giá trị của Quốc triều khám tụng
Điều lệ
QTKT Điều lệ vẫn còn không ít hạn chế
như chưa phân định rõ hành pháp với tư
pháp (xã trưởng vừa quản lý hành chính vừa
xử các vụ kiện tụng ở xã), cho phép tra khảo
trong quá trình lấy lời khai, thiết kế cách
thức tố tụng theo loại việc, không theo giai
đoạn, câu chữ dài dòng, thiếu khoa học.
Tuy nhiên, giá trị lớn nhất mà QTKT
Điều lệ để lại chính là tinh thần của Bộ luật.
Các nhà “lập pháp” thời Hậu Lê đã thiết kế
một bộ luật tố tụng theo tinh thần: đưa ra
một hệ các quy tắc tố tụng để cán bộ tư pháp
chỉ được phép thực hiện trong phạm vi đó,
không được vượt quá, và phải luôn thể hiện
trách nhiệm bảo vệ quyền, lợi ích chính
đáng của con người, đặc biệt là nhóm người
yếu thế trong tố tụng. Chứ không phải theo
tinh thần ngược lại, là tạo ra một hệ quy tắc
để bảo vệ hoạt động tố tụng của Nhà nước.
Tinh thần này đã làm cho QTKT Điều
lệ có những điểm vượt thời đại, thể hiện ở
cả nội dung và cách thức xây dựng quy định
trong Bộ luật. Nội dung nổi bật nhất là Bộ
luật đã tập trung vào trách nhiệm của nhóm
chủ thể có thẩm quyền, gồm cả trách nhiệm
công vụ và trách nhiệm pháp lý. Hai loại
trách nhiệm này luôn được đặt trong tương
quan với quyền lợi của các bên tham gia tố
tụng, của con người nói chung. Các lệ phần
lớn thiết kế theo mô thức đưa ra cách thức
xử sự, dự liệu cụ thể chế tài xử lý vi phạm
đối với các cán bộ tư pháp trong quá trình
tố tụng như một đảm bảo cho hiệu quả và
hiệu lực của Bộ luật. Sự độc đáo và tài tình
này của các “nhà lập” pháp triều Hậu Lê đã
làm cho QTKT Điều lệ thực sự mang tinh
thần pháp quyền, thể hiện đúng thiên chức
của một đạo luật tố tụng như lời chỉ dụ của
vua Lê Hiển Tông khi ban hành Bộ luật:
“liên quan đến việc kiện tụng cốt ở chỗ
trong sạch và giảm bớt. nhằm dùng chính
sự để công bằng về lý trong các việc kiện
tụng, khiến dân có chỗ nương nhờ”
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 284 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tư tưởng liêm chính tư pháp trong bộ quốc triều khám tụng điều lệ triều Lê, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÛ TÛÚÃNG LIÏM CHÑNH TÛ PHAÁP
TRONG BÖÅ QUÖËC TRIÏÌU KHAÁM TUÅNG ÀIÏÌU LÏå TRIÏÌU LÏ
PHạm THị Duyên THảo*
Liêm chính tư pháp là một phạm trù cónội dung đa dạng, nhưng có thể hiểumột cách cốt lõi nhất, đó là đòi hỏi
của xã hội về một nền tư pháp, đội ngũ cán
bộ tư pháp trong sạch, xả thân cho việc bảo
vệ lẽ phải và công lý. Ở góc độ cụ thể, liêm
chính tư pháp thể hiện qua các khía cạnh cơ
bản như ý thức trách nhiệm nghề nghiệp,
danh dự và lương tâm nghề nghiệp tư pháp;
vấn đề đấu tranh chống tham nhũng, bảo
đảm sự trong sạch của tư pháp. Những đảm
bảo cần thiết cho liêm chính tư pháp là: sự
độc lập của tư pháp; năng lực tiếp cận công
lý cho người dân nhằm thúc đẩy trách nhiệm
của cơ quan tư pháp1.
Ở Việt Nam, trong tiến trình xây dựng
nhà nước pháp quyền XHCN, Chiến lược
cải cách tư pháp đã được Đảng, Nhà nước
chủ trương, trong đó mục tiêu chính là “xây
dựng hệ thống tư pháp trong sạch, vững
mạnh, bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ
quyền con người”2. Các đảm bảo cho mục
tiêu này là: “Hoàn thiện chính sách, pháp
luật hình sự, dân sự, thủ tục tố tụng tư pháp
và tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp, bảo
đảm tính khoa học, đồng bộ, đề cao tính độc
lập, khách quan, tuân thủ pháp luật của từng
cơ quan và chức danh tư pháp”3. Tức là,
chúng ta đang tiệm cận đến liêm chính tư
pháp, xem đó là phương thức hiện thực hóa
mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền.
Do vậy, trong quá trình hoàn thiện chính
sách pháp luật, việc nghiên cứu những di sản
pháp luật tố tụng hình sự trong lịch sử pháp
luật dân tộc là hoạt động cần thiết, ý nghĩa.
Quốc triều khám tụng Điều lệ (QTKT
Điều lệ) là một trong những thành quả lập
pháp độc đáo của triều Lê. Nét độc đáo đã
từng được các nhà nghiên cứu đánh giá là ở
sự hiện diện của chính nó, một bộ luật tố tụng
riêng biệt, trong bối cảnh Đại Việt và cả
phương Đông phong kiến bấy giờ. Tuy nhiên,
sự độc đáo của Bộ luật có lẽ không chỉ dừng
ở sự phân biệt hai lĩnh vực pháp luật nội dung
và hình thức, mà còn ở những tư tưởng pháp
lý hiện đại, tư tưởng về liêm chính tư pháp -
phạm trù vốn chỉ được đảm bảo trong phạm
vi của một chế độ pháp quyền.
