Vận dụng phương pháp ngoại giao “tâm công” của Hồ Chí Minh trong việc phát triển kỹ năng gây thiện cảm

Tóm lại, ứng xử sao cho đẹp lòng ngƣời nhƣng không thiệt cho mình, đƣợc sự tin yêu của mọi ngƣời là cả một nghệ thuật. Điều đó đòi hỏi sự nhảy cảm, tinh tế trong giao tiếp hằng ngày, đặc biệt là trong kinh doanh, học tập, lao động cũng nhƣ trong mọi lĩnh vực khác. Điều này đặc biệt quan trọng với các bạn sinh viên - lực lƣợng lao động nòng cốt của đất nƣớc trong tƣơng lai. Vì vậy, học tập, vận dụng phƣơng pháp ngoại giao tâm công Hồ Chí Minh là vô cùng có giá trị, nó hƣớng mỗi ngƣời chúng ta đến cách ứng xử, đối xử giữa con ngƣời với nhau bằng sự chân thành và lòng nhân ái, hƣớng kết quả của mọi cuộc giao tiếp đến mục đích thân tình, thành thật và sự tin yêu.

pdf8 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 515 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng phương pháp ngoại giao “tâm công” của Hồ Chí Minh trong việc phát triển kỹ năng gây thiện cảm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM SỐ 01 THÁNG 10 NĂM 2013 *ThS. Nguyễn Thị Tƣờng Duy– Khoa LLCT - Trƣờng ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM 54 VẬN DỤNG PHƢƠNG PHÁP NGOẠI GI O “TÂM CÔNG” CỦA HỒ CHÍ MINH TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GÂY THIỆN CẢM PPLYING HO CHI MINH’ HE RT FOREIGN METHOD IN DEVELOPING LIKING COMMUNICATIVE SKILL OF STUDENTS Nguyễn Thị Tƣờng Duy* TÓM TẮT Hồ Chí Minh không những là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới mà còn là nhà ngoại giao tài ba, khéo léo. Trong ngoại giao, Ngƣời sử dụng rất nhiều phƣơng pháp, trong đó nổi bật là phƣơng pháp ngoại giao tâm công, chính phƣơng pháp này đã giúp Hồ Chí Minh gây đƣợc thiện cảm từ ngƣời đối diện, thậm chí cảm hoá đƣợc kẻ thù. Vì vậy, học tập và vận dụng phƣơng pháp này trong việc phát triển kỹ năng gây thiện cảm trong giao tiếp của sinh viên hiện nay là vô cùng cần thiết và có ý nghĩa. ABSTRACT Ho Chi Minh is not only hero of Vietnamese nation and culture famous man in the world but also is talent diplomat. In diplomacy, he used a lot of medods. In those medods, heart foreign medod is the most salient. Ho Chi Minh is loved even he also convert his enemy by using that way. So, students apply Ho Chi Minh‟ heart foreign medod in developing liking communicative skill of them is necessary and meaning today. 1. Truyền thống ngoại giao hòa hiếu của dân tộc Việt Nam - một trong những nguồn gốc hình thành phƣơng pháp ngoại giao tâm công của Hồ Chí Minh Việt Nam là nƣớc có vị trí quan trọng trong giao lƣu quốc tế và có vị trí địa chiến lƣợc đặc biệt ở Đông Nam Á, là cửa ng đi vào Đông Nam Á nói riêng và Đông Á nói chung, phía Bắc giáp với Trung Quốc rộng lớn, phía Tây và Tây Nam giáp với Lào, Campuchia, phía Đông và Nam nhìn ra biển Thái Bình Dƣơng. Vị trí địa lý này tạo điều kiện thuận lợi cho nƣớc ta tiếp xúc với nhiều quốc gia, dân tộc khác nhau. Tranh thủ thuận lợi này, ông cha ta đã không bỏ lỡ những cơ hội để Việt Nam tiếp xúc với các nƣớc bên ngoài, với mong muốn bày tỏ tình thân thiện và tìm kiếm cơ hội phát triển cho Việt Nam. Tuy nhiên, trong lịch sử, mối quan hệ giữa dân tộc ta với các dân tộc khác không phải lúc nào cũng hòa