Tư pháp hình sự người chưa thành niên
như đã luận giải có liên quan trực tiếp đến
hoạt động thực thi pháp luật hình sự của các
chủ thể, hiện thực hóa pháp luật hình sự đối
với người chưa thành niên trong thực tiễn,
ngoài việc phải tăng cường công tác xây dựng
và hoàn thiện pháp luật hình sự, thì đòi hỏi
tiếp theo cũng không kém phần quan trọng là
phải tuyên truyền, giải thích pháp luật, một
hình thức thực hiện chính sách hình sự đối với
người chưa thành niên phạm tội, là việc triển
khai thực hiện các quy định của pháp luật tùy
thuộc vào hoàn cảnh và lịch sử cụ thể nhằm
đảm bảo tinh thần của quy phạm pháp luật
được hiện thực hóa trong thực tiễn. Giải thích
pháp luật hình sự là hoạt động của các chủ thể
có thẩm quyền theo một quy trình pháp lý
nhằm xác định chính xác ý nghĩa, nội dung
pháp luật để nhận thức, thực hiện pháp luật
đúng đắn, thống nhất.
Như vậy, có thể thấy việc thực hiện
quyền lực nhà nước là nội dung cốt lõi của
tư pháp hình sự người chưa thành niên
không phải là hoạt động đơn lẻ, tồn tại biệt
lập mà ngược lại điều kiện, cơ sở, nền tảng
và hiệu quả của nó có sự liên hệ mật thiết,
gắn bó chặt chẽ, cấu kết một cách tự nhiên
với hoạt động lập pháp, hành pháp, giải
thích, tuyên truyền pháp luật và nếu xét ở
khía cạnh này, bản thân các hoạt động lập
pháp, hành pháp, giải thích, tuyên truyền
pháp luật đối với người chưa thành niên
cũng chính là quá trình thực hiện pháp luật
đối với đối tượng người chưa thành niên. Ý
nghĩa mối quan hệ giữa tư pháp người chưa
thành niên với các hoạt động lập pháp, hành
pháp, giải thích, tuyên truyền pháp luật nằm
ẩn sâu và có hàm ý sâu sắc. Vì lẽ đó, việc
nghiên cứu tìm hiểu và luận giải nội dung,
bản chất, giá trị thực tiễn của mối quan hệ
này thực sự là vấn đề đáng được quan tâm
trong bối cảnh hiện nay.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 323 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tư pháp hình sự người chưa thành niên khái niệm và những đặc điểm cơ bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
16
TƯ PHÁP HÌNH SỰ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
KHÁI NIỆM VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN
Hoàng Minh Đức1
Tư pháp là thuật ngữ được sử dụng phổ
biến trong hệ thống pháp luật của các quốc gia
trên thế giới và ở Việt Nam. Tuy nhiên, thuật
ngữ tư pháp được hiểu trên nhiều bình diện,
với những ý nghĩa khác nhau. Dưới góc độ
khoa học pháp lý tồn tại những quan điểm khác
nhau xung quanh vấn đề nguồn gốc, nội hàm,
bản chất, nội dung, các bộ phận cấu thành cũng
như ý nghĩa của nó.
Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng, “Tư
pháp là việc xét xử theo pháp luật”2. Theo
nghĩa Hán Việt, tư pháp là “trông coi và bảo
vệ”3. Theo quan điểm của Rouseau J.J: “Tư
pháp là cơ quan thiêng liêng nhất và được coi
trọng nhất vì nó bảo vệ luật, mà luật do cơ
quan quyền lực tối cao ban hành và do chính
phủ chấp hành”4. Vì thế, ở nghĩa pháp lý
chung nhất thì tư pháp là một ý tưởng cao đẹp
về một nền công lý, đòi hỏi việc giải quyết các
tranh chấp trong xã hội phải đúng pháp luật,
phù hợp với lẽ phải, công bằng, bình đẳng và
đảm bảo sự tin cậy đối với sự phát triển an
toàn của mỗi công dân và của toàn xã hội.
Ngoài ra, tư pháp còn được coi là một bộ phận
cấu thành của quyền lực nhà nước. Ở Việt
Nam, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân,
được tập trung vào cơ quan đại diện cao nhất
của nhân dân là Quốc hội. Vì vậy, quyền lực
nhà nước là thống nhất không thể phân chia.
