Như đã nói, các mối quan hệ là một trong những tiềm năng giúp bạn tìm được công việc như mong muốn. Đó có thể là mối quan hệ của bố mẹ, anh chị em, thầy cô, bạn bè, người quen
Một cuộc khảo sát gần đây cho biết 57% người được phỏng vấn nói họ tìm được công việc hiện tại nhờ vào các mối quan hệ.
53 trang |
Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 714 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vì sao tôi thất nghiệp con đường nào cho tôi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
việc làm, nhưng vẫn có thể luôn có một bộ phận người lao động di chuyển từ nơi này sang nơi khác do nhu cầu của cuộc sống và chưa thể có việc làm ngay.
Thất nghiệp có tính cơ cấu: Là dạng thất nghiệp xảy ra khi có sự mất cân đối giữa cung và cầu lao động. Trong một nền kinh tế biến động, cầu về một loại lao động nào đó tăng lên, trong khi mức cầu về một loại lao động khác lại giảm đi, nhưng mức cung lao động lại không được điều chỉnh đồng thời nên xảy ra tình trạng thất nghiệp cơ cấu.
Thất nghiệp chu kỳ: Là dạng thất nghiệp xảy ra khi mức cầu chung về lao động thấp. Khi tổng mức chi và sản lượng giảm, thất nghiệp sẽ tăng lên ở khắp mọi nơi trong toàn bộ nền kinh tế. Khác với thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp cơ cấu, thất nghiệp chu kỳ phản ánh sự rệu rã, suy thoái của một nền kinh tế.
Thất nghiệp được định nghĩa trong Công ước Bảo hiểm xã hội (tiêu chuẩn tối thiểu) số 102, năm 1952 là: “sự ngừng thu nhập do không có khả năng tìm đƣợc một việc làm thích hợp trong trƣờng hợp ngƣời đó có khả năng làm việc và sẵn sàng làm việc”. Công ước số 168, năm 1988 đã bổ sung thêm “tích cực tìm kiếm việc làm”
Các lý thuyết về thất nghiệp tuy từ các cách tiếp cận khác nhau nhưng đều cho thấy một điều cơ bản đó là trong một nền kinh tế hoàn hảo thì vẫn có một bộ phận người lao động không có việc làm, nhưng không tìm được việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào khả năng giải quyết việc làm của các chính phủ và sự đấu tranh của giai cấp công nhân đối với giới chủ.
Thất nghiệp được coi là bạn đồng hành của nền kinh tế thị trường. Thất nghiệp và lạm phát là hai vấn đề nan giải nhất của các quốc gia trong nền kinh tế thị trường, có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và sự ổn định kinh tế - chính trị - xã hội của từng nước. Vì vậy, chính phủ các nước thường xuyên có các đối sách để giải quyết hai vấn đề này tuỳ thuộc vào điều kiện của mình trong từng giai đoạn. Theo nhà kinh tế học William Beverigde, thất nghiệp không phải là căn bệnh, nhưng nó là triệu chứng của một hoặc một vài căn bệnh của nền kinh tế, có thể ví như một cơn sốt của con người bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Do thất nghiệp xảy ra đối với từng người nên có ảnh hưởng rất lớn đến chính bản thân và gia đình họ. Mặt khác thất nghiệp của số lớn các cá nhân cũng sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đối với xã hội.
CHƯƠNG 1: NHÌN NHẬN VỀ THỰC TRẠNG
Việc làm sau khi tốt nghiệp luôn là vấn đề bức xúc không chỉ đối với bản thân sinh viên mà cả đối với gia đình, nhà trường và xã hội. Có một việc làm đúng với ngành nghề đào tạo luôn là mơ ước của hầu hết không chỉ đối với các sinh viên tốt nghiệp ra trường mà ngay cả đối với các em còn ngồi trên ghế giảng đường Đại Học. Mỗi mùa tuyển sinh cận kề thì việc chọn trường, chọn nghề luôn là điều băn khoăn lớn của nhiều bạn trẻ. Và trở thành tân sinh viên của các trường Đại Học chính là ước mơ mà các bạn luôn cố gắng, nỗ lực hết mình để hướng tới. Tuy nhiên, sau 4 - 5 năm (thậm chí còn lâu hơn nữa) “dùi mài kinh sử”, khi chuẩn bị hành trang bước vào cuộc sống thì không ít trong số họ băn khoăn câu hỏi:“ đi đâu, về đâu? ”. Chưa kịp mừng vui vì dứt được gánh nặng học hành, bước vào vòng xoay cơm áo gạo tiền, nhiều cựu sinh viên lại phải đối mặt với nỗi lo mới : „‟thất nghiệp‟‟. Thất nghiệp luôn là vấn đề nan giải đối với sự phát triển kinh tế, nền kinh tế muốn phát triển toàn diện và hiệu quả cần giải quyết tốt các vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế,
đặc biệt là vấn đề thất nghiệp. Đây là vấn đề chung khiến cả thế giới phải đau đầu.
Theo các nhà xã hội học, tình trạng thất nghiệp không chỉ được thể hiện dưới dạng người trong độ tuổi lao động không có việc làm mà phải nhìn nhận dưới nhiều góc độ như: công việc không đúng chuyên môn, làm một lúc nhiều việc nhưng không chịu trách nhiệm cụ thể, làm đúng chuyên môn nhưng không được bàn giao công việc cụ thể,....
Thực tế, tỷ lệ sinh viên ra trường làm đúng ngành nghề đào tạo không được xác định rõ ràng, nhưng nếu nhìn vào các cơ quan, doanh nghiệp sẽ dễ dàng nhận thấy công việc họ đang làm khác xa với những gì học trên giảng đường. Bên cạnh đó, tình trạng không có việc làm của sinh viên sau khi ra trường hiện nay là rất cao và đáng báo động.
Hiện nay, hầu hết sinh viên khi ra trường, nhất là các sinh viên học tại các thành phố lớn, đều bắt đầu đôn đáo kiếm một công việc tạm thời nào đó để làm lấy tiền trụ lại thành phố rồi xin việc ổn định sau, mà không phải xin tiền bố mẹ. Các công việc mà họ làm đa phần là không cần đến bằng cấp như: Bưng bê tại
các quán cafe, quán ăn hay làm nhân viên trực nghe điện thoại, làm gia sư Chỉ là những công việc đơn giản như thế, lương không đủ ăn nhưng để xin được một chỗ làm ổn định cũng không phải dễ dàng gì.Trong bối cảnh hiện nay, trường hợp sinh viên tốt nghiệp ra trường phải làm trái ngành - những công việc không liên quan đến trình độ, bằng cấp đã không còn là chuyện hiếm. Sẽ không quá khó để bắt gặp những hình ảnh sinh viên bán trà đá vỉa hè, đi tiếp thị sản phẩm hay làm bảo vệ, phục vụ tại các quán bar, nhà hàng Thậm chí, nhiều người còn chấp nhận phải đi làm công nhân trong các xí nghiệp, nhà máy với công việc nặng nề, vất vả trong khi đồng lương lại quá eo hẹp và chật vật. Khi không xin được việc làm ổn định trong khi vẫn phải bắt buộc đảm bảo cho nhu cầu của cuộc sống thì không thể có con đường nào khả thi hơn là việc họ chấp nhận làm trái ngành.
Thậm chí đáng buồn hơn, có những bạn tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại ưu nhưng do cơ hội chưa đến hoặc ngành nghề mình học không được “hot” vào thời điểm đó thì vẫn phải chấp nhận tình trạng thất nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh nhiều bạn trẻ ý thức được rằng, dù không làm đúng chuyên ngành được
đào tạo, vẫn cố gắng tìm công việc phù hợp để kiếm thêm thu nhập, nuôi sống bản thân thì vẫn có không ít người cảm thấy xấu hổ khi bản thân tốt nghiệp một trường đại học danh tiếng mà phải đi làm những công việc bình dân.
