Điểm mạnh của nghiên cứu này là thiết kế nghiên cứu cắt dọc, cho phép chúng tôi khảo sát sự
thay ñổi của BMI trong ba năm và ñánh giá khách quan ảnh hưởng của các biến số có thể thay ñổi
ñược và không thể thay ñổi ñược trong sự gia tăng BMI ở trẻ vi thành niên. Tuy vậy, nghiên cứu vẫn
còn một số hạn chế nhất ñịnh. Trước hết, thời gian khảo sát ba năm có thể còn tương ñối ngắn ñể thấy
ảnh hưởng của thói quen vận ñộng và ăn uống lên tình trạng thừa cân/béo phì, là mục ñích sau cùng
của việc can thiệp. Thứ hai, ñể tiên ñoán cho sự thay ñổi BMI, biến số sử dụng nên là năng lượng hấp
thu và năng lượng tiêu hao hơn là thời gian dành cho hoạt ñộng thể lực và thói quen trong ăn uống – là
những biến số ñược sử dụng trong nghiên cứu này.
6 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 502 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xu hướng hoạt động thể lực của trẻ vị thành niên TP.HCM từ 2005 đến 2008 và mối liên quan với BMI, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2010 226
XU HƯỚNG HOẠT ĐỘNG THỂ LỰC CỦA TRẺ VỊ THÀNH NIÊN TP.HCM
TỪ 2005 ĐẾN 2008 VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI BMI
Tăng Kim Hồng*, Phan Nguyễn Thanh Bình*, Nguyễn Hoàng Hạnh Đoan Trang, Trần Thị Minh Hạnh
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nhằm ñánh giá sự thay ñổi hoạt ñộng thể lực (HĐTL) của trẻ vị thành niên TPHCM trong vòng 3
năm và mối liên quan với BMI.
Phương pháp: HĐTL của 617 học sinh cấp II ñược ñánh giá 3 lần, mỗi năm 1 lần bằng máy ño giá tốc
trong 7 ngày liên tiếp. Chiều cao và cân nặng cũng ñược khảo sát. Thời gian dành cho hoạt ñộng tĩnh, vừa, và
nặng mỗi ngày cũng như BMI ñã ñược tính toán. Mô hình hồi qui cắt dọc với phương trình ước tính chung ñược
sử dụng ñể ñánh giá mối liên quan giữa HĐTL và BMI.
Kết quả: Thời gian dành cho hoạt ñộng vừa và nặng giảm từ 70 phút/ngày (2005) xuống 22 phút/ngày
(2008) (p<0,01). Ngược lại, thời gian dành cho hoạt ñộng tĩnh tăng một cách có ý nghĩa (p<0,05). Trong vòng 3
năm, BMI của học sinh tăng ñáng kể (p<0,001). Phân tích hồi qui cắt dọc cho thấy mối liên quan nghịch chiều
giữa thời gian dành cho HĐTL và BMI (ß= –0,005, p<0,001) sau khi hiệu chỉnh cho yếu tố học vấn cha mẹ, kinh
tế gia ñình, BMI của cha mẹ, giai ñoạn dậy thì, tuổi và giới của trẻ.
Kết luận: Xu hướng giảm HĐTL liên quan một cách có ý nghĩa với việc tăng BMI, cho thấy rằng các biện
pháp can thiệp nhằm tăng HĐTL của trẻ em Việt Nam có thể góp phần phòng ngừa thừa cân/béo phì của cộng
ñồng này.
Từ khóa: hoạt ñộng thể lực, chỉ số khối cơ thể, trẻ vị thành niên.
SUMMARY
CHANGE IN PHYSICAL ACTIVTY AND ITS RELATIONSHIP WITH BMI IN ADOLESCENTS
OF HO CHI MINH CITY FROM 2005 TO 2008
Tang Kim Hong, Phan Nguyen Thanh Binh, Nguyen Hoang Hanh Đoan Trang, Tran Thi Minh Hanh * Y Hoc
TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 2 - 2010: 226 - 231
Objective: To evaluate trend in physical activity (PA) of adolescents in HCMC in a 3-year period and
examines its relationship with BMI.
