Kết luận
Qua phân tích ở trên, có thể thấy các ứng
dụng chính của tiền mã hoá trong nền kinh
tế gồm có ứng dụng trong thanh toán,
chuyển tiền, và ứng dụng đầu tư. Bản chất
của tiền mã hoá và công nghệ chuỗi khối
cho phép tiền mã hoá vận hành trên nó,
cũng như thực tiễn ứng dụng tiền mã hoá
trong các lĩnh vực ứng dụng trên đã cho
thấy lợi thế vượt trội của tiền mã hoá và
các giao dịch tiền mã hoá như tính an toàn,
bảo mật thông tin khách hàng và giao dịch,
tốc độ xử lý giao dịch nhanh, chi phí thấp,
không cần thông qua trung gian,. Song,
chính một vài trong số những lợi thế này
lại là tiền đề cho sự xuất hiện của các rủi
ro, vấn nạn từ giao dịch tiền mã hoá như tài
trợ khủng bố, rửa tiền, lừa đảo, đánh cắp
thông tin ví tiền mã hoá Thực trạng này,
cùng với với xu hướng gia tăng mức độ
chấp nhận và sử dụng tiền mã hoá của các
thành phần nền kinh tế trong tương lai, đòi
hỏi cần phải có chính sách pháp lý rõ ràng
đối với tiền mã hoá. Trên cơ sở phân tích 3
cách ứng xử pháp lý từ các nền kinh tế khác
nhau trên toàn cầu, cách tiếp cận thứ 3 theo
hướng “công nhận và điều chỉnh tiền mã
hoá” được tác giả đề xuất cho Việt Nam.
Trong phạm vi nghiên cứu của bài viết,
khung pháp lý cụ thể cho Việt Nam đối
với tiền mã hoá chưa được khai thác triệt
để. Vì vậy, đây có thể là hướng nghiên cứu
tiếp theo cho các nghiên cứu sau, đặc biệt
việc nghiên cứu và xây dựng cơ chế thử
nghiệm (sandbox) cho Việt Nam nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho các đơn vị tư nhân,
doanh nghiệp có cơ hội phát triển các sản
phẩm, dịch vụ dựa trên công nghệ chuỗi
khối và tiền mã hoá tại Việt Nam, đóng vai
trò quan trọng trong việc hình thành cơ chế,
khung pháp lý ứng xử đối với tiền mã hoá
tại Việt Nam
13 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 241 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng của tiền mã hoá trong nền kinh tế và gợi ý chính sách cho Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 221- Tháng 10. 2020
Ứng dụng của tiền mã hoá trong nền kinh tế và gợi ý
chính sách cho Việt Nam
Trần Thị Xuân Anh
Khoa Tài chính, Học viện Ngân hàng
Ngô Thị Hằng
Khoa Tài chính, Học viện Ngân hàng
Ngày nhận: 05/06/2020
Ngày nhận bản sửa: 10/06/2020
Ngày duyệt đăng: 22/06/2020
Ngày 19/5/2020, lần đầu tiên kể từ cuối tháng 2/2020, đồng Bitcoin được giao dịch
ở mức giá kỷ lục 9.729 USD/Bitcoin và tiếp tục phá vỡ ngưỡng 10.000 USD /Bitcoin
vào 01/6/2020. Theo Decambre (2020), giá trị Bitcoin có thể duy trì tốc độ tăng
trưởng 32% trong năm 2020 và nguy cơ đầu cơ trên thị trường đồng Bitcoin và các
đồng tiền mã hoá khác có thể tiếp tục duy trì mạnh trong năm 2020. Điều này cho
thấy, phần lớn người sử dụng hiện mới chỉ xem xét tiền mã hoá như một công cụ đầu
tư, thậm chí đầu cơ, thay vì tăng cường mức độ tiếp cận, sử dụng và tận dụng các
lợi ích tiền mã hoá trong các lĩnh vực ứng dụng khác nhau. Vì vậy, việc hiểu biết rõ
về các lĩnh vực ứng dụng của tiền mã hoá không chỉ giúp người sử dụng hiểu rõ về
tiền mã hoá, góp phần vào việc ổn định thị trường tiền mã hoá cũng như phát triển
The use of cryptocurrencies in the economy and policy recommendations for Vietnam
Abstract: On May 19th, 2020, since February 2020, Bitcoin was, for the fist time, traded at the record
price of $9.729, and quickly surpassed the peak of $10.000 on June 1st, 2020. According to DeCambre
(2020), Bitcoin prices could be up to 32% in 2020 and the speculation on Bitcoin and many other
altcoins will be held up high in the market. These facts show that most of the cryptocurrency users
have treated cryptocurrencies as speculative instruments rather than approaching and eventually
utilizing them with their birth functions or uses including means of payment, medium of exchange,
and an invesment tool. Hence, understanding the various uses of cryptocurrencies will not only
considerably help the cryptocurrency users enrich their knowledge of crytocurrency, encouraging
them to proactively use cryptocurrency in less-risky activities as speculating so that the crypocurrency
market could be more stabilized and attractive, but also provide policy markers a more optimistic
view on cryptocurrencies which could drive them to design appropriate responses and policy towards
cryptocurrencies. This paper, by focusing on analysing different uses of cryptocurrencies in an economy
coupled with severe threats facing while using cryptocurrencies including terrorím financing, money
laundering, fraud,, eventually produces some policy recommendations for Vietnam in the context
of the promising outreach of cryptocurrencies in the future, of which the mainline is accepting and
regulating cryptocurrencies.
Keywords: crytocurrency, bitcoin, uses of crypocurrency, policy.
Anh Thi Xuan Tran
Email: anhttx@hvnh.edu.vn
Hang Thi Ngo
Email: ngohang@hvnh.deu.vn
Organization of all: Finance Faculty, Banking Academy
Ứng dụng của tiền mã hoá trong nền kinh tế và gợi ý chính sách cho Việt Nam
2 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 221- Tháng 10. 2020
thị trường tiền mã hoá với những chức năng căn bản ban đầu của tiền mã hoá, mà
còn giúp các nhà chính sách có nhìn nhận khách quan và có những chính sách ứng
xử, quản lý phù hợp với tiền mã hoá. Bài viết này thông qua việc tập trung phân tích
các ứng dụng của tiền mã hoá trong nền kinh tế, cũng như những nguy cơ nghiêm
trọng trong quá trình ứng dụng tiền mã hoá và các cách tiếp cận ứng xử với tiền mã
hóa của các quốc gia, từ đó đưa ra gợi ý chính sách cho Việt Nam trước xu thế phát
triển tiền mã hoá trong tương lai theo hướng công nhận và có quản lý tiền mã hoá.