Trên cơ sở đó, quyền tư pháp được hiểu theo
quan điểm của “nguyên tắc tập quyền” như
hầu hết các nhà nước xã hội chủ nghĩa đã thể
hiện. Đó là một trong ba bộ phận hợp thành
quyền lực nhà nước, bao gồm quyền xét xử
1 Tiến sỹ, Trường Đại học Cảnh sát nhân dân
2 Nguyễn Như Ý (2001), Từ điển tiếng Việt thông dụng, Nxb Giáo dục, Hà Nội, Tr.840.
3 Dương Thị Thanh Mai (1996), Giáo dục pháp luật qua hoạt động tư pháp, Luận án Phó tiến sĩ Luật học, Hà Nội,
Tr.46.
4 Rouseau. J.J. (1992), Bàn về khế ước nước xã hội, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Tr.23.
Tóm tắt tiếng Việt: Tư pháp hình sự người chưa thành niên là việc thực hiện quyền lực nhà
nước thông qua hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và các hoạt động bổ
trợ tư pháp của hệ thống các cơ quan chức năng có thẩm quyền và các tổ chức có liên quan
để phán xét, phân xử về tính hợp pháp của các hành vi do người chưa thành niên thực hiện,
những xung đột nảy sinh trong các quan hệ pháp luật hình sự, nhằm bảo vệ lợi ích của của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và của người chưa thành niên. Bài viết tập trung
phân tích, luận giải, làm sáng tỏ khái niệm và các đặc điểm đặc trưng của tư pháp hình sự
người chưa thành niên.
Từ khóa: Tư pháp hình sự, Người chưa thành niên, Người chưa thành niên phạm tội
Nhận bài: 01/01/2017; Hoàn thành biên tập: 02/2/2017; Duyệt đăng: 03/3/2017
Tóm tắt tiếng Anh:
Abstract: Criminal Justice for adolescents is the implementation of state through the activities
such as prosecution, investigation, prosecution, adjudication, judgment execution and judicial
support activities in the system of competent authorities and related organizations to judge,
arbitrate on the legality of acts carried out by adolescents, conflicts emerged in the relation of
criminal law. It is also a tool to protect interests of the State, the legitimate rights and interests of
organizations and adolescents. This article focuses on analyzing, interpreting, clarifying concepts
and the unique characteristics of the criminal justice for adolescents.
Keywords: Criminal Justice, Adolescents, adolescent offenders
Soá 2/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
17
của Tòa án và các quyền năng khác của Cơ
quan điều tra, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành
án và các cơ quan bổ trợ tư pháp hợp thành
quyền tư pháp nhằm bảo vệ chế độ xã hội chủ
nghĩa, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
công dân, tôn trọng và duy trì nền công lý5.
Trên cơ sở những quan điểm đã nêu, cần
khẳng định rằng, về thực chất tư pháp là hoạt
động tố tụng. Vì vậy, nội dung khái niệm tư
pháp phải bao hàm các thuộc tính: là lĩnh vực
thực hiện quyền lực nhà nước; được tiến hành
bằng hoạt động xét xử của Tòa án và hoạt
động áp dụng pháp luật của hệ thống các cơ
quan chức năng có thẩm quyền và các tổ chức
liên quan theo quy định của pháp luật; nhằm
giải quyết các vụ án một cách khách quan,
đúng đắn.
Với cách tiếp cận lịch sử của vấn đề tư
pháp, quyền tư pháp, hoạt động tư pháp, xuất
phát từ kết quả của những nghiên cứu đã được
thực hiện, trên cơ sở phân tích và luận giải một
cách biện chứng, khoa học, thực tiễn, chúng
tôi cho rằng, tư pháp là lĩnh vực thực hiện
quyền lực nhà nước thông qua hoạt động xét
xử và áp dụng pháp luật của hệ thống các cơ
quan chức năng có thẩm quyền và các tổ chức
liên quan để phán xét, phân xử tính hợp pháp
của các hành vi, giải quyết các vụ án, các
xung đột của các quan hệ xã hội theo quy định
của pháp luật nhằm bảo vệ lợi ích của của
Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ
chức và công dân.
