Về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ công chức ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị

Thứ chín, trên cơ sở sắp xếp lại tổ chức bộ máy tiến hành nâng cao chất lư ng công chức. -Quy định quyền hạn gắn liền trách nhiệm của từng vị trí làm việc, khắc phục tình trạng quyền hạn rộng lớn nhưng trách nhiệm không rõ ràng như hiện nay. - Bổ nhiệm, đề bạt cán bộ ở mọi cấp, mọi ngành cần xuất phát từ hoạt động thực tiễn để tuyển chọn được người thực sự có đức, có tài vào làm việc trong các tổ chức của hệ thống chính trị; xây dựng cơ chế kiểm soát chặt chẽ quyền lực bằng các quy định của pháp luật, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch và thường xuyên kiểm tra, giám sát, đề cao trách nhiệm giải trình; xây dựng chế tài và xử lý nghiêm những cơ quan, đơn vị, cá nhân, nhất là người đứng đầu có vi phạm: Kiểm soát57 quyền lực của cán bộ đặc biệt là cán bộ l nh đạo quản lý b ng luật pháp nghiêm minh trong lòng chế độ. Cán bộ công chức dù là lãnh đạo hoặc không lãnh đạo, dù ở cấp nào vi phạm luật pháp nhà nước và các quy định điều lệ, Cương lĩnh, Nghi quyết của Đảng, không đủ tư cách ở vị trí công tác đương nhiệm thì tuỳ theo mức độ mà vĩnh viễn suốt đời không được tuyển dụng, không được bổ nhiệm; bên cạnh việc thi hành kỷ luật Đảng theo nguyên tắc công bằng đối với mọi chức danh, cần xử lý nghiêm minh theo quy định pháp luật. -Thực hiện cải cách tiền lương công chức để đảm công chức toàn tâm toàn ý làm việc. Thực hiện chế độ trả tiền lương cao cho cán bộ công chức, theo nguyên tắc “lương cao cho công chức với năng lực và trách nhiệm cao” đồng thời xây dựng cơ chế để công chức “ không thể tham nhũng, không dám tham nhũng, không muốn tham nhũng và không cần tham nhũng” như kinh nghiệm của Sigapore. - Để thực hiện chủ trương mỗi tổ chức, mỗi công chức thực hiện nhiều nhiệm vụ, những năm trước mắt cần chú trọng việc đào tạo lại và bồi dưỡng cán bộ công chức; Đồng thời cần nghiên cứu chính sách xã hội để cho công chức hiện nay thôi việc trong bộ máy quản lý nhà nước được đảm bảo đời sống phù hợp với sự cống hiến của họ.

pdf14 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 273 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ công chức ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
44 VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VÀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC Ở VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ KHUYẾN NGHỊ GS.TS. Mai Ngọc Cường TS. Phạm Thuyên Tóm tắt: Xuất phát t những bất cập trong tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ công chức ở nước ta hiện nay, bài viết đề xuất một số định hướng sắp xếp lại tổi chức bộ máy của hệ thống chính trị t trung ương đến địa phương và tinh giảm biên chế. Theo đó, tác giả cho r ng, cần sắp xếp lại hệ thống văn phòng các cấp: Cấp trung ương còn ba văn phòng, cấp tỉnh, huyện chỉ còn một văn phòng. Chính phủ h p nhất thành 15 bộ; cả nước sáp nhập thành 20- 25 tỉnh, thành phố, 500 quận, huyện, 10.000 phường;Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội thiết kế theo hướng có một bộ phận chuyên trách gọn, chủ yếu là kiêm nhiệm và chuyển sang hoạt động theo cơ chế tự quản, tự thu, tự trang trải cho hoạt động, dựa trên sự đóng góp của hội viên; 80% đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tự chủ về chuyên môn, tổ chức và tài chính; nâng cao chất lư ng cán bộ công chức cũng như tỷ lệ cán bộ công chức phục vụ công dân, tiến tới 150 người dân/cán bộ công chức. Từ khoá: Tổ chức bộ máy, hệ thống chính trị, cán bộ công chức, Việt Nam 1.Thực trạng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị ở nƣớc ta hiện nay Trong những năm chuyển sang kinh tế thị trường, Đảng và Nhà nước ta quan tâm đến việc đổi mới và hoàn thiện vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của hệ thống chính trị từ trung ương đến cơ sở. Hiện tại bộ máy quản lý đất nước của Đảng và hệ thống chính trị nước ta như sau. 1.1. Về tổ chức bộ máy quản lý hành chính của Đảng và hệ thống chính trị các cấp Tổ chức bộ máy ở nước ta hiện nay gồm bốn hệ thống tổ chức Đảng, tổ chức nhà nước ở Trung ương, tổ chức chính quyền địa phương, mặt trận tổ quốc Việt Nam và các các đoàn thể chính trị-xã hội. Về tổ chức Đảng. ngoài cơ quan lãnh đạo Đảng cấp Trung ương là Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, hệ thống tổ chức Đảng gồm có: i) hệ thống các Đảng bộ, chi