Từ khoá: tiền mã hoá, bitcoin, ứng dụng tiền mã hoá, chính sách
1. Thị trường tiền mã hoá toàn cầu
Tiền mã hoá được định nghĩa “là hình
thức biểu thị điện tử của giá trị, không
được phát hành bởi ngân hàng trung ương
(NHTW), tổ chức tín dụng hay các định chế
tiền điện tử, và trong một số trường hợp, có
thể được sử dụng như một phương tiện thay
thế tiền pháp định thông thường” (ECB,
2012; ECB, 2015; IMF, 2016; BIS, 2015).
Ngoài ra, Cơ quan ngân hàng Châu Âu (the
European Banking Authority- EBA), Lực
lượng đặc nhiệm tài chính Quốc tế (the
Financial Action Task Force- FATF) và Uỷ
ban thanh toán và cơ sở hạ tầng thị trường
(the Committee on Payments and Market
Infrastructures- CPMI), đơn vị trực thuộc
Ngân hàng thanh toán quốc tế (the Bank
for International Settlements- BIS) cũng
nhấn mạnh, tiền mã hoá không có giá trị
pháp lý như tiền pháp định của mỗi quốc
gia, không được quản lý tập trung và giá
cả thường được xác định theo cơ chế thị
trường (cung, cầu). Ngân hàng Thế giới
(Wodl Bank- WB) xếp loại tiền mã hoá vào
nhóm tiền kỹ thuật số (digital currencies)
và định nghĩa “tiền mã hoá là biểu thị điện
tử của giá trị, được ghi nhận theo đơn vị
thanh toán của riêng nó trong các tài khoản
giao dịch, khác với các dạng thức tiền mã
hoá (e-money)- các cơ chế thanh toán số-
thường đại diện cho và được ghi nhận,
thanh toán theo đơn vị tiền tệ pháp định”
(Houben & Snyers, 2018; FATF, 2014).
Mặc dù có sự khác biệt nhất định trong
cách định nghĩa của các cơ quan pháp lý
và các nhà nghiên cứu, tiền mã hoá có thể
hiểu khát quát là: (1) hình thức biểu thị điện
tử của giá trị; (2) không do NHTW hay cơ
quan quản lý nhà nước nào phát hành; (3)
mang các chức năng nhất định của tiền
tệ như phương tiện trao đổi, phương tiện
thanh toán và phương tiện dự trữ giá trị
nhưng không có giá trị pháp lý tại bất kì
khu vực, quốc gia nào; (4) không được
quản lý tập trung; (5) giá cả được xác định
theo cung, cầu.
Theo lịch sử phát triển, các loại tiền mã hoá
được phân chia thành hai nhóm chính, gồm
có: Bitcoin và Altcoins. Trong đó Bitcoin
là tiền mã hoá đầu tiên được ra đời trên nền
tảng công nghệ chuỗi khối (blockchain),
và Altcoins là nhóm gồm các tiền mã hoá
khác, ra đời sau Bitcoin (Hình 1). Trên thực
tế, giá trị giao dịch của Bitcoin chiếm tỷ
trọng chủ yếu trong tổng giá trị giao dịch
tiền mã hoá toàn cầu và có xu hướng gia
tăng nhanh chóng. Tính đến cuối tháng
4/2013, có 28 cơ sở bán lẻ trên toàn cầu
chấp nhận giao dịch bằng Bitcoin, nhưng
con số này đã tăng lên 17.322 và 19.135
cơ sở tính đến cuối tháng 7/2019 và tháng
4/2020 (theo trang Coinmap.org, truy cập
29/4/2020).
TRẦN THỊ XUÂN ANH - NGÔ THỊ HẰNG
3Số 221- Tháng 10. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Hình 1. Thông tin giao dịch Bitcoin và 10 tiền mã hoá có giá trị vốn hoá lớn nhất thị trường
Ghi chú: GTGD- Giá trị giao dịch, n- ngày
Nguồn: https://bravenewcoin.com/, dữ liệu cập nhật vào ngày 4/6/2020
Hình 2. Bản đồ Bitcoin trong thanh toán, giao dịch tại các cơ sở
bán lẻ toàn cầu
Ghi chú: Tính tới ngày 29/4/2020, 19.135 điểm bán lẻ thuộc các lĩnh vực khác
nhau từ du lịch, đồ ăn, dịch vụ giải trí, siêu thị, thể thao, giao thông, ATM,
chấp nhận giao dịch bằng Bitcoin.
Nguồn: coinmap.org, truy cập ngày 29/4/2020
Ứng dụng của tiền mã hoá trong nền kinh tế và gợi ý chính sách cho Việt Nam
4 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 221- Tháng 10. 2020
Tuy nhiên nếu xem xét và so sánh trên cơ
sở mức vốn hoá thị trường, tiền mã hoá
vẫn ở mức rất thấp so với các đồng tiền
pháp định, thị trường vàng, hay thị trường
chứng khoán (TTCK). Hình 3 cho thấy tính
đến cuối tháng 7/2019, giá trị vốn hoá của
TTCK khoảng 67,5 nghìn tỷ USD, tiếp đến
là thị trường tiền pháp định 34,1 nghìn tỷ
USD, thị trường vàng là 7,5 nghìn tỷ USD,
trong khi con số này đối với thị trường đồng
Bitcoin chỉ ở mức 176 tỷ USD (Bitcoinira,
2019). Thực tế này một mặt cho thấy vị thế
của tiền mã hoá trên thị trường tài chính toàn
cầu, đồng thời cũng chỉ ra tiềm năng tăng
trưởng của tiền mã hoá nếu được nhìn nhận
và đánh giá đúng mức độ hữu dụng trong
nền kinh tế.
2. Các ứng dụng của tiền mã hoá trong
nền kinh tế
Tiền mã hoá ngày càng được chấp nhận
và sử dụng rộng rãi bởi nhiều ngành nghề,
thành phần khác nhau trong nền kinh tế trên
nhiều quốc gia khác nhau, xong tựu chung
lại, ứng dụng của tiền mã hoá trong nền kinh
tế tập trung trong ba lĩnh vực chủ yếu gồm
có: Thanh toán, chuyển tiền, và đầu tư.
Dịch vụ chuyển tiền
Một trong những ứng dụng lớn nhất của các
loại tiền mã hoá (đặc biệt là các loại tiền mã
hoá Litecoin- LTC, Stellar Lumen- XLM
và Bitcoin Cash- BCH) là khả năng thực
hiện các giao dịch quy mô lớn trong thời
gian ngắn và chi phí thấp dựa trên nền tảng
công nghệ chuỗi khối của các đồng tiền
mã hoá. Chẳng hạn, một giao dịch chuyển
tiền bằng LTC trị giá 99 triệu USD đã được
thực hiện trong vòng 2,5 phút và chỉ tiêu
tốn của người gửi 0,4 USD phí giao dịch
(Lielacher, 2018). Quy trình chuyển tiền,
bao gồm cả thời gian và chi phí được đánh
giá có ưu thế vượt trội so với chi phí dịch
vụ chuyển tiền tại các định chế tài chính.