Điều 40 Công ước Liên hợp quốc về
Quyền trẻ em có ghi: “Các quốc gia thừa
nhận quyền của mọi trẻ em bị cho là tố cáo
hay bị công nhận là đã vi phạm luật hình sự
được đối xử phù hợp với việc cổ vũ ý thức của
trẻ em Cách đối xử cũng phải tính đến lứa
tuổi của trẻ em và đến điều mong muốn làm
sao thúc đẩy sự tái hòa nhập vào việc đảm
đương một vai trò xây dựng trong xã hội trẻ
em”6. Đặc biệt, Công ước cũng đã nêu ra 05
nguyên tắc chung mà các quốc gia thành viên
phải tuân thủ khi xây dựng chính sách, luật
pháp và thực thi pháp luật liên quan đến bất
kỳ trẻ em nào dưới 18 tuổi, bao gồm: Nguyên
tắc lợi ích tốt nhất của trẻ em; nguyên tắc
không phân biệt đối xử; quyền sống, sinh tồn
và phát triển; quyền được lắng nghe của trẻ
em; và nhân phẩm của trẻ em. Có thể khẳng
định, do người chưa thành niên chưa có sự
phát triển đầy đủ về thể chất và tinh thần, nên
là đối tượng cần phải được xã hội quan tâm
chăm sóc, giáo dục và bảo vệ đặc biệt. Hoạt
động tố tụng hình sự liên quan đến người chưa
thành niên cần phải tiến hành để vừa bảo vệ
các lợi ích cơ bản của xã hội, đồng thời chú
trọng bảo vệ quyền, lợi ích của người chưa
thành niên, phù hợp với đặc điểm về tâm, sinh
lý của họ và hướng tới mục tiêu giáo dục, giúp
đỡ người chưa thành niên phát triển lành
mạnh. Chính vì vậy, chính sách xử lý người
chưa thành niên phạm tội luôn là vấn đề được
ghi nhận và thực hiện trong pháp luật hình sự
nước ta. Ở các giai đoạn khác nhau, nội dung
các quy định cụ thể có thể khác nhau nhưng
nhìn chung chúng đều được xây dựng trên cơ
sở cân nhắc các yếu tố gắn với đặc thù của
người chưa thành niên phạm tội.
Từ phân tích như trên, chúng tôi cho rằng,
Tư pháp hình sự người chưa thành niên - Một
bộ phận của tư pháp nói chung, là việc thực
hiện quyền lực nhà nước thông qua hoạt động
khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án
và các hoạt động bổ trợ tư pháp của hệ thống
các cơ quan chức năng có thẩm quyền và các
tổ chức có liên quan để phán xét, phân xử về
tính hợp pháp của các hành vi do người chưa
thành niên thực hiện, những xung đột nảy sinh
trong các quan hệ pháp luật hình sự, nhằm
5 Nguyễn Huy Hoàn (2005), Đảm bảo quyền con người trong hoạt động tư pháp ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến
sĩ Luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
6 Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em năm 1989.
18
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
bảo vệ lợi ích của của Nhà nước, quyền và lợi
ích hợp pháp của tổ chức và của người chưa
thành niên.
Tư pháp hình sự người chưa thành niên có
một số đặc điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, tư pháp hình sự người chưa
thành niên là lĩnh vực thực hiện quyền lực của
Nhà nước thông qua việc xét xử và áp dụng
pháp luật đối với người chưa thành niên.
Tư pháp hình sự người chưa thành niên là
một bộ phận của tư pháp nói chung, cho nên
đây là hoạt động thể hiện quyền lực nhà nước.
Nhà nước thông qua các cơ quan và các nhà
chức trách có thẩm quyền, thực hiện quá trình
xét xử và áp dụng pháp luật đối với người chưa
thành niên theo quy định của pháp luật. Tư
pháp hình sự người chưa thành niên thể hiện
vai trò của Nhà nước trong việc giải quyết các
quan hệ pháp luật chứa đựng quyền và nghĩa
vụ của Nhà nước, các tổ chức xã hội, công dân
và quyền, lợi ích hợp pháp cũng như trách
nhiệm pháp lý của người chưa thành niên tập
trung ở lĩnh vực hình sự.
Tư pháp hình sự người chưa thành niên là
vấn đề có ý nghĩa chính trị, xã hội, pháp lý và
thực tiễn sâu sắc. Không phải ngẫu nhiên mà
vấn đề người chưa thành niên lại là chủ đề
nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng
quốc tế, mà bởi lẽ người chưa thành niên chính
là tương lai của mỗi dân tộc, là chủ nhân kế
tục sự nghiệp phát triển của mỗi quốc gia, là
đối tượng cần và nhất thiết cần phải được sự
quan tâm, ưu ái đặc biệt, chăm sóc chu đáo về
mọi mặt, sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý
trước cũng như sau khi ra đời. Như vậy, có thể
khẳng định rằng, về thực chất tư pháp hình sự
người chưa thành niên chính là toàn bộ quá
trình tiến hành tố tụng hình sự, tiến hành các
hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự, nhận
thức và áp dụng pháp luật hình sự đối với
người chưa thành niên của các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền, trong đó, hoạt động giữ
vai trò nền tảng, trọng tâm là hoạt động xét xử
của Tòa án.
