Chuyên đề Kỹ năng làm việc nhóm

Giao tiếp là hoạt động tất yếu trong các hoạt động xã hội nói chung và hoạt động nhóm nói riêng, nó là một trong những phương tiện quan trọng nhất để gắn kết các mối quan hệ giữa người với người. Mối quan hệ xã hội và hoạt động giao tiếp có sự ảnh hưởng tương hỗ lẫn nhau. Nếu các mối quan hệ giữa các thành viên của nhóm tốt thì hoạt động giao tiếp sẽ thuận lợi, dễ dàng và ngược lại hoạt động giao tiếp tốt sẽ củng cố thêm mối quan hệ giữa các thành viên với nhau. Do vậy muốn nâng cao, củng cố mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm thì cần phải biết quản lý các hoạt động giao tiếp trong nhóm. Hoạt động giao tiếp rất đa dạng: giao tiếp bằng lời nói, giao tiếp phi ngôn ngữ, khả năng lắng nghe người khác nói,.

pdf87 trang | Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 823 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kỹ năng làm việc nhóm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thờ ơ quay mặt đi hướng khác,.) - Hãy đặt câu hỏi lại nếu chưa hiểu rõ ý người góp ý kiến - Giải thích, trình bày quan điểm của bạn nếu như ý kiến của người góp ý trái với quan điểm của bạn: khi người góp ý đang trình bày, bạn đừng cắt ngang lời khi họ nói, hãy để họ tình bày xong. Trước khi bạn giải thích, trình bày quan điểm của bạn, bạn hãy tóm tắt lại những ý chính của người góp ý để xác định bạn đã hiểu đúng ý của họ chưa. Tiếp theo bạn hãy xác định những điểm nào chưa chưa phù hợp với quan điểm của bạn hoặc bạn cho là sai, bình tĩnh trình bày giải thích lại cho họ hiểu. Tất cả những lời giải thích của bạn phải có những dẫn chứng khách quan và lập luận chặt chẽ mới có tính thuyết phục. - Những ý kiến của người góp ý nhiều lúc chưa phải hoàn toàn là đúng, nó mới chỉ phản ánh quan điểm của họ. Do vậy, bạn cần lắng nghe ý kiến của người khác, và cân nhắc các ý kiến đó để lựa chọn ra ý kiến tốt nhất theo quan điểm của bạn. - Với những ý kiến đóng góp mang tính chủ quan, cực đoan, không có tính xây dung, bạn phải thật sự bình tĩnh, đừng có thái độ tiêu cực. Bạn hãy dựa vào ý kiến của tập thể để phản bác, hoặc giải thích lại cho họ hiểu với thái độ tôn trọng. - Sau khi nghe người góp ý, bạn nên có lời nói cảm ơn, có thái độ khuyến khích với những ý kiến mang tính xây dựng. Hãy tránh chỉ trích mỉa mai lời góp ý của người khác, kể cả những lời góp ý chưa đúng. Bất cứ ai, dù kém hơn bạn nhiều, họ vẫn có những ý tưởng hay bạn có thể học được từ họ. Vấn đề quan trọng là bạn có biết chắt lọc được những ý tưởng hay từ những ý kiến mà họ đưa ra hay không. 5.3. Giải quyết các xung đột cá nhân. Xung đột giữa các cá nhân trong nhóm là một phần trong các hoạt động nhóm thường xảy ra. Nó có thể khiến cho chúng ta bị stress, làm tổn thương mối quan hệ giữa các thành viên, ảnh hưởng chung đến hoạt động nhóm. Chúng ta không luôn tránh được những mâu thuẫn này, nhưng chúng ta có thể học cách chế ngự và kiểm soát nó. Để giải quyết các xung đột cá nhân, mỗi người đều cần phải có kỹ năng nhất định về cách giải quyết các sự xung đột: Các bước giải quyết