Thanh toán
Tiền mã hoá cũng được một số tổ chức, đơn
Hình 3. Giá trị vốn hoá Bitcoin và thị trường tiền mã hoá
Ghi chú: Số liệu được cập nhật vào tháng 7/2019, đơn vị: tỷ USD ($ B- billion)
và nghìn tỷ USD ($ T- trillion); Jeff Bezos- sáng lập viên và CEO của Amazon;
Cryptocurrencies- các loại tiền mã hoá; USD in circulation- Đồng đô la Mỹ
trong lưu thông; Gold Market Cap- vốn hoá thị trường vàng; Physical money-
chủ yếu là tiền giấy và tiền xu; Stock Markets-Các TTCK; All money- tiền pháp
lý tồn tại dưới dạng tiền gửi ngân hàng, tiền giấy, tiền xu
Nguồn: Bitcoinira (2019)
TRẦN THỊ XUÂN ANH - NGÔ THỊ HẰNG
5Số 221- Tháng 10. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
vị chấp nhận sử dụng trong việc thanh toán
cho giao dịch hoặc trả thưởng nhân viên,
thành viên tham gia. Chẳng hạn, nền tảng
kết nối xã hội và nhật ký trực tuyến (blog)
hàng đầu thế giới, trang Steemit (https://
steemit.com/) thưởng bằng tiền mã hoá cho
các thành viên có bài đăng trên trang và
những thành viên chịu trách nhiệm quản lý
nội dung bài đăng trên trang nhằm khuyến
khích các thành viên của trang web gia tăng
chất lượng nội dung đăng tải trên trang
(Lielacher, 2018). Thống kê của Statista
(2020) cũng cho thấy số lượng tài khoản
ví điện tử Blockchain trên thế giới tăng
gần 5 lần, từ 8,95 triệu ví ở quý 3/2016 lên
gần 44,7 triệu ví tính đến cuối quý 4/2019
(Hình 4).
Một số công ty du lịch như CheapAir và
Destinia cũng chấp nhận Bitcoin trong thanh
toán tiền vé máy bay, dịch vụ thuê phương
tiện đi lại, dịch vụ khách sạn (Lielacher,
2018). Việc thanh toán khi đi du lịch cũng
trở nên dễ dàng hơn với những cá nhân, tổ
chức có sở hữu tiền mã hoá khi thị trường
các ATM Bitcoin ngày càng trở nên phổ biến
trên thế giới, nghĩa là người dùng có thể đổi
tiền mã hoá sang tiền pháp định địa phương
ở nhiều thành phố du lịch lớn trên thế giới.
Thống kê của coinmap biểu thị trong Hình 1
ở trên cũng đã cho thấy mức độ ứng dụng và
chấp nhận rộng rãi của các chủ thể tham gia
nền kinh tế đối với Bitcoin nói riêng và tiền
mã hoá nói chung trong lĩnh vực thanh toán.
Huy động vốn và Đầu tư
Huy động vốn thông qua các đợt phát hành
tiền mã hoá (ICOs-Initial coin offerings)
đang ngày càng trở nên phổ biến và có ý
nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp
khởi nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công
nghệ chuỗi khối, đặc biệt là các doanh
nghiệp có quy mô nhỏ và khó có khả năng
tiếp cận các nguồn tài trợ vốn truyền thống
từ phía các định chế tài chính hay thông
qua huy động vốn trên TTCK.
Về mặt thuật ngữ, “tiền mã hoá” trong
tên gọi Phương án phát hành tiền mã hoá-
ICOs- hàm ý nói tới các token phát hành
theo các dự án hoặc tổ chức phát hành cụ
thể, chứ không phải các đồng tiền mã hoá
được tạo lập với công nghệ chuỗi khối riêng
biệt như Bitcoin, Eutherem Loại tài sản
số như “token” và “tiền mã hoá” (“coin”)
Hình 4. Số lượng tài khoản ví điện tử Blockchain trên thế giới
Đơn vị: triệu ví
Nguồn: Statista.com, truy cập ngày 29/4/2020
Ứng dụng của tiền mã hoá trong nền kinh tế và gợi ý chính sách cho Việt Nam
6 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 221- Tháng 10. 2020
thường bị sử dụng một cách nhầm lẫn, lẫn
nhau về mặt thuật ngữ mặc dù về mặt tính
chất, đặc điểm là khác nhau hoàn toàn1.
Để huy động vốn thông qua các đợt phát
hành tiền mã hoá, các tổ chức phát hành
(doanh nghiệp khởi nghiệp blockchain)
thường phải có hệ thống tiền tệ riêng (là
các loại tiền mã hoá- tài sản kỹ thuật số tư
nhân, thường được gọi “token” mã hoá).
Các token này sẽ được định giá bởi tổ chức
phát hành và được bán cho nhà đầu tư bằng
tiền mã hoá. Sau đó nhà đầu tư có thể nắm
giữ token hoặc bán token trên thị trường
thứ cấp để đổi lấy tiền mã hoá. Tuy nhiên,
thị trường thứ cấp của các token tương đối
1 Trong khi tiền mã hoá được phát hành và sử dụng
trên nền tảng chuỗi khối (sổ cái) riêng biệt và độc lập
với các chuỗi khối khác của tiền mã hoá khác, thì token-
một dạng tài sản kỹ thuật số, để hoạt động được, phải
dựa trên nền tảng chuỗi khối của một loại tiền mã hoá
cụ thể. Theo đó, nếu 1 ví điện tử hiệu lực trên 1 chuỗi
khối nhất định chỉ lưu trữ 1 loại tiền mã hoá của chuỗi
khối đó, thì lại có thể cho phép lưu trữ nhiều token khác
nhau nếu các token này đều được phát hành và hoạt
động trên cùng 1 nền tảng chuỗi khối. Khi giao dịch
Token, thì thường phải trả phí cho nền tảng mà token
đó được phát triển và hoạt động trên đó. Bên cạnh đó,
token được phát hành theo một dự án hoặc một chủ
thể phát hành cụ thể, và do đó, chỉ có giá trị trong việc
thanh toán, giao dịch trong nội bộ hệ sinh thái của dự
án, tổ chức phát hành. Token có thể được sử dụng
trong thanh toán, giao dịch, có thể đại diện cho quyền
sở hữu vốn, sử dụng để tích điểm, bình chọn, đầu tư
(Mitra, 2019; Matbao, 2019).
kém thanh khoản (Lipush, 2018).
Khác với phát hành chứng khoán phải tuân
thủ quy định chặt chẽ của Bộ Tài chính,
việc phát hành tiền mã hoá để huy động
vốn phần lớn không chịu sự quản lý của
cơ quan chức năng. Tổ chức phát hành chỉ
cần có ý tưởng kinh doanh, sách trắng (bản
báo cáo thông tin phát hành và mục đích
sử dụng vốn, thay vì phải có Bản cáo bạch
trong hồ sơ phát hành theo yêu cầu của một
phương án phát hành chứng khoán) là có
thể tổ chức huy động vốn bằng tiền mã hoá.