Do mang nặng tư tưởng đó nên nhiều bạn trẻ sau khi tốt nghiệp vẫn sống dựa dẫm vào gia đình, đều đặn hàng tháng nhận tiền của bố mẹ gửi cho. Và rồi không ít trong số đó, sau một thời gian không thể tìm được việc làm ưng ý lại quyết định tìm đường học tiếp lên cao học. Đó dường như là sự lựa chọn tối ưu, có thể một lúc giải quyết được nhiều vấn đề: Không bị coi là thất nghiệp, vẫn được ở lại thành phố lớn chứ không phải về quê và hàng tháng vẫn được bố mẹ đều đặn chu cấp tiền ăn học
“Đây là một chiều hướng đáng lo ngại. Nhiệm vụ tăng cường hệ thống an sinh xã hội và thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang việc làm chính thức là rất cần thiết, giúp hỗ trợ giảm nghèo, tăng cầu trong nước và tăng trưởng kinh tế”Giám đốc ILO Việt Nam Gyorgy Sziraczki nhận định.
Tình trạng ấy không chỉ xảy ra với các sinh viên có bằng loại khá, trung bình khá mà thậm chí cả những sinh viên ra trường với tấm bằng loại giỏi vẫn
loay hoay không biết phải đi đâu, về đâu trong tình trạng ở các công ty, các cơ quan lúc nào cũng chồng đống những xấp hồ sơ xin việc. Nên có không ít bạn sinh viên sau khi học xong Cao đẳng hay Đại học do không xin được việc đã chọn giải pháp là học tiếp, học liên thông hay học văn bằng hai để lại được bố mẹ nuôi như tâm sự của một số bạn sinh viên: “Mình chán cảnh phải ngồi chầu chực xin việc ở các trung tâm mà cuối cùng lại về không nên mình đã bảo bố mẹ rồi, mình sẽ học lên Cao học. Hy vọng với tấm bằng thạc sĩ thì ra trường sẽ suôn sẻ hơn”.
Cũng có nhiều sinh viên ra trường đã tìm được việc làm sau một vài tháng đầu vật lộn nhưng hầu hết trong số họ không mấy ai được làm công việc theo đúng chuyên nghành mình đã học mà hầu hết là xin việc trái ngành, nghề. Và để xin được những công việc khác này, sinh viên phải học thêm nhiều kiến thức có thể khác rất xa chuyên môn đã học.
Rất nhiều trung tâm tuyển dụng việc làm lợi dụng các sinh viên mới ra trường để lừa bịp bằng các chiêu nộp hồ sơ cộng với tiền phí xin việc để rồi
công việc thì chẳng thấy đâu, nhiều sinh viên mới ra trường do thiếu hiểu biết nên vừa bị lừa mất tiền, lại mất cả công sức lẫn thời gian làm việc không công cho một công ty nào đó.
Hiện nay, ngành được thị trường lao động “khát” chủ yếu là kế toán, kinh doanh, chuyên viên công nghệ thông tin và một số nghề mới nổi như PR, marketing Thực tế, không riêng ngành xã hội vốn bị coi là ít cơ hội việc làm, mà ngay cả những ngành đang cần lao động nêu trên vẫn rơi vào tình trạng không tuyển dụng được nhân lực theo yêu cầu.
Theo báo cáo vê tình hình kinh tế-xã hội 9 tháng năm 2014 của Tổng Cục thống kê vừa công bố, tỷ lệ thất nghiệp của lao động chỉ là 2,12%. Nếu như quý II/2014, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 1,84%, thì đến quý III/2014 tỷ lệ này ở mức 2,17%, tăng 0,33% so với quý trước. Một con số khác cũng đáng chú ý, trong quý IV/2013 lao động có trình độ đại học thất nghiệp là
người, đến quý II/2014, con số này tăng lên mức 147.000 người và đến quý III/2014 là 174.000 người. Điều này cho thấy, tình trạng lao động có trình độ đại học thất nghiệp không giảm, trái lại còn tăng lên. Trong đó tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 3,51% và tỷ lệ thất nghiệp khu vực nông thôn là 1,56%.
Tỷ lệ có việc làm đúng chuyên ngành của sinh viên khối tự nhiên là khoảng 60%, còn các trường thuộc khối xã hội thấp hơn nhiều. Một nghiên cứu gần đây cho thấy cứ 100 sinh viên khối xã hội mới tốt nghiệp ra trường chỉ có khoảng 10 người tìm được công việc đúng chuyên môn. Số còn lại làm những công việc khác để lo cho cuộc sống và chờ cơ hội. Những con số trên đã phản ánh khá rõ những khó khăn trong tìm kiếm việc làm của giới trẻ.
Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp chung thấp nhưng tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên từ 15-24 tuổi trong 9 tháng lại cao gấp 3 lần, lên tới 6,31%. Tỷ lệ thất
nghiệp của thanh niên có sự chênh lệch rõ ràng giữa khu vực thành thị (11,71%) và khu vực nông thôn (4,1%).
Bảng thống kê tỉ lệ lao động trẻ có bằng Đại học từ năm 1989 đến năm 2014
Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế 9 tháng năm nay ước tính 53,4 triệu người, tăng 642.900 người so với cùng kỳ năm trước, trong đó lao động trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 47%, lao động công nghiệp chiếm 21,1%, lao động dịch vụ chiếm 31,9%.
0% Cơ Cấu Lao Động
Dịch Vụ 32%
Nông Lâm
Ngư 47%
Công Nghiệp
21%
Cơ cấu lao động của các ngành Công – Nông- Lâm – Ngƣ nghiệp và dịch vụ
Đặc biệt, nhóm thanh niên từ 20-24 tuổi tốt nghiệp cao đẳng và đại học trở lên (sinh viên mới ra trường) có tỷ lệ thất nghiệp rất cao, lên tới 20,75%. Tỷ lệ này ở nhóm lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hơn nhiều so với không có chuyên môn kỹ thuật: 54,4% so với 39,6%.
Tỉ Lệ Thất Nghiệp
0% 0%
Lao Động
không có Trình Độ 42%
Lao Động có
Trình Độ 58%
Cơ cấu tỉ lệ thất nghiệp của Lao động có trình độ và Lao động không có trình độ
Mặt khác, báo cáo cho thấy chỉ số sử dụng lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 1/9 tăng 0,7% so với tháng trước và tăng 4,2% so với cùng thời điểm năm trước.
Lao động khu vực doanh nghiệp nhà nước nhìn chung ổn định, doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng từ 4,2-5,6%.
Tại thời điểm 1/9, trong khi chỉ số sử dụng lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp khai khoáng giảm 3,6% thì chỉ số này trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, ngành sản xuất, phân phối điện tăng, ngành cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tiếp tục tăng từ 2,6 - 4,8%.
Chỉ số sử dụng lao động trong các doanh nghiệp của các tỉnh, thành có quy mô công nghiệp lớn tại thời điểm 1/9 tiếp tục tăng so với cùng thời điểm năm 2013. Quảng Nam tăng 5,6%, Đồng Nai tăng 4,5%, Hải Phòng tăng 3,8%, Quảng Ninh tăng 3,6%, Bình Dương tăng 3,0%, Cần Thơ tăng 2,2%, Vĩnh Phúc tăng 2,1%, Bà Rịa-Vũng Tàu tăng 1,9%, thành phố Hồ Chí Minh tăng 1,8%, Đà Nẵng tăng 1,5%, Quảng Ngãi tăng 0,8%, Bắc Ninh tăng 0,7%.
Đặc biệt, một số tỉnh có chỉ số sử dụng lao động tăng cao do số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tăng lên, một số doanh nghiệp mở rộng sản xuất hoặc đi vào hoạt động chính thức như: Thái Nguyên tăng 79,7%, Nghệ An tăng 45,5%; Hậu Giang tăng 25,6%, Lào Cai tăng 21,0%.
Theo kết quả khảo sát của Tổng Cục thống kê, tính đến thời điểm 1/10, lực lượng lao động cả nước ước tính là 54,4 triệu người, tăng 583.200 người so với cùng thời điểm năm 2013, trong đó lao động nam chiếm 51,6%, lao động nữ chiếm 48,4%. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động ước tính 47,8 triệu người, tăng 121.200 người so với cùng thời điểm năm trước.