Thứ hai, tư pháp hình sự người chưa thành
niên được tiến hành dựa trên cơ sở các quy
định của pháp luật về quyền trẻ em, về trách
nhiệm pháp lý, về trình tự, thủ tục tố tụng đặc
biệt đối với người chưa thành niên.
Có thể khẳng định, trong điều kiện xây dựng
Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ
nghĩa hiện nay thì yêu cầu có tính bắt buộc là
phải nhận thức đúng đắn về sự cần thiết của việc
thực thi quản lý xã hội bằng pháp luật, pháp luật
phải được đặt ở vị trí trung tâm, phải được tôn
trọng ở mức độ cao nhất, đầy đủ nhất. Điều 8
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam năm 2013 quy định: “Nhà nước được tổ
chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật,
quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật,
thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ”. Tư
pháp hình sự người chưa thành niên, với tư cách
là lĩnh vực thực hiện quyền lực nhà nước, không
thể và không còn sự lựa chọn nào tốt hơn việc
phải được tiến hành dựa trên quy định của pháp
luật hình sự về người chưa thành niên (pháp luật
hình sự, pháp luật tố tụng hình sự, pháp luật thi
hành án hình sự, pháp luật về phòng ngừa tội
phạm). Đây chính là điều kiện cần thiết đảm bảo
về mặt pháp lý cho việc xác lập, thực hiện các
quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia
vào việc phán xét, phân định về tính hợp pháp
trong hành vi của người chưa thành niên, giải
quyết thỏa đáng xung đột của các quan hệ xã hội
nhằm bảo vệ lợi ích của của Nhà nước, quyền và
lợi ích hợp pháp của tổ chức và của người chưa
thành niên.
Việt Nam đang quyết tâm xây dựng một
môi trường pháp lý an toàn, nhân văn có khả
năng xác lập, duy trì và đảm bảo các quyền
của con người nói chung, quyền và nghĩa vụ
cơ bản của công dân nói riêng, trong đó có
quyền của người chưa thành niên. Thực tiễn
những năm qua cho thấy, Việt Nam là một
trong những quốc gia tiên phong và luôn thể
hiện những nỗ lực rất lớn trong các hoạt động
đấu tranh bảo vệ quyền con người, thực hiện
các cam kết quốc tế về tư pháp hình sự người
Soá 2/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
19
chưa thành niên. Việt Nam đã từng bước
hoạch định chính sách hình sự phù hợp với
tâm sinh lý lứa tuổi đặc thù của người chưa
thành niên phạm tội, đã hiện thực hóa quan
điểm, tư tưởng nhân đạo, tiến bộ về đường lối
xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội
trong các quy định của pháp luật hình sự, pháp
luật tố tụng hình sự, pháp luật thi hành án hình
sự cũng như pháp luật về phòng ngừa tội
phạm, đã xây dựng được được một hệ thống
pháp luật hình sự tương đối đầy đủ, hoàn
chỉnh. Đây chính là cơ sở pháp lý cho việc tiến
hành các hoạt động phán xét, phân xử hành vi
của người chưa thành niên cũng như việc truy
cứu trách nhiệm hình sự đối với người chưa
thành niên phạm tội, đảm bảo phòng ngừa,
ngăn chặn tội phạm, phát hiện chính xác,
nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi
hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm,
không làm oan người vô tội và giáo dục cải
tạo người chưa thành niên phạm tội trở thành
công dân có ích cho xã hội.