Kênh ICOs đã giúp các dự án và doanh
nghiệp blockchain huy động được hơn 5
tỷ USD vào năm 2017 (gấp 40 lần quy mô
năm 2016) và 25 tỷ USD tính tới hết quý
3/2018 (Bussgang & Nanda, 2018). Một số
doanh nghiệp đã huy động được một lượng
vốn lớn trong khoảng thời gian rất ngắn,
điển hình như: Đơn vị sáng lập trình duyệt
web có tên gọi Brave đã huy động thành
công 35 triệu USD trong khoảng dưới
30 giây (5/2017) (Russell, 2017); Dự án
Filecoin đã huy động được 257 triệu USD
trong vòng 30 phút (8/2017) (Chu Thị Hoa,
2018); Công ty Kik (Canada) huy động
được 100 triệu USD thông qua phát hành
tiền mã hoá (cuối năm 2017). Ước tính, quy
Hình 6. Quy trình phát hành tiền mã hoá (ICO)
Nguồn: Lipusch (2018)
TRẦN THỊ XUÂN ANH - NGÔ THỊ HẰNG
7Số 221- Tháng 10. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
mô vốn huy động thông qua các đợt ICOs
có thể cao gấp 10 lần so với thông qua vốn
đầu tư mạo hiểm (Anh Hoa, 2018).
Với những ứng dụng kể trên của tiền mã
hoá, có thể thấy rõ lợi ích cũng như tiềm
năng của tiền mã hoá trong việc: (1) Thúc
đẩy thanh toán trong nền kinh tế, thông qua
đó thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng, tác động
tích cực tới tăng trưởng kinh tế; (2) Kích
thích đầu tư và tăng cường luân chuyển vốn
trong nền kinh tế một cách linh hoạt hơn
và hiệu quả hơn; (3) Cung cấp thêm kênh
huy động vốn cho các doanh nghiệp ngoài
kênh huy động vốn truyền thống thông qua
hệ thống ngân hàng hay thị trường vốn; (4)
Với các quốc gia đang phát triển, sự phát
triển của công nghệ tài chính cũng như tiền
mã hoá với các ứng dụng đa dạng, phù hợp
với mọi thành phần người sử dụng, đặc biệt
là ứng dụng chuyển tiền xuyên biên giới
và đầu tư, sẽ góp phần thúc đẩy phổ cập
tài chính; (5) Thông tin giao dịch được bảo
mật mà không cần thông qua trung gian,
chi phí giao dịch thấp, tốc độ giao dịch
nhanh
3. Những nguy cơ tiềm ẩn từ tiền mã
hoá đối với nền kinh tế
Bên cạnh những lợi ích vượt trội,
việc ứng dụng tiền mã hoá cũng
tiềm ẩn một số rủi ro, không chỉ rủi
ro đối với các giao dịch sử dụng tiền
mã hoá, còn là những rủi ro tiềm ẩn
từ chính công nghệ nền tảng mà
tiền mã hoá hoạt động. Một số rủi
ro có thể kể đến như: Giá biến động
không có kiểm soát; Gia tăng nguy
cơ rửa tiền, tài trợ khủng bố; Lừa
đảo (chủ yếu rủi ro mất vốn trong
ứng dụng đầu tư, hay huy động vốn
bằng tiền mã hoá); Rủi ro bảo mật
(mất ví điện tử- nơi lưu giữ thông tin
giao dịch của chủ sở hữu ví, cụ thể
thông tin của cặp chìa khoá bảo mật- khoá
riêng tư và khoá công cộng, theo đó giá trị
tiền mã hoá trong ví điện tử của người sử
dụng có thể sẽ bị đánh cắp)
Nhu cầu sử dụng tiền mã hoá cũng như
công nghệ chuỗi khối để thực hiện các giao
dịch chuyển tiền bằng tiền mã hoá nhanh
chóng thu hút sự quan tâm của cả cá nhân
và tổ chức khi quy mô chuyển tiền không
giới hạn và không cần phải khai báo mục
đích chuyển tiền với những khoản có quy
mô lớn như đối với các dịch vụ tại các định
chế tài chính. Và điều này, mặc dù thuận
tiện cho người sử dụng, song lại có thể
là nguồn gốc góp phần gia tăng vấn nạn
rửa tiền và bất ổn hệ thống tài chính cũng
như các hệ luỵ khác cho nền kinh tế. Theo
MIT Technology Review (2020), dựa trên
dữ liệu thống kê về các giao dịch sử dụng
tiền mã hoá của người dùng, một công
ty chuyên phân tích các dữ liệu về chuỗi
khối- Chainalysis, cho biết trong năm 2019
các thành phần tội phạm đã thực hiện giao
dịch chuyển tiền bằng Bitcoin trị giá 2,8 tỷ
USD, tăng mạnh từ mức 1 tỷ USD vào năm
2018 và các giao dịch này được thực hiện
thông qua hai sàn giao dịch tiền mã hoá lớn
nhất và phổ biến nhất hiện nay là Binance
Hình 7. Quy mô huy động và rủi ro theo kênh huy
động vốn
Nguồn: Lipusch (2018)
Ứng dụng của tiền mã hoá trong nền kinh tế và gợi ý chính sách cho Việt Nam
8 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 221- Tháng 10. 2020
và Huobi. Việc giao dịch và chuyển tiền
mã hoá thông qua việc chuyển đổi giữa tiền
mã hoá và tiền pháp định một cách dễ dàng
thông qua các sàn giao dịch, không có quản
lý, đã giúp việc tài trợ khủng bố và rửa tiền
trở nên dễ dàng hơn.
Ngoài ra, huy động vốn dễ dàng và không
chịu sự quản lý, giám sát của hệ thống pháp
lý và cơ quan chức năng, nên việc huy động
vốn tiền mã hoá (ICOs) cũng đem lại một
số hạn chế, rủi ro cho nhà đầu tư như: (i)
Nguy cơ mất vốn do tính khả thi của dự
án, doanh nghiệp blockchain thấp- Tổ chức
phát hành thường là các doanh nghiệp khởi
nghiệp với ý tưởng kinh doanh mới và mạo
hiểm, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ
phức tạp như chuỗi khối đòi hỏi phải thiết
lập, xây dựng và phát triển được hệ sinh
thái bền vững, do đó tỷ lệ thất bại trong
kinh doanh cao (hơn 46% các dự án, doanh
nghiệp huy động vốn qua ICOs năm 2017
thất bại, và bình quân tỷ lệ thất bại (tồn
tại dưới 4 tháng) của các dự án huy động
vốn từ ICOs ước tính xấp xỉ 56% (Jacobs,
2018); (ii) Nguy cơ rửa tiền và tài trợ
khủng bố- vốn huy động được từ các đợt
phát hành ICOs có thể có rủi ro bị sử dụng
sai mục đích cho các hoạt động phi pháp;
(iii) Giá trị của doanh nghiệp blockchain
(theo token) thường biến động không biên
độ, tuỳ theo hiệu quả kinh doanh doanh
nghiệp, điều này khiến việc đầu tư vào các
doanh nghiệp blockchain thông qua ICOs
là kênh đầu tư rủi ro cao, và giá trị của các
token có thể bằng 0 khi các dự án, doanh
nghiệp blockchain bị phá sản hoặc là các
mô hình kinh doanh lừa đảo; (iv) Bảo mật
thông tin và rủi ro mất ví điện tử (mất khoá
riêng tư (private key)- các giao dịch trong
ICOs thực hiện trên nền tảng công nghệ
chuỗi khối, có tính bảo mật và an toàn
thông tin cao, tuy nhiên vẫn có nguy cơ nhà
đầu tư bị đánh cắp thông tin ví điện tử khi
tham gia giao dịch trong các đợt ICOs.
