
vậy, trong trường hợp này, Tòa án cần phải
xem xét thấu đáo vị thế của cả hai chủ thể
chứ không nên thiên về bất cứ chủ thể nào.
Thay vì bác bỏ hành động của Data General
thì Tòa án cần phải điều tra xem liệu hành
vi từ chối chuyển giao có tạo nên vị thế độc
quyền hay không.
Phán quyết này của Tòa án đã thiết lập
nên một nguyên tắc: từ chối chuyển giao
bản quyền là hành vi độc quyền hợp pháp.
Tương tự với vụ việc nêu trên, trong
vụ việc Xerox5, Tòa án cũng vận dụng các
giải thích như trên khi cho rằng quyền ngăn
cấm người khác sản xuất, sử dụng hay bán
các sản phẩm có chứa đựng quyền SHTT đã
được bảo hộ là quyền đương nhiên mà pháp
luật SHTT công nhận cho chủ sở hữu. Do
đó, việc từ chối chuyển giao sẽ không bị
điều chỉnh bởi pháp luật cạnh tranh dù nó có
nguy cơ ảnh hưởng hạn chế cạnh tranh miễn
điều đó không vượt quá giới hạn cho phép
của pháp luật SHTT (lạm quyền SHTT)6.
9
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 08(336) T4/2017
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
2 Jose Espinosa (2014), Unilateral Refusal To License Intellectual Property Rights - A Comparative Perspective.
3 Điều 2 Đạo luật Sherman quy định “người nào độc quyền hoặc nỗ lực độc quyền, kết hợp hoặc thỏa thuận với người
khác để độc quyền trong hoạt động kinh doanh hoặc thương mại giữa các tiểu bang hoặc với các quốc gia nước ngoài
sẽ bị xem là vi phạm nghiêm trọng”.
4 Nguyên tắc hợp lý là học thuyết tư pháp cho rằng, một hành vi thương mại vi phạm luật Sherman chỉ khi hành vi
thương mại đó là một “rào cản thương mại bất hợp lý”, dựa trên các yếu tố kinh tế cụ thể trong vụ việc được xem xét.
5 CSU, L.L.C. v. Xerox Corp.
6 Research Handbook on Intellectual Property and Competition Law, published by Edward Elgar publishing limited
2008, p. 218.
Trường hợp đối với Kodak7: Căn cứ
vào các tình tiết tương tự như trên, Kodak
(thống lĩnh thị trường) từ chối bán hay
chuyển giao các phụ tùng thay thế có chứa
đựng quyền SHTT (bản quyền và sáng chế)
được bảo hộ cho các máy móc do Kodak sản
xuất cho các công ty cung cấp dịch vụ sửa
chữa máy móc độc lập. Việc từ chối giao
dịch đó đã đẩy các công ty này ra khỏi thị
trường. Kodak đã viện dẫn quyền SHTT
(bản quyền) được bảo hộ của mình để biện
minh cho hành vi từ chối chuyển giao. Tuy
nhiên, khác với trường hợp nêu trên, Tòa án
Phúc thẩm liên bang số 9 cho rằng, trong
trường hợp nêu trên, hành vi của Kodak đã
mặc nhiên vi phạm theo quy định tại Điều 2
của Đạo luật Sherman bởi: (i) Kodak không
chỉ từ chối bán phụ tùng được bảo hộ theo
pháp luật SHTT mà còn cả thiết bị không
được bảo hộ; và (ii) Kodak không nêu ra vấn
đề bảo hộ quyền tác giả ngay từ đầu8.
Trong phán quyết này, ý chí chủ quan
của chủ sở hữu quyền SHTT trong việc từ
chối chuyển giao là yếu tố quan trọng để xem
xét hành vi từ chối là hợp pháp hay bất hợp
pháp. Vì cả pháp luật SHTT lẫn luật chống
độc quyền đều không cho phép một chủ thể
nắm giữ quyền độc quyền được phép thực
hiện các hành vi phản cạnh tranh bởi các lý
do không hợp lý, rõ ràng về mục đích.