Như vậy, cơ sở pháp lý của tư pháp hình sự
người chưa thành niên là hệ thống pháp luật
hình sự thực định của Nhà nước ta phù hợp với
tinh thần của Công ước Liên hợp quốc về
Quyền trẻ em cũng như các văn kiện pháp luật
quốc tế quy định về quyền trẻ em và xử lý vấn
đề liên quan đến người chưa thành niên vi
phạm pháp luật, người chưa thành niên bị tước
quyền tự do. Đó là Hiến pháp, Luật trẻ em, Bộ
luật hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật thi
hành án hình sự và các văn bản quy phạm pháp
luật liên quan khác. Đây chính là yếu tố đảm
bảo hiệu quả cho quá trình thực thi quyền lực
nhà nước trong các hoạt động liên quan đến tư
pháp hình sự người chưa thành niên hiện tại
cũng như trong tương lai.
Thứ ba, tư pháp hình sự người chưa thành
niên bao gồm hoạt động xét xử của Tòa án và
các hoạt động liên quan đến xét xử đối với
người chưa thành niên.
Tư pháp hình sự người chưa thành niên
là quá trình thực hiện pháp luật một cách triệt
để, nghiêm minh, đúng đắn của các cơ quan
Nhà nước, các tổ chức, đoàn thể và của công
dân, trong đó, hoạt động áp dụng pháp luật
của hệ thống các cơ quan tư pháp có vai trò
rất quan trọng thông qua việc tổ chức cho các
chủ thể khác thực hiện các quy định của pháp
luật. Đó là, hoạt động xét xử của Tòa án trực
tiếp phán xét, phân xử tính hợp pháp của các
hành vi của người chưa thành niên, giải
quyết các vụ án hình sự; và các hoạt động
liên quan gồm hoạt động điều tra, chứng
minh và hoạt động thi hành các bản án và
quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án
của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền theo quy định của pháp luật. Các hoạt
động này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
và được tiến hành theo trình tự thủ tục do
pháp luật quy định nhằm bảo vệ quyền lợi
của người chưa thành niên, của Nhà nước, tổ
chức và công dân, hỗ trợ cho công cuộc đấu
tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp
luật, góp phần đưa các nguyên tắc được thừa
nhận chung của Nhà nước pháp quyền vào
đời sống thực tế.
Có thể khẳng định, khi thực hiện các nội
dung cơ bản có liên quan đến lĩnh vực tư
pháp hình sự người chưa thành niên đòi hỏi
phải có sự tham gia của hệ thống các cơ quan
tư pháp hình sự có thẩm quyền, các tổ chức
bổ trợ tư pháp. Hoạt động của các cơ quan, tổ
chức này có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau
nhằm hướng đến mục đích chung là xử lý
công minh, chính xác, nghiêm khắc, triệt để,
nhân đạo hành vi phạm tội của người chưa
thành niên. Kết quả hoạt động của mỗi cơ
quan, tổ chức là tiền đề, cơ sở để tiến hành
các hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự
đối với người chưa thành niên phạm tội nói
chung, đồng thời, là khuôn mẫu để so sánh,
kiểm nghiệm tính đúng đắn của các quyết
định tố tụng đã được áp dụng, kiểm sát việc
tuân theo pháp luật trong quá trình tiến hành
các nội dung công việc thuộc chức năng,
nhiệm vụ của mỗi cơ quan, kịp thời phát hiện
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
20
và khắc phục những thiếu sót, sai lầm (nếu
có) nhằm hướng tới việc bảo đảm tốt nhất
quyền lợi của người chưa thành niên cũng
như uy tín đối với xã hội của hệ thống các cơ
quan, tổ chức đó. Hoạt động của các cơ quan
tư pháp hình sự, tổ chức bổ trợ tư pháp từng
bước thiết lập các cơ chế để đảm bảo quyền
của người chưa thành niên, trong đó, cơ chế
bảo đảm quyền của người chưa thành niên
bằng Tòa án giữ vị trí trung tâm và có những
nét đặc thù riêng xuất phát từ bản chất, chức
năng, nhiệm vụ và vai trò của Tòa án.
Thứ tư, hệ thống cơ quan tư pháp hình sự
người chưa thành niên bao gồm các cơ quan
tiến hành tố tụng và các tổ chức bổ trợ tư pháp,
trong đó Tòa án giữ vị trí trung tâm.
Hệ thống tổ chức bảo đảm việc áp dụng
pháp luật trong hoạt động tư pháp hình sự
người chưa thành niên là các cơ quan tư pháp
gồm Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra,
Cơ quan thi hành án và các tổ chức tư pháp bổ
trợ như Luật sư, Công chứng, Giám định tư
pháp. Trong hệ thống đó, Tòa án giữ vị trí trung
tâm, các cơ quan, tổ chức khác có vai trò phối
hợp để đảm bảo cho các hoạt động phân xử,
phán xét của Tòa án được chính xác, đúng
pháp luật, có ý nghĩa tích cực trong việc bảo
vệ các lợi ích của Nhà nước, tổ chức xã hội,
của công dân.
