Tỷ lệ sử dụng bao cao su ở phụ nữ mại dâm đường phố tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2012

Bạn tình phản đối việc sử dụng BCS trong QHTD vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất ở tất cả các loại bạn tình, bản thân đối tượng có suy nghĩ việc sử dụng BCS trong QHTD là “không cho là cần thiết” cũng chiếm tỷ lệ tương đối cao. Nghiên cứu trên 192 đối tuợng tại Nha Trang năm 2005 thì thứ tự không sử dụng BCS trong QHTD do bạn tình phản đối vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất: khách lạ 72,2%, khách quen 59,7%, nhưng với BTTX thì bạn tình phản đối chỉ chiếm 26,2%(8).Điều này cho chúng ta thấy rằng việc sử dụng BCS trong QHTD cần phải hợp tác từ hai phía, tức là NMD và khách mua dâm. Muốn làm được điều này, thì các cơ quan chức năng cần truyền thông rộng rãi hơn nữa trên những phương tiện đại chúng như báo, đài phát thanh, truyền hình để khách mua dâm thay đổi hành vi về sử dụng BCS trong QHTD.

pdf7 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 482 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ lệ sử dụng bao cao su ở phụ nữ mại dâm đường phố tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  349 TỶ LỆ SỬ DỤNG BAO CAO SU Ở PHỤ NỮ MẠI DÂM ĐƯỜNG PHỐ   TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2012  Lê Văn Tỉnh*, Trịnh Thị Hoàng Oanh**  TÓM TẮT  Đặt vấn đề: Việt Nam có tỷ lệ mại dâm nhiễm HIV đứng thứ ba sau tiêm chích ma túy và tình dục đồng  giới. Giám sát trọng điểm được thực hiện vào năm 2010 tại Thành phố Hồ Chí Minh (Tp. HCM) tỷ lệ sử dụng  bao cao su (BCS) là 31%, trong khi đó tỷ lệ sử dụng BCS của cả nước là 77,7%. Mại dâm đường phố(MDĐP)  đối mặt với nguy cơ nhiễm HIV, STI, tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cho bạn tình, cộng đồng.   Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ sử dụng BCS, kiến thức phòng, chống HIV tác động như thế nào lên  hành vi nguy cơ ở nhóm MDĐP.   Phương pháp nghiên  cứu: Cắt ngang mô  tả  trên 358 phụ nữ mại dâm  tại các quận nội thành của Tp.  HCM, năm 2012.  Kết quả: Sử dụng BCS: Khách lạ 58,1%, khách quen 34,5%, bạn tình thường xuyên 21,3%, bạn tình không  thường xuyên 40,3%. Kiến thức phòng chống HIV 13,1%. Hành vi nguy cơ trong tháng: khách lạ 51,3%, khách  quen 71,4%, bạn tình thường xuyên 85,9% và bạn tình không thường xuyên 70%. Kiến thức phòng chống HIV  ở những người theo đạo Phật và không theo đạo nào (PR=0,14, KTC95%: 0,04‐0,46).  Trình độ học vấn tăng thì hành vi nguy cơ với khách lạ càng giảm (PR=1,80, KTC95%: 1,15‐2,84). Hồi quy  đa biến: học vấn, sử dụng thu nhập tương tác với kiến thức lên hành vi nguy cơ.  Kết luận: Sử dụng BCS ở nhóm MDĐP thấp. Kiến thức phòng chống HIV thấp, hành vi nguy cơ cao  Từ khóa: Bao cao su, HIV, STI, mại dâm đường phố  ABSTRACT  PROPORTION OF CONDOM USAGE AMONG FEMALE SEX WORKERS IN HO CHI MINH IN 2012  Le Van Tinh, Trinh Thi Hoang Oanh  * Y Hoc Tp. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 349 – 355  Background:  In  Vietnam,  female  sex workers  (FSWs)  are  one  of  the  highest  prevalent  targets  of HIV  infection  after  infection  drug  user  drugsand  men  have  sex  with  men  (MSM).  Data  from  sentinel  surveillanceinHoChi Minh City in 2010 showed that the proportion of using condom among female sex workers  was 31%, while this proportion was 77.7% among general population. Female sex workers also confront with  high risks of developing HIV, STIs, and other potential infections those could be transmitted to their partners and  communities through sexual activities.  Objectives: To determine the proportion of condom usage and knowledge ofHIVprevention among  female  sex workers.  Method: Across‐sectional study with358female sex workers living in inner districtsof HoChi MinhCity was  conducted in 2012.  Results: The proportion of condom usage use among  inregular customers was 58.1%, regular customers  were  34.5%,  regular  partners was  21.3%,  and  inregular  partners was  40.3%.  Knowledge  ofHIVprevention  among  female  sex workers was13.1%. The proportion  of high  risk behaviorsin  last month was 51.3%  among  * Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch  ** Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh  Tác giả liên lạc: Ths. Lê Văn Tỉnh ĐT: 091 9408517  Email: levantinh74@gmail.com  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 350 inregular customers, 71.4% among regular customers, 85.9% among regular partnersand70% among inregular  partner. Buddism was  a  factor  affected  to  knowledge  ofHIVprevention(PR =0.14, 95% CI: 0.04  to 0.46). Sex  workers with higher  education was performed  less  risk behaviors with  inregular customers compared  to  lower  education  counterparts(PR  =1.80,  95%  CI:  1.15  to  2.84).  The  multivariateregression  analysis  showed  that  education and household incomeaffected to knowledgeofrisk behaviors.  Conclusions: The use of condom among FSWs was at  low proportion. Their knowledgeofHIV prevention  was also low and they were performed high risk of HIV infected behavior.  Keyworks: Condom, HIV, STI, female sex workers.  ĐẶT VẤN ĐỀ  Dịch HIV/AIDS tại Việt Nam hiện chủ yếu tập  trung trong các nhóm nguy cơ cao, với tỷ  lệ hiện  nhiễm cao trong các nhóm tiêm chích ma túy, nữ  mại dâm và khách mua dâm, và nam quan hệ tình  dục (QHTD) đồng giới. Mối liên hệ nhân quả giữa  các nhóm nguy cơ cao, tiếp tục là nguyên nhân gia  tăng của dịch HIV tại Việt Nam(8).  Thời gian qua, hoạt động mại dâm  trên địa  bàn Tp. HCM có chiều hướng tăng và hình thức  hoạt  động ngày  càng  tinh vi,  có khoảng 53,8%  đối  tượng  từ  các  tỉnh  khác(3).  