Qua các phán quyết nêu trên của Tòa
án, có thể thấy rằng, bên cạnh việc hướng
đến bảo vệ quyền của chủ thể quyền SHTT
trước các cáo buộc vi phạm pháp luật cạnh
tranh, Tòa án cũng chưa đưa ra các căn cứ
cụ thể nhằm xác định trường hợp hành vi
đơn phương từ chối chuyển giao của chủ thể
quyền SHTT nào sẽ bị xem là vi phạm pháp
luật cạnh tranh. Nói cách khác, trong các
trường hợp cụ thể, vấn đề giải thích hợp lý
quyết định từ chối chuyển giao sẽ đóng vai
trò cực kỳ quan trọng trong các phán quyết
của Tòa án Hoa Kỳ.
3. Hệ thống pháp luật châu Âu
Theo quy định của pháp luật châu Âu,
trong một số trường hợp cần thiết, Tòa án
châu Âu và Ủy ban châu Âu có thể bắt buộc
thực hiện nghĩa vụ chuyển giao quyền
SHTT. Nói cách khác, hành vi từ chối
chuyển giao của chủ thể quyền SHTT có thể
bị xem là hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh
và bị ngăn cấm theo quy định tại Điều 102
TFEU (Hiệp định về hoạt động của Liên
minh châu Âu).
Quan điểm này lần đầu tiên được thể
hiện tại Án lệ Magill9. Trong Án lệ này,
Radio Telfis Eireann (RTE) là một công ty
có trụ sở ở Dublin và Independent Television
Publications Ltd (ITP) là các đài truyền hình
phát sóng ở Ireland và Bắc Ireland. RTE tự
mình, còn ITV thông qua ITP xuất bản danh
sách các chương trình phát sóng hàng tuần
của mình. Dựa trên chương trình phát sóng
đó, các báo, tạp chí chỉ được phép đăng
chương trình phát sóng của RTE và ITV
hàng ngày, hay chương trình phát sóng trong
hai ngày nếu ngày tiếp theo là ngày lễ, cũng
như chỉ có thể đăng các chương trình nổi bật
(highlights) trong tuần. Magill muốn xuất
bản một danh sách đầy đủ, tổng hợp các
chương trình phát sóng hàng tuần của các
đài truyền hình nhưng bị RTE, ITP ngăn cản
vì việc xuất bản như vậy vi phạm quyền tác
giả đối với danh sách các chương trình phát
sóng hàng tuần riêng lẽ mà RTE, ITP đã xuất
bản. Magill cho rằng, việc không cho phép
Magill xuất bản một danh sách tổng hợp trên
cơ sở các danh sách các chương trình phát
sóng riêng lẻ như vậy là hành vi lạm dụng
vị thế độc quyền của RTE, ITP, vi phạm
Điều 82 TEC (Hiệp ước thành lập Cộng
đồng chung châu Âu), nên đã khiếu nại lên
Uỷ ban châu Âu. Sau khi xem xét vụ việc,
Uỷ ban châu Âu kết luận hành vi của RTE,
ITP vi phạm Điều 82 TEC và buộc chấm dứt
bằng cách phải cung cấp cho bên thứ ba (khi
có yêu cầu) danh sách chương trình truyền
hình hàng tuần của mình và cho phép bên
thứ ba xuất bản danh sách các chương trình
đó. Bởi hành vi từ chối chuyển giao quyền
10
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 08(336) T4/2017
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
7 Image Technical Service v. Eastman Kodak Co (9th cir. Cal. 1997).
8 Nguyễn Thanh Tú (2010), “Pháp luật cạnh tranh chuyển giao công nghệ và Hiệp định TRIPs kinh nghiệm cho Việt
Nam:, Nxb. Chính trị Quốc gia, tr. 224.
9 ECJ, C-241/91P& C-242/91P, Radio Telefis Eireann (RTE) and Independent Television Publication Ltd (IPT)
v Commission Of The European Communities, 06/401995 (Magill).