CHƯƠNG 2: NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU
Thất nghiệp là vấn đề phổ biến đối với hầu hết các quốc gia, kể cả những nước phát triển. Làm rõ tỷ lệ thất nghiệp sẽ đánh giá chính xác mức sống và tình hình ổn định kinh tế, chính trị, xã hội... tại quốc gia đó. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng của sinh viên sau khi ra trường không có việc làm là do đâu??
Cơ Chế Đào Tạo Ngành Không Phù Hợp
Hiện nay, trên cả nước ta có trên 500 trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp trên cả nước do đó mỗi năm số lượng sinh viên được ra trường khá đông nhưng chỉ có một số trường đạt chuẩn Đai học thực sự.
Theo đánh giá, ở các trường tư thục, thì 10 sinh viên mới có một một sinh viên đạt chất lượng đại học thực sự.Ví dụ: một số trường không có người vào học, tuyển sinh ồ ạt nhưng chỉ vài chục thí sinh dự thi sống leo lắt mà không xóa bỏ hẳn, đăng ký ở một nơi, dạy ở một nơi, không có thầy, cơ sở vật chất không đạt chất lượng. Hoặc hiện tượng mượn danh để mở trường, lớp đã bị lên án nhiều.
Ngoài ra việc đào tạo không đúng nhu cầu xã hội, sinh viên ra trường không đáp ứng yêu cầu của ngành nghề, dẫn đến khó tìm được việc làm.Việc mở cửa ồ ạt các trường đại học với chất lượng đầu vào thấp là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sinh viên tốt nghiệp mỗi năm tăng vọt. Để tồn tại và phát triển, các trường Đại học, Cao đẳng ưu tiên đào tạo các ngành nghề không phù hợp với nhu cầu lao động trong xã hội hiện tại. Các trường ĐH, CĐ mà đặc biệt là các trường tư nhân tập trung đào tạo các nghề được giới trẻ xem là “hot”, được nhiều người lựa chọn hay ngành được mọi người nhận định có khả năng kiếm tiền cao. Dẫn đến tình trạng các ngành học trong khối kinh tế quá tải như các ngành kế toán, quản trị kinh doanh, ngân hàng,... Trong khi đó, các ngành về Khoa Học – Xã Hội ít được các em quan tâm dẫn đến tình trạng ngành có nhu cầu nhân lực thì thiếu hụt, ngành dư thừa nguồn nhân lực.
Chương Trình Đào Tạo Còn Lạc Hậu
Tình trạng sinh viên ra trường không có việc làm một phần cũng có nguyên nhân ở phía đào tạo. Nhiều chương trình đào tạo quá cũ kỹ, lạc hậu, từ nội dung đến phương pháp giảng dạy. Đôi khi được học là có còn vào thực tiễn giảng dạy, học tập thì không có vì vậy không phát huy được khả nãng sáng tạo của sinh viên. Tại một số nước nền giáo dục hiện đại thì sinh viên sau khi học hết năm 3 thì có thể làm việc được tại một cơ quan theo một ngành nghề đã được đào tạo. Phần đông ngoài các chương trình ở trường đại học họ cần phải học thêm các khóa học ở ngoài như ngoại ngữ tin học để có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc.
Về cơ cấu đào tạo, có thể nói cơ cấu đào tạo của nước ta còn quá lạc hậu và chưa bám sát thực tế. Trong khi một đất nước đang phát triển như VN rất cần đến đội ngũ kỹ sư kỹ thuật, công nghệ xây dựng cơ bản thì nguồn cung cấp nhân lực từ phía đào tạo lại chưa đáp ứng được hết nhu cầu trong khi sinh viên ngành kinh tế thì đang quá dư thừa. 90% phần trăm sinh viên kinh tế ra trường
không có việc làm là một phần do bên đào tạo không nắm được nhu cầu thực tế
về nguồn nhân lực, chưa thông tin đầy đủ cho sinh viên về việc chọn nhóm ngành học, nhiều sinh viên chọn trường chỉ theo cảm tính không tính đến mục đích phục vụ tương lai và khả năng xin việc làm sau này. 50% lao động ở tất cả các cấp bậc, bằng cấp không yên tâm, thỏa mãn với những việc mình đang làm, đều muốn “nhấp nhổm”. Viện Khoa học GD Việt Nam nghiên cứu rằng, 50 % giáo viên ân hận là đã chọn nghề này và nếu có điều kiện lựa chọn nghề khác thì họ không bao giờ quay lại.
Các cơ sở giáo dục ĐH tổ chức đào tạo chưa quan hệ chặt chẽ với thị trường lao động, chưa nắm bắt được nhu cầu nhân lực. Chưa kể việc đăng ký tuyển sinh và lựa chọn ngành, trường đào tạo là do học sinh tự quyết định, tuy nhiên lại thiếu thông tin dự báo nguồn nhân lực, thông tin về thị trường lao động...
Giáo dục đại học rất quan trọng. Bởi nếu không tốt thì sẽ không ra được nguồn nhân lực như chúng ta mong muốn, không ra con người trí thức trẻ. Mình cứ nói “hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Nhưng nếu không có người nối
tiếp thì cũng không có nguyên khí. Một điều đáng lo lắng, thuộc về căn nguyên là không chỉ người dân mà ngay nhà nước vẫn có chính sách khuyến khích “chạy theo bằng cấp”.Về chất lượng đào tạo, hiện nay chất lượng đào tạo và thực tế còn có khoảng cách quá xa. Những gì sinh viên được học phần lớn chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc. Nguyên nhân một phần là do học không được đi đôi với hành, thiếu cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho cơ sở giảng dạy hoặc nếu có thì quá xa so với thực tế của công việc. Phần khác là do xã hội ngày càng phát triển với tốc độ cao vì vậy sản xuất cũng thay đổi theo. Phương thức sản xuất thay đổi trong khi đó đào tạo không bắt kịp được những thay đổi này vì vậy thường bị tụt hậu. Khi không có sự cân bằng đồng bộ giữa đào tạo và thực tế công việc đã làm cho sinh viên sau khi ra trường không đủ khả năng để phục vụ cho công việc. Họ cảm thấy rất lúng túng trước những yêu cầu của đơn vị lao động.
Chưa Chú Trọng Hướng Nghiệp
Theo các chuyên gia giáo dục, công tác hướng nghiệp trong các nhà trường vẫn còn mang tính hình thức và chưa được chú trọng. Theo Quy định của Bộ GD-ĐT, hoạt động hướng nghiệp tại trường phổ thông dành cho học
sinh lớp 9 - 10 - 11 và 12 là nhằm giúp các em tìm hiểu năng lực bản thân, thế giới nghề nghiệp và thông tin về các trường. Tuy nhiên, việc thực hiện này còn mang tính chiếu lệ, qua quýt. Chương trình dạy nghề hiện nay đối với học sinh bậc THCS và THPT chưa thực sự thu hút, học sinh nam phải học thêu thùa, móc len... hay học sinh nữ loay hoay với bảng điện... hầu hết các em đều học mang tính đối phó cho xong.
Khâu định hướng nghề nghiệp yếu, dẫn đến học sinh không thể hình dung ra nghề nghiệp sau này của mình như thế nào, việc lựa chọn trường và nghề nghiệp của học sinh theo cảm tính. Nhiều học sinh không xác định được mình đi đâu sau khi tốt nghiệp THPT, không biết năng lực của mình phù hợp với ngành gì, không biết xã hội cần gì. “Ở nước ta, khâu hướng nghiệp còn quá bị coi nhẹ. Kinh nghiệm trên thế giới rất chú ý đến hướng nghiệp như Đức hướng nghiệp cho học sinh sau khi học trung học, Anh hướng nghiệp sau lớp 10... để phân luồng học sinh đi theo con đường học nghề hay học CĐ,ĐH.
“Nếu định hƣớng nghề nghiệp tốt, các em sẽ lựa chọn học nghề hay thi ĐH, CĐ ngay từ cấp 3, để tránh tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” nhƣ hiện nay và cũng chính vì hƣớng nghiệp chƣa tốt, học sinh học ra trƣờng mà vẫn chƣa hiểu rõ ngành nghề mình đang học, đang làm. Từ việc không hiểu dẫn đến việc chán học, không yêu thích ngành nghề đã học, không làm đƣợc việc”, GS Phạm Minh Hạc, Nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, nhận định.