Tính  trên  toàn  thành phố  có khoảng gần  5.000  đối  tượng bán  dâm (chiếm 17% so với cả nước)(8)  Hàng năm, Ủy ban phòng chống AIDS Tp.  HCMđều  thực  hiện  chương  trình  giám  sát  trọng  điểm,  như  năm  2010  thì  tỷ  lệ  sử  dụng  Bao cao su (BCS) trong quần thể nghiên cứu là  31%. Theo kết quả của giám sát lồng ghép các  chỉ  số hành vi và  sinh học HIV/STI, giám  sát  kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học vòng 2  năm 2009 cho thấy tỷ lệ sử dụng BCS ở nhóm  này  tại Tp. HCMchỉ  là 25%,  trong khi đó báo  cáo Quốc  gia  lần  thứ  tư  thực  hiện  tuyên  bố  cam  kết  về HIV/AIDS  năm  2010  thì  tỷ  lệ  sử  dụng BCS thường xuyên khi QDTD với khách  hàng cả nước là 77,7%(7).   Tp. HCM  là  thành phố  đông dân nhất  so  với cả nước, là trung tâm kinh tế, vănhóa, giáo  dụcvà có tầm quan trọng trong khu vực Đông  Nam Á(1). Với đặc điểm địa lý thuận tiện, dân  cư đông đúc, đây  là nơi  lý  tưởng của các đối  tượng mại dâm từ các tỉnh đổ về thành phố để  hành nghề.  Mục tiêu nghiên cứu  Xác  định  tỷ  lệ  sử  dụng  BCS  trong QHTD  trong nhóm nữ MDĐP.  Xác định tỷ  lệ có kiến thức đúng về phòng,  chống lây nhiễm HIV trong nhóm nữ MDĐP.  Xác định mối liên quan giữa kiến thức chung  về  phòng,  chống  lây  nhiễm  HIV  với  hành  vi  nguy cơ trong nhóm đối tượng trên.  ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Nghiên cứu cắt ngang mô tả tại Tp. HCM từ  tháng 7 năm 2011 đến  tháng 9 năm 2012. Tổng  cộng có 394 NMD đã được lựa chọn từ 19 quận  nội thành.  Sử  dụng  phương  pháp  hòn  tuyết  lăn  (snowballing) để tìm kiếm các cụm trên địa bàn.  Thông  tin  được  ghi  lại  vào  phiếu  thu  thập  số  liệu,  trong  đó ghi  rõ  địa  chỉ,  các dấu hiệu  đặc  biệt  để nhận biết và  ước  tính kích  thước quần  thể[1]. Kết  quả  có  100  cụm  được  xác  lập  tại  19  quận nội thành.  Các cụm sẽ được lựa chọn với xác suất bằng  nhau  thông  qua  việc  bốc  thăm  ngẫu  nhiên  để  xây dựng mẫu nghiên cứu, có 42 cụm trong tổng  số 100  cụm  đã  được  lựa  chọn. Tại  các  cụm,  số  lượng cá nhân có đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên  cứu  được  chọn một  cách  toàn  bộ.  Phỏng  vấn  viên là giáo dục viên đồng đẳng, được lựa chọn  dựa  trên  các  tiêu  chí  như  nhau  và  được  huấn  luyện cùng một lúc.  Thống kê mô  tả,  tần số và phần  trăm được  tính cho tất cả các biến số gồm: Tần số và phần  trăm  của  các  biến  số  nền,  phần  trăm  về  kiến  thức, nhận thức nguy cơ, thực trạng nhiễm STI,  tiếp cận với can thiệp dự phòng. Trung bình, độ  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  351 lệch chuẩn hoặc  trung vị, khoảng  tứ vị của các  biến  số:  tuổi QHTD  lần  đầu,  số  lượng  các  loại  bạn tình.  