11
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 08(336) T4/2017
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
10 Nguyễn Thanh Tú (2010), “Pháp luật cạnh tranh chuyển giao công nghệ và Hiệp định TRIPs kinh nghiệm cho Việt
Nam”, tlđd, tr. 225.
11 IMS Health GmbH & Co.OHG v. NDC Health GmbH & Co.KG.
12 Research Handbook On Intellectual Property And Competition Law, Published by Edward Elgar Publishing Limited 2008.
13 Research Handbook On Intellectual Property And Competition Law, Published by Edward Elgar Publishing Limited 2008.
14 Điều 8 Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006.
SHTT của RTE, ITP đối với Magill là hành
vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vì:
(i) việc từ chối ngăn cản sự xuất hiện một
sản phẩm mới mà khách hàng tiềm năng có
nhu cầu; (ii) không có sự giải thích hợp lý
cho việc từ chối; (iii) sự từ chối đó đã loại
bỏ tất cả các đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị
trường thứ cấp và dành thị trường đó cho
riêng mình10.
Quan điểm này tiếp tục được khẳng
định trong Án lệ IMS Health11. IMS Health
là công ty công ty theo dõi và cung cấp
thông tin liên quan đến việc mua bán dược
phẩm ở Đức trên cơ sở sử dụng “cấu trúc
1860 vùng”. Cấu trúc này chia nước Đức
thành 1860 vùng, và mỗi “vùng” là tập hợp
rất nhiều tiêu chuẩn của một vùng, như mật
độ dân số, diện tích, mã bưu điện, các điểm
giao thông, sự bố trí địa lý của các nhà
thuốc, bệnh viện... IMS Health bán các
thông tin về mua bán dược phẩm được phân
chia thành các vùng như vậy để giúp cho
khách hàng có một bức tranh tổng thể, thực
tế về thị trường cần theo dõi và “cấu trúc
1860 vùng” được bảo hộ như cơ sở dữ liệu
(database) theo pháp luật về quyền tác giả
của Đức. Do đó, IMS Health là công ty duy
nhất hoạt động trong việc cung cấp thông tin
về mua bán dược phẩm ở Đức.
Từ năm 1999, các đối thủ của ISM
Health đã thâm nhập thị trường, cung cấp
thông tin bằng cách chia thị trường Đức với
nhiều cách phân chia khác nhau, nhưng đã
không thành công và họ quyết định sử dụng
“cấu trúc 1860 vùng” hoặc cấu trúc tương tự
như thế. IMS Health đã khởi kiện đối thủ
cạnh tranh (cụ thể là NDC) đã vi phạm
quyền SHTT của mình và kết quả là Tòa án
của Đức đã cấm NDC sử dụng “cấu trúc
1860 vùng” hoặc cấu trúc tương tự vì nó vi
phạm quyền tác giả đã được bảo hộ. Bên
cạnh đó, IMS Health cũng từ chối cho phép
đối thủ của mình sử dụng cấu trúc này. Sau
đó, NDC đã khiếu nại vụ việc lên Ủy ban
châu Âu. Sau khi xem xét nội dung vụ việc,
Tòa án Liên minh châu Âu cho rằng, việc
IMS Health từ chối cho phép NDC sử dụng
“cấu trúc 1860 vùng” là hành vi lạm dụng
vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm theo Điều
82 TEC và Điều 102 TFEU (Hiệp định về
hoạt động của Liên minh châu Âu) với các
dấu hiệu: Quyền tác giả là yếu tố quan trọng
tạo nên lợi thế cạnh tranh; Việc từ chối
chuyển giao ngăn cản việc xuất hiện của các
sản phẩm mới mà khách hàng tiềm năng có
nhu cầu; Không có lý do chính đáng cho
hành vi từ chối chuyển giao; Hành vi từ chối
chuyển giao triệt tiêu mọi cạnh tranh trên thị
trường thứ cấp12.