QTKT Điều lệ được thiết kế thành 31
Lệ. Đầu tiên là Lệ về khám tụng, quy định
19
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 14(318) T7/2016
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
* TS. Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
1 Đào Trí Úc, Những vấn đề chủ yếu về liêm chính tư pháp trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền
ở Việt Nam hiện nay, Kỷ yếu Hội thảo “Liêm chính tư pháp: Các tiêu chuẩn quốc tế và Việt Nam”, do Viện Chính sách
công và Pháp luật và Tổ chức hướng tới minh bạch tổ chức tại Hà Nội, ngày 10/10/2014, tr. 6-11.
2 Bộ Chính trị, Nghị quyết số 49-NQ/ TW ngày 2/6/2005, về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
3 Bộ Chính trị, Nghị quyết số 49-NQ/ TW ngày 2/6/2005, về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
các thủ tục tố tụng mang tính chất chung.
Các Lệ sau quy định thủ tục tố tụng cụ thể
đối với từng loại việc, như: Lệ về người kiện,
khiếu nại quan án, Lệ về kỳ hạn xét xử, Lệ
về phí tổn, Lệ kiện tụng nhân mạng, Lệ kiện
tụng ruộng đất, trộm cướp Dù mới là bước
đầu, nhưng Bộ luật đã thể hiện được những
tư tưởng căn bản của liêm chính tư pháp.
1. Quốc triều khám tụng Điều lệ đề cao ý
thức trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp
của các cán bộ tư pháp: tôn trọng và bảo
vệ quyền con người
Minh bạch, công bằng, bảo vệ quyền lợi
cho nhân dân được xem là mục tiêu, ý thức
trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp của
những người làm công tác tư pháp thời Hậu
Lê. Cụ thể:
- QTKT Điều lệ quy định các vấn đề về
tố tụng theo tinh thần bảo vệ công lý, bảo vệ
quyền con người
Tinh thần chung, Bộ luật chứa đựng các
quy định tố tụng theo hướng bảo vệ công lý,
bảo vệ quyền con người. Các trường hợp
liên quan đến sự ức hiếp dân chúng của chủ
thể có thẩm quyền đều bị nghiêm trị, như tại
Lệ kiện tụng sự ức hiếp, Lệ kiện tụng cai
mục hà lạm, Lệ về tuần thú đò giang lạm
sách, Lệ thân sức cai lại
QTKT Điều lệ bảo vệ, khen thưởng
những người làm chứng, tố cáo tội phạm,
người quả cảm: “Người tróc bắt được, hoặc
tố cáo đúng sự thực, tùy sự việc, nặng thì
được thưởng quan chức, nhẹ thì được
thưởng tiền bạc hoặc miễn việc quan. Nếu
chẳng may bị giết chết thì cho trình báo
quan sở tại chuyển đệ lên để xét tặng tiền
chôn cất và giấy khen. Nếu che giấu, bưng
bít thì quan lấy tội biếm bãi mà luận, dân lấy
tội trộm cướp mà trị tội”4. Đồng thời, trừng
trị nghiêm những kẻ che giấu, dung túng tội
phạm, đặc biệt là kẻ vu cáo, hại người.
“Những kẻ làm nghề trộm cướp... thì các
quan đại thần văn võ đều không được nuôi
chứa. Trái như vậy quan lấy tội biếm bãi mà
luận, dân lấy tội trộm cướp mà trị tội”5;
“Mọi việc làm tờ cáo trạng, tố trạng điêu toa
để sinh ra kiện tụng hoặc lấy những việc
không quan thiết gì đến mình và cóp nhặt
những việc vụn vặt đem tố cáo để người
khác phải lụy vào án phần nhiều bị phạt
trượng... Quan ngự sử phát giác ra bắt được
cũng cho xét tội luận hành, làm đủ tờ khải
đệ đặt để răn thói gian ngoan, giữ yên dân
nghiệp”6.
Về vấn đề hòa giải, QTKT Điều lệ có
quy định khá linh hoạt, với mục tiêu bảo vệ
hợp lý nhất quyền, lợi ích hợp pháp của con
người. Với những tội ít nghiêm trọng, như
cố ý gây thương tích ở mức độ nhẹ, Bộ luật
khuyến khích giải quyết bằng con đường
hòa giải: “Nếu thương tích nhẹ thì răn bảo”7.
Tuy nhiên, đối với những việc nghiêm trọng,
tính chất phức tạp như tội về gian dâm, nhân
mạng thì không cho phép hòa giải. “Kẻ gian
dâm có chứng tích xác thực cứ xét luận mà
trị tội, không được cho tư hòa”8; “Việc kiện
tụng nhân mạng là can về hình luật. Theo
phép là không được tư hòa, khám quan cũng
không được cho hòa”9.
Đối với án giết người, được xem là việc
kiện tụng thuộc về hình luật, Bộ luật không
cho hoà giải, để nhằm hạn chế các vi phạm
pháp luật khác liên quan. Đây cũng là một
nguyên tắc mang tính giáo dục cao, thể hiện
4 QTKT Điều lệ, Người dịch Trần Kim Anh, người hiệu đính Nguyễn Văn Lãng, in trong sách Một số văn bản pháp luật Việt
Nam thế kỷ XV-XVIII, Supported Toyota Foundation - Japan, Lệ kiện tụng trộm cướp, tr. 308.