bộ (các đảng bộ trực thuộc trung ương như Đảng bộ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đảng bộ trực thuộc cấp tỉnh ủy; các đảng bộ, chi bộ trực thuộc cấp ủy huyện và tương đương);ii) Đảng đoàn Ban cán sự Đảng; iii) 8 cơ quan tham mưu, giúp việc chuyên trách cấp ủy các cấp; iv) 4 đơn vị sự nghiệp 45 cấp ủy; v) các ban chỉ đạo; Hội đồng lý luận Trung ương và các ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe. Theo thống kê chưa đầy đủ, tổng số các đầu mối từ Tổng cục, vụ và tương đương, phòng cấp TW; cơ quan tỉnh ủy và phòng cấp tỉnh, 713 huyện (chưa kể các phòng ban cấp huyện) là 4.875 đầu mối. (xem bảng 1). Về hệ thống tổ chức nhà nước ở Trung ương: Bao gồm Quốc hội; Chủ tịch nước; Chính phủ; Tòa án nhân dân; Viện Kiểm sát nhân dân. Chính phủ nhiệm kỳ nhiệm kỳ 2011-2016 có 30 cơ quan, gồm: 18 Bộ, 4 cơ quan ngang Bộ; 8 cơ quan thuộc Chính phủ. Tổng số đầu mối từ tổng cục và tổ chức tương đương trực thuộc bộ và cơ quan ngang bộ, Vụ và cục tương đương, Ban và tương đương, các phòng của VPQH, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng chủ tịch nước, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân các cấp của 63 tỉnh và 713 huyện là 15.617 đầu mối (xem bảng 1) Về tổ chức chính quyền địa phương: hiện nay có 63 tỉnh, thành phố; 713 huyện, quận, thị xã; 11.162 xã phường (với 111.282 thôn, tô dân phố). Theo thống kê chưa đầy đủ, tổng số các đầu mối cấp tỉnh của Hội đồng nhân dân ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn và đặc thù cấp tỉnh, các ban quản lý KCN, văn phòng chỉ đạo chống tham nhũng của 63 tỉnh, thành phố là 111.630 đầu mối; Huyện và số phòng ban và đầu mối cấp huyện là 9.657 đầu mối; cả nước có 11.162 xã. (xem bảng 1). Về tổ chức của mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị-xã hội là Công đoàn, Hội nông dân Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, được tổ chức từ Trung ương tới tỉnh, Huyện và cấp cơ sở. Theo thống kê chưa đầy đủ, số đầu mối Vụ, Phòng cấp trung ương, cấp tỉnh và huyện là 8.831 đầu mối. (xem bảng 1). Tổng số đầu mối của bộ máy quản lý trong cả nước của hệ thống chính trị tính từ cấp Tổng cục, Vụ, Cục và tương đương, phòng cấp trung ương, các đơn vị và số lượng phòng cấp tỉnh và các đơn vị cấp huyện thì tổng đầu mối quản lý của hệ thống chính trị nước ta 161.825, trong đó tổ chức Đảng có 4.875 đầu mối (chưa kể các phòng ban cấp huyện), Nhà nước trung ương có 15.670 đầu mối, chính quyền địa phương cấp tỉnh có 111.630 đầu mối, cấp huyện có 9.657 đầu mối và 11.162 xã (xem bảng 1). 46 Bảng 1. Tổng số đầu mối của khối hành chính. Tên đơn vị Số đầu mối 1. Tổ chức Đảng: Tổng cục, vụ và tương đương, phòng cấp TW; cơ quan tỉnh ủy và phòng cấp tỉnh, 713 huyện (chưa kể các phòng ban cấp huyện) 4.875 2. Nhà nước Trung ương: Các tổng cục và tổ chức tương đương trực thuộc bộ và cơ quan ngang bộ, Vụ và cục tương đương, Ban và tương đương, các phòng của VPQH, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng chủ tịch nước, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân các cấp của 63 tỉnh và 713 huyện 15.670 3. Chính quyền địa phương: - Hội đồng nhân dân ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cơ quan chuyên môn và đặc thù cấp tỉnh, các ban quản lý KCN, văn phòng chỉ đạo chống tham nhũng của 63 tỉnh, thành phố 111.630 - Huyện và số phòng ban và đầu mối cấp huyện 9.657 - Số đơn vị xã 11.162 4. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội: Số đầu mối Vụ, Phòng cấp trung ương, cấp tỉnh và 713 huyện của 8.831 Cộng đầu mối 161.825 Nguồn Ban tuyên giáo trung ương, 2017. 1.2. Về đơn vị sự nghiệp công lập. Theo thống kê chưa đầy đủ, tổng số các đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập tính đến thời điểm 31/12/2016 ở nước ta có khoảng 86.000 đơn vị (Chính phủ,2017) với khoảng 26.652 đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và 59.348 đơn vị sự nghiệp công lập. Trong số đơn vị sự nghiệp công lập có 2.175 đơn vị thuộc khối cơ quan Đảng; có 1.109 đơn vị sự nghiệp công thuộc Bộ, ngang bộ, cơ quan trực thuộc chính phủ; và 56.064 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc địa phương, tỉnh huyện. (Ban tuyên giáo trung ương, 2017). Đến năm 2015, cả nước có 30.219 đơn vị sự nghiệp công lập đã được giao tự chủ tài chính, gồm 1.114 đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi phí hoạt động (3,7%); 10.827 đơn vị sự nghiệp đảm bảo một phần chi phí hoạt động (35,8%); 18.287 đơn vị sự nghiệp do NSNN đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động (60,5%) (Chính phủ, 2017). Theo Bộ Tài chính tính đến hết năm 2016, triển khai cơ chế tự chủ theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, Nghị định số 54/2016/NĐ-CP, Nghị định số 141/2016/NĐ- 47 CP, có 109 đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; 1.878 đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên; 12.841 đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên. Các đơn vị còn lại do Nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động. (Chính phủ,2017). 