Phân tích các mối liên quan: Dùng kiểm định  chi bình phương để xác định mối liên quan giữa  đặc tính nền, kiến thức về phòng, chống HIV và  hành vi nguy cơ của nhóm nữ MDĐP. Phân tích  phân  tầng  theo các biến số kiểm soát  tương  tác  tiềm ẩn (tuổi, trình độ học vấn, tôn giáo).  KẾT QUẢ  Cỡ mẫu nghiên cứu được ước  lượng  là 394  được  phỏng  vấn  từ  42  cụm  trong  tổng  số  100  cụm tại 19 quận nội thành Tp. HCM, tổng số bộ  câu hỏi thu lại là 394 bộ, có 16 bộ câu hỏi không  đạt yêu  cầu. Tỷ  lệ mất mẫu  là 4,1%,  có 358 bộ  câu hỏi được đưa vào nhập liệu và phân tích.  Bảng 1: Đặc tính dân số học và tuổi quan hệ tình dục  lần đầu lấy tiền ở nhóm MDĐP (n=358)  Biến số Tần suất Tỷ lệ (%) Nhóm tuổi <25 90 25,2 25-29 88 24,7 ≥ 30 179 50,1 Trình độ học vấn Mù chữ, tiểu học, 188 52,5 Phổ thông cơ sở trở lên 170 47,5 Tín ngưỡng Phật 199 55,6 Tôn giáo khác* 159 44,4 Tình trạng hôn nhân Chưa lập gia đình 142 39,7 Đang có chồng 77 21,5 Đã ly dị, đang ly thân, góa 139 38,9 Tuổi quan hệ tình dục lần đầu: Trung vị (khoảng tứ vị) 23 20-28 Ghi chú: *tin lành, Thiên chúa, thờ Ông Bà Tổ Tiên,  Không theo đạo nào, Đạo cao đài  Độ  tuổi  của  nhóm  nữ  MDĐP  ≥30trong  nghiên  cứu  chiếm  tỷ  lệ  cao nhất 50,1%; Chỉ  có  0,6%  đối  tượng  trong  nghiên  cứu  có  trình  độ  trung  cấp, mù  chữ  14%;  Phần  lớn  là  theo  đạo  Phật  chiếm  đến  55,6%; Tỷ  lệ  chưa  có  gia  đình  chiếm đến 39,7%. Tuổi quan hệ tình dục lần đầu  lấy tiền nhỏ nhất là 13, cao nhất là 52.  Bảng 2: Tính biến động ở nhóm mại dâm đường phố,  n=358  Biến số Tần suất Tỷ lệ (%) Nơi sinh Tp. HCM 135 37,7 Tỉnh khác 223 62,3 Thời gian hành nghề tại Tp. HCM < 1 năm 31 8,8 1 – 2 năm 70 19,9 > 2 năm 251 71,3 Tổng số bạn tình trong tháng: Trung vị (khoảng tứ vị), N=328 30 17-45 Số khách lạ: Trung vị (khoảng tứ vị), N=328 15 6-30 Số khách quen: Trung vị (khoảng tứ vị), N=333 8 5-13 Số BTTX: Trung vị (khoảng tứ vị), N=349 1 0-3 Số BTKTX: Trung vị (khoảng tứ vị), N=347 0 0-2 Ghi chú: Tp. HCM=Thành phố Hồ Chí Minh, BTTX=Bạn  tình thường xuyên, BTKTX= Bạn tình không thường xuyên  Phần lớn đối tượng trong nghiên cứu sinh từ  tỉnh khác, chiếm 62,3%; Thời gian hành nghề đa  số khai báo  đã hành nghề  tại  thành phố  trên  2  năm; Số lượng khách lạ trong tháng của nhóm nữ  MDĐP phải  tiếp nhiều hơn  so với  các  loại bạn  tình còn lại, cá biệt có đối tượng trong nghiên cứu  này tiếp đến 85 bạn tình trong một tháng.  Bảng 3: Sử dụng bao cao su khi quan hệ với bạn tình (n= 358)  Biến số Tần suất Tỷ lệ (%) KTC 95% Khách lạ(N=346) Có sử dụng BCS trong QHTD gần nhất 243 70,2 65,4–75,0 Thường xuyên sử dụng BCS trong tháng 201 58,1 52,8–63,2 Khách quen(N=339) Có sử dụng BCS trong QHTD gần nhất 158 46,6 41,2–51,9 Thường xuyên sử dụng BCS trong tháng 117 34,5 29,4–39,5 Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 352 Biến số Tần suất Tỷ lệ (%) KTC 95% BTTX (N= 202) Có sử dụng BCS trong QHTD gần nhất 67 33,2 