Methods: 617 students from secondary high schools wore an Actigraph accelerometer for 7 consecutive days
for 3 times, one year apart. Weight and height were also assessed. Daily times for sedentary, moderate, and
vigorous activities as well as BMI were calculated. Longitudinal regression model with generalized estimating
equations (GEE) were used to assess associations between PA and BMI.
Results: Daily time spent in moderate and vigorous PA declined from 70 min/day (2005) to 22 min/day
(2008) (p<0.01). Conversely, time spent in sedentary activities increased significantly (p<0.05). Over the three
year period, students’ BMI increased significantly (p<0.001). Longitudinal regression analyses showed the
negative association between time spent in PA and BMI (ß= –0.005, p<0.001) after adjustment for parental
education level, family wealth index, parental BMI status, child’s pubertal status, gender and age.
Conclusion: Decreases in PA were significantly associated with increases in BMI, suggesting that
interventions to increase PA in Vietnamese children could contribute to preventing overweight/obesity in this
population.
Key words: Physical activity, BMI changes, adolescents
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thừa cân/béo phì - nhất là thừa cân/béo phì ở trẻ
em và trẻ vị thành niên ñang ngày càng là vấn ñề ñáng
quan tâm ở các nước ñang phát triển. Tình trạng ñộ thị
hóa cùng với sự phát triển về kinh tế ñang dần dần
ñưa ñến lối sống ít vận ñộng và các thói quen trong ăn
uống với xu hướng tăng nhiều mỡ và ñường. Trong số
nhiều yếu tố nguy cơ ñã ñược thừa nhận góp phần vào
*
ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch ** Trung tâm Dinh dưỡng TPHC
Địa chỉ liên hệ: TS.BS.Tăng Kim Hồng ĐT: 0903350503 Email: hongutc@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2010 227
việc gia tăng trọng lượng cơ thể ở trẻ vị thành niên,
giảm hoạt ñộng thể lực ñóng vai trò khá quan
trọng(9,15,10).
Nhiều nhà nghiên cứu ñã từng nhắc ñến lợi ích
trước mắt và lâu dài của hoạt ñộng thể lực(1,21).
Những hiểu biết về ảnh hưởng của hoạt ñộng thể
lực lên sự phát triển cân nặng, tầm vóc của trẻ em
và trẻ vị thành niên là hết sức cần thiết, tuy nhiên,
những nghiên cứu trước nay về hoạt ñộng thể lực ở
trẻ vị thành niên hầu hết chỉ thực hiện tại các nước
phương Tây(8,20), chỉ có vài nghiên cứu ở vùng châu
Á(23,22,12,4). Tại Việt Nam, việc kém hoạt ñộng thể
lực ñã ñược chứng minh có liên quan ñến tỉ lệ thừa
cân béo phì ở trẻ em mẫu giáo(17) và cả học sinh cấp
II(19). Tuy nhiên những nghiên cứu này chỉ dừng lại
ở thiết kế nghiên cứu cắt ngang và ñặc biệt, các
nghiên cứu về ảnh hưởng của hoạt ñộng thể lực lên
sự thay ñổi chỉ số khối cơ thể (BMI) vẫn chưa ñược
thực hiện. Bài báo này nhằm ñánh giá xu hướng
hoạt ñộng của trẻ vị thành niên TPHCM trong thời
gian bốn năm (2005-2008) và khảo sát mối liên
quan giữa hoạt ñộng thể lực với sự thay ñổi BMI.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu ñoàn hệ tiền cứu ñược thực hiện trên
học sinh cấp II TPHCM từ năm 2005 ñến năm 2008.