1.3. Về đội ngũ cán bộ công chức. Tính đến 31/12/2016 tổng số người thực tế hưởng lương, phụ cấp từ Ngân sách nhà nước là 4.316.422 người (chưa tính quân đội, công an). Cụ thể như bảng 3. Bảng 2. Tổng số biên chế và ngƣời hƣởng lƣơng từ NSNN trong hệ thống tổ chức Đảng và hệ thống chính trị hiện nay. TT Tên đơn vị Biên chế 1 Cán bộ công chức hành chính của cơ quan Đảng và hệ thống chính trị 1.874.606 1.1 CQ Đảng: Tổng cục, vụ và tương đương, phòng cấp TW; cơ quan tỉnh ủy và phòng cấp tỉnh, 713 huyện (chưa kể các phòng ban cấp huyện 40.417 1.2 Nhà nước: Các tổng cục và tổ chức tương đương trực thuộc bộ và cơ quan ngang bộ, Vụ và cục tương đương, Ban và tương đương, các phòng của VPQH, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng chủ tịch nước, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân các cấp của 63 tỉnh và 713 huyện 377.871 1.3 Hội đồng nhân dân ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cơ quan chuyên môn và đặc thù cấp tỉnh, các ban quản lý KCN, văn phòng chỉ đạo chống tham nhũng của 63 tỉnh, thành phố 117.230 1.4 Huyện và số phòng ban và đầu mối cấp huyện 78.837 1.5 Số biên chế, người hưởng lương từ NSNN của xã 1.227.806 1.6 Số biên chế trong các đầu mối Vụ, Phòng cấp trung ương, cấp tỉnh và 713 huyện của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và năm tổ chức chính trị xã hội 32.445 2. Đơn vị sự nghiệp công 2.441.816 .1 Khối sự nghiệp các cơ quan Đảng TW 16.151 2.2 Đơn vị sự nghiệp công của Bộ, ngang bộ cơ quan trực thuộc chính phủ 268.669 2.3 Đơn vị sự nghiệp công cấp tỉnh, huyện 2.156.996 3 Tổng số cán bộ công chức và ngƣời hƣởng lƣơng từ NSNN 4.316.422 Nguồn Ban tuyên giáo trung ương, 2017 48 2. Những vấn đề đặt trong tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị nƣớc ta hiện nay. Thứ nhất, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị hiện nay chưa phù hợp với điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường, vẫn theo mô hình tổ chức bộ máy thời kỳ kháng chiến giải phóng đất nước và theo mô hình kế hoạch hoá tập trung; nhìn chung bộ máy bị cắt cứ, chồng chéo, cồng kềnh, kém hiệu quả. Tình trạng song trùng tổ chức giữa các Ban của Đảng với các Bộ ngành tạo khoảng cách giữa Đảng với Nhà nước, làm giảm hiệu lực lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan Nhà nước, hệ thống chính trị bị trùng chéo chức năng nhiệm vụ, gia tăng biên chế và lãng phí nguồn lực để điều hành sự phát triển của đất nước, làm cho chủ trương chính sách của Đảng chậm đi vào thực tiễn phát triển kinh tế- xã hội. T trung ương đến tỉnh huyện có quá nhiều văn phòng, tham mưu cho lãnh đạo các cấp thì ít hoặc chất lượng thấp mà chủ yếu là những công việc sự vụ. Quá nhiều đầu mối nhiều tầng nấc trung gian trong các bộ, ngành làm tăng đầu mối quản lý, chồng chéo nhưng vẫn bỏ sót, làm tăng biên chế, tăng gánh nặng cho NSNN. Tỉnh, huyện, xã quy mô nhỏ, chia cắt manh mún, vừa tạo ra quá nhiều đầu mối quản lý, chia nhỏ không gian kinh tế, không phát huy được lợi thế vùng lại làm tăng sự cạnh tranh không lành mạnh, dẫn đến giảm sức cạnh tranh chung của toàn nền kinh tế. Hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội vẫn được tổ chức như thời kỳ kháng chiến, nằm trong hệ thống chính trị và hưởng lương từ Ngân sách nhà nước (NSNN), không phù hợp với điều kiện hoạt động cơ chế kinh tế mới. Đơn vị sự nghiệp công quá nhiều, lại hưởng lương t NSNN một cách tràn lan vừa không phù hợp với cơ chế kinh tế mới, vừa là gánh nặng của NSNN. Thứ hai, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy hành chính nhà nước mặc dù đã được điều chỉnh, Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, thực hiện nguyên tắc: Một việc chỉ do một cơ quan, một người chịu trách nhiệm; những việc có liên quan đến cơ quan khác thì xác định rõ cơ quan chịu trách nhiệm chính và cơ quan phối h p thực hiện bước đầu khắc phục chồng chéo hoặc bỏ trống về chức năng, nhiệm vụ, phạm vi, đối tượng quản lý, tuy nhiên bộ máy vẫn chưa thật tinh gọn, đảm bảo hiệu lực và hiệu quả; chưa khắc phục được một cách triệt để những chồng chéo, giao thoa về chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ, cơ quan ngang bộ; cơ chế “Chủ trì, phối h p” trong quản lý nhà nước không những chưa được phát huy mạnh mẽ; hội 49 họp nhiều, quy trình xử lý công việc chậm;... lại còn dẫn đến tình trạng hình thành thêm nhiều tổ chức phối hợp liên ngành và tình trạng đẩy trách nhiệm quản lý nhà nước giữa các cơ quan. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ vẫn chưa có sự đổi mới, thích ứng theo hướng tinh gọn, tập trung hơn vào quản lý vĩ mô, hoạch định chính sách, giảm bớt các nội dung mang tính tác nghiệp, quản lý, điều hành trực tiếp. Tổ chức bộ máy bên trong bộ, cơ quan ngang bộ còn nặng nề, nhiều đầu mối, số đơn vị trực thuộc tăng lên với nhiều đơn vị có tư cách pháp nhân (198 đơn vị/22 bộ, cơ quan ngang bộ) dẫn đến tình trạng “Bộ trong bộ”, các lĩnh vực công tác bị chia nhỏ, cắt khúc, thiếu tính bao quát chung. Thứ ba, số tỉnh, số huyện, số tăng lên nhanh chóng. Nếu năm 1976, cả nước có 38 tỉnh, thành phố thì hiện nay là 2018 là 63 đơn vị. Nếu năm 1993 cả nước có 560 quận huyện, thị xã thì đến nay có 713 quận huyện thị xã. Nếu năm 1993 cả nước có và 10032 xã phường thị trấn, thì hiện nay có 11.162 xã phường thị trấn (Niên giám thống kê Việt Nam). Điều này làm cho địa giới quản lý hành chính ngày càng bị chia nhỏ, làm gia tăng số đơn vị trong bộ máy tổ chức quản lý, tạo nên sự cách biệt giữa các địa phương, nhất là cấp tỉnh, xóa đi lợi thế liên kết vùng để khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh, trùng chéo loại hình sản phẩm trong thu hút đầu tư giữa các địa phương, đồng thời còn làm tăng số người được hưởng lương từ NSNN. Thứ tư, đơn vị sự nghiệp công đang đè nặng bộ máy. Mặc dù đến hết năm 2016, cả nước có 57.171 đơn vị sự nghiệp công lập đã được giao tự chủ tài chính theo các mức độ khác nhau, nhưng số tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư chỉ chiếm 0,21%, số đảm bảo chi thường xuyên chiếm 3,33% và đảm bảo một phần chi thường xuyên là 22,36%. Ngân sách nhà nước vẫn phải đảm bảo chi thường xuyên tới 72,67% đơn vị sự nghiệp công lập. ( Chính phủ, 2017). Thứ năm, về số lư ng cấp phó quá nhiều. Chỉ tính riêng trong tổ chức hành chính nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện, trong cả nước có 81.492 lãnh đạo cấp phó từ thứ trưởng đến phó phòng cấp huyện (Ban tuyên giáo trung ương, 2017). Như vậy nếu tổng số công chức hành chính nhà nước là 377.871 người thì số lãnh đạo cấp phó chiếm khoảng 21%. Xem bảng 3, (Chính phủ, 2017) 50 Bảng 3. Bình quân số lƣợng cấp phó trong các tổ chức hành chính Các chức danh cấp phó từ trung ương đến đia phương Trước 7/2011 Từ 8/2011- 7/2016 Từ 8/2016- 31/12/2016 1.Thứ trưởng và tương đương 5,55 6,14 4,82 2.Phó Tổng cục trưởng và tương đương 2,78 3,22 3,22 3.Phó Cục, Vụ trưởng thuộc Bộ 2,87 2,64 2,58 4.Phó Cục, Vụ trưởng thuộc Tổng cục 2,1 2,31 2,35 5.Phó Giám đốc sở và tương đương 3,00 3,05 3,03 6.Phó Trưởng phòng chuyên môn thuộc sở 1,32 1,46 1,47 7.Phó Trưởng phòng chuyên môn cấp huyện và tương đương 1,55 1,73 1,75 Nguồn: Chính phủ,2017. So sánh với một số nước trên thế giới ta thấy rõ ràng tổ chức bộ máy nhà nước ta hiện nay rất cồng kềnh. Nước ta có diện tích nhỏ hơn Nhật Bản và chỉ gần bằng 1/29 diện tích nước Mỹ và Trung Quốc, dân số nhỏ hơn Nhật Bản và chưa bằng 1/3 dân số nước Mỹ và gần bằng 1/15 dân số trung Quốc nhưng bộ máy quản lý hành chính qúa lớn với nhiều bộ ngành, nhiều tỉnh, thành phố, nhiều cấp phó so với các nước này (xem bảng 4). Bảng 4. Diện tích, dân số, đơn vị hành chính và bộ ngành của một số nƣớc. Quốc gia Diện tích Dân số Người Quy mô nền kinh tế hiện nay Số đon vị hành chính Chính phủ Hoa Kỳ 9512,1 nghìn km2 325 triệu 17.947 tỷ USD 50 tiểu bang 1 Tổng thống 1 Phó tổng thống 15 Bộ trưỏng 14 Thứ trưởng Trung Quốc 9.577,3 nghìn km2 1.371 triệu 10.098 tỷ USD 33 tỉnh và thành phố đặc thù 1 Thủ tướng 4 Phó thủ tướng 25 Bộ trưởng 50 Thứ trưởng Nhật Bản 378, 0 nghìn km2 127 triệu 4.116 tỷ USD 47 tỉnh 1 Thủ tướng 0 Phó thủ tướng 16 Bộ trưởng 16 Thứ trưởng Việt Nam 330,9 nghìn km2 93 triệu 63 tỉnh, thành phố 1 Thủ tướng 5 Phó Thủ tướng 30 Bộ trưởng và thủ trưởng 135 Thứ trưởng