Ảnh Hưởng Của Nền Kinh Tế - Xã Hội
Hiện nay, nền kinh tế thị trường nước ta xảy ra nhiều biến động. Hoạt động kinh tế, thương mại gặp nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp, cá nhân có những cân nhắc trong hoạt động tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực. Do đó, số lượng tuyển dụng nguồn lao động trở nên hạn hẹp. Điều này làm tăng tính cạnh tranh trong sinh viên khi tìm công việc mình yêu thích và phù hợp với bản thân. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng “con ông – cháu cha” hay được giới trẻ gọi tắt là
„‟ COCC‟‟- những người có gốc, có người thân hay quen biết thì dễ dàng được một công việc. Chỉ có những sinh viên có năng lực thực sự, năng động, sáng tạo mới có thể dễ dạng tìm công việc cho riêng mình. Tuy nhiên, một số người dù có năng lực nhưng xã hội với việc ưu tiên quen biết, gốc gác thì những nhân tài đang ngày càng bị vùi dập.
Đối với các cơ quan, tổ chức nhà nước, nhu cầu tuyển dụng công chức, viên chức ngày càng có yêu cầu cao hơn về chất lượng và có nơi thừa về số lượng.
Về Phía Bản Thân Sinh Viên và Gia Đình
Về phía bản thân cũng như gia đình của sinh viên cũng là một yếu tố gây ra tình trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường. Hiện nay, số sinh viên thực sự chăm học, tự rèn luyện tu dưỡng thì không nhiều, có trường chỉ dưới 10%. Ở Việt Nam, ai cũng nói học phổ thông, nhất là lớp 12 thì quá căng thẳng, còn học đại học là “nghỉ ngơi”. Nhưng ở trên thế giới thì ngược lại. Đơn giản như thư viện của trường đại học ở nhiều nước là mở suốt ngày đêm, kể cả ngày lễ. Còn ở Việt Nam thư viện ít hoặc rất sơ sài, ít đầu sách và ít người đọc. Cụ thể như sau: không ít sinh viên có nhiều thú vui hơn là trau dồi học tập, chuyên môn chỉ có 20 – 30% sinh viên tham gia các hoạt động xã hội gồm công tác Đoàn, công tác thanh niên và sinh viên. Ở các trường ĐH – CĐ số sinh viên
tham gia công tác hè tối đa 30% tham gia trong khi con số này ở các nước tư bản là 80% - 90%.
Sinh viên hiện nay có xu hướng sau khi tốt nghiệp ai cũng muốn trụ lại ở thành phố, và tìm mọi cách để có thể bám trụ lại. Họ không cần để ý rằng công việc đó có phù hợp với mình không, có đúng với ngành mình được đào tạo hay không, mà chỉ cần có một công việc miễn sao có thu nhập. Chính điều này đang làm cho các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM quá tải về dân số cũng như sức ép về nhu cầu việc làm. Có hàng mấy trăm người cầm tấm bằng đại học, nhưng lại làm mấy nghề thủ công, đơn giản hay lao động nặng nhọc ở thành phố, trong khi các miền khác thì thiếu trầm trọng Tình hình này đã và đang gây ra những ảnh hưởng xấu đến chủ trương phát triển kinh tế, xã hội ở miền núi nông thôn của Đảng và nhà nước.
Bản thân sinh viên khi ra trường thiếu sự chủ động, kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn. Trong trường đại học không tự rèn luyện, tu dưỡng, không phấn đấu và thiếu lý tưởng sống. Bạn ngủ cả ngày, nếu bạn ngủ cả ngày thì tất nhiên sau đó bạn sẽ không có việc làm. Đừng mong một ngày công việc sẽ gõ cửa nhà bạn. Chán nản và không chịu ra ngoài tìm kiếm cơ hội việc làm thì chẳng thể mong mình có một công việc tốt được. Bên cạnh đó ngủ cả ngày khiến sức khoẻ giảm sút, đầu óc mụ mị, có thể gây ra bệnh trầm cảm. Không chỉ
thiếu kinh nghiệm, nhiều sinh viên mới ra trường có tư tưởng “ngại khó”, thiếu sự kiên trì và lòng đam mê với công việc.
Thiếu Kỹ Năng Mềm
Trong thời buổi kinh tế khó khăn, các công ty tuyển dụng có khuynh hướng tiếp nhận những người có thể làm được việc ngay. Họ ngại biến công ty thành nơi thực tập của sinh viên mới ra trường hoặc không muốn bỏ ra phí đào tạo lại vì vậy họ luôn từ chối ngay cả với những sinh viên tốt nghiệp bằng giỏi của trường đại học danh tiếng.
Các kỹ năng làm việc theo nhóm, quản lý thời gian, giao tiếp với khách hàng, với lãnh đạo, báo cáo của sinh viên đều có vấn đề. Khả năng lướt web của họ rất nhanh nhưng trình bày bản chuẩn trên Word, Excel thì lại không làm được. Theo TS Nguyễn Ngọc Anh, ngay cả với các cử nhân khoa học tự nhiên như ngành toán thì cũng chỉ một số ít xác định rõ công việc thực sự là gì nên có sự chuẩn bị phù hợp. “Nhiều người đến phỏng vấn nhưng không biết nhà tuyển dụng cần vị trí gì, công việc như thế nào” - ông cho biết. Không ít cử nhân mang hồ sơ xin việc đến văn phòng nhưng nhà tuyển dụng nhanh chóng thất vọng khi nhận ra những thứ học được trên giảng đường hóa ra rất xa lạ với đòi hỏi của công việc thực tế. “Chúng tôi gần như không cần đến những mớ khái niệm, phạm trù, nguyên tắc, đặc điểm mà sinh viên học được trong nhà trường.
Cái mà chúng tôi cần là kỹ năng thực hành, kiến thức về sự vận hành của luật pháp trong thực tiễn, chứ không cần sự trích dẫn các văn bản quy phạm pháp luật vì có thể tra cứu không khó khăn gì. Điều quan trọng nhất trước một vụ tranh chấp là thân chủ cần biết được trong thực tiễn, tòa án sẽ phán quyết thế nào chứ không phải là kết quả sẽ ra sao nếu vận dụng các nguyên tắc luật học chung chung. Vì thế, rất nhiều cử nhân luật bị chúng tôi từ chối” - ông giải thích.
Bên cạnh việc thiếu kinh nghiệm làm việc thì không ít bạn trẻ đánh mất cơ hội lập nghiệp do thiếu kỹ năng mềm. Nhiều người không nhận thức đúng, đủ về vấn đề này. Hầu hết rất bị động, hiểu mơ hồ về kỹ năng mềm, vai trò của kỹ năng mềm đối với công việc của mình. Điều này khiến cho kỹ năng mềm của sinh viên hiện nay còn yếu. Đánh giá về kỹ năng mềm của sinh viên hiện nay, thạc sĩ Trịnh Lê Anh – Phó khoa Du lịch học, giảng viên bộ môn kỹ năng mềm ĐH Khoa học xã & Nhân văn – ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết: “Theo tôi điều đầu tiên phải nói là thiếu. Khi tôi ra nước ngoài tiếp xúc và có dịp so sánh, tôi nhận thấy thanh niên Việt Nam rất hồn hậu và tự nhiên chủ nghĩa. Các bạn sinh
viên ở trường đại học của chúng tôi và những trường đại học mà tôi được biết, còn non nớt và thiếu tự tin hơn rất nhiều so với những bạn bè cũng trang lứa ở Malaysia, ở Indonesia, Singapore, thậm chí ở Lào và Campuchia. Tôi nghĩ rằng cái tự nhiên chủ nghĩa đã khiến cho tâm thế của người thanh niên Việt Nam bị thấp đi”.