Bên cạnh việc sử dụng tiền mã hoá đầu tư
trực tiếp vào các doanh nghiệp thông qua
hoạt động tài trợ vốn doanh nghiệp qua các
kênh huy động vốn từ ICOs, người sở hữu
tiền mã hoá còn thực hiện đầu tư tiền mã hoá
thông qua việc mua đi, bán lại tiền mã hoá.
Hành vi đầu cơ tiền mã hoá theo đó cũng
được hình thành, gây ảnh hưởng không nhỏ
tới biến động giá của tiền mã hoá trên thị
trường, gây lũng đoạn thị trường, và làm
cho việc ứng dụng tiền mã hoá chệch đi khỏi
mục đích ban đầu là ứng dụng chính trong
thanh toán, chuyển tiền Thực tế diễn biến
giá Bitcoin- tiền mã hoá đầu tiên và phổ
biến nhất hiện nay- kể từ đầu năm 2017 tới
nay đã cho thấy diễn biến giá không kiểm
soát của Bitcoin nói riêng và tiền mã hoá
nói chung (theo dữ liệu giá cung cấp bởi
https://coinmarketcap.com/, riêng trong
năm 2017, giá Bitcoin tăng từ 900 USD
lên gần 19.500 USD/bitcoin, tăng hơn 21
lần). Dòng tiền của các nhà đầu cơ quốc tế
vào Bitcoin cũng dễ dàng bị ảnh hưởng bởi
các thông tin kinh tế, chính trị toàn cầu, đặc
biệt khi quy mô tài sản của người đầu tư/
đầu cơ Bitcoin còn được phân bổ vào các
danh mục chứng khoán toàn cầu, chịu ảnh
hưởng nặng nền từ chiến tranh thương mại
Mỹ-Trung, sự kiện Brexit, và gần đây nhất
là đại dịch Covid-19. Thống kê cho thấy,
thị trường tiền mã hoá đã bị ảnh hưởng
nặng nề vào tháng 3- thời điểm đại dịch lan
rộng trên toàn cầu- khi có những tiền mã
hoá bị mất 50% giá trị trong 1 ngày giao
dịch (theo dữ liệu giá Bitcoin từ https://
coinmarketcap.com/, ngày 12/3/2020, giá
đóng cửa Bitcoin giảm còn 4.970 USD từ
mức giá 7.911 USD đóng cửa vào ngày
11/3/2020).
Những lợi ích và rủi ro tiềm ẩn cùng với
xu hướng ứng dụng tiền mã hoá trong các
TRẦN THỊ XUÂN ANH - NGÔ THỊ HẰNG
9Số 221- Tháng 10. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
lĩnh vực khác nhau sẽ còn tiếp tục gia tăng
mạnh trong thời gian tới trên phạm vi toàn
cầu, đòi hỏi các quốc gia, trong đó có Việt
Nam cần có quan điểm phù hợp với tiền mã
hoá và có những bước đi kịp thời về mặt
chính sách để có thể vừa tạo điều kiện cho
các thành phần khác nhau trong nền kinh tế
tận dụng tối đa lợi ích từ tiền mã hoá, đồng
thời có thể hạn chế, giảm thiểu hoặc có cơ
chế phản ứng phù hợp với các rủi ro tiềm
ẩn từ các giao dịch tiền mã hoá.
4. Hàm ý chính sách cho Việt Nam
Ứng xử pháp lý của các quốc gia trên thế
giới hiện nay đối với tiền mã hoá được xây
dựng theo một trong ba cách tiếp cận: 1)
khuyến khích việc sử dụng và phát triển
tiền mã hoá; 2) cấm hoặc hạn chế sử dụng
tiền mã hoá; và 3) quy định việc sử dụng
tiền mã hoá để giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn
trong khi khuyến khích đổi mới tài chính.
Cách tiếp cận 1: Phát triển tiền mã hoá
Một số chính phủ đang tích cực tìm cách
trở thành trung tâm tiền mã hoá bằng cách
thu hút và phát triển các ngành công nghiệp
tiền mã hoá tại quốc gia của họ. Các chính
phủ này thường xem tiền mã hoá là một sự
đổi mới tài chính quan trọng có thể tạo ra
việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Do đó, các khung pháp lý được thiết kế để
thu hút một loạt các doanh nghiệp và hoạt
động trong ngành công nghiệp tiền mã hoá,
bao gồm trao đổi và đầu tư vào tiền mã hoá.
Ví dụ, Malta đang tạo ra một khung pháp
lý theo hướng “thân thiện với tiền mã hoá”
bao gồm các công ty môi giới, trao đổi,
quản lý tài sản và giao dịch tiền mã hoá,
nhằm mục đích cung cấp “sự ổn định về
mặt pháp lý cần thiết để cho phép ngành
này phát triển”. Khung pháp lý này được
thông qua vào tháng 7/2018 và tạo ra một
“Uỷ ban đặc nhiệm chiến lược quốc gia”
tư vấn cho Chính phủ về khuôn khổ cho
tiền mã hoá và các ứng dụng công nghệ sổ
cái phân tán khác (Nhã Thanh, 2018). Thuế
suất ưu đãi của Malta đối với các công
ty quốc tế cũng đang thu hút các doanh
nghiệp liên quan đến ngành công nghiệp
tiền mã hoá. Thậm chí Malta xây dựng
hình ảnh là “Đảo Blockchain”, thu hút hai
sàn giao dịch tiền mã hoá nổi bật (Binance
và OKEx), đây là hai trong số các sàn giao
dịch lớn trong ngành công nghiệp tiền mã
hoá trên thế giới.
Tương tự như vậy, Singapore đang phấn
đấu trở thành một trung tâm tiền mã hoá ở
châu Á, với việc xây dựng khung pháp lý
nhằm tạo ra cơ chế minh bạch và đầy đủ
trong giao dịch, thanh toán liên quan đến
blockchain và tiền mã hoá. Chính phủ đã sử
dụng nhiều chính sách khác nhau để thúc
đẩy sử dụng tiền mã hoá, cho phép một số
nhà bán lẻ chấp nhận nhiều loại tiền mã hoá
khác nhau trong thanh toán.