26,6–39,6 Thường xuyên sử dụng BCS trong tháng 43 21,3 15,6–26,9 BTKTX (N=154) Có sử dụng BCS trong QHTD gần nhất 86 55,8 48,0–63,6 Thường xuyên sử dụng BCS trong tháng 62 40,3 32,5–48,0 Tiền sử đã sử dụng BCS 358 100 Thời điểm bắt đầu sử dụng BCS Bắt đầu QHTD 142 39,7 Được tuyên truyền 183 51,1 Bị bệnh hoa liễu 22 6,1 Khi biết nhiễm HIV 11 3,1 Thời gian có được BCS khi cần Dưới 15 phút 346 96,6 15 – 60 phút 12 3,4 Trên 1 giờ 00 0,0 Ghi chú: BCS=Bao cao su, KTC=khoảng tin cậy  Đối với khách lạ tỷ lệ có sử dụng BCS trong  quan  hệ  lần  gần  đây  nhất  là  70,2%,  còn  tỷ  lệ  thường xuyên  sử dụng BCS  trong  tháng  chỉ  là  58,1%. Tiền sử sử dụng BCS tỷ lệ trả lời đã từng  sử  dụng  là  100%.  Phần  lớn  trả  lời  bắt  đầu  sử  dụng  BCS  khi  được  tuyên  truyền  (51,1%),  đặc  biệt các đối tượng khi biết mình bị nhiễm HIV và  bị bệnh hoa  liễu mới  sử dụng BCS  lần  lượt  là  3,1%  và  6,1%.  Chiếm  96,6%  trả  lời  là  khoảng  dưới 15 phút là có là có BCS.  Bảng 4: Kiến thức, nhận thức nguy cơ về HIV, STI của nhóm nữ MDĐP (n = 358)  Biến số Tần suất Tỷ lệ (%) Hiểu biết, nhận biết đúng về phương pháp phòng, chống và đường lây truyền HIV 47 13,1 Biết triệu chứng STI - Đau bụng dưới 173 48,3 - Chảy mủ/ dịch âm đạo 308 86,3 - Đi tiểu buốt 204 57,1 - Đau rát bộ phận sinh dục 225 63,0 - Loét bộ phận sinh dục 217 60,8 - Ngứa bộ phận sinh dục 252 70,6 - Triệu chứng khác* 26 7,3 Có chảy mủ/khí hư/huyết trắng bất thường (N=358) 72 20,1 Có hành vi nguy cơ trong tháng qua với khách lạ(N=347) 178 51,3 Có hành vi nguy cơ trong tháng qua với khách quen (N=339) 242 71,4 Có hành vi nguy cơ trong tháng qua với BTTX (N=227) 195 85,9 Có hành vi nguy cơ trong tháng qua với BTKTX (N=158) 135 70,0 Ghi chú: HIV= Human  Immunodeficiency Virus  (Vi  rút gây  suy giảm miễm dịch  ở người), STI= Sexually Transmitted  Infections (Nhiễm trùng qua đường quan hệ tình dục).   Tỷ lệ trả lời khi có chảy mủ/dịch âm đạo là  triệu  chứng  của  các bệnh  lây qua  đường  tình  dục chiếm đến 86,3%, về các triệu chứng khác  chỉ chiếm 7,3%. Tỷ lệ có hành vi nguy cơ trong  tháng qua của nhóm MDĐP tăng dần theo loại  bạn tình, cao nhất là hành vi nguy cơ với BTTX  (85,9%).  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  353 Bảng 5: Mối liên quan giữa kiến thức chung về phòng, chống lây nhiễn HIV và hành vi nguy cơ trong tháng qua  Kiến thức phòng, chống lây nhiễm HIV Hành vi nguy cơ trong tháng qua với các bạn tình PR (KTC 95%) Khách lạ (N=347) Khách quen (N=339) BTTX (N=227) BTKTX (N=185) Chưa hiệu chỉnh 1,19 (0,86-1,64) 1,1(0,88-1,37) 0,95(0,73-1,24) 1,22(0,95-1,56) Hiệu chỉnh theo biến số kiểm soát Nhóm tuổi <25 0,93(0,43-1,99) 0,77(0,64-1,47) 1,17(1,03-1,32) 0,97(0,53-1,76) 25-29 1,25(0,79-1,96) 1,15(0,86-1,53) 0,9(0,65-1,25) 1,41(1,15-1,72) ≥ 30 1,22(0,85-1,74) 1,14(0,88-1,48) 0,93(0,74-1,18) 