bình, phẳng lặng. Có những khoảng thời gian rất dài nƣớc ta bị dân tộc này, dân tộc khác gây hấn và đem quân xâm lƣợc. Trong hoàn cảnh đó, cách giải quyết ƣu tiên và xuyên suốt của ta là chủ trƣơng thƣơng lƣợng, hoà bình. Và khi xung đột chấm dứt, ta lại chủ động giao hảo với họ nhằm mục đích đem lại cuộc sống an bình cho nhân dân. Phong cách ứng xử này đã trở thành truyền thống ngoại giao nhân văn, hoà hiếu của dân tộc ta. Truyền thống quý báu đó đƣợc thể hiện trƣớc hết ở tƣ tƣởng hòa hiếu, trọng nhân nghĩa, đề cao sự khoan dung, độ lƣợng. Đó là triết lý và là bản chất của ngoại giao truyền thống Việt Nam. Trong ứng xử, tổ tiên ta rất khéo léo vận dụng phƣơng châm “nƣớc chảy đá mòn”, vừa cƣơng lại vừa nhu, cứng rắn nhƣng rất uyển chuyển, linh hoạt. Trong quan hệ bang giao cũng vậy, ngƣời Việt Nam luôn bày tỏ sự hòa hiếu, tôn trọng lẫn nhau, luôn ứng xử khiêm nhƣờng, nhã nhặn và mềm dẻo. Ngay cả khi buộc phải tiến hành chiến tranh để đánh đuổi kẻ thù bạo ngƣợc, dân tộc ta cũng luôn tìm cách giải quyết cuộc xung đột bằng con đƣờng TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ THỰC PHẨM NGUYỄN THỊ TƢỜNG DUY 55 hòa bình, thƣơng lƣợng. Vì lợi ích lâu dài của toàn dân tộc, hòa bình cho đất nƣớc và sự bình yên trong đời sống ngƣời dân, nên khi cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta giành thắng lợi, ông cha ta vẫn sẵn sàng dâng sớ cầu hòa, thậm chí còn chịu nhận tƣớc phong của các triều đại phong kiến phƣơng Bắc. Chẳng hạn, vào thời Lý, sau khi đánh bại quân Tống ở sông Nhƣ Nguyệt, Lý Thƣờng Kiệt đã chủ động cử sứ sang doanh trại giặc đề nghị giặc hạ chiếu rút lui đại binh về nƣớc thì ta sẽ lập tức sang “tạ tội” và tu cống. Chủ trƣơng dùng “biện sĩ bàn hòa” của Lý Thƣờng Kiệt đã có tác dụng quan trọng trong việc tạo lập hòa hiếu giữa hai bên. Việc giữ cho đất nƣớc tạm yên trong hai mƣơi lăm năm hòa hoãn của nhà Trần đã thể hiện r tầm vóc và thiện chí hòa hảo của ngoại giao Đại Việt. Sau ba lần đại thắng quân Nguyên – Mông lừng lẫy, chúng ta hoàn toàn có thể đứng trên tƣ thế của ngƣời chiến thắng, nhƣng nhà Trần đã kịp thời nhận thức là phải giữ gìn “giang sơn mãi mãi vững âu vàng” bằng những hoạt động ngoại giao mềm mỏng. Nhà Trần chủ động cử sứ giả đi hòa giải, viếng thăm và chịu cống lễ. Không chỉ trong lần chiến thắng Nguyên - Mông đầu tiên mà trong cả ba lần đại thắng đội quân xâm lƣợc này nhà Trần đều có hành động tƣơng tự nhƣ vậy. Sự tài tình trong ứng xử ngoại giao của nhà Trần đã góp phần làm tan rã hoàn toàn ý đồ xâm lƣợc nƣớc ta của nhà Nguyên, kết thúc chiến tranh, khôi phục hòa hiếu giữa hai nƣớc. Tƣ tƣởng hòa hiếu một lần nữa đƣợc nêu cao trong cuộc kháng chiến chống quân Minh của nghĩa quân Lam Sơn. Những nhà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa luôn mong muốn “giữ hòa hiếu cho hai nƣớc, tắt muôn đời chiến tranh”, cho nên dù chiến thắng vẻ vang, Lê Lợi vẫn sai ngƣời sang cầu hòa viếng thăm, tặng vật phẩm để cốt xây dựng quan hệ bang giao thân thiện với nhà Minh. Đến thời Quang Trung – Nguyễn Huệ, dù quyết tâm “đánh cho sử tri nam quốc anh hùng chi hữu chủ”[3, tr. 353] nhƣng trƣớc khi đánh giặc và cả sau khi đã thắng giặc, Quang Trung đều tính ngay tới việc giao hiếu với nhà Thanh để dẹp “nỗi hờn rửa nhục” của họ. Đúc kết lịch sử bang giao của dân tộc, nhà sử học Phan Huy Chú khẳng định: “Trong việc trị nƣớc, hòa hiếu với nƣớc láng giềng là việc lớn, mà những khi ứng thù thì lại rất quan hệ, không thể xem thƣờng”[1, tr. 44]. Có thể nói, tinh thần hòa hiếu, yêu chuộng hòa bình luôn đƣợc thể hiện xuyên suốt trong quá trình đấu tranh ngoại giao của ông cha ta mà các thời đại của Lý Thƣờng Kiệt, Lê Lợi, Quang Trung,... là những mốc điển hình. Hòa hiếu luôn là tƣ tƣởng nhất quán trong phƣơng cách của nền ngoại giao Việt Nam. Mục đích duy nhất của hòa hiếu là bảo đảm độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững chủ quyền quốc gia và cuộc sống yên bình, hạnh phúc của nhân dân. Hồ Chí Minh đã tiếp thu truyền thống quý báu này, làm phong phú thêm tƣ tƣởng ngoại giao của Ngƣời, đặc biệt là đó là một trong những nguồn gốc quan trọng giúp Ngƣời định hình một phƣơng pháp ngoại giao mang đậm dấu ấn Hồ Chí Minh - phƣơng pháp ngoại giao tâm công 2. Phƣơng pháp ngoại giao tâm công của Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh là ngƣời kế thừa, vận dụng sáng tạo có hiệu quả tinh thần hoà hiếu, trọng nhân nghĩa và khoan dung độ lƣợng của ngoại giao Việt Nam truyền TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ THỰC PHẨM NGUYỄN THỊ TƢỜNG DUY 56 thống. Ngƣời đã phát triển nó lên một tầm cao mới, định hình một phƣơng pháp ngoại giao mà chính nghĩa đƣợc đặt làm nòng cốt, lấy tình thƣơng, lòng độ lƣợng làm sức mạnh lay động lƣơng tri con ngƣời. Đó là phƣơng pháp ngoại giao “tâm công”. Ngoại giao “tâm công” có thể hiểu là phƣơng pháp ngoại giao “đánh vào lòng ngƣời”, tức là phƣơng pháp ngoại giao dùng nhân nghĩa, đạo lý, lẽ phải để thuyết phục và cảm hóa đối phƣơng, khơi gợi lòng nhân trong mỗi con ngƣời, gây đƣợc thiện cảm nơi ngƣời đối thoại. Sinh thời, trong bất kỳ bài nói hay bài viết nào của mình, Hồ Chí Minh chƣa bao giờ nhắc đến cụm từ này. Nhƣng quá trình hoạt động ngoại giao đầy tính nhân văn và đầy tình ngƣời của Ngƣời đã định hình nên một phƣơng pháp ngoại giao mới mà chúng ta gọi là ngoại giao tâm công. Nội dung cơ bản của phƣơng pháp ngoại giao tâm công Hồ Chí Minh chính là dựa trên cơ sở của chủ nghĩa nhân văn và lòng nhân ái giữa con ngƣời với con ngƣời, hƣớng tới mục tiêu hòa bình, hữu nghị. Theo Ngƣời: “Tuy phong tục mỗi dân mỗi khác, nhƣng có một điều thì dân nào cũng phải giống nhau. Ấy là dân nào cũng ƣa sự lành và ghét sự dữ” [4, tr. 351]. Trong hoạt động cách mạng nói chung hay trong hoạt động ngoại giao nói riêng và cả trong những ứng xử đời thƣờng, Hồ Chí Minh luôn đối xử với mọi ngƣời bằng thái độ bao dung, bác ái. Riêng với ứng xử ngoại giao, Ngƣời đặc biệt chú trọng đến yếu tố nhân nghĩa, thấy đƣợc đây chính là điểm tƣơng đồng giữa các dân tộc, có tác dụng thức tỉnh “lƣơng tri nhân loại”, là cơ sở để tranh thủ đƣợc sự ủng hộ của quốc tế đối với cuộc chiến đấu vì chính nghĩa của dân tộc Việt Nam. Đọc đáp từ trong buổi chiêu đãi của Thủ tƣớng Pháp G. Bidault (2-7- 1946), Ngƣời nói: “Chúng ta đều đƣợc kích thích bởi một tinh thần, triết lý Đạo Khổng và triết lý phƣơng Tây đều tán dƣơng một nguyên tắc: kỷ sở bất dục vật thi ƣ nhân”. Tôi tin rằng trong những điều kiện ấy, Hội nghị sắp tới sẽ đi đến những kết quả tốt đẹp” [8, tr. 397]. Trong các cuộc tiếp xúc đối ngoại, tiếp xúc với mọi lớp ngƣời ở các cƣơng vị và thuộc các dân tộc khác nhau, Hồ Chí Minh luôn tạo cho mọi ngƣời cảm giác gần gũi, thân tình và họ thƣờng bị thuyết phục không chỉ bởi nội dung, ngôn ngữ mà chủ yếu là ở thái độ bình dị, chân thành. Một khía cạnh nữa của phƣơng pháp ngoại giao tâm công Hồ Chí Minh là luôn tôn trọng ngƣời đối diện, biết khơi dậy điểm mạnh trong mỗi con ngƣời, biết phân biệt “bạn, thù”. Suy rộng ra với các dân tộc, Hồ Chí Minh luôn phân biệt nhân dân của nƣớc đi xâm lƣợc với những kẻ cầm quyền gây chiến. Đối với Hồ Chí Minh, chỉ những kẻ hiếu chiến, dã man mới là kẻ thù chính, còn những ngƣời dân vô tội thì vẫn có thể là bạn của dân tộc Việt Nam, cho nên ra sức tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của họ là vô cùng cần thiết. Ngƣời đã khơi dậy đƣợc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân Pháp, nhân dân Mỹ, thuyết phục họ đứng về phía nhân dân Việt Nam, ủng hộ nhân dân Việt Nam trong công cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, thống nhất đất nƣớc. Ngƣời nói: “Nhân dân Pháp có truyền thống cách mạng tốt đẹp, trƣớc đây đã ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng của toàn thể nhân dân Việt Nam nay lại tỏ r sự đồng tình và ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân miền Nam và cuộc đấu tranh thực hiện hòa bình thống nhất nƣớc Việt Nam trên cơ sở hiệp định Giơnevơ, nhân dân Việt Nam rất biết ơn nhân dân Pháp về mối cảm tình đó”[7, tr. 230]. Với nhân dân Mỹ, Hồ Chí Minh khẳng định: “Chúng tôi không có xích TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ THỰC PHẨM NGUYỄN THỊ TƢỜNG DUY 57 mích gì với nhân dân Mỹ, chúng tôi muốn sống hòa bình và hữu nghị với nhân dân Mỹ”[5, tr. 117] . Dù quyết liệt chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và vạch trần tội ác của chúng, nhƣng đối với nhân dân Pháp, nhân dân Mỹ tiến bộ, Hồ Chí Minh luôn khơi dậy niềm tự hào dân tộc của họ, luôn đánh giá đúng những ƣu điểm và những cống hiến của họ đối với nhân loại. Ngƣời nói: “Chúng tôi muốn có những quan hệ hữu nghị và anh em với nhân dân Mỹ mà chúng tôi kính trọng vì nhân dân Mỹ là một dân tộc tài năng, đã có nhiều cống hiến cho khoa học nhất là gần đây đã lên tiếng phản đối cuộc chiến tranh xâm lƣợc miền Nam Việt Nam”[5, tr. 253]. Để thực hiện phƣơng pháp ngoại giao hƣớng tới lòng nhân, tranh thủ lòng ngƣời một cách có hiệu quả, Hồ Chí Minh rất chú ý tới cách thức thực hiện nó. Thứ nhất, Ngƣời cho rằng, muốn ngoại giao thành công thì phải chú ý đến tác phong, trang phục và phải có kiến thức chuyên môn. Thật sự, sự lịch lãm, tinh tế và vốn kiến thức uyên bác là một điểm mạnh đã đem lại sự thành công cho Hồ Chí Minh trong mọi hoạt động ngoại giao. Không phải ngẫu nhiên mà trong vƣờn Phủ Chủ Tịch, Bác trồng rất nhiều cây ăn trái và nhiều hoa hồng, Ngƣời luôn tặng hoa hoặc trái cây cho khách quốc tế khi họ đến thăm Ngƣời. Còn khi tiếp khách, Ngƣời không bao giờ quên tặng hoa cho phụ nữ. Nhà báo Fracoise de Corrèze đã không bao giờ quên hành động của Hồ Chí Minh: khi cuộc họp báo năm 1946 kết thúc, nhân trên bàn có trang trí lọ hoa hồng, Ngƣời đã lấy một bông hồng tặng