5 Lệ kiện tụng trộm cướp, QTKT Điều lệ, Sđd, tr. 308.
6 Lệ cấm nhũng nhiễu điêu toa, QTKT Điều lệ, Sđd, tr. 327.
7 Lệ kiện tụng đánh nhau, QTKT Điều lệ, Sđd, tr. 319.
8 Lệ kiện tụng về gian dâm, QTKT Điều lệ, Sđd, tr. 322.
9 Lệ kiện tụng nhân mạng, QTKT Điều lệ, Sđd, tr. 306.
20
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 14(318) T7/2016
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
tinh thần vì công lý của pháp luật. Người vi
phạm không chỉ phải chịu trách nhiệm trước
người bị hại mà là trách nhiệm trước pháp
luật, trước nhân dân: “...lấy cớ đem gây oan
giá hoạ để nhằm lấy tiền tài. Cũng có việc
trót giết người rồi ngầm đưa cho bên khổ
chủ tiền của, khổ chủ nhận được tiền tài
ruộng nương của người ấy, thiện tiện tư hoà
không phát cáo. Cũng có việc sau khi phát
cáo, mà hai bên thuận tình, khám quan bèn
cho tư hoà, luận qua quýt cho xong, để đến
nỗi kẻ điêu toa nhờ đó mà hống hét, kẻ giàu
có cầu của mà giết người đều được lọt lưới
pháp luật. Từ nay về sau, nếu đem người gây
vạ và giết người việc rõ ràng có thực trạng,
đã đầu cáo tại quan ty, mà bên khổ chủ và
bên hung phạm tự hoà, thì cả hai bên chiếu
y luật mà luận...”10.
Các quy định trên đều nhằm bảo vệ
công lý, tăng cường hiệu quả áp dụng pháp
luật, bảo vệ người bị hại, ngăn chặn sự trục
lợi từ cả phía người dân lẫn quan chức, ngăn
chặn sự coi thường, thách thức pháp luật
- QTKT Điều lệ yêu cầu cán bộ tư pháp
đảm bảo các nguyên tắc tố tụng, nhưng vẫn
có quy định ngoại lệ nhằm bảo vệ cao nhất
quyền con người
Trong QTKT Điều lệ, đảm bảo trình tự,
thời hạn, thời hiệu tố tụng là những nguyên
tắc căn bản, được quy định cụ thể ở mỗi lệ,
mỗi loại vụ việc. Thời hạn giải quyết được
quy định rõ ràng sẽ làm cho cả người dân và
chính quyền đều phải có trách nhiệm và sự
chủ động trong hành vi cũng như công việc
của mình. Nó cũng là một loại cam kết của
chính quyền trước nhân dân về thực hiện
nghĩa vụ bảo vệ công lý. Tôn trọng quy trình,
thời hiệu tố tụng là biện pháp quan trọng để
đảm bảo quyền con người, nhằm làm cho
các vụ việc không bị đình trệ, quyền lợi của
những chủ thể liên quan được đảm bảo.
Bộ luật quy định rõ thời hạn xử kiện,
nhằm ngăn chặn vi phạm từ phía quan lại,
nhưng nếu việc chậm trễ đến từ phía đương
sự vì các lý do chính đáng, thì có thể châm
chước, vụ việc vẫn được giải quyết: “Gián
hoặc có vụ kiện đã quá hạn, mà tình lý chưa
xét, đều cho xin đủ giả kỳ (thời gian nghỉ).
Giả kỳ chỉ cho một lần không được kêu xin
làm chậm trễ để khỏi ngừng trệ việc ngục”11;
hay “việc nhân mạng đã qua lâu ngày... gián
hoặc bị kẻ khác mưu giết chôn giấu thây xác
và vội làm việc chôn lấp để mất dấu vết mà
rõ ràng có chứng cứ, có người thấy biết, thì
cho khổ chủ trong 1, 2 tháng phân trình với
tổng xã làm bằng cứ và cho kêu tại quan ngự
sử...”12. Hoặc, đôi khi, thời hạn được hoãn
lại vì những lý do rất nhân văn, thể hiện tư
tưởng “trọng nông” của dân tộc: “những vụ
kiện tụng về ruộng đất vào kỳ tháng 6, hoãn
khám để tiện cho việc nhà nông”13.
Với việc bắt người phục vụ hoạt động
tố tụng, về nguyên tắc, QTKT Điều lệ quy
định: “Sai làm việc tróc bắt, trừ việc trưng
thu thuế hàng quý, nã bắt gian phi và áp
điệu người quyền quý, ngoài ra nhất thiết
nên theo công vụ”14. Nhưng với trường
hợp người mang nợ đến hạn phải trả nợ,
vì những lý do đặc biệt, như nhà có tang,
thì QTKT Điều lệ quy định: “Nếu nhà có
tang chưa chôn cất, mà đến hạn phải trả
nợ, thì chủ nợ cũng nên vì việc đó mà
thương xót không được tróc bắt hoặc lấy
ngày hẹn ra sách hỏi để đến nỗi làm tổn
thương việc hiếu, phải để cho chôn cất
xong mới truy hỏi”15.
21
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 14(318) T7/2016
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
10 Lệ kiện tụng nhân mạng, QTKT Điều lệ, tr. 306.
11 Lệ về nhân mạng, QTKT Điều lệ, Sđd, tr. 298
12 Lệ về nhân mạng, QTKT Điều lệ, Sđd, tr. 307.
13 Lệ người kiện tụng xin hoãn khám, QTKT Điều lệ, Sđd, tr. 290.
14 Lệ về tróc bắt, QTKT Điều lệ, Sđd, tr. 288.
15 Lệ kiện tụng vay nợ, QTKT Điều lệ, Sđd, tr. 288.
22
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 14(318) T7/2016
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
Vấn đề khởi kiện cùng thẩm quyền
khám tụng, QTKT Điều lệ quy định theo
từng lĩnh vực. Nguyên tắc chung là gửi đơn
kiện và xét xử theo đúng việc, đúng thẩm
quyền, không được kiện, nhận khiếu kiện,
xét xử vượt cấp, nhằm đảm bảo trật tự tố
tụng, hạn chế sự lạm quyền: “Tất cả các việc
kiện tụng tranh chấp của dân đều chiếu lệ
khiếu nại ở quan huyện sở tại, quan phủ,
quan ngự sử tam ty, các nha môn chịu trách
nhiệm khám tụng rồi đến quan chánh đường.