1,19(0,91-1,56) Trình độ học vấn Mù chữ 1,63(0,79-3,35) 0,88(0,57-1,33) 1,11(0,96-1,27) 1,23(0,97-1,56) Tiểu học 1,46(1-2,14) 1,13(0,87-1,47) 0,65(0,4-1,06) 1,03(0,75-1,42) Phổ thông cơ sở 1,06(0,67-1,69) 1,23(0,92-1,63) 1,17(1,07-1,28)** 1,49(1,14-1,95) Phổ thông trung học trở lên 0,69(0,30-1,59) 0,98(0,53-1,82) 1,04(0,63-1,70) 0,92(0,50-1,70) Tín ngưỡng Phật 1,14(0,85-1,54) 1,09(0,88-1,34) 0,92(0,74-1,13) 1,1(0,9-1,35) Tin lành 0(0,00 – KXĐ) 1,29(0,91-1,82) 1,20(0,84-1,72) 2,14(1,25-3,68) Thiên chúa 1,09(0,26-4,66) 1,83(1,25-2,68)* 1,45(1,05-2,02)* 1,38(1,04-1,84) Thờ ông bà tổ tiên 1,46(0,77-2,78) 0,99(0,55-1,79) 1,05(0,95-1,16) 1,48(1,16-1,88) Không theo đạo nào-tôn giáo 1,21(0,29-4,96) 1,37(1,18-1,58) 1,09(0,99-1,19) *p<0,05,**p<0,001(p: kiểm tương tác)  Tín ngưỡng là biến số thay đổi tác động lên  mối  quan  hệ  giữa  kiến  thức  phòng,  chống  lây  nhiễm HIV và hành vi nguy cơ với khách quen  của nhóm nữ MDĐP. Các biến số kiểm soát có  thay  đổi  tác  động  lên mối  quan  hệ  giữa  kiến  thức  phòng,  chống  lây  nhiễm HIV  và  hành  vi  nguy cơ với BTTX của nhóm nữ MDĐP.  BÀN LUẬN  Tỷ  lệ sử dụng BCS khi QHTD gần nhất với  BTKTX  cao  hơn  so  với  BTTX  (55,8%  so  với  33,2%).  Tương  tự  tỷ  lệ  của  thường  xuyên  sử  dụng BCS trong tháng ở nhóm BTKTX cũng cao  hơn so với BTTX  (40,3% so với 21,3%). Kết quả  nghiên  cứu  tại Quảng Đông, Trung Quốc năm  2007 thì: sử dụng BCS trong QHTD lần cuối đối  với bạn tình không phải trả tiền là 93,4%; thường  xuyên sử dụng BCS trong tháng là 58,1%(4). Với  kết quả nêu trên thì sử dụng BCS khi QHTD tại  Tp. HCM là thấp hơn so với Quảng Đông nhiều.  So với nghiên cứu của tác giả Lê Trường Giang  và các cộng sự trên 250 đối tượng là nữ MDĐP  và mại dâm trong nhà hàng, khách sạn năm 1997  tại Tp. HCM  cho  thấy:  tỷ  lệ  sử dụng BCS  khi  quan hệ với BTTX có sự khác biệt so với nghiên  cứu này (16,9 so với 21,3%)(9). Có thể các nghiên  cứu  này  trên  những  đối  tượng  khác  nhau,  và  thời điểm nghiên cứu cũng khác nhau, nên có sự  khác biệt, nhưng tỷ lệ sử dụng BCS trong QHTD  tại Tp.HCM đã có tăng so với những thời điểm  trước kia. Theo dự thảo báo cáo kết quả giám sát  trọng  điểm HIV/STI  của  Ủy  ban  phòng  chống  AIDS  Tp.HCM  năm  2011  thì  tỷ  lệ  nhiễm HIV  trong nhóm nữ MDĐP là 4,67%(6), thì kết quả sử  dụng BCS  trong QHTD với BTTX  trong nghiên  cứu này sẽ là một mối nguy lớn cho cộng đồng.  Tỷ  lệ  sử  dụng  BCS  trong QHTD  gần  đây  nhất với khách lạ là khá cao (70,2%), nhưng với  khách quen chỉ là 46,6%. Tỷ lệ thường xuyên sử  dụng  BCS  trong QHTD  với  khách  quen  trong  tháng có khác biệt so với tỷ lệ sử dụng BCS trong  QHTD gần nhất (46,6% so với 34,5%). Có thể là  hành vi sử dụng BCS không đều trong thời gian  dài, và có  thể câu hỏi  trong bộ câu hỏi, khi hỏi  quan hệ lần cuối có sử dụng BCS không thì đây  là câu hỏi cụ thể, người trả lời chính xác, còn câu  hỏi về thường xuyên thì người trả lời chỉ đưa ra  câu trảlời là khoảng mà thôi.  