chị vì chị là nhà báo nữ. Tuần báo Regard đã đăng tấm hình ghi nhận khoảnh khắc đó với lời bình: “ Gần bốn mƣơi năm đấu tranh cách mạng mà vẫn lịch thiệp nhƣ thƣờng”[7, tr. 251]. Sau này, khi hay tin Bác mất, Fracoise de Corrèze đã ôm bó hồng đến Đại sứ quán ta ở Paris viếng Bác và khóc nức nở. Đặc biệt, Hồ Chí Minh đã sử dụng có hiệu quả vốn tri thức của mình trong quan hệ ngoại giao. Chẳng hạn, do tận dụng đƣợc ƣu thế am tƣờng về văn hoá Trung Hoa, truyền thống trung, tín, lễ, nghĩa mà ngƣời Trung Quốc rất tự hào, Hồ Chí Minh đã tạo dựng đƣợc mối quan hệ tốt đẹp với nƣớc láng giềng to lớn này. Vào ngày sinh lần thứ 74 của Chủ tịch Mao Trạch Đông năm 1967, trên trang nhất Nhân dân nhật báo đăng bút tích của Hồ Chí Minh viết bằng chữ Hán “ Kính chúc Mao Chủ Tịch vạn thọ vô cƣơng”. “ Vạn thọ vô cƣơng” là khẩu hiệu chung của nhân dân Trung Quốc chúc tụng, tôn vinh lãnh tụ của mình. Thứ hai là dùng lý lẽ kết hợp với tình cảm, cảm hóa trái tim ngƣời đối thoại bằng tấm lòng nhân hậu, phải bày tỏ sự chân thành thật sự. Hồ Chí Minh thƣờng dùng lý lẽ tự nhiên song đầy sức thuyết phục để khơi gợi tình cảm nhân văn của ngƣời đối thoại, thuyết phục họ chấp nhận lẽ phải. Bằng ứng xử nhạy bén, tinh tế và rất mực khiêm nhƣờng, những lập luận, lẽ phải mà Hồ Chí Minh nêu ra nếu không cảm hóa đƣợc lòng ngƣời thì nó cũng khiến cho ngƣời ta không có lý lẽ nào để phản bác lại, nếu không làm cho ngƣời ta vui vẻ chấp nhận thì cũng khiến cho họ không thể hận thù. Đối với từng đối tƣợng, từ tƣớng lĩnh cho đến binh lính, Ngƣời luôn tỏ r thái độ chân tình, mềm mỏng, nhân ái, thân tình và hữu nghị. Trong điện mừng gởi Tổng thống De Gaulle (14/7/1967, Ngƣời viết: “Tôi chân thành cám ơn Ngài đã ủng hộ mạnh mẽ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam chống xâm lƣợc Mỹ để bảo vệ quyền dân tộc của mình theo đúng hiệp nghị Giơnevơ. Chúc tình TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ THỰC PHẨM NGUYỄN THỊ TƢỜNG DUY 58 hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Pháp ngày càng phát triển”[7, tr. 232]. Hồ Chí Minh cũng để lại trong lòng binh lính và sĩ quan Pháp niềm xúc động dạt dào bằng những cử chỉ giản dị, thân thiện. Bản thân là chủ tịch nƣớc nhƣng Hồ Chí Minh sẵn sàng bắt tay với từng sĩ quan Pháp, bày tỏ lòng biết ơn trang trọng, nồng hậu của Ngƣời đối với chính phủ và nhân dân Pháp. Đặc biệt Ngƣời đã khơi gợi đƣợc tình cảm thân thuộc sâu kín trong lòng mỗi ngƣời lính Pháp, khiến họ phải cảm động, bùi ngùi và đánh thức đƣợc lƣơng tâm của họ. Khi đứng trƣớc sĩ quan, binh lính Pháp, Hồ Chí Minh đã chuyển những tình cảm và nguyện vọng của những ngƣời thân của họ đến với họ bằng những lời lẽ chân thành: “Tôi cũng xin nói thêm, thời gian ở Pháp, tôi có dịp đƣợc tiếp xúc với nhiều ông bố, bà mẹ, những ngƣời chị, ngƣời vợ cô đơn của những sĩ quan binh lính Pháp đang làm nhiệm vụ ở Đông Dƣơng. Họ đều có mong muốn những ngƣời con, ngƣời chồng của họ mạnh khỏe, bình yên, sớm trở về để đƣợc đoàn tụ với gia đình, xây dựng lại quê hƣơng. Tôi đã hứa với họ khi về đến Việt Nam sẽ nhanh chóng truyền đạt lại những nguyện vọng thiết tha của họ tới các bạn”[6,tr. 93]. Lời nói của Ngƣời có sức cảm hóa mạnh đến mức “một vài khẩu súng tuột khỏi tay