Để bảo đảm cho Tòa án nhân dân thực hiện
có hiệu quả chức năng xét xử đối với người
chưa thành niên, Luật tổ chức Tòa án nhân dân
năm 2014 đã bổ sung vào cơ cấu tổ chức của
Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp
tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện Tòa gia đình
và người chưa thành niên.
Việc thành lập Tòa gia đình và người chưa
thành niên như vậy thực sự có ý nghĩa trên
nhiều phương diện7, cụ thể là:
Là dấu ấn quan trọng và là một trong những
thành công của tiến trình cải cách tư pháp, là
bước đi cụ thể nhằm triển khai có hiệu quả các
chủ trương, quan điểm của Đảng và pháp luật
của Nhà nước về bảo vệ, phát triển gia đình;
bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em nói chung
và xử lý người chưa thành niên vi phạm pháp
luật nói riêng; góp phần thực hiện những mục
tiêu đề ra trong các Văn kiện, Nghị quyết của
Đảng về cải cách tư pháp, đặc biệt là Nghị
quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ
Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến
năm 2020, trong đó có yêu cầu về đổi mới,
hoàn thiện tổ chức và hoạt động của hệ thống
Tòa án; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt
động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu
lực cao.
Đưa ra được những biện pháp xử lý và
những thủ tục tố tụng riêng biệt phù hợp với
đặc thù sinh lý của trẻ em, người chưa thành
niên. Mặc dù, Bộ luật Tố tụng hình sự nước ta
có một chương riêng quy định thủ tục tố tụng
đặc biệt đối với người chưa thành niên phạm
tội nhưng nhìn chung thủ tục đó thiếu toàn diện
hoặc còn mang tính hình thức, chưa mang lại
hiệu quả như mong muốn. Trên thực tế, tình
hình người chưa thành niên vi phạm pháp luật
nói chung và người chưa thành niên phạm tội
nói riêng vẫn diễn biến hết sức phức tạp, thủ
đoạn phạm pháp ngày càng tinh vi, xảo quyệt,
tác động xấu đến sự ổn định của trật tự an toàn
xã hội.
Đưa ra được những biện pháp pháp lý để
hỗ trợ, bảo vệ từ phía Tòa án, xuất phát từ
tình hình ngày càng nhiều người chưa thành
niên bị xâm hại đặc biệt là những trường hợp
bị xâm hại về tình dục, bóc lột sức lao động,
bạo hành trong gia đình; xuất phát từ yêu cầu
nâng cao hiệu quả công tác giải quyết các
vấn đề gia đình có liên quan đến quyền và
lợi ích của người chưa thành niên; nâng cao
vai trò, trách nhiệm của cha mẹ trong việc
chăm sóc, bảo vệ và giáo dục con là người
chưa thành niên.
7 Ban Cán sự Đảng Tòa án nhân dân tối cao (2013), Đề án thành lập Tòa gia đình và người chưa thành niên ở Việt
Nam, Hà Nội.
Soá 2/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai
21
Thúc đẩy việc xây dựng hệ thống thu thập,
lưu trữ các thông tin và số liệu về các vụ việc
liên quan đến gia đình và người chưa thành
niên, giúp cho các cơ quan xây dựng pháp luật
và hoạch định chính sách có những thông tin
chính xác để đề ra những biện pháp thích hợp
trong đấu tranh phòng ngừa người chưa thành
niên vi phạm pháp luật, công tác chăm sóc,
bảo vệ các quyền lợi chính đáng của trẻ em nói
chung và người chưa thành niên nói riêng
cũng như công tác bảo vệ và phát triển gia
đình Việt Nam.
Là bước đi cụ thể để thực hiện các cam kết
quốc tế của Việt Nam về bảo vệ các quyền của
trẻ em, người chưa thành niên đã được ghi
nhận trong các văn kiện quốc tế mà Việt Nam
là thành viên cũng như phù hợp với thông lệ
quốc tế của nhiều nước trên thế giới.