Cở mẫu ñược tính dựa trên giả thiết có khoảng 25%
học sinh có hoạt ñộng thể lực thiếu(19) và sự thay ñổi
BMI giữa hai nhóm hoạt ñộng thể lực ñủ và thiếu là
0,5, ñộ lệch chuẩn là 1,5, mức ý nghĩa là 95% và ñộ
mạnh của phép kiểm là 80%. Cở mẫu cần thiết cho
nghiên cứu này là 680 học sinh với ước tính có
khoảng 15% học sinh bị mất theo dõi sau 4 năm. Các
học sinh tham gia nghiên cứu thuộc các lớp ñược
chọn một cách ngẫu nhiên từ 18 trường cấp II các
quận nội thành TPHCM (mỗi trường một lớp). Học
sinh ñược ñánh giá mỗi năm một lần trong vòng 3
năm. Số liệu thu thập bao gồm chiều cao, cân nặng,
mức ñộ dậy thì (sử dụng bảng câu hỏi tự ñánh giá qua
hình vẽ của Tanner(16)). Chiều cao học sinh ñược ño
bằng thước ño chiều cao ñứng (Microtoise) với ñộ
chính xác ñến 0,1 cm. Cân nặng học sinh ñược ño
bằng cân ñiện tử (Tanita) với ñộ chính xác ñến 0,1 kg.
Hoạt ñộng thể lực ñược ño bằng máy gia tốc
(accelerometer). Học sinh ñược yêu cầu ñeo máy
trong vòng 7 ngày (trừ lúc tắm, ñi bơi và ngủ) ñể tính
thời gian dành cho hoạt ñộng tĩnh, hoạt ñộng thể lực
nhẹ, vừa và nặng. Hoạt ñộng tĩnh ñược khai thác bằng
bảng câu hỏi phỏng vấn. Chiều cao, cân nặng của cha
mẹ và tình trạng kinh tế gia ñình (sự sở hữu của 14
loại vật dụng trong nhà) ñược thu thập qua bảng câu
hỏi tự trả lời gởi ñến phụ huynh. Tất cả ñối tượng
nghiên cứu và phụ huynh ñều ñược giải thích rõ ràng
mục ñích và nội dung nghiên cứu, và chỉ tham gia sau
khi ñã ký tên vào bảng ñồng ý.
Phân tích số liệu
Số liệu ñược nhập, làm sạch và xử lý bằng phần
mềm Stata 10.0. Chỉ số khối cơ thể (BMI) ñược
tính dựa vào cân nặng và chiều cao. Với số liệu ghi
nhận từ máy ño gia tốc, sau khi ñược tải về máy
tính, dữ liệu ñược kiểm tra ñể loại bỏ những trường
hợp học sinh ñeo máy ít hơn 10 giờ mỗi ngày và ít
hơn 4 ngày/tuần. Dữ liệu trong máy ño gia tốc ñược
biểu diễn ở dạng “số lần ñếm ñược” (count) trong 1
phút và ñược quy ñổi ra MET dựa vào công thức
của Freedson(7). Kinh tế gia ñình ñược ñánh giá dựa
vào chỉ số tài sản (Wealth Index) - ñược tính dựa
vào phương pháp phân tích thành phần chủ yếu
(principal component analysis) và có cân nhắc ñến
tỷ trọng của từng thành phần khi tính toán(6).
Tất cả phân tích ñược thực hiện chung cho toàn
bộ mẫu khảo sát và riêng cho từng giới. Chúng tôi so
sánh các ñặc ñiểm ở giai ñoạn ñầu (baseline) của
những ñối tượng còn lại trong nghiên cứu và những
ñối tượng ra khỏi cuộc nghiên cứu ñể ñánh giá những
sai lệch có thể có trong phân tích. Do biến số thời gian
dành cho hoạt ñộng thể lực (vừa và nặng) và hoạt
ñộng tĩnh phân phối không bình thường nên ñược
chuyển sang dạng log ñể ñưa về phân phối bình
thường. Sự khác biệt về hoạt ñộng thể lực (log của
trung bình thời gian hoạt ñộng vừa và nặng) giữa hai
giới ñược so sánh bằng phép kiểm t. Chúng tôi sử
dụng mô hình hồi qui tuyến tính với phương trình ước
tính tổng quát (generalised estimation equations –
GEEs) ñể khảo sát mối liên quan dọc (longitudinal
relationship) giữa thay ñổi BMI (khác biệt giữa BMI
năm cuối và BMI năm ñầu) và hoạt ñộng thể lực trong
nhiều năm.