Các việc kiện tụng chưa kinh qua lần khám
nào mà đã khiếu nại vượt cấp, khiếu nại lần
cuối thì các nha môn đều không được nhận
khám”16. Tuy vậy, QTKT Điều lệ cũng cho
phép một số trường hợp ngoại lệ, nhằm đảm
quyền con người, hạn chế những oan ức,
thiệt thòi cho dân: “Mọi trường hợp bị người
quyền quý ức hiếp thiệt hại nặng, cùng các
trường hợp oan ức, không biết khám lệ ở nha
môn nào, không có đường nào có thể kêu
cầu. Cùng các trường hợp đã qua công luận,
phúc đính nhưng chưa giãi tỏ được lý, cho
khua chuông gióng mõ để kêu lên”17. Bộ luật
còn quy định thêm đối với các cán bộ tư
pháp: “không được ngăn trở để khám tụng
việc đã đưa lên, trái như vậy chiếu ý theo lệ
đại tụng, tiểu tụng mà phạt”18.
Về quy trình tố tụng, QTKT Điều lệ quy
định: “khi xét hỏi, theo đúng kỳ hạn luận xử,
không được chậm trễ”, tức là, khi đến thời
điểm xét xử, quan phán xử không được
chậm trễ và những người bị gọi bắt buộc
phải đến. Tuy vậy, Bộ luật vẫn có quy định
cho những trường hợp ngoại lệ, có thể cho
hoãn khám như: có công việc phải đi xa, gia
đình có việc trọng sự như phục tang cha mẹ,
bị bệnh, hoặc đến muộn vì những lý do
chính đáng khác... thì quan nha môn phải
cho hoãn khám, “không được vội lấy tội trốn
mà luận”19. Hoặc ngay cả với trường hợp
trốn tụng thật, thì chủ thể có thẩm quyền
“mới nên y hạn luận là trốn, luận tội phải
đem sự tình phải trái mà tham xét, không chỉ
được lấy tội trốn làm luận... không được
nhân tội trốn mà đổi thay trái phải”20.
- QTKT Điều lệ đề cao trách nhiệm bảo
vệ quyền con người của cán bộ tư pháp
trong quá trình tố tụng
Bộ luật đề cao ý thức trách nhiệm, danh
dự, lương tâm nghề nghiệp của cán bộ tư
pháp. Các quy định được thiết kế theo tinh
thần chủ thể có thẩm quyền phải thể hiện
trách nhiệm của họ trong mọi quá trình giải
quyết vụ việc, nhằm bảo vệ nhân dân, bảo
vệ quyền con người. Bảo vệ quyền con
người được xác định là mục tiêu cao nhất,
đặt ra không chỉ đối với người bị hại, mà cả
đối với nhóm người yếu thế trong tố tụng
như bị can, bị cáo, người bị tạm giam, tạm
giữ. Trong các giai đoạn tố tụng của từng
việc kiện, QTKT Điều lệ đều thể hiện tinh
thần bảo vệ con người thông qua việc quy
định rõ trách nhiệm tương ứng của các cán
bộ tư pháp. Cụ thể:
Ngay từ bước nhận đơn, chủ thể có
thẩm quyền đã phải có trách nhiệm hướng
dẫn người kiện làm đơn kiện. Đơn kiện phải
đảm bảo về nội dung, hình thức, phải có căn
cứ, chứng cứ khởi kiện (kiện ruộng đất phải
có văn khế, cưới xin phải có sính lễ treo
hỏi... 21). Đối với những việc có người tố cáo
bừa hoặc việc nhỏ nhặt như lấy trộm vặt, to
tiếng làm náo động mà sự việc không đến
nỗi thiệt hại quá thì khám quan không được
nhận khám, mà tùy việc, cho gọi tới dạy dỗ,
16 Lệ về khám tụng, QTKT Điều lệ, Sđd, tr. 275.
17 Lệ về khám tụng, QTKT Điều lệ, Sđd, tr. 278.
18 Lệ về khám tụng, QTKT Điều lệ, Sđd, tr. 278.
19 Lệ về trống tụng, QTKT Điều lệ, Sđd, tr. 290.
20 Lệ về trốn tụng, QTKT Điều lệ, Sđd, tr. 291.
21 Lệ về khởi kiện, QTKT Điều lệ, Sđd, tr. 279.
răn đe. Còn đối với án giết người, quy định
trong đơn chỉ được ghi kẻ chủ mưu tối đa 02
người, kẻ hành hung tối đa 04 người, không
được tố cáo quá nhiều người, cũng không
được để đơn trắng, không có tên người bị tố
cáo. Nếu ghi quá số lượng thì xã tổng phải
yêu cầu cắt đi cho đúng với quy định, còn
“nếu bên khổ chủ tỏ ra ương ngạnh không
chịu cắt, thì xã tổng lập tức cùng chung ép
dẫn bên khổ chủ lược biên thương tích theo
phép, đợi quan huyện đến biên nghiệm
thành án xong mới lệnh nộp đơn xin khám
theo phép, không được thoái thác hoặc cố ý
để lâu không biên”22.
Quy định khám nghiệm hiện trường,
khám nghiệm tử thi được thiết kế chi tiết,
với mục đích đảm bảo tính khách quan của
vụ án, để người bị hại sớm được đưa đi an
táng, thân nhân người bị hại cảm thấy đỡ
đau đớn, đồng thời phát huy cao nhất trách
nhiệm của chủ thể có thẩm quyền: việc
khám nghiệm phải được tiến hành ngay,
“không được cố ý chậm trễ”23; chứng cứ,
hiện trường phải được bảo vệ nghiêm ngặt:
“...Nếu không có tình trạng ngoan ngạnh
ngăn chặn mà quan huyện thêu dệt giãi lời
cố ý kéo dài, nhằm để lâu ngày rữa nát xoá
mất dấu tích, cũng phạt nặng”24. Sau khi
khám nghiệm có văn án thì: “Án ở xã nộp
tại bản tổng, án ở tổng nộp tại quan huyện.