Nếu như các bạn sớm tự định hướng cho mình những việc cần làm từ khi còn là sinh viên, rèn luyện kỹ năng phục vụ công việc sau này thì mọi việc sẽ dễ dàng hơn. Mặt khác, nếu trướ c đây có ý thức làm dày thêm kinh nghiệm và vốn sống thì bây giờ các bạn sẽ đỡ lúng túng và có nhiều lựa chọn hơn.
Không Chủ Động Học Ngoại Ngữ, Tin Học
Hiện nay, nước ta tăng cường mở cửa hội nhập và giao lưu quốc tế góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đưa nét văn hóa của người Việt đến gần hơn đối với bạn bè các nước. Việc học một ngoại ngữ là việc vô cùng cần thiết mà chủ yếu là tiếng Anh, tin học. Để có thể ra trường và có công việc phù hợp mỗi sinh viên cần trang bị vốn kiến thưc về Ngoại ngữ vững chắc đáp ứng nhu cầu của nhà trường và doanh nghiệp. Đồng thời, ngoại ngữ giúp quá trình làm việc với các đối tác nước ngoài được diễn ra suôn sẻ và hiệu quả hơn. Hiện nay, các công ty đều yêu cầu trình độ ngoại ngữ nhất định phục vụ cho quá trình làm việc tại công ty. Rất nhiều sinh viên đã bỏ lỡ thời gian rãnh rỗi thời ĐH,CĐ. Tình trạng lười học, ngủ nướng với suy nghĩ “trẻ không ăn chơi già hối hận” nên rất nhiều bạn bỏ phí thời gian và tuổi trẻ . Một điểm yếu khác mà SV hiện nay thường mắc phải là khả năng ngoại ngữ, tin học và kỹ năng sử dụng các thiết bị văn phòng còn rất yếu kém.Tuy nhiên, nhiều sinh viên trong quá trình học tập trên giảng đường ĐH, CĐ không ý thức được tầm quan trọng của nó.
Hay các bạn sinh viên luôn nhận thức được đó là những điều kiện cần thiết khi ra trường nhưng cứ mặc kệ không đầu tư công sức thời gian và tiền bạc
cho vấn đề đó. Dẫn đến nhiều SV ra trường phỏng vấn bị trượt ngay từ vòng loại do yếu kém ngoại ngữ và tin học văn phòng. Khi vào làm việc, nhiều SV lúng túng khi phải sử dụng những thiết bị như máy in, máy fax, máy photocopy và điều này thường gây khó chịu cho nhà tuyển dụng, dẫn đến thất nghiệp cũng là điều dễ hiểu.
Chính Sách Phát Triển Của Nhà Nước Chưa Hiệu Quả
Bên cạnh những nguyên nhân về kinh tế xã hội , đào tạo thì nguyên nhân về chính sách của nhà nước cũng là yếu tố đáng kể tác động đến vấn đề này. Những năm gần đây nhà nước cũng có rất nhiều quan tâm đền sự nghiệp đào tạo đại học nói riêng cùng với những khuyến khích để sử dụng sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Nhưng về cơ bản thì nhà nước vẫn chưa có chính sách hợp lý để phát triển chính sách cũng như tạo điều kiện cho sinh viên sau khi ra trường yên tâm công tác và phát huy hết khả năng, chẳng hạn như chính sách đối với những người về công tác tại những vùng sâu vùng xa hải đảo chưa hợp lý cho lắm nên không thu hút được sinh viên sau khi ra trường.
Vì vậy mà nhà nước cần phải có chính sách hợp lý cũng như thỏa đáng hơn nữa cả về mặt vật chất cũng như tinh thần để sinh viên sau khi ra trường sẵn sàng có công tác ở bất cứ nơi đâu để góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa và đỗi mới đất nước.
Bị Động Khi Tìm Việc
Đây là một trong những lỗi thường mắc phải của sinh viên mới ra trường. Thường thì họ sẽ dựa vào hoặc ỷ lại vào bố mẹ, tận dụng các mối quan hệ của bố mẹ hoặc chờ đợi một công ty, cơ quan nào đó đến tìm mình.
Lời khuyên dành cho các sinh viên là hãy chủ động tìm việc và nắm bắt cơ hội. Trong thời đại công nghệ số và phát triển như hiện nay thì các công ty, cơ quan và doanh nghiệp luôn đề cao tính năng động, cạnh tranh lành mạnh của các ứng viên.
Dựa Dẫm Vào Mạng Internet Thái Quá
Không thể phủ nhận tính năng và hữu ích của internet, nhất là trong thời buổi như hiện nay. Tuy nhiên bạn không nên phụ thuộc vào nó một cách thái quá.
“Có hàng ngàn ứng viên nộp hồ sơ trên mạng vào cùng một vị trí ứng tuyển, nếu bạn muốn có cơ hội lọt vào danh sách phỏng vấn của nhà tuyển dụng, điều quan trọng là bạn phải bằng cách nào đó tạo đƣợc ấn tƣợng riêng cho bản công việc của mình hoặc có một vài kết nối với công ty”, bà Brand Karsh, chủ tịch công ty JobBound, gợi ý.
Quay Lại Mục Lục
33
Sinh Viên Không Biết Thiết Lập Mạng Lưới Quan Hệ
Như đã nói, các mối quan hệ là một trong những tiềm năng giúp bạn tìm được công việc như mong muốn. Đó có thể là mối quan hệ của bố mẹ, anh chị em, thầy cô, bạn bè, người quen
Một cuộc khảo sát gần đây cho biết 57% người được phỏng vấn nói họ tìm được công việc hiện tại nhờ vào các mối quan hệ.
Việc tận dụng tối đa những quan hệ này, đồng thời xây dựng, tạo thêm những mối quan hệ mới, bạn sẽ có nhiều cơ hội việc làm hơn.
Sơ Yếu Lý Lịch Không Ấn Tượng
Bạn sẽ sớm bị loại nếu gửi đi bản sơ yếu lý lịch trong đó liệt kê một cách khô khan bằng cấp, danh sách các khóa học, những công việc bạn đã từng làm, những kinh nghiệm bạn đã được tích lũy
Quay Lại Mục Lục
34
Thay vào đó, hãy cho nhà tuyển dụng biết những khả năng nổi trội của bạn so với những ứng viên khác, bạn có thể đem lại lợi ích gì cho họ nếu như bạn được tuyển dụng
Xem Thường Buổi Phỏng Vấn
Nếu bạn được lọt vào vòng phỏng vấn, hãy chuẩn bị thật kỹ về kiến thức, trình độ, ngoại hình, phong cách ứng xử của mình để nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là một người thật chuyên nghiệp trong công việc, một nhân viên đầy tiềm năng, hứa hẹn sẽ đưa đến cho công ty những đóng góp mới, thành công mới. Đến buổi phỏng vấn với trang phục như đi học hoặc đi chơi, nói năng thiếu chững chạc bạn chỉ có một kết quả là bị loại.
Không Có Kinh Nghiệm Làm Việc Thực Tế
Bất cứ một cơ quan, doanh nghiệp nào cũng mong muốn tuyển dụng được người có kinh nghiệm làm việc, vì thế hồ sơ xin việc của bạn cũng sẵn
sang bị loại nếu như không đáp ứng yêu cầu đó, cho dù bạn có sở hữu một tấm bằng đáng mơ ước! rất nhiều bạn sinh viên than thở rằng: “nộp hồ sơ chỗ nào cũng đòi hỏi kinh nghiệm làm việc, mà một sinh viên mới ra trường lấy đâu ra kinh nghiệm?”.
Nếu như những ngày còn học ĐH, bạn chưa kịp tích lũy kinh nghiệm thực tế để tạo lợi thế khi đi xin việc thì bạn vẫn còn kịp làm điều đó sau khi ra trường đấy! quan trọng là bạn phải tạo cho mình lòng quyết tâm và chấp nhận hy sinh thời gian, công sức với những nỗ lực thật sự.