xung đột: - Nhận diện sự xung đột: 63 + Thông thường sự xung đột chưa thể hiện rõ ngay lập tức mà ban đầu có những biểu hiện như tránh mặt nhau, hoặc công khai chỉ trích nhau trong cuộc họp với các ngôn ngữ nói, cử chỉ và cao độ của giọng nói khi họ phản ứng với các thành viên khác trong nhóm. + Xác định loại xung đôt mà bạn đang mắc phải. Việc nhận dạng được loại xung đột là rất quan trọng, với các loại xung đột khác nhau chúng ta có những cách giải quyết khác nhau. Có những loại xung đột ta không cần giải quyết mà theo thời gian tự nó được giải quyết. + Xác định hoàn cảnh nảy sinh xung đột, và những vấn đề liên quan đến chúng, đảm bảo rằng bạn đã hiểu được bản chất của xung đột. - Tìm hiểu những thông tin lien quan đến vấn đề: + Hãy hỏi những người xung quanh về những vấn đề mà bạn đang đối mặt, thể hiện rằng bạn đang thực sự quan tâm và tôn trọng ý kiến của họ, mong muốn họ tham gia góp phần giải quyết vấn đề của bạn. + Hãy cố gắng hiểu được động lực và mục đích của đối tượng mà bạn đang có mâu thuẫn. Tại sao họ lại có hành động như vậy? Những hành động của bạn đã có ảnh hưởng như thế nào tới họ? - Xác định phương pháp giải quyết vấn đề: + Xung đột thật sự chỉ được giải quyết khi cả hai bên đều thực lòng mong muốn giải quyết. Giải pháp khả thi khi thực sự thoả mãn yêu cầu của cả hai bên. Trong những trường hợp này bạn hãy sử dụng phương pháp thương lượng cả hai bên đều thắng (win-win) là phương pháp hiệu quả nhất trong hoạt động nhóm. Các phương pháp khác chỉ giải quyết mang tính tạm thời, mâu thuẫn không được giải quyết triệt để. - Giải quyết xung đột: + Trong quá trình thương thảo với đối tác, bạn hãy bình tĩnh kiểm soát được trạng thái tình cảm của mình, không nên biểu lộ những hình thức thái quá trên nét mặt, cử chỉ và điệu bộ + Hãy lắng nghe và cố gắng hiểu được đối phối phương nói gì. Nghe thật kỹ thay vì chỉ tập trung suy nghĩ về điều mình sắp nói. Hãy chứng tỏ cho đối phương biết rằng mình đang rất tập trung lắng nghe họ + Đối mặt trực diện với vấn đề bằng niềm tin có thể giải quyết được vấn đề mâu thuãn bằng giải pháp hoà bình, nhanh chóng đánh giá được những điểm lợi và bất lợi và hậu quả xảy ra nếu như mâu thuẫn vượt quá phạm vi kiểm soát. + Tránh dung những ngôn từ lăng mạ, khích bác hoặc chọc tức đối phương. Đừng đề cao mình hoặc vị trí mình trong cuộc tranh luận. Cùng nhau thảo luận bằng 64 nhiều cách khác nhau để giải quyết vấn đề. Mềm dẻo, cầu thị và vị tha là cách thức giải quyết mâu thuẫn tránh dẫn đến cuộc xungđột không cần thiết. + Khi vấn đề chưa được giải quyết không nên nóng vội, có thể tạm dừng chọn thời điểm thích hợp khác để nói chuyện sau. + Lên kế hoạch nói chuyện trực tiếp, cung cấp đầy đủ thông tin và trung thực cho đối tác để họ hiểu được vấn đề. 5.4. Kỹ năng thuyết phục đồng nghiệp. Kỹ năng thuyết phục là một trong các kỹ năng cần thiết dành cho các thành viên tham gia hoạt động nhóm. Thuyết phục là việc sử dụng ngôn ngữ, hành động cùng với các công cụ hỗ trợ để tác động đến người khác nhằm cố gắng làm cho họ thay đổi và thực hiện những điềumà