Nguồn: Tác giả tự tổng h p t các trang mạng 51 Thứ sáu, đội ngũ biên chế ngày càng gia tăng nhưng chất lư ng đội ngũ còn chưa đáp ứng yêu cầu quản lý, tình trạng cán bộ tham nhũng khá phức tạp ở mọi cấp mọi ngành mọi lĩnh vực trong hệ thống chính trị nước ta. Theo kết quả tổng điều tra do Tổng cục Thống kê tiến hành và công bố tháng 12/2012, thì lao động trong các cơ quan hành chính nhà nước năm 2007 là 804.728 người, thì đến năm 2012 là 942.676 người, tăng 137.948 người sau 5 năm, bình quân mỗi năm tăng 27.589 người. Có những xã, phường có tới hàng trăm cán bộ được hưởng lương và trợ cấp từ NSNN, nhưng quản lý kinh tế và xã hội tại xã, phường rất yếu kém. Nếu tỉnh số người hưởng lương và có tính chất lương từ NSNN đến năm 2016 có tới 11 triệu người (Phạm Chi Lan, 2016). Như thế với số lao động Việt Nam năm 2016 khoảng 55 triệu người thì cứ 5 người lao động làm việc để nuôi một người hưởng lương và có tính chất lương từ NSNN. Đội ngũ biên chế dư thừa những chất lượng cán bộ công chức chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; năng lực và phẩm chất cán bộ thực thi nhiệm vụ còn thấp. Kỷ luật không nghiêm. Tiền lương thấp nhưng thu nhập ngoài lương cao đang dẫn đến tha hóa cán bộ công chức, đặc biệt làm cho tình trạng tham nhũng ngày càng rộng hơn, lớn hơn, phức tạp hơn nhưng xử lý còn lúng túng. Cũng cần nói thêm là trong quản lý nhà nước hiện nay, quyền và trách nhiệm của cán bộ quản lý nhà nước chưa được xác định một cách tương thích. Hiện tại đang thiếu cơ chế gắn quyền và trách nhiệm đối với cán bộ, công chức quản lý nhà nước. Cán bộ quyền rất lớn những trách nhiệm không rõ ràng. Những sai phạm làm tổn hại đến sự phát triển, đến lợi ích quốc gia, đến nền an ninh quốc phòng của đất nước cũng chỉ được xử lý bằng “xin lỗi”, bằng “kiểm điểm rút kinh nghiệm”, “bằng phê bình”, “cảnh cáo”, nhiều lắm là cách chức mà chưa được xử như tội phạm quốc gia. Do nhiều bất cập của môi trường thể chế, nên các tổ chức quốc tế xếp hạng thể chế của nước ta là thấp: Năm 2014 xếp thứ 94/144 nước, năm 2015 xếp thứ 85/140 nước (Lê đăng Doanh, 2017) 3. Một số khuyến nghị về đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị từ trung ƣơng đến địa phƣơng; thực hiện giảm biên chế đi đôi với nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý trong bộ máy quyền lực nhà nƣớc. Xuất phát từ thực tế bộ máy quyền lực nhà nước hiện nay, từ yêu cầu của đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, phát triển kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, việc khắc phục tình trạng cồng kềnh, trùng chéo, kém hiệu lực, hiệu quả của bộ máy quyền lực, khắc phục tình trạng dư thừa về số lượng nhưng chất lượng thấp, chưa 52 đáp ứng yêu cầu quản lý và phát triển đất nước của đội ngũ cán bộ trong bộ máy quyền lực nhà nước đang là vấn đề bức xúc đã đến lúc dứt khoát phải giải quyết. Chúng tôi cho rằng, để đẩy mạnh sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước cần có cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy quyền lực nhà nước từ trung ương đến địa phương và thực hiện giảm mạnh biên chế đi đôi với nâng cao chất lượng cán bộ quản lý nhà nước; coi đó là nhiệm vụ then chốt có tính quyết định cho sự thành công trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH, đưa Việt Nam thành một nước công nghiệp hiện đại vào giữa thế kỷ XXI. Những nhiệm vụ cụ thể đẩy mạnh của cải cách tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương và nâng cao chất lượng cán bộ quản lý nhà nước là: Thứ nhất, xây dựng tổ chức bộ máy quản lý đất nước thể hiện quan điểm Đảng l nh đạo thông qua bộ máy quyền lực Nhà nước. i) Để Đảng thông qua bộ máy quyền lực nhà nước, gắn chủ trương chính sách với thực tiễn cuộc sống, v a là người đưa ra chủ trương, chính sách nhưng đồng thời cũng là người tổ chức thực hiện cần h p nhất tổ chức bộ máy của Đảng với tổ chức bộ máy quyền lực của nhà nước.