Thụy Sĩ cũng đang tìm cách tạo ra một ngành
công nghiệp tiền mã hoá, hay “Thung lũng
tiền mã hoá”, một nhóm các công ty liên
kết với tiền mã hoá giống như cụm công ty
công nghệ ở Thung lũng Silicon. “Thung
lũng Crypto” nằm ở Zug, một thị trấn nhỏ
bên ngoài Zurich. Chính phủ đã cố gắng thu
hút các công ty tiền mã hoá trên cơ sở ban
hành khung pháp lý đầy đủ liên quan đến
tiền mã hoá; các quy định này cũng được
xem là thuận lợi để thu hút các hoạt động
tiền mã hoá. Cũng như Malta, các công ty
đa quốc gia bị thu hút bởi mức thuế thấp
của Zug (Chu Thị Hoa, 2019). Các công ty
đã tạo ra và quảng bá Ethereum, loại tiền
mã hoá lớn thứ hai tính theo giá trị giao
dịch trên thế giới, được đặt tại Zug và có
tới 200-300 thực thể tiền mã hoá đã mở ở
Ứng dụng của tiền mã hoá trong nền kinh tế và gợi ý chính sách cho Việt Nam
10 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 221- Tháng 10. 2020
thung lũng này trong những năm gần đây.
Cơ quan chính phủ ở Zug cũng chấp nhận
tiền mã hoá như một phương tiện thanh
toán.
Cách tiếp cận 2: Hạn chế tiền mã hoá
Một số chính phủ đã cấm sử dụng tiền mã
hoá hoặc các hoạt động cụ thể liên quan
đến tiền mã hoá. Các chính phủ này thường
xem xét các rủi ro của tiền mã hoá, bao
gồm làm suy yếu sự ổn định tài chính, thiếu
sự bảo vệ nhà đầu tư và người tiêu dùng
và khả năng giao dịch bất hợp pháp, quan
trọng hơn là những lợi ích có thể mang lại.
Ví dụ, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra một
loạt các hạn chế trong việc sử dụng tiền
mã hoá và các hoạt động liên quan. Năm
2013, một số các quy định được ban hành
nhằm hạn chế các ngân hàng Trung Quốc
sử dụng tiền mã hoá làm tiền tệ, với lý do
lo ngại về rửa tiền và đe dọa ổn định tài
chính. Năm 2017, chính phủ Trung Quốc
đã cấm giao dịch tiền mã hoá và hạn chế
trao đổi tiền mã hoá như một phần trong
nỗ lực chống lại rủi ro tài chính sau khi nợ
công ty tăng nhanh và các sản phẩm đầu
tư mới, có rủi ro cao ngày càng được sử
dụng phổ biến (Linh Anh, 2017). Thậm chí
năm 2018, chính quyền Trung Quốc đã chỉ
đạo các cửa hàng, khách sạn và văn phòng
không tổ chức bất kỳ bài phát biểu, sự kiện
nào liên quan đến tiền mã hoá, hoặc các
hoạt động và chặn một số tài khoản công
khai liên quan đến tiền mã hoá.
Hàn Quốc cũng đã ban hành một số quy
định cấm một số hoạt động tiền mã hoá.
Tuy nhiên, một tuần sau lệnh cấm của
Trung Quốc, các cơ quan quản lý tài chính
của Hàn Quốc cũng cấm giao dịch tiền mã
hoá, do lo ngại về nguy cơ lừa đảo tài chính
ngày càng tăng, tuy nhiên, Hàn Quốc đã
không đi xa đến mức như Trung Quốc là
hạn chế các hoạt động tiền mã hoá. Vào
tháng 1/2018, Bộ trưởng Tài chính của
Hàn Quốc cho biết chính phủ không có kế
hoạch đóng cửa giao dịch tiền mã hoá trên
các sàn giao dịch (Kim & Kim, 2018).
Ấn Độ cũng đã áp đặt các hạn chế chặt chẽ
đối với tiền mã hoá và Bộ trưởng Kinh tế
đã khuyến nghị một lệnh cấm chính thức
đối với tiền mã hoá. Vào tháng 4/2018,
NHTW của Ấn Độ- Ngân hàng Dự trữ
Ấn Độ, đã cấm các ngân hàng, tổ chức tài
chính và các tổ chức được quy định khác
cung cấp bất kỳ dịch vụ nào liên quan đến
tiền mã hoá. NHTW lập luận rằng tiền mã
hoá không thể được coi là tiền tệ theo luật
hiện hành của Ấn Độ, bắt buộc tiền xu phải
được làm bằng kim loại hoặc tồn tại ở dạng
vật lý và được Chính phủ đóng dấu. Vào
tháng 10/2018, một ủy ban được chủ trì bởi
Bộ trưởng Kinh tế khuyến nghị đưa ra một
khung pháp lý để cấm sử dụng tiền mã hoá
ở Ấn Độ (Khởi Vũ, 2019).
Ngoài ra, Bangladesh và Kyrgyzstan đã
cấm tiền mã hoá; Bôlivia đã cấm bất kỳ loại
tiền nào không được phát hành bởi chính
phủ, bao gồm cả tiền mã hoá; Ai Cập và
Indonesia đã cấm giao dịch tiền mã hoá;
Lebanon đã cấm các tổ chức tài chính giao
dịch với các loại tiền ảo; Đài Loan đã cấm
các ngân hàng giao dịch tiền mã hoá.
Cách tiếp cận 3: Điều chỉnh tiền mã hoá
Một số chính phủ đang tìm cách điều chỉnh
tiền mã hoá (Linh Anh, 2017; Kim & Kim,
2018; Khởi Vũ, 2019). Các chính phủ này
dừng việc cấm tiền mã hoá nhưng không
chủ động tìm cách trở thành trung tâm tiền
mã hoá. Nhìn chung, Chính phủ sẽ tìm
kiếm sự cân bằng giữa khuyến khích đổi
mới tài chính và quản lý rủi ro do tiền mã
TRẦN THỊ XUÂN ANH - NGÔ THỊ HẰNG
11Số 221- Tháng 10. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
hoá gây ra, đồng thời đưa ra khung pháp lý
để kiểm soát các hoạt động xung quanh sự
xuất hiện của tiền mã hoá. Các quy định là
sự kết hợp của việc áp dụng các quy định
hiện hành cho tiền mã hoá và phát triển các
quy định mới đặc biệt nhắm mục tiêu vào
tiền mã hoá.