Quan huyện đem án đệ trình quan phủ và
quan trấn để phòng sự điên đảo, thêm bớt”25.
Khám nghiệm hiện trường, bảo vệ
chứng cứ là công việc của nhà chức trách.
Sự thực khách quan sẽ được làm sáng tỏ,
hoặc bị làm thay đổi, biến dạng ở công đoạn
này. Do đó, các nhà lập pháp thời Hậu Lê đã
rất sâu sắc khi lường định cụ thể các vấn đề
có thể xảy ra trong quá trình này để đảm bảo
sự nhanh chóng, chính xác, hạn chế vi phạm
từ chủ thể công quyền: “Hễ xã hoặc thôn
trưởng, cùng hào mục đánh giết, mà bản xã
dụng tình không biên nghiệm, cho phép bản
tổng căn cứ vào bên khổ chủ dẫn nghiệm lập
biên bản. Nếu cả xã lẫn tổng đều dụng tình
không đến, cho phép quan huyện cứ dẫn
nghiệm, lập biên bản rồi lập tức trình lên
quan phủ nhằm chủ yếu kết thành văn án
khám nghiệm để biện rõ thực hư không
được suy huỷ kéo dài qua tuần. Trái lệ ấy,
cho bên khổ chủ kêu tại thừa ty, trấn ty. Nếu
thừa ty, trấn ty lại cũng không làm việc áp
nghiệm và tra xét, nơi nào dụng tình theo tội
nặng mà luận ngay, không được coi nhẹ mà
lượng thứ. Quan huyện mượn cớ xã tổng
không tới biên khám, mà làm tờ kính giải
với quan thừa ty và quan ngự sử, kéo dài
tuần ngày nhằm mục đích để cho cái thây
rữa nát, không xét được dấu vết thì lập tức
luận phát và nhanh chóng đưa khám
nghiệm, áp lệnh đôi bên ký vào văn án”26.
Đối với việc tróc bắt, QTKT Điều lệ
quy định “nhất thiết phải theo công vụ”.
Người có thẩm quyền tróc bắt (sai nhân)
phải trình bằng chứng với quan huyện và
tạm trú ở huyện. Quan huyện phải có văn
bản (thẻ) gửi cho xã trưởng để chuyển báo
cho người bị bắt. Nếu trái quy định trên, cả
sai nhân và quan huyện đều phải chịu trách
nhiệm, cho phép “dân xã làm đơn khiếu nại
tố cáo khám quan, tra xét rõ sự, cảnh cáo
trừng phạt”27. Khi tiến hành tróc bắt các đối
tượng trộm cướp thì phải có căn cứ, dựa trên
lời khai cộng với việc thẩm xét cẩn thận mới
được tiến hành tróc bắt, không được kéo dài
ngày để tội phạm có thể bỏ trốn và cũng
23
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 14(318) T7/2016
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
22 Lệ kiện tụng nhân mạng, QTKT Điều lệ Sđd, tr. 298.
23 Lệ kiện tụng về nhân mạng, QTKT Điều lệ, Sđd, tr. 297.
24 Lệ kiện tụng về nhân mạng, QTKT Điều lệ, Sđd, tr. 298.
25 Lệ kiện tụng về nhân mạng, QTKT Điều lệ, Sđd, tr. 300.
26 Lệ kiện tụng về nhân mạng, QTKT Điều lệ, Sđd, tr. 300.
27 Lệ tróc bắt, QTKT Điều lệ, Sđd, tr. 288-289.
không được phép bắt bớ bừa bãi, dựa trên
sự tố cáo, suy đoán thiếu căn cứ theo kiểu
“trông bóng thấy mặt”28 để tránh bắt oan
người vô tội.
Trong quá trình xét xử, trách nhiệm của
khám quan là phải dựa vào pháp luật để
“luận đoán trái phải”. Không được luận
đoán dông dài, mơ hồ. “Các nha môn làm
việc khám xét khi luận đoán các việc kiện
tụng, đều nên viện dẫn luật lệnh cùng cách
thức chính văn. Luật không có chính điều
nên xét xử phải so sánh điều phụ... Nên phân
biệt luận đoán mà làm, không được nhất loạt
xử nặng”29.
2. Quốc triều khám tụng Điều lệ chứa
đựng tinh thần đấu tranh chống tham
nhũng, bảo đảm sự trong sạch của tư pháp
Tư tưởng liêm chính tư pháp trong
QTKT Điều lệ thể hiện rõ nét ở các quy định
mang tinh thần đấu tranh chống tham nhũng,
ngăn ngừa và xử lý nghiêm các hành vi tham
nhũng, bảo đảm sự trong sạch của tư pháp,
quyền lợi của những người vô tội: “Các nhà
quyền quý thế gia ức hiếp người khác cho
khám quan số tiền của ức hiếp, giam thu...
thì lấy tội biếm bãi mà luận”30. QTKT Điều
lệ ngăn chặn tham nhũng ngay từ quá trình
bắt người liên quan đến vụ kiện: “Trấn quan
nơi sai bắt, nếu có dính dáng đến việc yêu
sách, cho người kiện kêu tại khám quan,
cũng lấy tội phạt mà luận”31.