( khắc phục tình trạng song trùng tổ chức giữa các Ban của Đảng với các Bộ ngành hiện nay). ii) Thống nhất hệ thống tham mưu giúp việc t trung ương đến địa phương. Hiện nay hệ thống giúp việc ngày càng phình to. Chỉ tính 4 văn phòng cấp Trung ương cũng đã có tới 88 đơn vị giúp việc cấp vụ (Văn phòng Trung ương Đảng có 20 đơn vị cấp vụ trong đó có 3 doanh nghiệp; Văn phòng Chủ tịch nước có 21 đơn vị cấp vụ trong đó có 2 đơn vị sự nghiệp; Văn phòng Quốc hội có 28 đơn vị cấp vụ trong đó có 5 đơn vị sự nghiệp; Văn phòng Chính phủ có 19 đơn vị cấp vụ trong đó có 2 đơn vị sự nghiệp) và 124 phòng. Ở cấp tỉnh có 252 văn phòng gồm Văn phỏng tỉnh ủy, Văn phòng đoàn đại biểu quốc hội, Văn phòng hội đồng nhân dân, Văn phòng Ủy ban nhân dân; cấp huyện có 2139 văn phòng gồm Văn phòng Huyện ủy, Văn phòng Hội đồng nhân dân, Văn phòng ủy ban nhân dân. Nghị quyết hội nghị lần thứ sáu BCHTW khoá XII chỉ ra: “Về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả; về tiếp tục đổi mới hệ hệ thống tổ chức và quả lý, nâng cao chất lư ng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”. Chủ trương đã có nhưng triển khai thực hiện chậm, cấp dưới nghe ngóng cấp trên, nếu cấp trên thi hành thì cấp dưới chấp hành do vậy mà vấn đề tổ chức bộ máy, cán bộ đã thấy đúng không cần phải thí điểm mà tiến hành sớm, càng sớm càng tốt. 53 Theo chúng tôi, ở Trung ương, trên cơ sở thống nhất chức danh Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước, hợp nhất hai văn phòng là Văn phòng Trung ương Đảng và Văn phòng chủ tịch nước hiện nay thành một Văn phòng trung ương là hợp lý. Do đó ở cấp Trung ương chỉ thành lập 3 văn phòng là Văn phòng Trung ương (gồm Văn phòng Trung ương Đảng và Văn phòng Chủ tịch nước hiện nay), Văn phòng Quốc Hội và Văn phòng Chính phủ. Đồng thời cần thực hiện việc hợp nhất các vụ, các phòng ban trong các Văn phòng này theo hướng thực hiện đa nhiệm vụ. Đối với cấp tỉnh, thành phố nên hợp nhất bốn văn phòng thành một Văn phòng cấp tỉnh, thành phố. Các Quận, Huyện hợp nhất thành Văn phòng quận, huyện. Với cấp Phường Xã chỉ nên có một cơ quan giúp việc chung. Thứ hai, sắp xếp lại bộ máy quản lý nhà nước trung ương theo hướng h p nhất tổ chức bộ máy của Đảng với bộ máy chính phủ. Bảng 1 cho thấy hiện nay cả nước có 161.825 đầu mối là quá nhiều, trong khi đó, trên thế giới, nhiều nước có diện tích, dân số, quy mô nền kinh tế lớn hơn nhiều lần nước ta, nhưng bộ máy quả lý kể cả các bộ ngành và các tỉnh lại gọn nhẹ hơn nước ta (Xem bảng 4). Điều này đặt ra vấn đề phải sắp xếp lại bộ máy quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương. Về chính phủ, theo chúng tôi, giai đoạn 2021-2026 Việt Nam chỉ nên xây dựng một Chính phủ với 15 Bộ, ngành như sau: Quốc phòng. Công an. Ngoại giao. Nội vụ, Lao động, Thương binh và Xã hội (nhân sự và chính sách con người). Giáo dục, khoa học văn hóa và thể thao. Y tế. Kế hoạch, đầu tư và tài chính. Nông nghiệp, nông thôn và tài nguyên môi trường. Công nghiệp, thương mại và du lịch (công nghiệp và dịch vụ). Giao thông và xây dựng. Thông tin và truyền thông. Tư pháp. Ngân hàng nhà nước Việt nam. Thanh tra, kiểm tra và kiểm toán. Ủy ban dân tộc. 54 Các cơ quan sự nghiệp của Đảng và nhà nước, các cơ quan trực thuộc chính phủ chuyển vào các Bộ ngành theo chức năng, ví dụ Đài Truyền hình Việt Nam; Đài Tiếng nói Việt Nam; Thông tấn xã Việt Nam; Báo nhân dân, Tạp chí cộng sản, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Sự thật chuyển về Bộ Thông tin và Truyền thông. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Đại học quốc gia Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chuyển về Bộ Giáo dục, Khoa học, Văn hóa và Thể thao. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam chuyển về Bộ Nội vụ, Lao động, Thương binh và Xã hội. Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh chuyển về Bộ Công anKiểm toán nhà nước sáp nhập vào Bộ thanh tra và kiểm toán nhà nước. Thứ ba, tổ chức lại chính quyền địa phương theo hướng h p nhất để có quy mô tỉnh lớn hơn tạo không gian kinh tế phù h p với hiện nay đồng thời tinh giảm bộ máy và cán bộ. Việc duy trì không gian địa giới hành chính tỉnh, huyện, xã nhỏ hẹp không những mâu thuẫn với không gian kinh tế ngày càng mở rộng, mà còn là một trong những nguyên nhân làm cho bộ máy quản lý trở nên chia cắt, cồng kềnh, biên chế quản lý tăng lên dẫn đến tình trạng “quá sức chịu đựng” của chi NSNN. Đã đến lúc cần phải tổ chức lại địa giới hành chính theo hướng tăng quy mô của mỗi đơn vị hành chính. Nếu như năm 1976, việc tổ chức các đơn vị hành chính trong cả nước là 35 tỉnh và 3 thành phố trực thuộc Trung ương có thể chưa phù hợp, do những khó khăn về điều kiện giao thông, thông tin liên lạc, trình độ tổ chức quản lý của đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng được nên phải chia tách, thì hiện nay, khoảng cách địa lý đã được rút ngắn nhờ hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện hơn, thông tin các vùng