KẾT QUẢ
Có 617 học sinh hoàn thành nghiên cứu trên tổng
số 693 học sinh ñược mời tham gia. Tỷ lệ mất ñối
tượng theo dõi là 10,97%. Trong nghiên cứu này, tỉ lệ
học sinh nam và nữ xấp xỉ bằng nhau. Trung bình tuổi
của các ñối tượng nghiên cứu là 13,4 (± 0.8) năm. Sử
dụng số liệu của ñiều tra ban ñầu (năm 2005), chúng
tôi so sánh ñặc ñiểm của những trẻ còn lại và không
còn lại trong nghiên cứu ñến năm 2008. Kết quả cho
thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa về BMI (theo
tuổi và giới), lượng năng lượng hấp thu, thời gian
dành cho hoạt ñộng vừa và nặng và thời gian xem TV,
chơi game hàng ngày giữa 2 nhóm này (số liệu không
trình bày ở ñây). Trong vòng ba năm, trung bình BMI
của các ñối tượng nghiên cứu tăng một cách có ý
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2010 228
nghĩa từ 19,1 lên ñến 20,5 (p<0.001) và BMI của trẻ
nam luôn cao hơn trẻ nữ (p<0.001).
Xét về hoạt ñộng thể lực, thời gian dành cho hoạt
ñộng vừa và nặng của học sinh giảm dần từ năm 2005
ñến 2008, trong ñó, trung vị thời gian dành cho hoạt
ñộng nặng giảm từ 13 phút/ngày (năm thứ nhất)
xuống còn 10 phút/ngày (năm thứ ba); trung vị thời
gian dành cho hoạt ñộng vừa giảm từ 57 phút/ngày
(năm thứ nhất) xuống còn 12 phút/ngày (năm thứ ba)
(p<0,01). Xu hướng giảm này xảy ra ở tất cả mọi lứa
tuổi. Khi xét riêng hoạt ñộng thể lực của mỗi giới thì
trong từng năm, nam luôn có thời gian dành cho hoạt
dộng vừa và nặng nhiều hơn nữ (p<0.01) (trong năm
thứ nhất, thứ hai và thứ ba trung vị thời gian hoạt
ñộng vừa và nặng của nam lần lượt là 85 phút/ngày,
64 phút/ngày và 17 phút/ngày trong khi nữ là 47
phút/ngày, 35 phút/ngày và 7 phút/ngày) (Hình 1).
Ngược lại, trung vị thời gian dành cho hoạt ñộng
tĩnh của các học sinh trong mẫu khảo sát cũng tăng
dần qua các năm từ 449 phút/ngày (năm thứ nhất) lên
680 phút/ngày (năm thứ ba) (p<0,05), trong ñó thời
gian dành cho hoạt ñộng tĩnh của nữ luôn luôn cao
hơn nam (Hình 2).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch
Năm 2010
229
Bảng 1 trình bày kết quả phân tích hồi qui tuyến tính với phương trình ước tính tổng quát
(generalised estimation equations – GEEs) của hoạt ñộng thể lực vừa ñến nặng ở trẻ vị thành niên
với thay ñổi BMI. Sau khi kiểm soát cho các yếu tố gây nhiễu khác, hoạt ñộng thể lực có liên
quan nghịch với thay ñổi BMI, với hệ số hồi qui (ß) là –0.43, (KTC 95% = -0,62, -0,25). Trong
khi giai ñoạn hậu dậy thì làm giảm nguy cơ tăng BMI thì các yếu tố như: tuổi lớn hơn, nam giới,
tình trạng thừa cân của cha và/hoặc mẹ, trình ñộ học vấn của cha mẹ, và kinh tế gia ñình góp
phần làm tăng BMI ở trẻ vị thành niên. Thói quen dùng trái cây/rau củ cũng làm giảm sự tăng
BMI, tuy nhiên, mối liên quan này không có ý nghĩa về mặt thống kê trong phân tích ña biến.