Mặc dù các chính phủ khác nhau đưa ra các
quy định khác nhau nhằm tìm cách điều
chỉnh tiền mã hoá (Linh Anh, 2017; Kim
& Kim, 2018; Khởi Vũ, 2019), song các
quy định này thường tập trung vào, ví dụ,
trao đổi tiền mã hoá, đánh thuế tiền mã hoá
và áp dụng luật bảo mật cho giao dịch tiền
mã hoá. Trên thực tế, có sự khác biệt lớn
giữa các quốc gia trong cách áp dụng các
quy định này. Ví dụ, về mặt trao đổi, các
quốc gia đưa ra quy định khác nhau về việc
yêu cầu các sàn giao dịch phải đăng ký với
chính phủ hay không, áp dụng các quy định
chống rửa tiền và chống khủng bố, và đáp
ứng các yêu cầu về vốn và an ninh mạng.
Về mặt xử lý thuế đối với tiền mã hoá, các
chính phủ cũng có quan điểm khác nhau
về việc họ có đánh thuế tiền mã hoá hay
không, và nếu vậy, liệu nên áp dụng, ví dụ,
thuế giá trị gia tăng, thuế tăng vốn hay thuế
tài sản đối với tiền mã hoá. Các chính phủ
cũng có quy định khác nhau về việc có áp
dụng Luật Chứng khoán cho quản lý tiền
mã hoá hay không, và nếu vậy, đặc điểm
nào làm cho tiền mã hoá phải tuân theo
Luật Chứng khoán.
Mặc dù có sự khác biệt trong cách tiếp cận
theo quy định, một cuộc khảo sát về các
quy định về tiền mã hoá trên khắp thế giới
(The Legal Library of Congress, 2018) cho
thấy một trong những hoạt động phổ biến
nhất ở các quốc gia là cảnh báo do chính
phủ đưa ra về những cạm bẫy của việc đầu
tư vào thị trường tiền mã hoá. Phần lớn
khung quy định được thiết kế để giáo dục
công dân về sự khác biệt giữa tiền tệ và tiền
mã hoá. Các cảnh báo chỉ ra rằng các công
dân đầu tư vào tiền mã hoá phải tự chịu rủi
ro và không có sự hỗ trợ về mặt pháp lý
trong trường hợp có tổn thất xảy ra.
Căn cứ vào thực tiễn tại Việt Nam hiện nay,
nhóm nghiên cứu cho rằng Chính phủ nên
chọn cách tiếp cận thứ ba đối với tiền mã
hoá. Mặc dù ở thời điểm hiện tại, tiền mã
hoá chưa được Nhà nước công nhận, Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có
khuyến cáo rằng các quy định của pháp luật
hiện hành về tiền tệ và ngoại hối, Bitcoin và
các loại tiền mã hoá tương tự khác không
phải là tiền tệ và không phải là phương tiện
thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Việc sử
dụng chúng làm phương tiện thanh toán
không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ.
Tuy nhiên, thị trường tiền mã hoá hiện nay
tại Việt Nam đang phát triển rất sôi động,
diễn biến phức tạp, có rất nhiều loại tiền
mã hoá được đầu tư và quảng bá trên thị
trường, trong đó được quan tâm và đầu tư
nhiều nhất là đồng tiền Bitcoin, Etherium
và Litecoin.
Với xu hướng phát triển của tiền mã hoá,
sự công nhận của các nước trên thế giới,
và những ưu điểm của tiền mã hoã, Chính
phủ nên có những quy định phù hợp để tạo
sân chơi cho các nhà đầu tư, cụ thể: Đối với
các tổ chức, cá nhân sử dụng và hoạt động
trong lĩnh vực trao đổi, giao dịch tiền mã
hoá, cần đăng ký hoạt động với các cơ quan
chức năng nhằm xác nhận quyền sở hữu tài
khoản, lưu trữ các thông tin về lịch sử giao
dịch; Đối với các giao dịch mua bán hàng
hóa, dịch vụ bằng tiền mã hoá, cần phải có
quy chế đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của
người bán, đảm bảo tuân thủ các nguyên
tắc về kế toán, kiểm toán, nghĩa vụ thuế
liên quan đến sở hữu và sử dụng tiền mã
hoá cũng như các quy định của pháp luật về
Ứng dụng của tiền mã hoá trong nền kinh tế và gợi ý chính sách cho Việt Nam
12 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 221- Tháng 10. 2020
phòng chống rửa tiền; Đối với các cá nhân,
tổ chức “đào” hay khai thác tiền mã hoá,
phải chịu thuế thu nhập trên khối lượng
“đào được”.
Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả quản lý tiền
mã hoá trong dài hạn, cần có các chính sách
nâng cao cơ sở hạ tầng công nghệ thông
tin, xây dựng và nâng cao năng lực đội ngũ
chuyên gia tài chính, chuyên gia mã hóa và
bảo mật, nâng cao nhận thức của người dân
về bản chất của các loại tiền mã hoá.
Kết luận
Qua phân tích ở trên, có thể thấy các ứng
dụng chính của tiền mã hoá trong nền kinh
tế gồm có ứng dụng trong thanh toán,
chuyển tiền, và ứng dụng đầu tư. Bản chất
của tiền mã hoá và công nghệ chuỗi khối
cho phép tiền mã hoá vận hành trên nó,
cũng như thực tiễn ứng dụng tiền mã hoá
trong các lĩnh vực ứng dụng trên đã cho
thấy lợi thế vượt trội của tiền mã hoá và
các giao dịch tiền mã hoá như tính an toàn,
bảo mật thông tin khách hàng và giao dịch,
tốc độ xử lý giao dịch nhanh, chi phí thấp,
không cần thông qua trung gian,... Song,
chính một vài trong số những lợi thế này
lại là tiền đề cho sự xuất hiện của các rủi
ro, vấn nạn từ giao dịch tiền mã hoá như tài
trợ khủng bố, rửa tiền, lừa đảo, đánh cắp
thông tin ví tiền mã hoá Thực trạng này,
cùng với với xu hướng gia tăng mức độ
chấp nhận và sử dụng tiền mã hoá của các
thành phần nền kinh tế trong tương lai, đòi
hỏi cần phải có chính sách pháp lý rõ ràng
đối với tiền mã hoá. Trên cơ sở phân tích 3
cách ứng xử pháp lý từ các nền kinh tế khác
nhau trên toàn cầu, cách tiếp cận thứ 3 theo
hướng “công nhận và điều chỉnh tiền mã
hoá” được tác giả đề xuất cho Việt Nam.