nhanh hơn nhờ xây dựng chính phủ điện tử sử dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin và sẽ còn thuận lợi gấp nhiều lần với những thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại; đặc biệt trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật và trình độ quản lý của cán bộ công chức đã được nâng lên rất cao so với 30 năm trước. Vì thế việc sáp nhập lại các tỉnh thành phố, các huyện và xã vừa là đòi hỏi cấp bách để phát huy lợi thế các vùng miền, khắc phục tình manh mún do sự chia cắt lãnh thổ, tạo ra cạnh tranh không lành mạnh giữa các địa phương hiện nay vừa có điều kiện thực hiện. Theo chúng tôi, việc sáp nhập này cần dựa trên điều kiện địa lý và dân số. Ngoài Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh biên giới, vùng cao điều kiện còn khó khăn, còn lại mỗi tỉnh, thành phố tối thiểu phải có dân số từ 4-5 triệu người trở lên. Như vậy nước ta nên sắp xếp khoảng 20-25 tỉnh, thành phố. Theo đó, sẽ giảm số huyện, quận, thị xã xuống khoảng 500 đầu mối và khoảng 10.000 xã phường. Việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy từ trung ương đến địa phương như trên là cấp bách, song cực kỳ khó khăn và phức tạp. Vì thế cần phải có thời gian chuẩn bị 55 cho công việc này. Trước hết từ nay đến năm 2020 phải xây dựng xong Đề án sắp xếp lại tổ chức bộ máy. Việc triển khai thực hiện sắp xếp lại sẽ thực hiện xong trong thời gian những năm 2021-2025. Thứ tư, tổ chức hoạt động của hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội thiết kế theo hướng có một bộ phận chuyên trách gọn, chủ yếu là kiêm nhiệm chuyển sang hoạt động theo cơ chế tự quản, tự thu, tự trang trải cho hoạt động, dựa trên sự đóng góp của hội viên do lợi ích của họ được các tổ chức này bảo vệ. Các tổ chức hội nghề nghiệp được tự do hoạt động theo luật pháp của nhà nước và hoàn toàn tự chủ về tài chính. Thứ năm, tiếp tục đổi mới các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng trao quyền tự chủ về chuyên môn, tổ chức và tài chính. Phấn đấu đến năm 2025, số đơn vị công lập tự chủ về chi thường xuyên và chi đầu tư trong cả nước đạt được 30%; năm 2035 đạt 60% và đến năm 2045 đạt được 80%. Nhà nước chỉ đảm bảo biên chế, chi thường xuyên và đầu tư cho đơn vị sự nghiệp công để thực hiện giáo dục phổ cập tiểu học, trung học cơ sở, y tế cộng đồng và một số loại hình sự nghiệp công lập có tính đặc thù. Đồng thời với việc chuyển sang cơ chế tự chủ, nhà nước đổi mới chi cho hoạt động cho các đơn vị sự nghiệp công lập theo các chương trình, dự án mà nhà nước đặt hàng nhằm đáp ứng mục tiêu của nhà nước. Thứ sáu, sắp xếp lại đầu mối bên trong của các tổ chức quản lý bộ ngành trong cả nước theo hướng giảm cấp trung gian và giảm số lư ng các đầu mối cục vụ, phòng ban các cấp. Nếu hợp nhất được một số chức năng , nhiệm vụ của các tổ chức, bộ máy lãnh đạo Đảng với nhà Nước và Chính phủ như trên, sáp nhập các tỉnh, huyện xã, chuyển các Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội sang hoạt động tự trang trải, chuyển các đơn vị sự nghiệp công sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, thì số đầu mối có thể sẽ giảm được 2/3 so với hiện nay, bộ máy quản lý nhà nước của cả nước có khoảng 70.000- 75.000 đầu mối. Để giảm đầu mối quản lý, từ năm 2018 trở đi, không thành lập các Tổng cục, cục, vụ, viện, sở, phòng, ban quản lý mới. Những nơi xuất hiện các chức năng nhiệm vụ mới cần sáp nhập nhiệm vụ vào các đơn vị quản lý đã có, thực hiện nguyên tắc một tổ chức thực hiện nhiều chức năng quản lý. Thứ bảy, thực hiện tinh giảm biên chế và người hưởng lương t NSNN, nâng cao tỷ lệ phục vụ công dân của cán bộ công chức. 56 Hiện nay đất nước có 96 triệu người, 55 triệu người trong độ tuổi lao động. Trong khi đó, đội ngũ cán bộ công chức, viên chức và hưởng lương ngân sách nhà nước là 4, 3 triệu người (chưa kể lực lượng quân đội và công an). Như vậy tỷ lệ 24 người dân/ 1 cán bộ công chức, viên chức và hưởng lương NSNN và 14 lao động/1 cán bộ công chức, viên chức và hưởng lương NSNN. Tỷ lệ này cao hơn Thái lan, Nhật Bản, Singapore, Indonesia, Philipine và Đông Timor (vnexpress.net 2017). Tính riêng đội ngũ của hệ thống tổ chức Đảng, Nhà nước, Mặt trân tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội thì số cán bộ, công chức gần 1,9 triệu người, có nghĩa là 1 cán bộ, công chức phục vụ khoảng 50 người dân. Mức phục vụ công dân của cán bộ, công chức nước ta như thế là quá nhỏ. Trong điều kiện