Bảng: Hệ số hồi qui tuyến tính, giá trị p và khoảng tin cậy 95% của mô hình hồi qui tuyến tính ña
biến nhằm tiên ñoán sự thay ñổi BMI sau 3 năm
Beta 95% CI
Hoạt ñộng thể lực (phút/ngày) -0,005 (-0,008, -0,002)
13 tuổi 0,291 (0,124, 0,457)
14 tuổi 0,457 (0,286, 0,628)
Tuổi lúc bắt ñầu
tham gia nghiên
cứu ≥ 15 tuổi 0,595 (0,410, 0,783)
Giới tính Nam 1,037 (0,513, 1,561)
Dậy thì 0,024 (-0,309, 0,358) Giai ñoạn dậy
thì Hậu dậy thì -0,606 (-1,054, -0,158)
Mẹ thừa cân 2,150 (1,153, 3,147)
Cha thừa cân 1,658 (0,892, 2,423) Tình trạng BMI
của cha mẹ Cha và mẹ ñều thừa
cân 1,979 (0,172, 3,786)
Mẹ có trình ñộ học
vấn cao
1,151 (0,179, 2,123)
Cha có trình ñộ học
vấn cao
0,175 (-0,594, 0,943) Trình ñộ học
vấn cha mẹ
Cha và mẹ ñều
không có trình ñộ
học vấn cao
1,013 (0,415, 1,611)
Trung bình (Tam
phân vị thứ hai) 1,041 (0,426, 1,656) Kinh tế gia
ñình* Giàu nhất (Tam
phân vị thứ ba) 1,479 (0,849, 2,109)
Thường xuyên ăn
trái cây -0,164 (-0,920, 0,592)
Thường xuyên ăn
rau quả -0,942 (-1,731, -0,152)
Dùng trái
cây/rau quả**
Thường xuyên ăn
trái cây và rau quả -0,581 (-1,172, 0,009)
* Tam phân vị thứ 1 tương ứng nghèo nhất và tam phân vị thứ 3 tương ứng giàu nhất
** Thường xuyên = dùng gần như mỗi ngày
BÀN LUẬN
Qua nghiên cứu này chúng ta có ñủ bằng chứng ñể thấy rằng trẻ vị thành niên TPHCM ñang có
xu hướng vận ñộng thể lực ngày càng giảm trong khi thời gian dành cho hoạt ñộng tĩnh ngày càng
tăng. Trước ñây ñã từng có nghiên cứu về tình trạng hoạt ñộng thể lực ở trẻ vị thành niên TPHCM vào
năm 2004 với kết quả là khoảng 25% trẻ em ñang thiếu vận ñộng thể lực(19). Tuy nhiên, ñó chỉ là
nghiên cứu cắt ngang khảo sát vào một thời ñiểm. Nghiên cứu này là nghiên cứu ñoàn hệ ñầu tiên
thực hiện trên học sinh cấp II TPHCM nhằm khảo sát xu hướng vận ñộng, thói quen ăn uống và ảnh
hưởng của những yếu tố này lên sự thay ñổi BMI. Kết quả từ nghiên cứu hiện tại hoàn toàn thống nhất
với nhiều bằng chứng cho thấy rằng ñối với trẻ em và trẻ vị thành niên tình trạng có và thiếu hoạt
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch
Năm 2010
230
ñộng thể lực (ñặc biệt là thường xuyên xem TV) liên quan chặt chẽ với tình trạng béo phì của cơ
thể(3,11,2). Trong nghiên cứu của chúng tôi, ngoài yếu tố có thể thay ñổi ñược (hoạt ñộng thể lực, thói
quen dùng trái cây/rau quả), những yếu tố không thể thay ñổi ñược (tuổi, giới, có cha/mẹ thừa cân/béo
phì, trình ñộ học vấn của cha me, kinh tế gia ñình) ñều có liên quan với sự thay ñổi BMI sau 3 năm,
trong ñó tiền sử gia ñình (có cha/mẹ thừa cân/béo phì) là yếu tố hằng ñịnh nhất trong các nghiên cứu