Trong phạm vi nghiên cứu của bài viết,
khung pháp lý cụ thể cho Việt Nam đối
với tiền mã hoá chưa được khai thác triệt
để. Vì vậy, đây có thể là hướng nghiên cứu
tiếp theo cho các nghiên cứu sau, đặc biệt
việc nghiên cứu và xây dựng cơ chế thử
nghiệm (sandbox) cho Việt Nam nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho các đơn vị tư nhân,
doanh nghiệp có cơ hội phát triển các sản
phẩm, dịch vụ dựa trên công nghệ chuỗi
khối và tiền mã hoá tại Việt Nam, đóng vai
trò quan trọng trong việc hình thành cơ chế,
khung pháp lý ứng xử đối với tiền mã hoá
tại Việt Nam ■
Tài liệu tham khảo
1. Anh Hoa (2018), Huy động vốn bằng tiền ảo để khởi nghiệp: Dễ có triệu USD nhưng khó “nuốt, truy cập
ngày 1/10/2020, tại: https://baodautu.vn/huy-dong-von-bang-tien-ao-de-khoi-nghiep-de-co-trieu-usd-nhung-kho-
nuot-d78294.html
2. Bitcoinira (2019), [Infographic] Bitcoin And Cryptocurrency In Perspective, retrieved on May 15, 2020, from:
https://bitcoinira.com/articles/infographic-bitcoin-in-perspective
3. BIS (2015), Digital Currencies, Retrieved on November 3, 2019, from: https://www.bis.org/cpmi/publ/d137.pdf
4. Bussgang, J. & Nanda, R. (2018), The Hidden Costs of Initial Coin Offerings, Retrieved on January 10, 2020, from:
https://hbr.org/2018/11/the-hidden-costs-of-initial-coin-offerings
5. Bussgang, J. & Nanda, R. (2018), The Hidden Costs of Initial Coin Offerings, Retrieved on January 10, 2020, from:
https://hbr.org/2018/11/the-hidden-costs-of-initial-coin-offerings
6. Chu Thị Hoa (2019), Huy động vốn qua ICO, STO, IEO, IDO – Cơ hội và thách thức pháp lý, Truy cập ngày
10/1/2020, tại: https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=2491
7. DeCambre, M. (2020), Bitocin prices slip amid speculation that a block of the cryptocurrency possibly linked to
Satoshi Nakamot changed hands, retrieved on May 25, 2020 from: https://www.marketwatch.com/story/bitcoins-prices-
slip-amid-speculation-that-a-block-of-the-cryptocurrency-possibly-linked-to-creator-satoshi-nakamoto-just-changed-
hands-2020-05-20
8. ECB (2012), Virual Currency Schemes, Retrieved on November 3, 2019, from: https://www.ecb.europa.eu/pub/pdf/
TRẦN THỊ XUÂN ANH - NGÔ THỊ HẰNG
13Số 221- Tháng 10. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
other/virtualcurrencyschemes201210en.pdf
9. ECB (2015), Virtual Currency Schemes- A Further Analysis, Retrieved on November, 3, 2019, from: https://www.
ecb.europa.eu/pub/pdf/other/virtualcurrencyschemesen.pdf
10. FATF (2014), Virtual Currencies- Key Definitions and Potential AML /CFT Risks, Retrieved on November 3, 2020
from: https://www.fatf-gafi.org/media/fatf/documents/reports/Virtual-currency-key-definitions-and-potential-aml-cft-
risks.pdf
11. Houben, R. & Snyers, A. (2018), Cryptocurrencies and Blockchain- Legal Context and Implications for Financial
Crime, Money Laundering and Tax Evasion. Retrieved on January 10, 2020 from:
supporting-analyses
12. IMF (2016), Virtual Currencies and Beyond: Initial Considerations, Retrieved on November 3, 2019 from: https://
www.imf.org/external/pubs/ft/sdn/2016/sdn1603.pdf
13. Jacobs, S. (2018), Over half of all initial coin offerings for crypto startups fail within 4 months, Retrieved on
January 10, 2020, from: https://www.businessinsider.com.au/cryptocurrency-initial-coin-offering-over-half-fail-2018-7
14. Kim, D. & Kim, C. (2018), South Korea says no plans to ban cryptocurrency exchanges, uncovers $600 million
illegal trades, retrieved on May 24, 2020, from: https://www.reuters.com/article/us-southkorea-bitcoin/south-korea-
says-no-plans-to-ban-cryptocurrency-exchanges-uncovers-600-million-illegal-trades-idUSKBN1FK09J
15. Khởi Vũ (2019), Ấn Dộ: Đề xuất phạt tù với người sử dụng tiền mã hoá do tư nhân phát hành, truy cập ngày
24/5/2020 từ https://doanhnhansaigon.vn/kinh-te/an-do-de-xuat-phat-tu-voi-nguoi-su-dung-tien-ma-hoa-do-tu-nhan-
phat-hanh-1093441.html
16. Lialacher, A. (2018), 10 Awesome Uses of Cryptocurrency, Retrieved on January 10, 2020 from: https://
bravenewcoin.com/insights/10-awesome-uses-of-cryptocurrency
17. Linh Anh (2017), Vì sao lệnh cấm của Trung Quốc có thể làm điên đaor Bitcoin và một loạt các đồng tiền số khác?,
truy cập ngày 24/5/2020 tại https://cafef.vn/vi-sao-lenh-cam-cua-trung-quoc-co-the-lam-dien-dao-bitcoin-va-mot-loat-
dong-tien-so-khac-20170905102758323.chn
18. Lipusch, N. (2018), Initial Coin Offerings- A Paradigm Shift in Funding Disruptive Innovation. Retrieved on
January 10, 2020, from: https://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=3148181
19. Matbao (2019), “Token là gì”, truy cập ngày 15/4/2020 từ: https://wiki.matbao.net/token-la-gi-nen-dau-tu-tien-
dien-tu-coin-hay-token/
20. Mitra, R. (2019), “Utility Tokens vs Securities Tokens: Learn The Difference- Ultimate Guidge, retrieved on April
15, 2020, from: https://blockgeeks.com/guides/utility-tokens-vs-security-tokens/
21. MIT Technology Review (2020), Criminals laudered $2.8 billion in 2019 using crypto exchanges, finds a new
analysis, retrieved on May 26, 2020, from: https://www.technologyreview.com/2020/01/16/130843/cryptocurrency-
money-laundering-exchanges/
22. Nhã Thanh (2018), Malta trở thành thủ phủ của tiền ảo như thế nào, truy cập ngày 24/5/2020 từ: https://vietstock.
vn/2018/04/malta-tro-thanh-thu-phu-cua-tien-ao-nhu-the-nao-4309-600610.htm
23. Russell, J. (2017), Former Mozilla CEO raises $35M in under 30 seconds for his browser startup Brave, Retrieved
on January 10, 2020, from: https://techcrunch.com/2017/06/01/brave-ico-35-million-30-seconds-brendan-eich/
24. Statista (2020), Number of Blockchain wallet users worldwide from 3rd quarter 2016 to 1st quarter 2020, retrieved
on April 29, 2020, from: https://www.statista.com/statistics/647374/worldwide-blockchain-wallet-users/
25. The Legal Library of Congress (2018), Regulation of Cryptocurrency Around the World, retrieved on April 20,
2020, from: https://www.loc.gov/law/help/cryptocurrency/index.php
26. Dữ liệu phân tích được thu thập từ các trang: https://coinmarketcap.com ; https://www.statista.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ung_dung_cua_tien_ma_hoa_trong_nen_kinh_te_va_goi_y_chinh_sa.pdf