Trong giai đoạn hiện nay, để tạo điều kiện
cho Tòa án nhân dân thực hiện có hiệu quả
chức năng xét xử, Nhà nước cần hoàn thiện các
văn bản pháp luật có liên quan đến tổ chức và
hoạt động của Tòa án nhân dân, trong đó chú ý
đến việc quy định để nâng cao chất lượng của
đội ngũ Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân,
tăng cường xây dựng cơ sở vật chất cho ngành
Tòa án, xây dựng ngành Tòa án nhân dân vững
mạnh về mọi mặt, xứng đáng là trụ cột của toàn
bộ nền tư pháp.
Thứ năm, tư pháp hình sự người chưa
thành niên có quan hệ chặt chẽ với các hoạt
động lập pháp, hành pháp.
Với tư cách là một bộ phận của tư pháp
nói chung, tư pháp hình sự người chưa thành
niên có quan hệ với các hoạt động lập pháp
và hành pháp trên các bình diện, đó là: tính
thống nhất (phân công), phối hợp và sự chế
ước lẫn nhau của các nhánh quyền lực. Tư
pháp hình sự người chưa thành niên thông qua
hoạt động tài phán để bảo vệ hệ thống pháp
luật và thực tiễn thực thi pháp luật, đồng thời
kiểm tra, đánh giá tính hợp hiến, mức độ phù
hợp của quy phạm pháp luật hình sự cũng như
sự đúng đắn của quá trình áp dụng các quy
phạm pháp luật có liên quan đến quyền, nghĩa
vụ, trách nhiệm pháp lý của người chưa thành
niên trong thực tiễn.
Xét ở khía cạnh hoạt động thực hiện pháp
luật trong thực tiễn cho thấy, điều quan trọng
có tính cốt yếu, cơ bản trước tiên là phải xây
dựng được hệ thống pháp luật hình sự đối
với người chưa thành niên một cách đầy đủ,
thống nhất, đồng bộ, có tính minh bạch và
trình độ kỹ thuật pháp lý cao, bởi lẽ các hoạt
động giải thích, tuyên truyền và hiện thực
hóa pháp luật hình sự đối với người chưa
thành niên phạm tội đều phát sinh từ hoạt
động lập pháp. Ý chí của Đảng và Nhà nước
quyết định chính sách hình sự đối với người
chưa thành niên phạm tội trước khi được
thực hiện trong thực tiễn phải được củng cố
trong pháp luật. Hoạt động lập pháp là quá
trình thường xuyên hoàn thiện và củng cố
các chuẩn mực, các quy tắc quan hệ pháp
luật phản ánh ý chí của nhân dân. Trong
chính sách hình sự đối với người chưa thành
niên, đạo luật hình sự là hình thức chủ yếu
thể hiện khách quan ý chí của Đảng và Nhà
nước (đại diện cho đông đảo quần chúng
nhân dân trong xã hội). Bởi vậy, việc lập
pháp cần phải phản ánh được tối đa bối cảnh
và những đòi hỏi của xã hội, đồng thời, có
khả năng tác động hiệu quả nhất đến các
quan hệ xã hội được pháp luật hình sự
bảo vệ.
Hoạt động lập pháp hình sự đối với người
chưa thành niên phải tuân theo một quy trình
rất chặt chẽ do Luật ban hành văn bản quy
phạm pháp luật quy định. Điều đó đảm bảo
cho hoạt động lập pháp hình sự do nhiều
người, nhiều chủ thể khác nhau tham gia,
nhưng đều thể hiện đúng đắn, thống nhất ý
chí của nhân dân lao động, đều phản ánh
được quan điểm, chủ trương, phương hướng
có tính chất chỉ đạo của Đảng và Nhà nước,
nhất là thể chế hóa được tinh thần nhân đạo
cao cả thể hiện trong chính sách hình sự đối
với người chưa thành niên. Thông qua các
giai đoạn của quy trình lập pháp, các giá trị
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
22
mà xã hội có, xã hội cần và xã hội ủng hộ
được phân tích, đánh giá để ghi nhận và thể
chế hóa trong pháp luật. Chính vì vậy, việc
quy định thành luật quy trình ban hành các
văn bản quy phạm pháp luật và việc tuân thủ
nghiêm chỉnh các quy định này là đòi hỏi của
nguyên tắc pháp chế và xây dựng Nhà nước
pháp quyền trong tổ chức và hoạt động của
bộ máy Nhà nước ta. Nắm vững quy trình lập
pháp hình sự và phân tích đánh giá các giá
trị xã hội trong các giai đoạn của quy trình
lập pháp hình sự chẳng những đảm bảo cho
hoạt động này tuân thủ nghiêm chỉnh pháp
luật mà còn là nhân tố đảm bảo cho việc
nâng cao chất lượng của đạo luật hình sự
được ban hành.