rơi, hàng ngũ đội danh dự của Pháp xáo động”[6,tr. 192]. Đối với tù binh, Hồ Chí Minh cũng hết sức độ lƣợng, Ngƣời nói với tù binh Pháp rằng: “Các bạn thân mến nhân dân Việt Nam xem các bạn nhƣ những ngƣời bạn và tìm mọi cách để cuộc sống các bạn đƣợc tốt hơn”, Ngƣời còn nhắn nhủ với tù binh châu Phi: “Trong số các bạn thế nào chẳng có ngƣời còn cha mẹ già và con nhỏ. Hãy gửi tới họ những cái hôn thắm thiết của già Hồ”[6,tr. 192]. Thứ ba, để thực hiện thành công phƣơng pháp ngoại giao “tâm công”, Hồ Chí Minh luôn bày tỏ sự nhã nhặn; phong thái giản dị; ngôn từ súc tích, khiêm tốn, phù hợp với tâm lý, tính cách của từng đối tƣợng giao tiếp. Ngƣời ứng xử rất linh hoạt, nhạy bén, phù hợp với từng đối tƣợng, Bác căn dặn cán bộ ngoại giao cần có thái độ và cách ứng xử phù hợp với tâm lý, tính cách của từng đối tƣợng giao tiếp. Ngƣời luôn căn dặn: “làm ngoại giao thì phải nhanh trí, biết đối đáp có lý lẽ, buộc đối phƣơng phải chịu, mới giữ gìn đƣợc quốc thể” [7, tr. 256]. Tuy nhiên, Ngƣời cũng nhắc nhở: khi nói và viết phải chú ý bốn vấn đề có liên quan chặt chẽ với nhau, đó là: Nói, viết cái gì? Nói, viết cho ai? Nói, viết để làm gì? Nói, viết nhƣ thế nào?” [5, tr. 576]. Và yêu cầu: “ chƣa điều tra, chƣa nghiên cứu, chƣa biết r , chớ nói, chớ viết”, “ những vấn đề chƣa đƣợc kết luận, chúng ta cần phải hết sức thận trọng trong mọi lời nói và việc làm, nếu không sẽ ảnh hƣởng không tốt”[4, tr. 185]. Tóm lại, tinh thần hoà hiếu, trọng đạo lý và tình ngƣời của ngoại giao Việt Nam truyền thống đã thâm nhập và ăn sâu vào nhà ngoại giao kiệt xuất Hồ Chí Minh. Nó đƣợc biến hoá huyền diệu thành phƣơng pháp ngoại giao tâm công mà cho đến nay những giá trị lung linh của nó không hề bị thời gian che mờ. Phƣơng pháp ngoại giao “tâm công” đầy tình ngƣời này chỉ có thể đƣợc thực hiện một cách tự nhiên ở Hồ Chí Minh. Những lời lẽ hợp đạo lý, những lời nói chân thành của Ngƣời không phải là những hình thức giả tạo, mà nó xuất phát từ con ngƣời với tấm lòng nhân ái thật sự, xuất phát từ nguyện vọng về một nền hòa bình hữu nghị bền vững và lâu dài cho thế giới. Ngoại giao tâm công xứng đáng là dấu son đẹp trong lịch sử ngoại giao Việt Nam. TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ THỰC PHẨM NGUYỄN THỊ TƢỜNG DUY 59 3. Vận dụng phƣơng pháp ngoại giao tâm công của Hồ Chí Minh trong việc phát triển kỹ năng gây thiện cảm trong giao tiếp cho sinh viên Giao tiếp là sự tác động qua lại giữa con ngƣời với con ngƣời, mà qua đó nảy sinh sự tiếp xúc tâm lý đƣợc thể hiện ở sự trao đổi thông tin, sự ảnh hƣởng, sự rung cảm và sự hiểu biết lẫn nhau. Giao tiếp trở thành một vấn đề rộng lớn có ý nghĩa quan trọng trong khoa học, cuộc sống và sự phát triển của mỗi cá nhân. Đó là nhu cầu tất yếu trong đời sống của mỗi con ngƣời, nhƣng không phải ai trong chúng ta cũng biết thiết lập cuộc giao tiếp thành công nhƣ mong đợi mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố kỹ năng, trong đó yếu tố gây thiện cảm là yếu tố quan trọng và quyết định sự thành công của các cuộc giao tiếp ngay từ những phút giây gặp gỡ lần đầu tiên. Hồ Chí Minh là ngƣời thầy vĩ đại và thành công nhất trong việc gây đƣợc thiện cảm với ngƣời đối điện, không chỉ với những ngƣời bình thƣờng mà