xây dựng Chính phủ điện tử, các cấp quản lý qua mạng và đang bắt đầu áp dụng hệ thông công nghệ thông minh, nên trong giai đoạn đầu như hiện nay có thể cứ 100 người dân/1cán bộ, công chức. Như vậy, với dân số và lao động hiện nay, đội ngũ cán bộ công chức nước ta đến năm 2025 chỉ cần khoảng 1000 ngàn người. Khi hệ thống quản lý thông minh đưa vào ứng dụng đồng loạt tới năm 2035 con số này sẽ là 150 người dân/1 cán bộ công chức và với dân số khoảng 105 triệu người, cán bộ công chức trong biên chế năm 2035 cần khoảng 650 ngàn, năm 2045 nếu dân số khoảng 110 triệu, thì cần khoảng 700 ngàn người. Để thực hiện được, thì từ nay đến năm 2020 cơ quan quản lý hành chính các cấp không tuyển thêm người dưới bất kỳ hình thức nào (biên chế hay hợp đồng 68). Từ năm 2021 trở đi bổ sung biên chế theo nguyên tắc 7-8 người về hưu tuyển thêm 1 biên chế. Thứ tám, khắc phục tình trạng “lạm phát” cấp phó, bổ nhiệm chế độ “hàm” tràn lan hiện nay. Cần quy định mọi tổ chức từ cấp trung ương đến địa phương chỉ bổ nhiệm 1 trưởng và 1 phó, những nơi phức tạp có thể 2 phó; tiến tới đến năm 2025 trở đi, moi cấp mọi ngành chỉ bổ nhiệm 1 trưởng 1 phó. Xóa bỏ tình trạng công chức ở vị trí lãnh đạo nhiều hơn công chức thực thi nhiệm vụ và chế độ “hàm” hiện nay. Thứ chín, trên cơ sở sắp xếp lại tổ chức bộ máy tiến hành nâng cao chất lư ng công chức. -Quy định quyền hạn gắn liền trách nhiệm của từng vị trí làm việc, khắc phục tình trạng quyền hạn rộng lớn nhưng trách nhiệm không rõ ràng như hiện nay. - Bổ nhiệm, đề bạt cán bộ ở mọi cấp, mọi ngành cần xuất phát từ hoạt động thực tiễn để tuyển chọn được người thực sự có đức, có tài vào làm việc trong các tổ chức của hệ thống chính trị; xây dựng cơ chế kiểm soát chặt chẽ quyền lực bằng các quy định của pháp luật, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch và thường xuyên kiểm tra, giám sát, đề cao trách nhiệm giải trình; xây dựng chế tài và xử lý nghiêm những cơ quan, đơn vị, cá nhân, nhất là người đứng đầu có vi phạm: Kiểm soát 57 quyền lực của cán bộ đặc biệt là cán bộ l nh đạo quản lý b ng luật pháp nghiêm minh trong lòng chế độ. Cán bộ công chức dù là lãnh đạo hoặc không lãnh đạo, dù ở cấp nào vi phạm luật pháp nhà nước và các quy định điều lệ, Cương lĩnh, Nghi quyết của Đảng, không đủ tư cách ở vị trí công tác đương nhiệm thì tuỳ theo mức độ mà vĩnh viễn suốt đời không được tuyển dụng, không được bổ nhiệm; bên cạnh việc thi hành kỷ luật Đảng theo nguyên tắc công bằng đối với mọi chức danh, cần xử lý nghiêm minh theo quy định pháp luật. -Thực hiện cải cách tiền lương công chức để đảm công chức toàn tâm toàn ý làm việc. Thực hiện chế độ trả tiền lương cao cho cán bộ công chức, theo nguyên tắc “lương cao cho công chức với năng lực và trách nhiệm cao” đồng thời xây dựng cơ chế để công chức “ không thể tham nhũng, không dám tham nhũng, không muốn tham nhũng và không cần tham nhũng” như kinh nghiệm của Sigapore. - Để thực hiện chủ trương mỗi tổ chức, mỗi công chức thực hiện nhiều nhiệm vụ, những năm trước mắt cần chú trọng việc đào tạo lại và bồi dưỡng cán bộ công chức; Đồng thời cần nghiên cứu chính sách xã hội để cho công chức hiện nay thôi việc trong bộ máy quản lý nhà nước được đảm bảo đời sống phù hợp với sự cống hiến của họ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Tuyên giáo Trung ương (2017) Tài liệu nghiên cứu các văn kiện Hội nghị lần thứ sau Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa 12. NXB Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội 2.Chính phủ (2017) Báo cáo số 392/BC-CP ngày 22 9 2017 về thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011 -2016 3. Phạm Chi Lan (2016) Bỏ biên chế để giảm gánh nặng 11 triệu người ăn lương nhà nước. https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/bo-bien-che-de-giam-ganh- nang-11-trieu-nguoi-an-luong-309 270.html. Cập nhật 09/06/2016 11:02 GMT+7 4.Lê Đăng Doanh (2017) Những đư c mất của kinh tế Việt Nam trong năm 2017 https://vietnambiz.vn/ts-le-dang-doanh-nhung-duoc-mat-cua-kinh-te-viet-nam- trong-nam-2017-41813.html. Cập nhật 15:50 | 31/12/2017 5.vnexpress.net (2017) Việt Nam đông công chức, viên chức nhất Đông Nam Á https//vnexpress.net/tin-tuc/goc-nhin/ban-thao/viet-nam-dong-cong-chuc-vien-chuc- nhat-dong-nam-a-3669338.html Cập nhật Thứ hai, 13/11/2017, 01:39 (GMT+7)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfve_to_chuc_bo_may_cua_he_thong_chinh_tri_va_doi_ngu_can_bo_c.pdf