Không Biết Cách Tìm Kiếm Thông Tin Và PR Hình Ảnh
Ngày nay người tìm việc không thể dựa vào những phương pháp săn việc thụ động. Bạn phải gặp gỡ người này người kia và nói cho càng nhiều người biết càng tốt rằng bạn đang tìm việc làm. Sự phát triển bùng nổ công nghệ mang đến người dùng những thiết bị rút ngắn khoảng cách, và làm “thế giới phẳng” hơn. “Người tìm việc” và “việc tìm người” giờ đây có nhiều hơn những mối liên quan. Các nhà tuyển dụng đang có xu hướng sử dụng các mối quen biết qua mạng xã hội, mạng di động để tìm ứng viên. Nhiều nghiên cứu gần đây cho biết có năm xu hướng nổi trội ảnh hưởng đến việc đăng tuyển, phỏng vấn và chọn lựa ứng viên. Bắt kịp trào lưu là cách tốt và nhanh chóng giúp bạn tìm được việc là phù hợp với sở thích và khả năng. Các nhà tuyển dụng đang sử dụng rất nhiều mạng việc làm xã hội để tìm ứng viên. Hãy tham gia vào nhiều hơn các mạng xã hội, đăng ký và đăng tải hồ sơ của bạn lên đó, thường xuyên cập nhật kinh nghiệm làm việc, khả năng mới, tìm kiếm những mối quan hệ mới, xây dựng hệ thống “mối quen biết” cho tài khoản của bạn bởi đó là cách làm nhiều người hơn biết đến bạn.
Quay Lại Mục Lục
37
Đây là một số Video Clip tham khảo nói về nguyên nhân gây nên tình trạng thất nghiệp của sinh viên trong thời đại hiện nay.
Tại sao sinh viên thất nghiệp khi ra trường?
Vì sao sinh viên ra trường khó khăn trong vấn đề tìm việc làm? : https://www.youtube.com/watch?v=M1MHHxFPqnA
Nguyên nhân chính dẫn đến khoảng 72000 cử nhân thất nghiêp năm 2013:
https://www.youtube.com/watch?v=arUAZnrsO54
Quay Lại Mục Lục
38
Có thể thấy, có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng thất nghiệp trong sinh viên hiện nay. Ngoài các yếu tố bên ngoài tác động, mỗi sinh viên nên chủ động hơn trong việc tạo nên các giá trị cho bản thân. Tránh làm biếng, ngụy biện cho bản thân. Có ý chí vươn lên trong học tập, lao động và cuộc sống sẽ là nền tảng cho thành công trong tương lai.
CHƢƠNG 3: HƢỚNG GIẢI QUYẾT CHO VẤN ĐỀ VIỆC LÀM
Nâng Cao Chất Lượng Đào Tạo, Tính Thiết Thực
Nhà nước, các cán bộ giáo dục cần nâng cao chất lượng chất lượng giáo dục Đại Học -Cao Đẳng , tập trung đào tạo, xây dựng và phát triển nội dung đào tạo phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động, hạn chế số lượng đào tạo không chính quy, nâng cao chất lượng đào tạo liên thông. Điều cốt lõi trong quá trình đào tạo sinh viên chính là những kiến thức và kỹ năng cần thiết đáp ứng được nhu cầu thiết thức của doanh nghiệp. Cần phải có sự liên kết giữa đào tạo nguồn nhân lực và nhu cầu việc làm.. Việc đào tạo đại học, cao đẳng cần hướng đến khả năng ứng dụng thực tế, đảm bảo“Học đi đôi với hành”. Để làm được điều đó, nhà trường cần tạo nhiều cơ hội cho sinh viên được tiếp xúc trực tiếp với công việc, quy trình tuyển dụng thực tiễn thực của các doanh nghiệp. Phải có sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp, cần phải cân đối giữa chỉ tiêu tuyển sinh của nhà trường và nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.
Kĩ năng ngoại ngữ, kĩ năng tin học, kinh nghiệm làm thêm đều là những chi tiết các nhà tuyển dụng muốn nhìn thấy ở những sinh viên mới ra trường.
Thông Báo, Cập Nhật Thông Tin Về Nhu Cầu Nhân Lực
Cần phải có những thông tin, khuyến cáo đối với người học về tình trạng nguồn nhân lực, nhu cầu việc làm trong việc lựa chọn ngành nghề trong hiện tại cũng như tương lai gần. Có thể thấy rõ, nhờ những cảnh báo về tình trạng dôi dư nguồn nhân lực trong nhóm ngành kinh tế, trong năm 2013, số hồ sơ đăng ký dự thi nhóm ngành Kinh tế- Quản lý đã giảm 10,5%, trong khi đó nhóm ngành
Khoa học- Sức khỏe tăng 1,7%, Công nghệ- Kỹ thuật tăng 0,5%. Học sinh, sinh
39
Quay Lại Mục Lục
viên cũng phải cần phải tự có định hướng nghề nghiệp phù hợp với năng lực, nguyện vọng và nhu cầu của xã hội.
Sự Quan Tâm, Giải Quyết Của Cơ Quan, Nhà Nước
Cần có sự quan tâm, giải quyết của Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền về vấn đề việc làm- một vấn đề nổi cộm hiện nay. Chính phủ cũng đã chỉ đạo xây dựng Đề án tổng thể giải quyết vấn đè việc làm cho sinh viên đại học, cao đẳng tốt nghiệp trong và ngoài nước nhưng chưa có việc làm; sửa đổi, bổ sung Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng đến năm 2020 để phù hợp với Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội và nhu cầu nhân lực của các địa phương; đẩy mạnh công tác tư vấn, cung cấp tông tin cho người học trong việc lựa chon ngành nghề phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, đảm bảo vấn đề phân cong lao động trong những ngành nghề khác nhau; Phê duyệt Quy hoạch và Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 – 2020; Chỉ đạo các Bộ, ngành như: Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ GD-ĐT xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho từng ngành.
TrauDồi Tiếng Anh Và Các Ngoại Ngữ Khác
Hiểu được tầm quan trọng của ngoại ngữ đối với quá trình học tập và làm việc. Sinh viên cần có các lịch trình, mục tiêu xác định cho việc học ngoại ngữ. Nó sẽ là một lợi thế cho sinh viên khi giao lưu với thanh niên, sinh viên quốc tế, khi tìm việc và phục vụ cho công việc trong tương lai.
Tuy nhiên, hiện nay số lượng người biết và giỏi tiếng Anh rất nhiều để tạo được sự khác biệt bạn nên biết thêm một ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh như Trung Quốc, Nga, Pháp, Đức, Nhật, Hàn đó là một lợi thế vô cùng to lớn mà bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng muốn ở nhân viên tương lai. Biết 2 ngoại
Quay Lại Mục Lục
40
ngữ, thành thạo tiếng Anh và sử dụng thêm được một ngoại ngữ nữa là bạn hoàn toàn có thể tự tin để xin việc ở bất cứ nhà tuyển dụng nào.
Vậy nên khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường hãy trau dồi thêm khả năng ngoại ngữ của mình thông qua các khóa học tại các Trung tâm uy tín, trên mạng Internet, bạn bè hay qua các Câu lạc bộ về Tiếng Anh với nhiều phương pháp khác nhau sẽ giúp sinh viên có thêm nhiều mối quan hệ cải thiện được khả năng giao tiếp, đồng thời, xây dựng và phát triển vốn tiếng Anh của mình.
Quay Lại Mục Lục
41
Hiện nay, trên các trang Web, các diễn đàn,... chia sẽ về kinh nghiệm, trao đổi về việc học Tiếng Anh rất nhiều. Tuy nhiên, mỗi sinh viên cần chon lựa tài liệu, diễn đàn uy tín sẽ góp phần đạt hiệu quả tốt hơn.
Một số trang web tham khảo:
http:// www.english-test.net
Hiểu Biết Về Tin Học
Thời buổi công nghệ thông tin, mọi việc đều được xử lí qua máy tính và rất nhiều trường bây giờ yêu cầu sinh viên trước khi ra trường phải có kĩ năng tin học ở một trình độ phù hợp với từng ngành học. Biết thêm một số kĩ năng nâng cao về tin học sẽ giúp ích nhiều cho sinh viên trong quá trình làm việc cũng như dễ dàng gây được ấn tượng với các nhà tuyển dụng. Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xin việc .