ngay cả những ngƣời bên kia chiến tuyến với Ngƣời, đôi khi có cả những ngƣời là kẻ thù của Ngƣời. Ngƣời đã sử dụng hiệu quả phƣơng pháp ngoại giao tâm công mà cho đến nay việc học tập và vận dụng nó đối với sinh viên là vô cùng cần thiết đối với việc phát triển kỹ năng gây thiện cảm trong giao tiếp. Môi trƣờng giao tiếp của sinh viên rất đa dạng, từ gia đình, nhà trƣờng cho đến xã hội. Trong đó môi trƣờng nhà trƣờng là nơi sinh viên phải thể hiện sự tiếp xúc, giao lƣu phổ biến và thƣờng xuyên nhất. Để có đƣợc sự tin yêu của cha mẹ, ngƣời thân, bạn bè, thầy cô là điều mà bất kỳ sinh viên nào cũng mong muốn và cố gắng đạt đƣợc. Hơn nữa, để tồn tại, phát triển, làm chủ đƣợc bản thân, làm chủ đƣợc công việc, thành công trong môi trƣờng cạnh tranh, nhiều sức ép và tính cạnh tranh cao thì sinh viên không chỉ cần có chuyên môn, kiến thức vững vàng (còn gọi là kỹ năng cứng) mà cần có thêm kỹ năng mềm. Đây là một hành trang cực kỳ quan trọng đối với ngƣời lao động trong thời đại mới. Và kỹ năng gây thiện cảm trong giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm quan trọng nhất mà sinh viên cần phải trang bị để có thể nhanh chóng đạt đƣợc thành công trong học tập, công việc và trở thành ngƣời có ích cho xã hội. Tạo đƣợc thiện cảm là điều cần thiết và khó nhất trong giao tiếp, đòi hỏi phải có nhiều yếu tố. Vận dụng phƣơng pháp ngoại giao tâm công của Hồ Chí Minh, để tạo đƣợc thiện cảm trong giao tiếp, chúng ta phải chú ý đến nhiều yếu tố. Trƣớc hết, phải chú ý đến phong cách ăn mặc và trang phục lịch sự, phù hợp với không gian, thời gian và đối tƣợng tiếp xúc. Nó là một thông điệp không lời, ăn mặc cũng là cách để chuyển tải thông tin. Luôn gọn gàng, lịch sự thì mới có thể tạo đƣợc thiện cảm với ngƣời đối thoại, bởi vì trang phục xuề xoà, luộm thuộm thì khó tạo đƣợc ấn tƣợng tốt. Kế đến, lời nói phải tự tin, r ràng, mạch lạc; phải nắm chắc đƣợc nội dung mình cần nói và mục đích của cuộc giao tiếp. Trƣớc cuộc giao tiếp, phải chuẩn bị vấn đề, chuẩn bị trả lời các câu hỏi: Gặp ngƣời đó để làm gì? Lý do tại sao gặp mặt? Mình là ai, ngƣời đối diện là ai? Từ đó suy ra thực hiện bằng cách nào? Khi nào thì tác động bằng ngôn ngữ, bằng nội dung nói: Nói cái gì? Nói những chuyện gì? Hỏi những câu hỏi gì? Dự định trả lời câu hỏi nhƣ thế nào?... Sau nữa, phải biết tôn trọng, khơi gợi những ƣu điểm, thế mạnh của ngƣời đối TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ THỰC PHẨM NGUYỄN THỊ TƢỜNG DUY 60 diện. Ƣớc muốn sâu xa của mỗi ngƣời là đƣợc khen ngợi, đƣợc tôn trọng và đƣợc quan tâm. Bất cứ ai, nếu giao tiếp với tinh thần tin tƣởng và tôn trọng lẫn nhau đều thấy r ràng hiệu quả giao tiếp sẽ tốt hơn. Với niềm tin và sự tôn trọng, chúng ta sẽ trao đổi cởi mở hơn và thẳng thắn hơn với nhau. Chính vì thế, trong giao tiếp, chúng ta nên vận dụng linh hoạt, lồng ghép những lời khen tặng ƣu điểm của ngƣời đối diện một cách khéo léo. Điều này làm cho họ cảm thấy gần gũi và quý mến chúng ta hơn. Tuy nhiên, khen ngợi phải đúng lúc, đúng chỗ với ý khiêm nhƣờng, tránh tâng bốc sẽ khiến ngƣời đối thoại cảm thấy khó chịu và không thiện cảm. Yếu tố không thể thiếu nữa để gây đƣợc sự quý mến trong cuộc giao tiếp là phải hiểu r ngƣời đối thoại cũng nhƣ tìm