Với chi phí ở các vụ kiện tụng, QTKT
Điều lệ quy định đều thu ở “bên trái trả cho
bên phải và người bị khiếu nại”. Quy định
độc đáo này của pháp luật thời Hậu Lê
không những làm giảm chi cho ngân sách
nhà nước, mà còn có tác dụng ngăn ngừa,
giáo dục. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà
bên bị không được bảo vệ quyền lợi. Ví dụ,
liên quan đến tróc bắt, xét xử phúc thẩm thì:
“quan khám luận lần trước không được tróc
tiền phí tổn của người nại”. Về chi phí ăn ở
của cán bộ tư pháp: “Tiền nghiệm lễ của
quan huyện và cung đốn ăn uống đều thu ở
các tên hành hung và thủ mưu, nếu đích
danh tên thủ mưu đã trốn trước thì cho bán
ngay ruộng đất”32. Tuy nhiên, quyền lợi và
tài sản của những người vi phạm này vẫn
được bảo vệ trong khuôn khổ nhất định
“không được lạm tróc và không được liên
tróc đến thân thuộc họ hàng thôn xã nhà
hắn”33. Khi khám nghiệm, nếu: “Quan
huyện không tuân, chuẩn theo lệ, yêu sách
tiền gạo cung đốn cho việc khám nghiệm
quá nhiều và tổng xã còn giữ tệ tập cũ, nhiễu
tróc tiền khám nghiệm, tiền cơm tạm thì cho
phép bên bị yêu sách kêu tại quan thừa ty,
tra thực theo tội nặng mà luận. Tài sản của
kẻ thủ mưu, hành hung chỉ cho phép xã tổng
ghi số liệu nộp tại quan huyện, đề phòng sự
chuyên chứa mua bán”34.
Tiền bồi thường giết người không được
truy thu một cách bừa bãi “Các thân nhân
như vợ, con, anh, em... thừa lúc nguy nan mà
cướp bóc nhà người thủ mưu, hành hung để
lấy thóc gạo, cá mú rau quả ở vườn. Những
người cường hào không được vô cớ tự đến
nhà dân mà hống hách hoạch tróc... Nếu
quan chịu trách nhiệm khám lần ấy mà thế
lực không thể chống lại được thì cho phép đệ
24
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 14(318) T7/2016
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
28 Lệ kiện tụng về nhân mạng, QTKT Điều lệ, Sđd, tr. 308.
29 Lệ khám tụng, QTKT Điều lệ, Sđd, tr. 279.
30 Lệ kiện tụng sự ức hiếp, QTKT Điều lệ, Sđd, tr. 313.
31 Lệ tróc bắt, QTKT Điều lệ, Sđd, tr. 289.
32 Lệ kiện tụng về nhân mạng, QTKT Điều lệ, Sđd, tr. 300.
33 Lệ kiện tụng về nhân mạng, QTKT Điều lệ, Sđd, tr. 300.
34 Lệ kiện tụng về nhân mạng,, QTKT Điều lệ, Sđd, tr. 301.
đơn trình bày tại thừa ty và quan ngự sử, sai
nã bắt xét trị, không được sợ hãi tránh né, trái
như vậy theo tội nặng mà luận”35.
Trong quá trình xét xử, các khám quan
phải đảm bảo sự liêm khiết, nếu vụ lợi sẽ bị
xử lý nghiêm: “Nếu tụng lý đáng phạt lại cố
thiên lệch do có sự thiên lệch về tiền tài, tình
nghĩa, điên đảo thị phi, nhằm mục đích tham
nhũng, tệ hại thì xét theo luật “cố ý thêm bớt
tội” cho người mà luận hành”36.
Đối với án nhân mạng: các mức thu,
thời điểm thu lệ phí đều được quy định cụ
thể, các vi phạm từ việc lạm thu tiền khám
nghiệm cũng được dự liệu nhằm tránh
nhũng loạn từ phía công quyền: “Tiền khám
nghiệm, cung đốn phải theo lệ cũ... không
được lạm tróc và không được liên tróc đến
thân thuộc, họ hàng thôn xã nhà hắn”37 và
“Ngày khám nghiệm không được hạch sách
bên hung thủ lấy đồ lễ tiền lót, phải đợi
khám nghiệm xong bên nào trái mới được
chiếu lệ thu tiền, khám quan nếu thấy có tình
tệ trên, phải tra xét kỹ càng...”38.
Bên cạnh đó, QTKT Điều lệ quy định
việc soát tụng (kiểm tra lại việc xét xử) hằng
năm theo nguyên tắc cấp trên soát tụng cấp
dưới: “cứ cuối năm, quan phủ soát quan
huyện, quan thừa ty soát quan phủ... quan
hiến soát trấn ty, thừa ty; ngự sử soát đề lĩnh,
phủ doãn và hiến ty...”; “Quan chịu trách
nhiệm kiểm soát nhất nhất phải thẩm tra...
Ngoài ra xem trải qua kỳ tra soát, nhất thiết
các việc không đúng lệ cùng các tiền soát lệ,
đều phải xem xét. Nếu nha môn nào không
chịu tuân, căn cứ vào sự việc được phát giác,
không đợi phải khiếu tố, tra rõ sự thực, lấy
trọng tội mà luận”39.
3. Quốc triều khám tụng Điều lệ đã có
những đảm bảo cho liêm chính tư pháp
- QTKT Điều lệ bước đầu có cơ chế bảo
đảm sự độc lập của các chủ thể tham gia tố
tụng
Việc phân cấp, phân lĩnh vực xét xử đã
góp phần tạo nên sự độc lập nhất định của
cán bộ tư pháp. Dù không thật sự tách biệt
như quy định của pháp luật tố tụng hiện đại,
nhưng các vụ việc, lĩnh vực thuộc thẩm
quyền giải quyết của từng cấp, từng cơ quan
được Bộ luật liệt kê, phân định cụ thể. Các
công việc từ nhận đơn kiện, thụ lý, điều tra,
đến xét xử, nếu không đúng các quy định về
thẩm quyền theo cấp hoặc lĩnh vực, đều bị
xem là vi phạm pháp luật và cán bộ tư pháp
phải chịu trách nhiệm pháp lý.