gần ñây(5,14,13). Mối liên quan giữa tiền sử gia ñình (có cha/mẹ thừa cân/béo phì) và BMI có thể phần
nào liên quan ñến di truyền nhưng cũng có thể là do ảnh hưởng của gia ñình lên thái ñộ, thói quen liên
quan ñến ăn uống và vận ñộng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có sự phối hợp của các
biến số về thói quen ăn uống và vận ñộng là những yếu tố nguy cơ ñộc lập cho sự thay ñổi BMI. Dựa
trên bằng chứng tìm thấy (thói quen ăn trái cây/rau củ và vận ñộng thể lực là yếu tố làm giảm nguy cơ
tăng BMI), các nghiên cứu can thiệp về vấn ñề thừa cân/béo phì ở trẻ em trong tương lai cần chú trọng
ñến việc cải thiện thói quen và hành vi này.
Điểm mạnh của nghiên cứu này là thiết kế nghiên cứu cắt dọc, cho phép chúng tôi khảo sát sự
thay ñổi của BMI trong ba năm và ñánh giá khách quan ảnh hưởng của các biến số có thể thay ñổi
ñược và không thể thay ñổi ñược trong sự gia tăng BMI ở trẻ vi thành niên. Tuy vậy, nghiên cứu vẫn
còn một số hạn chế nhất ñịnh. Trước hết, thời gian khảo sát ba năm có thể còn tương ñối ngắn ñể thấy
ảnh hưởng của thói quen vận ñộng và ăn uống lên tình trạng thừa cân/béo phì, là mục ñích sau cùng
của việc can thiệp. Thứ hai, ñể tiên ñoán cho sự thay ñổi BMI, biến số sử dụng nên là năng lượng hấp
thu và năng lượng tiêu hao hơn là thời gian dành cho hoạt ñộng thể lực và thói quen trong ăn uống – là
những biến số ñược sử dụng trong nghiên cứu này.
KẾT LUẬN
Để ñạt ñến thành công trong việc can thiệp thừa cân/béo phì ở trẻ em, chúng ta cần cố gắng thay
ñổi nhiều yếu tố (hoạt ñộng thể lực, thói quen ăn uống, ảnh hưởng của gia ñình) mỗi yếu tố một ít, hơn
là cố gắng cải thiện một yếu tố ñơn lẻ thật nhiều. Nhiều chương trình can thiệp cần ñược tiến hành
ñồng thời nhằm phòng ngừa sự gia tăng tình trạng thừa cân/béo phì hàng năm ở trẻ em và trẻ vị thành
niên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Andersen, L. B., M. Harro, et al. (2006). "Physical activity and clustered cardiovascular risk in children: a cross-sectional study (The
European Youth Heart Study)." Lancet 368(9532): 299-304.
2. Berkey, C. S., H. R. Rockett, et al. (2000). "Activity, dietary intake, and weight changes in a longitudinal study of preadolescent and
adolescent boys and girls." Pediatrics 105(4): E56.
3. Berkowitz, R. I., W. S. Agras, et al. (1985). "Physical activity and adiposity: a longitudinal study from birth to childhood." J Pediatr
106(5): 734-8.
4. Collins, A. E., B. Pakiz, et al. (2008). "Factors associated with obesity in Indonesian adolescents." International Journal of Pediatric
Obesity 3(1): 58-64.