Việc tìm hiểu, học hỏi tin học đòi hỏi sự siêng năng, kiên trì và có ý thức khám phá, ham học hỏi. Bởi, trong thời đại hiện nay, Internet đối với sinh viên không hề xa lạ, nhưng máy tính được sinh viên sử dụng chỉ để lướt web, giải trí, trò chuyện cùng bạn bè,...
chiếc máy tính không được sử dụng tối đa vai trò của nó. Rất nhiều sinh viên dù đã sử dụng máy tính rất nhiều nhưng trước các yêu cầu về tin học văn phòng được nhà tuyển dụng yêu cầu thì lúng túng, không đáp ứng được. Nó phần nào làm mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Các sinh viên có thể học từ các trung tâm uy tín, các trang mạng xã hội,... Một số trang web, tài liệu tham khảo:
Tin-hoc-mediafire-Tong-hop https://www.fshare.vn/
Kĩ Năng Thực Hành
Hiện nay, cơ cấu đào tạo tại các trường ĐH,CĐ thiên về lý thuyết quá nhiều. Sinh viên cần tự trang bị cho mình các kiến thức từ nhà trường và áp
dụng vào các công việc thực tại bên ngoài. Đó là điều không phải ai cũng có thể làm được.
Sinh viên cần chứng minh cho các nhà tuyển dụng thấy bạn hoàn toàn có khả năng áp dụng lý thuyết vào thực hành, để làm được điều này, ngay từ thời sinh viên chúng ta hãy tìm thêm một công việc hay tham gia những hoạt động mà có thể giúp ta thực hành, trau dồi thêm nhiều kinh nghiệm cho tương lai. Ví dụ bạn học Báo chí hãy viết thật nhiều bài báo và cộng tác với các tòa soạn để tăng thêm hiểu biết, nếu bạn học Ngoại ngữ thì hãy tích cực nói chuyện với người nước ngoài, đi dẫn tour tình nguyện để tăng khả năng giao tiếp.
Sự Tự Tin Và Không Ngại Khó
Sự tự tin là điều rất quan trọng khi xin việc ở bất cứ đâu nhưng đừng thái quá. Điều này giúp các nhà tuyển dụng đánh giá khả năng làm việc của bạn, nếu bạn quá rụt rè thì ấn tượng đầu tiên đó là bạn có thể không có khả năng chịu áp lực và khó có thể hoàn thành công việc một cách xuất sắc được. Và một điều cuối cùng nữa là nếu may mắn được nhận nhưng không được làm ngay vị trí bạn yêu thích, đừng tỏ thái độ bất mãn, hãy cứ chăm chỉ, nhiệt tình. Mọi người đều đánh giá rất cao điều này ở những người mới vào làm, có cố gắng mọi thứ đều trở nên tốt đẹp với bạn.
Nếu biết nắm bắt, cố gắng trao dồi các kỹ năng, hoạt động giao tiếp xã hội,... sẽ dần hình thành thói quen tự tin, năng động trong sinh viên. Đó sẽ là nền tảng vững chắc cho hoạt động giao tiếp trong môi trường làm việc. Đồng thời, gây thiện cảm đối với nhà tuyển dụng.
Trang Bị, Rèn Luyện Các Kỹ Năng Mềm
Sinh viên cần có ý thức trao dồi các kỹ năng thực hành xã hội ngay từ khi bắt đầu là sinh viên. Việc tham gia các Câu lạc bộ, các chương trình tình nguyện xã hội, tham gia hoạt động Đội nhóm hay các lớp học về kỹ năng mềm sẽ giúp
sinh viên có thêm nhiều bạn bè, nâng cao tính tích cực và đạt hiệu quả hơn trong học tập và lao động.
Các kỹ năng sinh viên nên trang bị thêm là: làm việc nhóm, giao tiếp, sắp xếp thời gian, trả lời phỏng vấn, chi tiêu, tư duy sáng tạo, tư duy tích cực, hoạch định mục tiêu cuộc đời, khả năng thích nghi nhanh, khả năng ghi nhớ tốt và ghi chép nhanh trong công việc, khả năng nói trước ông chúng, kỹ năng xử lý xung đột, làm việc độc lập,...
Một số Clip về kỹ năng mềm cần có đối với sinh viên: Kỹ năng mềm: Kỹ năng trả lời phỏng vấn: https://www.youtube.com/watch?v=Bqcc6Lq_bEI
https://www.youtube.com/watch?v=d9NID7w61Bw
Kỹ năng làm việc nhóm: https://www.youtube.com/watch?v=HAMTyvQ2X3E
https://www.youtube.com/watch?v=mM2pFEqHpYk
Kỹ năng quản lý thời gian: https://www.youtube.com/watch?v=Cx1Qnz1gIuQ
Kỹ năng giải quyết xung đột: https://www.youtube.com/watch?v=ViTwPMpXJoQ
Kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống hàng ngày: https://www.youtube.com/watch?v=dTbPcZqIYKM
Xác Định Mục Tiêu Học Tập, Rèn Luyện Nhân Cách
Vào Đại học, sinh viên là người giữ thế chủ động trong mọi sinh hoạt, học tập của chính mình. Vì vậy, việc xác định mục tiêu học tập và công việc là bước khỏi đầu quan trọng để bắt nhịp với những thay đổi.
Trước tiên, sinh viên cần xác định cho mình một mục tiêu tổng quát về việc học tập tại trường. Với sinh viên năm nhất còn nhiều bỡ ngỡ, các bạn có thể tham vấn từ thầy cô và các anh chị đi trước để hiểu rõ hơn về môi trường đại học, con đường mà mình đã chọn cũng như tương lai của việc học. Từ đó xây dựng những mục tiêu cụ thể, các nhiệm vụ phải hoàn thành. Mục tiêu càng được
cụ thể hóa thì tính hiệu quả của công việc, học tập sẽ càng được nâng cao.
Ví dụ như: năm thứ nhất sẽ nâng cao ngoại ngữ chính và học thêm một ngoại ngữ mới, năm thứ hai sẽ thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, năm thứ ba sẽ lấy chứng chỉ C ngoại ngữ, tốt nghiệp loại giỏi với điểm trung bình tích luỹ 8.0...
Bên cạnh đó, các bạn cũng nên tìm hiểu về những tiêu chuẩn để phấn đấu, như tiêu chuẩn “Sinh viên 5 tốt, các hoạt động Nghiên cứu khoa học , các hoạt động cộng đồng; vượt khó học tốt; hoạt động văn-thể-mỹ; hoạt động giao lưu quốc tế
Song song với việc rèn luyện, trao dồi kinh nghiệm chuyên môn, một yêu cầu không thể thiếu của quá trình đào tạo đó là hình thành nhân cách và những kỹ năng cần thiết cho sinh viên. Thái độ tôn sư trọng thầy, cô giáo, nghiêm túc trong học tập, trung thực trong thi cử, năng động trong công viêc tham gia các hoạt động của nhà trường, ham thích tìm tòi, nghiên cứu khoa học, có phương pháp học tập khoa học, hiệu quảđó là những yếu tố ban đầu hết sức quan
trọng để trở thành người lao động giỏi, người cán bộ tốt, có phong cách làm việc chuyên nghiệp, trung thực, có trách nhiệm đối với xã hội sau này.
Đối với nhà trường, cùng với việc kiên định mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo bằng việc triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp ( Đối tượng nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, xây dựng đội ngũ giảng viên, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, cải tiến công tác quản lý ) trong định hướng chiến lược phát triển trong thời gian tới, cần mở thêm các ngành đào tạo phù hợp với nhu cầu cho địa phương và cho xã hội. Gắn kết nhà trường với cơ quan, doanh nghiệp, công ty, cơ sở sản xuất trong các hoạt động tìm hiểu nhu cầu lao động, bổ sung, điều chỉnh nội dung chương trình đào tạo ho phù hợp, phối hợp trong công tác thực tập và hỗ trợ việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường.
Với sự nỗ lực của nhà trường, xã hội và bản thân các sinh viên, chắc chắn sẽ tạo được niềm tin của nhà tuyển dụng và ngày càng có nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc làm như mong muốn, hạn chế được tình trạng thất nghiệp.