Tư pháp hình sự người chưa thành niên là
lĩnh vực thực hiện quyền lực Nhà nước, là lĩnh
vực thuộc về thực tiễn áp dụng pháp luật. Do
vậy, thực hiện pháp luật mà chủ yếu nhất là áp
dụng pháp luật hình sự quá trình hiện thực hóa
chính sách hình sự đối với người chưa thành
niên phạm tội, đưa nội dung các quy định của
pháp luật đã được ban hành vào thực tiễn công
tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đối
với người chưa thành niên, vào quá trình phán
xét, phân xử về tính đúng đắn, hợp pháp trong
hành vi xử sự của người chưa thành niên, về
trách nhiệm pháp lý của người chưa thành
niên. Quá trình áp dụng pháp luật hình sự là
quá trình rất phức tạp, rất đa dạng do đó một
mặt phải duy trì và giữ vững quan điểm, chủ
trương, phương hướng có tính chất chỉ đạo đã
được thể hiện trong chính sách hình sự đối với
người chưa thành niên, nguyên tắc pháp chế,
công bằng, nhân đạo xã hội chủ nghĩa, tính
thống nhất của pháp luật và chính sách hình sự
đối với người chưa thành niên, mặt khác, phải
đảm bảo phúc đáp được yêu cầu cụ thể của tình
hình và sự chuyển biến linh hoạt, mềm dẻo
trong đối sách nhằm phục vụ có hiệu quả cho
hoạt động thực tiễn.
Tư pháp hình sự người chưa thành niên
như đã luận giải có liên quan trực tiếp đến
hoạt động thực thi pháp luật hình sự của các
chủ thể, hiện thực hóa pháp luật hình sự đối
với người chưa thành niên trong thực tiễn,
ngoài việc phải tăng cường công tác xây dựng
và hoàn thiện pháp luật hình sự, thì đòi hỏi
tiếp theo cũng không kém phần quan trọng là
phải tuyên truyền, giải thích pháp luật, một
hình thức thực hiện chính sách hình sự đối với
người chưa thành niên phạm tội, là việc triển
khai thực hiện các quy định của pháp luật tùy
thuộc vào hoàn cảnh và lịch sử cụ thể nhằm
đảm bảo tinh thần của quy phạm pháp luật
được hiện thực hóa trong thực tiễn. Giải thích
pháp luật hình sự là hoạt động của các chủ thể
có thẩm quyền theo một quy trình pháp lý
nhằm xác định chính xác ý nghĩa, nội dung
pháp luật để nhận thức, thực hiện pháp luật
đúng đắn, thống nhất.
Như vậy, có thể thấy việc thực hiện
quyền lực nhà nước là nội dung cốt lõi của
tư pháp hình sự người chưa thành niên
không phải là hoạt động đơn lẻ, tồn tại biệt
lập mà ngược lại điều kiện, cơ sở, nền tảng
và hiệu quả của nó có sự liên hệ mật thiết,
gắn bó chặt chẽ, cấu kết một cách tự nhiên
với hoạt động lập pháp, hành pháp, giải
thích, tuyên truyền pháp luật và nếu xét ở
khía cạnh này, bản thân các hoạt động lập
pháp, hành pháp, giải thích, tuyên truyền
pháp luật đối với người chưa thành niên
cũng chính là quá trình thực hiện pháp luật
đối với đối tượng người chưa thành niên. Ý
nghĩa mối quan hệ giữa tư pháp người chưa
thành niên với các hoạt động lập pháp, hành
pháp, giải thích, tuyên truyền pháp luật nằm
ẩn sâu và có hàm ý sâu sắc. Vì lẽ đó, việc
nghiên cứu tìm hiểu và luận giải nội dung,
bản chất, giá trị thực tiễn của mối quan hệ
này thực sự là vấn đề đáng được quan tâm
trong bối cảnh hiện nay.
Trên đây là ý kiến cá nhân về một số vấn
đề có liên quan đến tư pháp hình sự người
chưa thành niên. Xin nêu ra để trao đổi cùng
các nhà khoa học./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tu_phap_hinh_su_nguoi_chua_thanh_nien_khai_niem_va_nhung_dac.pdf