5. Eck, L. H., R. C. Klesges, et al. (1992). "Children at familial risk for obesity: an examination of dietary intake, physical activity and
weight status." Int J Obes Relat Metab Disord 16(2): 71-8.
6. Filmer, D. and L. H. Pritchett (2001). "Estimating wealth effects without expenditure data--or tears: an application to educational
enrollments in states of India." Demography 38(1): 115-32.
7. Freedson, P. S., E. Melanson, et al. (1998). "Calibration of the Computer Science and Applications, Inc. accelerometer." Med Sci Sports
Exerc 30(5): 777-81.
8. Gordon-Larsen, P., R. G. McMurray, et al. (2000). "Determinants of adolescent physical activity and inactivity patterns." Pediatrics
105(6): E83.
9. Gortmaker, S. L., K. Peterson, et al. (1999). "Reducing obesity via a school-based interdisciplinary intervention among youth: Planet
Health." Arch Pediatr Adolesc Med 153(4): 409-18.
10. Kimm, S. Y., N. W. Glynn, et al. (2005). "Relation between the changes in physical activity and body-mass index during adolescence: a
multicentre longitudinal study." Lancet 366(9482): 301-7.
11. Klesges, R. C., L. M. Klesges, et al. (1995). "A longitudinal analysis of accelerated weight gain in preschool children." Pediatrics 95(1):
126-30.
12. Li, M., M. J. Dibley, et al. (2006). "Factors associated with adolescents' physical inactivity in Xi'an City, China." Med Sci Sports Exerc
38(12): 2075-85.
13. Li, M., M. J. Dibley, et al. (2008). "Factors associated with adolescents' overweight and obesity at community, school and household
levels in Xi'an City, China: results of hierarchical analysis." Eur J Clin Nutr 62(5): 635-43.
14. Mo-suwan, L., P. Tongkumchum, et al. (2000). "Determinants of overweight tracking from childhood to adolescence: a 5 y follow-up
study of Hat Yai schoolchildren." Int J Obes Relat Metab Disord 24(12): 1642-7.
15. Steinbeck, K. S. (2001). "The importance of physical activity in the prevention of overweight and obesity in childhood: a review and an
opinion." Obes Rev 2(2): 117-30.
16. Tanner, J. M. (1962). Growth at adolescence; with a general consideration of the effects of hereditary and environmental factors upon
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch
Năm 2010
231
growth and maturation from birth to maturity. Oxford, Blackwell.
17. Thi Thu Dieu, H., M. J. Dibley, et al. (2007). "Prevalence of overweight and obesity in preschool children and associated socio-
demographic factors in Ho Chi Minh City, Vietnam
18. doi:10.1080/17477160601103922." International Journal of Pediatric Obesity 2(1): 40-50.
19. Trang, N. H., T. K. Hong, et al. (2009). "Factors associated with physical inactivity in adolescents in Ho Chi Minh City, Vietnam." Med
Sci Sports Exerc 41(7): 1374-83.
20. Trost, S. G., L. M. Kerr, et al. (2001). "Physical activity and determinants of physical activity in obese and non-obese children." Int J
Obes Relat Metab Disord 25(6): 822-9.
21. WHO (2007). CDC/WHO Collaborative Center Workshop on Global Advocacy for National Physical Activity Plans. "Move for
Health" publications. San Diego: 90.
22. Wu, S. Y., N. Pender, et al. (2003). "Gender differences in the psychosocial and cognitive correlates of physical activity among
Taiwanese adolescents: a structural equation modeling approach." Int J Behav Med 10(2): 93-105.
23. Wu, T. Y. and N. Pender (2002). "Determinants of physical activity among Taiwanese adolescents: an application of the health
promotion model." Res Nurs Health 25(1): 25-36.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xu_huong_hoat_dong_the_luc_cua_tre_vi_thanh_nien_tp_hcm_tu_2.pdf