So với kết quả tác giả Lê Trường Giang năm  1997  thì  thấy:  tỷ  lệ  thường xuyên sử dụng BCS  đối  với  khách  lạ  trong nghiên  cứu  có  cao hơn  (47%  so  với  70,2%)(8).  Tỷ  lệ  sử  dụng  thường  xuyên  sử dụng BCS  trong QHTD với khách  lạ  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 354 trong  nghiên  cứu  cao  hơn  so  với  nghiên  cứu  năm  2003  tại:  Lai  Châu  (22,5%),  Đồng  Tháp  (15%), Kiên Giang  (38,7%), nhưng  lại  thấp hơn  so  với  Quảng  Trị  (73,1%)(7).  Có  thể  là  trong  những năm gần  đây,  công  tác  truyền  thông về  lợi  ích  của việc  sử dụng BCS khi QHTD  trong  nhóm nữ MDĐP đã được các cơ quan chức năng  đẩy mạnh hơn, hoặc thông tin về đại dịch HIV,  STI  trên  những  phương  tiện  truyền  thông  đại  chúng  đã  được  đề  cập  nhiều. Cũng  có  thể  do  thời gian nghiên cứu khác nhau, do đó tỷ  lệ sử  dụng BCS đối với khách lạ đã tăng rõ rệt.   Theo báo cáo giám sát trọng điểm của Viện  Vệ Sinh Dịch Tễ Trung Ương năm 2009 về tỷ lệ  thường  xuyên  sử  dụng  BCS  khi  QHTD  với  khách  hàng,  thì  tỷ  lệ  trong  nghiên  cứu  này  (46,6%), vẫn thấp hơn nhiều so với các tỉnh khác.  Tỷ lệ của các tỉnh cụ thể là: Hải Phòng 81%, Đà  Nẵng  75%, Cần Thơ  86%  và An Giang  86%(2).  Các  chỉ  số  này  có  thể  khác  so  với  thực  tế  do  những sai số khi đối tượng nhớ lại và sai số do  đối  tượng khai báo, và các câu hỏi về sử dụng  BCS trong QHTD cũng thường khác biệt so với  thực  tế  vì  người  được  hỏi  thường  che  giấu  những hành vi không an toàn.   Bạn  tình phản  đối việc  sử dụng BCS  trong  QHTD vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất ở tất cả các loại  bạn tình, bản thân đối tượng có suy nghĩ việc sử  dụng  BCS  trong  QHTD  là  “không  cho  là  cần  thiết”  cũng  chiếm  tỷ  lệ  tương  đối  cao. Nghiên  cứu trên 192 đối tuợng tại Nha Trang năm 2005  thì  thứ  tự không sử dụng BCS trong QHTD do  bạn  tình  phản  đối  vẫn  chiếm  tỷ  lệ  cao  nhất:  khách  lạ  72,2%,  khách  quen  59,7%,  nhưng  với  BTTX  thì  bạn  tình  phản  đối  chỉ  chiếm  26,2%(8).Điều này cho chúng ta thấy rằng việc sử  dụng BCS trong QHTD cần phải hợp tác từ hai  phía, tức là NMD và khách mua dâm. Muốn làm  được  điều này,  thì  các  cơ quan  chức năng  cần  truyền  thông  rộng  rãi  hơn  nữa  trên  những  phương tiện đại chúng như báo, đài phát thanh,  truyền hìnhđể khách mua dâm thay đổi hành  vi về sử dụng BCS trong QHTD.   