Đặc biệt, Bộ luật đã hướng tới bảo vệ sự
độc lập trong xét xử của quan án, đề cao sự
công tâm của cán bộ điều tra, nhằm hạn chế
sự lạm dụng quyền lực hay tư lợi cá nhân:
“Quan khám xét không được phúc vấn, phải
được lệnh quan, không được nhận riêng sự
gửi gắm, nhờ vả”, “Không được nhận riêng
đơn kêu tố, rồi một mình làm việc tróc nã,
bắt, không cùng chung khám xét”; “Cần để
ý dụng tâm việc tra hỏi, cần hợp ở lý lẽ để
cho công vụ được rõ ràng, chính xác”40.
Coi trọng quyết định, lập luận của người
xét xử trong quá trình tố tụng cũng chính là
tiền đề cho sự độc lập của tư pháp, bản án
phải có “luận đoán về sự trái phải để các bên
đều hiểu biết, không được lược chia trái
phải, úp mở trong luận án, để bịt đường
phúc kêu của người kiện, trái thế lấy tội
biếm phạt mà luận”41. Yêu cầu về các “luận
25
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 14(318) T7/2016
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
35 Lệ kiện tụng về nhân mạng, QTKT Điều lệ, Sđd, tr. 301.
36 Lệ khám tụng, QTKT Điều lệ, Sđd, tr. 280.
37 Lệ kiện tụng về nhân mạng, QTKT Điều lệ, Sđd, tr. 300.
38 Lệ kiện tụng về nhân mạng, QTKT Điều lệ, Sđd, tr. 305.
39 Lệ về soát tụng, QTKT Điều lệ, Sđd, tr. 296-297.
40 Lệ về khám tụng, QTKT Điều lệ, Sđd, tr..278.
41 QTKT Điều lệ, Sđd, tr. 303.
đoán sai trái để các bên đều biết”42 trong bản
án chính là yêu cầu về phần lý lẽ - phần thể
hiện sự lập luận, phân tích, giải thích pháp
luật cần thiết của thẩm phán xét xử trong
bản án. Đây là minh chứng cho sự độc lập
trong xét xử của thẩm phán, cũng chính là
cam kết trách nhiệm của thẩm phán với các
phán quyết của mình.
- QTKT Điều lệ đã bước đầu có cơ chế
đảm bảo năng lực tiếp cận công lý cho
người dân nhằm thúc đẩy trách nhiệm của
cơ quan tư pháp
Ở góc độ căn bản nhất, cơ chế đảm bảo
năng lực tiếp cận công lý cho người dân
trong QTKT Điều lệ thể hiện qua những quy
định hướng đến một “thời hạn hợp lý” khi
giải quyết vụ việc tố tụng, nhằm tăng cường
trách nhiệm của cán bộ tư pháp, bảo vệ
quyền, lợi ích của người dân.
Thời hạn hợp lý này được Bộ luật đề
cập ở nhiều khía cạnh, công đoạn tố tụng.
Trước hết, là quy định cơ quan công quyền
phải công khai lịch tiếp dân và xử lý công
việc: “Các nha môn hàng tháng, các ngày
làm việc đều niêm yết tờ hiển thị vào các
ngày đầu tháng để người kiện tụng biết,
phàm có việc khiếu tố vì lý do giao nhận,
cho vào ngày ấy trình nộp lên”43; “Các nha
môn trong ngoài làm việc khám, vào tháng
nào, ngày nào coi việc thì nên theo tháng đó
yết thị để hiểu dụ và hiểu sức cho người
trong vụ kiện theo đúng ngày mà đến hầu
kiện”44.
Liên quan đến việc bắt giam người, Bộ
luật ấn định thời hạn chung cũng như cụ thể
khi đi từng xứ cho sai nha: “Quan huyện sai
bắt trong hạn, nhật trình là nửa ngày, xa hơn
thì 01 ngày, quan tam ty sai bắt trong hạt,
tùy xa gần mà tính từ nửa đến 07 ngày, với
các xứ xa gần khác nhau, thời hạn có thể từ
20 ngày đến 01 tháng”45.
Đối với án nhân mạng, thời hạn khám
nghiệm hiện trường cũng được quy định rõ
đối với chủ thể có thẩm quyền, nhằm đảm
bảo cao nhất tính khách quan của vụ án: “xã
tổng phải lập tức cùng đến nơi khám
nghiệm... không để quá 2, 3 ngày. Không
được cố ý chậm trễ”46.
Đặc biệt, thời hạn xử kiện được quy
định cụ thể cho từng loại việc, quan án phải
đảm bảo xử đúng hạn, vi phạm thời hạn sẽ
bị xử lý: “Hạn xử kiện ruộng đất, trộm cướp
là 03 tháng, án mạng 04 tháng; hộ tịch, hôn
thú, đánh chửi nhau không phải tạp tụng đều
lấy 02 tháng, kể từ ngày bị cáo bị bắt đến
trình bày rõ sự việc. Kể từ ngày ấy, nếu
khám quan không xét đoán để chậm trễ, để
quá kỳ hạn 01 tháng lấy tội biếm mà luận,
03 tháng trở lên lấy tội bãi chức mà luận”47.
Bản án sau khi được tuyên, phải được
niêm yết công khai: “Luận bàn xong, phải
treo niêm yết về luận tích để cho hai bên sao
chép, không được bàn ngầm. Nếu quan
khám xét dụng tình viết dôi năm tháng tới
2, 3 tháng về việc đã luận đoán... thì cho bên
muốn phúc thẩm kêu để phản luận”48.