Tóm lại, thông qua các án lệ nêu trên,
trong hệ thống pháp luật châu Âu, hành vi
từ chối chuyển giao quyền SHTT sẽ bị xem
là hành vi lạm dụng quyền SHTT và sẽ bị
ngăn cấm khi nó chứa đựng các dấu hiệu
sau: hành vi của người nắm quyền cấu thành
nên hành vi từ chối cấp phép (chuyển giao);
người nắm quyền có vị trí thống lĩnh trên thị
trường liên quan; quyền SHTT là hoàn toàn
cần thiết để thực hiện hoạt động kinh tế
trong thị trường thứ cấp; từ chối chuyển giao
có tác động bóp méo thị trường thứ cấp; từ
chối chuyển giao không có cơ sở khách
quan và yêu cầu trách nhiệm về nghĩa vụ
chuyển giao không ảnh hưởng tiêu cực đối
với việc khuyến khích đầu tư lâu dài và sáng
tạo; từ chối chuyển giao ngăn cản sự xuất
hiện của sản phẩm mới mà khách hàng tiềm
năng có nhu cầu hoặc bắt buộc chuyển giao
là hoàn toàn cần thiết cho các hoạt động đổi
mới, sáng tạo tiếp theo13.
4. Quy định của pháp luật Việt Nam
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam,
hoạt động thực thi quyền SHTT nói chung
và chuyển giao công nghệ nói riêng được
điều chỉnh bởi Luật SHTT và Luật Chuyển
giao công nghệ. Chủ sở hữu công nghệ có
quyền chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử
dụng công nghệ14. Nói cách khác, quyền
thực hiện chuyển giao hay không chuyển
giao quyền SHTT cho các chủ thể khác nhau
là quyền cơ bản, chủ yếu mà văn bằng bảo
hộ được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm
quyền theo quy định của pháp luật SHTT
công nhận cho chủ thể nắm giữ; ngoại trừ
một số trường hợp ngoại lệ như trường hợp
bắt buộc chuyển giao dây chuyền sản xuất
vacxin phòng ngừa cúm H5N1.
Sự việc bắt buộc chuyển giao Tamiflu
Năm 2005, Việt Nam rơi vào đại dịch
cúm gia cầm. Để đối phó với đại dịch này
và theo cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới
(WHO), Chính phủ Việt Nam đã đặt 25 triệu
viên thuốc Tamiflu ở Công ty F Hoffmann -
La Roche Ldt, chủ thể nắm quyền sáng chế
sản xuất thuốc Tamiflu để điều trị bệnh cúm
gia cầm H5N1. Tuy nhiên, Công ty dược
phẩm này đã không có khả năng cung ứng
cho đơn đặt hàng nêu trên.
Trước tình hình đó, tháng 11/2005, Bộ
Y tế đã gặp Công ty La Roche Ldt và yêu
cầu chuyển nhượng quyền sản xuất Tamiflu
cho các doanh nghiệp Việt Nam, để Việt
Nam có đủ thuốc đối phó với dịch cúm gia
cầm trong thời gian tới.
Sau buổi gặp mặt này, Công ty La
Roche Ldt đã đồng ý nhượng quyền sản xuất
thuốc Tamiflu cho Việt Nam nhưng sẽ tự lựa
chọn công ty đủ năng lực sản xuất, hoạt
động sau hai tháng ký kết. Cùng với
việc đồng ý nhượng quyền sản xuất thuốc
Tamiflu, La Roche Ldt cũng đồng ý xuất 25
triệu viên mà Việt Nam đặt hàng. Số thuốc
này sẽ được chuyển đến Việt Nam theo 3 giai
đoạn: từ tháng 11 đến cuối năm 2005 (2 triệu
viên); từ tháng 1 - 30/6/2006 (8 triệu viên)
và từ tháng 7 - 12/2006 (15 triệu viên)15.
Đây là một trong những trường hợp
chứng minh rằng, trong một số trường hợp
nhất định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền
có quyền yêu cầu chuyển giao quyền SHTT
bất kể ý chí chủ quan của chủ thể nắm quyền
đồng ý hay không. Điều này, được quy định
cụ thể trong Luật SHTT năm 2005:
1. Trong các trường hợp sau đây,
quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao
cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng theo
quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền mà không cần được sự đồng ý của
người nắm độc quyền sử dụng sáng chế:
a) Việc sử dụng sáng chế nhằm mục
đích công cộng, phi thương mại, phục vụ
quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa
bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc đáp
ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội;
b) Người nắm độc quyền sử dụng sáng
chế không thực hiện nghĩa vụ sử dụng sáng
chế quy định tại khoản 1 Điều 136 và khoản
5 Điều 142 của Luật này sau khi kết thúc
bốn năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký sáng
chế và kết thúc ba năm kể từ ngày cấp Bằng
độc quyền sáng chế16;
c) Người có nhu cầu sử dụng sáng chế
không đạt được thoả thuận với người nắm
độc quyền sử dụng sáng chế về việc ký kết
hợp đồng sử dụng sáng chế mặc dù trong
một thời gian hợp lý đã cố gắng thương
lượng với mức giá và các điều kiện thương
mại thoả đáng;
d) Người nắm độc quyền sử dụng sáng
chế bị coi là thực hiện hành vi hạn chế cạnh
tranh bị cấm theo quy định của pháp luật về
cạnh tranh.
Quy định nêu trên phù hợp với nội
dung của Hiệp định TRIPs nhằm loại trừ các
hành vi từ chối chuyển giao quyền SHTT
khi nó có tác động tiêu cực đến lợi ích cộng
đồng, bóp méo thị trường, ảnh hưởng tiêu
cực đến quyền lợi của người tiêu dùng.
Tuy nhiên, nếu pháp luật và cơ quan
thực thi quá lạm dụng các quy định về bắt
buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với
quyền SHTT thì sẽ gây tác động không tốt
đến việc khuyến khích nghiên cứu, đầu tư
sáng tạo tại Việt Nam. Do vậy, việc xác định
giới hạn can thiệp của Nhà nước nói chung
và pháp luật cạnh tranh nói riêng trong lĩnh
12
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 08(336) T4/2017
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
15 truy cập ngày 20/2/2017.
16 Khoản 1 Điều 135 quy định “1. Chủ sở hữu sáng chế có nghĩa vụ sản xuất sản phẩm được bảo hộ hoặc áp dụng quy
trình được bảo hộ để đáp ứng nhu cầu quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc
các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội. Khi có các nhu cầu quy định tại khoản này mà chủ sở hữu sáng chế không thực
hiện nghĩa vụ đó thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cho người khác mà
không cần được phép của chủ sở hữu sáng chế”.
Điều 142. Hạn chế việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
“Khoản 5: Bên được chuyển quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng độc quyền có nghĩa vụ sử dụng sáng chế như
chủ sở hữu sáng chế theo quy định”.
vực SHTT là việc cần thiết nhằm cân bằng
lợi ích của các chủ thể.
Theo quy định của pháp luật cạnh
tranh, quyền của chủ thể liên quan đến hành
vi chuyển giao quyền SHTT sẽ bị hạn chế
(Tòa án sẽ bắt buộc chuyển giao) khi chứng
minh được rằng hành vi đó được xem là
hành vi hạn chế cạnh tranh.“... Hạn chế cạnh
tranh là hành vi của doanh nghiệp làm giảm,
sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường
bao gồm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh và tập trung
kinh tế”17.
Theo quy định của Luật Cạnh tranh
năm 2004, một trong những yếu tố quan
trọng để xác định một chủ thể có vị trí thống
lĩnh đó chính là thị phần. Theo đó, doanh
nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị
trường nếu có thị phần từ 30% trở lên trên
thị trường liên quan hoặc có khả năng gây
hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể18.
Đồng thời, khả năng gây hạn chế cạnh tranh
một cách đáng kể của doanh nghiệp trên thị
trường liên quan được xác định dựa vào một
hoặc một số căn cứ chủ yếu sau đây:
1. Năng lực tài chính của doanh
nghiệp.