Do  tính  chất  hành  nghề,  nhóm  nữ MDĐP  thường biến động, một số tụ điểm khó tiếp cận,  đưa đến khung mẫu sót, một số từ chối tham gia  nghiên cứu, nên có thể bỏ sót một số đối tượng  đủ  điều  kiện  mà  không  được  tham  gia  vào  nghiên cứu này, dẫn đến tính đại diện của nhóm  nữ MDĐP bị ảnh hưởng. Các hành vi nguy cơ có  liên quan  đến hành vi  tình dục  được  thu  thập  trong nghiên cứu này đều do đối tượng nghiên  cứu cung cấp do đó một số thông tin về hành vi  có thể chưa được chính xác.   KẾT LUẬN  Phần lớn các đối tượng tham gia nghiên cứu  tuổi  đã  cao,  nhiều  đối  tượng  đang  trong  tình  trạng hôn nhân  tan vỡ. Tỷ  lệ  thường xuyên sử  dụng  BCS  trong  QHTD  và  kiến  thức  phòng,  chống lây nhiễm HIV trong nghiên cứu này vẫn  ở mức thấp so với các tỉnh/thành tại Việt Nam.  KIẾN NGHỊ   Trang bị cho nhóm mại dâm đường phố kỹ  năng thuyết phục bạn tình sử dụng bao cao su,  cung cấp kiến thức về phòng chống HIV/AIDS,  phối hợp các ban ngành trong việc cung cấp các  dịch vụ cho nhóm mại dâm đường phố.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Bách  khoa  toàn  thư  (2012).  Thành  phố Hồ Chí Minh.http:  //vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A0nh_ph%E1%BB%91_H% E1%BB%93_Ch%C3%AD_Minh. Truy cập ngày 30/04/2012.  2. Bộ Y tế. Cục phòng. chống HIV/AIDS (2011) Hướng dẫn vẽ  bản đồ điểm nóng các nhóm quần thể nguy cơ cao. Hà Nội.  trang 8.  3. Le TG, Le TLT, Nguyen TS, Lan V, Hudes ES, Lindan C (2000)  Evaluation  of  STD/HIV  Prevention  Needs  of  Low‐  and  Middle‐Income  Female  Sex Workers  in Ho Chi Minh City.  Vietnamʺ. AIDS and Behavior. 4 (1) 86.  4. Nguyen VT, Nguyen TL, Nguyen DH, Le TTT, Vo TNT, Cao  TBV,  Nigel  OF  (2003).  Sexually  Transmitted  Infections  in  Female  Sex Workers  in Five Border Provinces of Vietnamʺ.  Sexually Transmitted Diseases. 32. (9) 550 ‐ 556.  5. Tran TTM, Nguyen TL, Le CL (2005). Factors Associated With  Inconsistent Condom Use Among Female Sex orkers in Nha  Trang. Vietnam. Asia‐Pacific  Journal of Public Health. 20  (4)  370‐378.  6. Ủy ban phòng chống AIDS Thành phố Hồ Chí Minh  (2010)  Kết quả giám sát trọng điểm lồng ghép hành vi tại Thành phố  Hồ Chí Minh năm 2010. Tr. 6‐30.  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  355 7. Ủy ban quốc gia phòng. chống AIDS và phòng chống tệ nạn  ma túy mại dâm (2007) Chương trình hành động quốc gia can  thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV giai đoạn  2007 – 2010. Tr 30.  8. Ủy ban quốc gia phòng. chống AIDS và phòng. chống các tệ  nạn Ma túy. Mại dâm (2008). Báo cáo Quốc gia lần thứ ba về  thực hiện tuyên bố cam kết về HIV/AIDS. Tr. 10‐15.  9. Viện Vệ Sinh Dịch Tễ Trung Ương (2009) Giám sát lồng ghép  các  chỉ  số hành vi và  sinh học HIV/STI  tại Việt Nam.  IBBS  vòng 2.Tr. 17.  Ngày nhận bài báo:       21/5/2014  Ngày phản biện nhận xét bài báo:   14/6/2014  Ngày bài báo được đăng:     14/11/2014 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfty_le_su_dung_bao_cao_su_o_phu_nu_mai_dam_duong_pho_tai_than.pdf
Tài liệu liên quan