QTKT Điều lệ còn có các quy định
mang tính hỗ trợ, nhằm đảm bảo cao nhất
thời hạn giải quyết việc khiếu kiện, như quy
định về việc tra án tích, phục vụ xét xử phúc
thẩm: “Nha môn tra án tích lần trước, nhiều
khi không tuân hạn ngày của các vụ khiếu
tụng. Từ nay về sau... án nào ngày tháng
26
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁP Söë 14(318) T7/2016
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
42 QTKT Điều lệ, Sđd, tr. 303.
43 Lệ về trốn tụng, QTKT Điều lệ, Sđd, tr.. 290.
44 Lệ về khám tụng, QTKT Điều lệ, Sđd, tr. 278.
45 Lệ nhật trình sai bắt của các khám quan, QTKT Điều lệ, Sđd, tr. 283.
46 QTKT Điều lệ, Sđd, tr. 297.
47 Lệ về khám tụng, QTKT Điều lệ, Sđd, tr. 275.
48 QTKT Điều lệ, Sđd, tr. 303-304.
nào, điều tra, nộp, đưa về ngày tháng nào...
lấy 04 tháng làm một kỳ hạn, phủ huyện nộp
tại ngự sử đài... nếu có chậm đưa lên, mỗi
án phạt 05 quan tiền quý, 05 án trở lên lấy
tội biếm (giáng chức) mà luận”49. Theo đó,
là trách nhiệm đảm bảo thời hạn nộp văn án
điều tra của các cơ quan địa phương: “Các
đơn phúc khiếu, đơn khiếu nại có văn án
điều tra của quan lần trước. Các nha môn
thuộc xứ Thái Nguyên hạn 05 ngày phải
nộp, thuộc xứ Thanh Hoa hạn 10 ngày phải
nộp...”50.
Quy định về soát tụng (kiểm tra lại việc
xét xử) cũng được xem như một đảm bảo
chung cho thời hạn của cả quy trình tố tụng:
“Việc soát tụng... hễ nha môn nào 01 năm
nhận khám bao nhiêu án răn đe, phát lạc,
bao nhiêu án đưa bác... khai tình tiết lý do,
kỳ hạn tra khám luận xét. Các luận tích đều
ghi và sổ soát, đến kỳ hạn đệ trình. Quan
chịu trách nhiệm kiểm soát nhất nhất phải
thẩm tra”51.
4. giá trị của Quốc triều khám tụng
Điều lệ
QTKT Điều lệ vẫn còn không ít hạn chế
như chưa phân định rõ hành pháp với tư
pháp (xã trưởng vừa quản lý hành chính vừa
xử các vụ kiện tụng ở xã), cho phép tra khảo
trong quá trình lấy lời khai, thiết kế cách
thức tố tụng theo loại việc, không theo giai
đoạn, câu chữ dài dòng, thiếu khoa học...
Tuy nhiên, giá trị lớn nhất mà QTKT
Điều lệ để lại chính là tinh thần của Bộ luật.
Các nhà “lập pháp” thời Hậu Lê đã thiết kế
một bộ luật tố tụng theo tinh thần: đưa ra
một hệ các quy tắc tố tụng để cán bộ tư pháp
chỉ được phép thực hiện trong phạm vi đó,
không được vượt quá, và phải luôn thể hiện
trách nhiệm bảo vệ quyền, lợi ích chính
đáng của con người, đặc biệt là nhóm người
yếu thế trong tố tụng. Chứ không phải theo
tinh thần ngược lại, là tạo ra một hệ quy tắc
để bảo vệ hoạt động tố tụng của Nhà nước.
Tinh thần này đã làm cho QTKT Điều
lệ có những điểm vượt thời đại, thể hiện ở
cả nội dung và cách thức xây dựng quy định
trong Bộ luật. Nội dung nổi bật nhất là Bộ
luật đã tập trung vào trách nhiệm của nhóm
chủ thể có thẩm quyền, gồm cả trách nhiệm
công vụ và trách nhiệm pháp lý. Hai loại
trách nhiệm này luôn được đặt trong tương
quan với quyền lợi của các bên tham gia tố
tụng, của con người nói chung. Các lệ phần
lớn thiết kế theo mô thức đưa ra cách thức
xử sự, dự liệu cụ thể chế tài xử lý vi phạm
đối với các cán bộ tư pháp trong quá trình
tố tụng như một đảm bảo cho hiệu quả và
hiệu lực của Bộ luật. Sự độc đáo và tài tình
này của các “nhà lập” pháp triều Hậu Lê đã
làm cho QTKT Điều lệ thực sự mang tinh
thần pháp quyền, thể hiện đúng thiên chức
của một đạo luật tố tụng như lời chỉ dụ của
vua Lê Hiển Tông khi ban hành Bộ luật:
“liên quan đến việc kiện tụng cốt ở chỗ
trong sạch và giảm bớt... nhằm dùng chính
sự để công bằng về lý trong các việc kiện
tụng, khiến dân có chỗ nương nhờ”52.
Dù chưa thực sự trùng khớp với các
chuẩn mực quốc tế về liêm chính tư pháp,
nhưng QTKT Điều lệ đã thực sự chứa đựng
những tư tưởng cốt lõi nhất của phạm trù
này. Tinh thần “liêm chính tư pháp của
QTKT Điều lệ” không chỉ có ý nghĩa trong
lịch sử tố tụng dân tộc, mà còn mang các giá
trị hiện đại, xứng đáng được kế thừa trong
quá trình hoàn thiện pháp luật, cải cách tư
pháp đáp ứng mục tiêu xây dựng nhà nước
pháp quyền Việt Nam hiện nay n
27
NGHIÏN CÛÁU
LÊÅP PHAÁPSöë 14(318) T7/2016
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
49 Lệ về người kiện tụng khiếu nại khám quan, QTKT Điều lệ, Sđd, tr. 283.
50 Lệ về người kiện tụng khiếu nại khám quan, QTKT Điều lệ, Sđd, tr. 286.
51 Lệ soát tụng, QTKT Điều lệ, Sđd, tr. 296.
52 QTKT Điều lệ, Sđd, tr. 269.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tu_tuong_liem_chinh_tu_phap_trong_bo_quoc_trieu_kham_tung_di.pdf