hiểu tâm lý, tính cách của họ. Cần phải hiểu r ngƣời mà chúng ta đang nói chuyện, họ thích và không thích điều gì. Chúng ta không thể lấy lòng ngƣời khác khi không biết họ muốn, cần nghe những gì. Bởi vì biết nói những điều ngƣời đối diện muốn nghe là một nghệ thuật trong ứng xử. Cuối cùng, để giao tiếp tốt cần phải biết cách vận dụng cả mặt bên ngoài và bên trong của hoạt động giao tiếp. Mặt bên ngoài là những điều có thể thấy đƣợc nhƣ trang phục, ngôn ngữ, hành vi. Mặt bên trong chính là những giá trị nội tâm, là sự hiểu biết, thấu cảm, thông cảm, chia sẻ. Trong đó, suy cho cùng yếu tố quan trọng nhất chính là sự chân thành, thân thiện. Lòng chân thành, sự thành thật là yếu tố quan trọng nhất giúp chúng ta tạo đƣợc niềm tin, sự quý mến. Giao tiếp là một hoạt động mà chúng ta phải đối mặt thƣờng xuyên, mọi lúc, mọi nơi, từ đơn giản đến phức tạp, từ gia đình đến xã hội, từ giao tiếp với một ngƣời đến đám đông. Để gây thiện cảm trong giao tiếp, điều đầu tiên chúng ta phải xuất phát từ sự chân thành và hƣớng đến sự thành thật trong tất cả những mối quan hệ. Nếu trong giao tiếp, chúng ta thiếu tinh thần ngay thẳng, giả dối thì dù vẻ bên ngoài từ hình dáng, trang phục, lời nói có tốt đẹp đến mấy cũng đều trở thành vô nghĩa, thậm chí để lại hậu quả không lƣờng sau cuộc giao tiếp. Tóm lại, ứng xử sao cho đẹp lòng ngƣời nhƣng không thiệt cho mình, đƣợc sự tin yêu của mọi ngƣời là cả một nghệ thuật. Điều đó đòi hỏi sự nhảy cảm, tinh tế trong giao tiếp hằng ngày, đặc biệt là trong kinh doanh, học tập, lao động cũng nhƣ trong mọi lĩnh vực khác. Điều này đặc biệt quan trọng với các bạn sinh viên - lực lƣợng lao động nòng cốt của đất nƣớc trong tƣơng lai. Vì vậy, học tập, vận dụng phƣơng pháp ngoại giao tâm công Hồ Chí Minh là vô cùng có giá trị, nó hƣớng mỗi ngƣời chúng ta đến cách ứng xử, đối xử giữa con ngƣời với nhau bằng sự chân thành và lòng nhân ái, hƣớng kết quả của mọi cuộc giao tiếp đến mục đích thân tình, thành thật và sự tin yêu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Học viện quan hệ quốc tế (2002), Góp phần t m hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao, Nxb. Lao động, Hà Nội. 2. Vũ Dƣơng Huân (2000), Tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao, Nxb. Thanh niên, Hà Nội. 3. Lịch sử Việt Nam, (1971), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 4. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 4, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 5. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 11, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ THỰC PHẨM NGUYỄN THỊ TƢỜNG DUY 61 6. Nhiều tác giả (2000.), Đánh địch mà thắng là giỏi, không đánh mà thắng địch càng giỏi hơn, Nxb. Trẻ, Hồ Chí Minh. 7. Nguyễn Dy Niên (2002), Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 8. Song Thành (2005), Hồ Chí Minh nhà tư tưởng lỗi lạc, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 9. Huỳnh Văn Sơn (2012), Kỹ năng mềm cho sinh viên đại học Sư phạm, Nxb. Giáo Dục, Hà Nội. 10. Huỳnh Văn Sơn (2007), Giáo tr nh giáo dục kỹ năng sống, Nxb. Giáo Dục, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvan_dung_phuong_phap_ngoai_giao_tam_cong_cua_ho_chi_minh_tro.pdf
Tài liệu liên quan