Làm Thêm Hợp Lý
Hiện nay, làm thêm được xem là một điều cần thiết trong sinh viên. Bởi, nó giúp sinh viên phần nào trang trải được cuộc sống xa nhà và có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống.
Việc tìm các công việc làm thêm phù hợp với ngành học hay những công việc liên quan đến việc bổ trợ các kỹ năng trong cuộc sống ngay khi các bạn vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường sẽ tạo cho sinh viên những kỹ năng cần thiết để bắt đầu với những thử thách khi bước ra khỏi ghế nhà trường, bắt đầu giai đoạn mới của cuộc đời. Đó là một trong những điều mà các doanh nghiệp cần ở sinh viên.
Thách thức chủ yếu cho những sinh viên mới ra trường đó là ít kinh nghiệm làm việc, đây là điều gây khó khăn cho họ khi muốn thể hiện với nhà tuyển dụng nhận thấy tất cả các kỹ năng mà họ có. Trong thực tiễn, điều mà các bạn sinh viên mới ra trường cần có để được các nhà tuyển dụng mời vào làm việc là bạn hãy thể hiện được khả năng của mình chỉ trong vài phút ít ỏi tiếp xúc với phỏng vấn viên. Điều quan trọng quyết định bạn có được lựa chọn hay là không ngoài dựa vào những kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ mà bạn đã gặp hái được trên giảng đường Đại học. Bên cạnh đó, chìa khóa giúp bạn mở ra cánh cửa thành ông và vượt qua những ứng viên khác chính là kỹ năng mềm, kỹ năng sẽ giúp bạn phát huy hết những kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ để nhà tuyển dụng thấy rằng bạn xứng đáng được tuyển dụng và có việc làm phù hợp.
Kỹ năng mềm là khả năng ứng xử, nhạy bén với công việc và giải quyết khó khăn một cách nhanh nhất có thể, hạn chế tối đa được những rủi ro công vệc mà đã được học trên giảng đường Đại học không thể truyền đạt cho bạn. Không chỉ vậy, kỹ năng mềm còn là nghệ thuật ứng xử của bạn với đồng nghiệp, cộng sự, với cấp trên và với tất cả mọi người. Nó sẽ giúp cho những mối quan hệ của bạn trở nên tốt đẹp hơn, đồng thời, giúp quá trình làm việc đạt hiệu quả cao hơn.
Một công việc bán thời gian phù hợp hay thực tập khi còn đi học là yếu tố quan trọng giúp các sinh viên dễ dàng ghi điểm trong mắt với nhà tuyển dụng hơn.
Có thể thấy, vấn đề việc làm hiện nay đang là một vấn đề nan giải, trong nhất thời Nhà nước, các đơn vị doanh nghiệp không thể giải quyết hiệu quả. Để khắc phục tình trạng thất nghiệp của sinh viên như hiện nay, cần sự đồng thuận, chung tay của các cấp ban ngành trong xã hội. Việc chỉ đạo đẩy mạnh công tác đào tạo nghề nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội, gắn đào tạo nghề với việc làm
là một trong những vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết. Cần đẩy nhanh xã hội hóa công tác dạy nghề. Đặc biệt, cần có sự tư vấn định hướng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên để các em có lựa chọn phù hợp cả đầu vào lẫn đầu ra sau này.
Cùng với đó, cần phải coi trọng quá trình đào tạo sinh viên trong thời gian học tập tại trường. Làm thế nào để sau khi tốt nghiệp, bên cạnh chất lượng chuyên môn, các em còn có những kỹ năng cần thiết, trình độ tin học, ngoại ngữ nhằm đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của nhà tuyển dụng.
Sau đây là những Clip tham khảo rất bổ ích, thiết thực sẽ giúp những sinh viên có cái nhìn đúng đắn về thực trạng và hướng giải quyết cho những vấn đề tồn tại.
Thứ nhất, là góc nhìn từ nhà tuyển dụng khi tuyển nhân viên. Họ có những yêu cầu như thế nào? Sinh viên đã đáp ứng được bao nhiêu so với những yêu cầu đó? Vì sao hồ sơ của bạn bị loại? Hãy tham khảo các clip sau đây:
Góc nhìn nhà tuyển dụng :
Các câu hỏi nên hỏi chuyên viên tuyển dụng: https://www.youtube.com/watch?v=fJ2yc14c0WY
Hướng dẫn chi tiết phỏng vấn cho các bạn sinh viên mới ra trường https://www.youtube.com/watch?v=dPtnSeEV4cc
Thứ hai là Clip về bài giảng của Tiến sĩ Lê Thẩm Dương về hướng đi cho sinh viên trong thời đại mới như thế nào? Bao gồm những câu hỏi, câu chuyện đầy thú vị và sát với thực tế sẽ giúp các bạn có định hướng rõ ràng hơn cho tương lai.
Sinh viên cần làm gì trong thời đại mới – TS Lê Thẩm Dương P-1 https://www.youtube.com/watch?v=2-qLsGLp6rE
Sinh viên cần làm gì trong thời đại mới – TS Lê Thẩm Dương P-2 https://www.youtube.com/watch?v=Gbi8Ct9-C6I
Vậy sau khi ra trường và có một công việc, bạn sẽ phải ứng xử trong môi trường mới như thế nào để được giữ được công việc và làm việc hiệu quả. Hãy cùng tham khảo Clip này nhé !
Dành cho sinh viên mới ra trường
CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN
Vấn đề việc làm đối với người lao động trên cả nước nói chung và sinh viên nói riêng đang là một trong những nổi lo đối với cá nhân, gia đình và xã hội. Nó ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của mọi người và cả nền kinh tế hiện nay. Một xã hội thực sự phát triển, hạnh phúc, văn minh và giàu đẹp khi mỗi cá nhân sống có được các yếu tố đó. Nếu quan niệm học càng cao sẽ dễ dàng tìm được việc là đúng thì quan niệm ấy đang ngày bị lệch lạc. Nguyên nhân dẫn đến vấn đề này xảy ra ở nhiều yếu tố. Nhà nước, các nhà quản lý giáo dục, các doanh nghiệp cần có những chính sách, phương pháp đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả , linh động và sáng tạo. Điều đó góp phần giải quyết tình trạng sinh viên bỏ công sức, thời gian và tiền bạc chỉ để nhận một tấm bằng không có giá trị.
Tuy nhiên, xét ở nhiều khía cạnh khác, nguyên nhân xảy ra tình trạng rối loạn này là do ý thức học tập, trao dồi kinh nghiệm trong quá trình học tập trong quá trình học ĐH, CĐ còn kém. Mỗi cá nhân, mỗi sinh viên cần có cái nhìn tổng quát, sâu sắc về vấn đề này. Từ đó, mỗi sinh viên xây dựng những con đường riêng cho mình bằng cách xác định những mục tiêu, định hướng cho con đường sắp đến. Quan trọng hơn hết, sinh viên phải biết cách khắc phục những nguyên nhân gây nên tình trạng thất nghiệp hiện nay thông qua việc tìm hiểu lý do dẫn đến tình trạng thất nghiệp này. Hơn ai hết, chính mỗi sinh viên chính là người chủ động. Bởi, họ có thể biến những nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu việc làm trở thành lợi thế của riêng mình. Công việc trong tầm tay, việc sinh viên có muốn nắm giữ hay dễ dàng buông bỏ tùy thuộc vào quyết tâm và nỗ lực của mỗi người.
Tài liệu tham khảo
vien-sau-khi-ra-truong-36648/
nghiep-Tran-tro-den-bao-gio/59/13816112.epi
lam/sinh-vien-%3A-tot-nghiep-va-that-nghiep
https://www.facebook.com/thidaihocnamnay/posts/5587387874 95552
de-viec-lam-cua-sinh-vien-sau-khi-ra-truong.html
moi-ra-truong-nen-co-20141111100835212.chn
dung-chay-tron-20141027074945284.chn
Quay Lại Mục Lục
53
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vi_sao_toi_that_nghiep_con_duong_nao_cho_toi_5642.docx