2. Năng lực tài chính của tổ chức kinh
tế, cá nhân thành lập doanh nghiệp.
3. Năng lực tài chính của tổ chức, cá
nhân có quyền kiểm soát hoặc chi phối hoạt
động của của doanh nghiệp theo quy định
của pháp luật hoặc điều lệ của doanh nghiệp.
4. Năng lực tài chính của công ty mẹ.
5. Năng lực công nghệ.
6. Quyền sở hữu, quyền sử dụng đối
tượng sở hữu công nghiệp.
7. Quy mô của mạng lưới phân phối19.
Với quy định nêu trên, chỉ cần chủ thể
(doanh nghiệp) nắm giữ quyền SHTT có vị
trí thống lĩnh trên thị trường thực hiện hành
vi từ chối chuyển giao quyền SHTT thì bị
xem là hành vi vi phạm pháp luật cạnh
tranh20. Nói cách khác, hành vi từ chối
chuyển giao quyền SHTT sẽ bị xem là hành
vi vi phạm mặc nhiên theo quy định của
pháp luật cạnh tranh. Điều này sẽ tác động
tiêu cực đến hoạt động đầu tư sáng tạo của
các chủ thể. Do đó, để đánh giá tác động của
hành vi từ chối chuyển giao, chúng ta phải
xem xét khía cạnh sau: (i) ảnh hưởng của nó
đến thị trường cạnh tranh và (ii) tác động
của nó đối với hoạt động đầu tư, sáng tạo.
Chúng tôi cho rằng, để cân bằng lợi
ích của các chủ thể, thay vì nguyên tắc vi
phạm mặc nhiên theo cách thức tiếp cận của
pháp luật cạnh tranh hiện hành, cần phải
xem xét, đánh giá tính hạn chế cạnh tranh
của hành vi từ chối chuyển giao trên nguyên
tắc cân bằng hợp lý. Theo đó, chúng ta cần
học hỏi kinh nghiệm của Hoa Kỳ, của châu
Âu (EU) khi xem xét hành vi từ chối chuyển
giao quyền SHTT trong mối quan hệ với
pháp luật cạnh tranh, theo hướng thừa nhận
quyền từ chối chuyển giao là một trong
những quyền cơ bản của chủ thể nắm quyền
và việc thực hiện quyền đó chỉ bị xem là
hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh khi nó
tác động tiêu cực đến môi trường cạnh tranh,
bóp méo thị trường và ảnh hưởng đến quá
trình đầu tư sáng tạo cũng như lợi ích chung
của người tiêu dùng thông qua các dấu hiệu:
Hành vi của người nắm quyền cấu thành nên
hành vi từ chối cấp phép (chuyển giao);
người nắm quyền có vị trí thống lĩnh trên thị
trường liên quan; quyền SHTT là hoàn toàn
cần thiết để thực hiện hoạt động kinh tế
trong thị trường thứ cấp; từ chối chuyển giao
có tác động bóp méo thị trường thứ cấp; từ
chối chuyển giao không có cơ sở khách
quan và yêu cầu trách nhiệm về nghĩa vụ
chuyển giao không ảnh hưởng tiêu cực đối
với việc khuyến khích đầu tư lâu dài và sáng
tạo; từ chối chuyển giao ngăn cản sự xuất
hiện của sản phẩm mới mà khách hàng tiềm
năng có nhu cầu hoặc bắt buộc chuyển giao
là hoàn toàn cần thiết cho các hoạt động đổi
mới, sáng tạo tiếp theon
13
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 08(336) T4/2017
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
17 Khoản 3 Điều 3 Luật Cạnh tranh năm 2004.
18 Khoản 3 Điều 11 Luật Cạnh tranh năm 2004.
19 Điều 22 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Cạnh tranh năm 2004.
20 Điều 13 Luật Cạnh tranh quy định:
“ các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm:
..
3. Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hoá, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây
thiệt hại cho khách hàng;”
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tu_choi_chuyen_giao_quyen_so_huu_tri_tue_duoi_goc_nhin_cua_p.pdf