mình mong muốn. Để thuyết phục cần phải đạt được ba yêu cầu cơ bản: linh hoạt, khéo léo và kiên nhẫn. Linh hoạt: đòi hỏi người thuyết phục không được cứng nhắc, máy móc. Không có một công thức chung cho tất cả mọi trường hợp mà tuỳ thuộc vào từng đối tượng, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh và nội dung mà người thuyết phục có những phương pháp khác nhau. Khéo léo: thể hiện trong quá trình thuyết phục luôn thể hiện sự tự tin vào bản thân nhưng không được tự mãn. Các vẫn đề đưa ra được trình bày một cách sinh động, hấp dẫn người nghe dễ được người nghe chấp nhận. Tính kiên nhẫn: thể hiện sự kiên trì, không nôn nóng khi người nghe chưa chấp nhận ý kiến của mình mà bỏ cuộc. Các bƣớc cơ bản để thuyết phục ngƣời nghe nhƣ sau: * Hãy hiểu đối phương: - Để thuyết phục người khác trước tiên bạn phải hiểu họ, họ có nhu cầu gì và mong muốn gì. Ai cũng có nhu cầu và mong muốn riêng và rất đa dạng trên tất cả các lĩnh vực lý trí, tình cảm và thể chất. Nhưng không phải lúc nào những nhu cầu và mong muốn đó cũng được thể hiện một cách công khai, bạn cần phải tìm hiểu nó. Vì thế bạn đừng bỏ qua mọi tín hiệu xung quanh, nó chính là những thong tin cần thiết cho bạn. Bạn cũng đừng ngần ngại đặt những câu hỏi về những gì mà họ đang tìm kiếm. - Khi đưa vấn đề ra, bạn cần phải đứng trên quan điểm của họ chứ đừng đứng trên quan điểm của bạn để thuyết phục họ. * Hãy tạo sự thiện cảm với đối tượng mà bạn đang muốn thuyết phục. 65 Thiện cảm và sự tin cậy thường đi đôi với nhau. Để tạo sự thiện cảm với đối tượng bạn cần chú ý đến trang phục, lời nói và hành động sao cho phù hợp với văn hoá của đối tượng mà bạn đang muốn thuyết phục. * Tạo sự tin tưởng người nghe bằng cách: - Lập luận vấn đề một cách mạch lạc rõ rang và logic. - Hãy bắt đầu vào điều mà ai cũng muốn nghe và muốn nghe tiếp câu chuyện của bạn. - Kết thúc câu chuyện để lại ấn tượng cho người nghe. - Khi đề cập đến giải pháp cho vấn đề bạn cần thể hiện được cả tính ưu, nhược điểm của nó. Bạn đừng chỉ đề cập mặt ưu điểm của giải pháp điều đó chỉ dẫn đến người nghe nghi ngờ bạn bởi vì không có giải pháp nào là hoàn hảo cả, nhưng bạn phải chỉ cho họ thấy được lợi ích của họ trong giải pháp đó. * Hãy thể hiện tính chuyên gia của bạn khi thuyết phục người khác. - Tâm lý nói chung, người ta dễ tin vào chuyên gia nói. Muốn vậy bạn phải chứng tỏ bạn am hiểu vấn đề. Trong quá trình thuyết phục nên có những con số cụ thể dễ thuyết phục người nghe. - Trong quá trình luôn luôn thể hiện sự tự tin vào quan điểm mình trình bày. Một chút ngập ngừng, do dự trong quá trình thuyết phục sẽ dẫn đến sự nghi ngờ không tin tưởng của người nghe. * Biết tạo ra sự thích thú cho người nghe bằng cách: - Tâng bốc đối tượng một cách có chiến lược: người nghe thường thích được tâng bốc nhưng phải biết cách và hợp lý. Bất kỳ một sự thái quá cũng đều dẫn đến kết quả ngược lại. - Trong câu chuyện phải có những điểm thú vị, những điều mà người nghe đang quan tâm và muốn nghe. Muốn vậy câu chuyện của bạn phải có những điểm nhấn phù hợp với những sở thích và thị hiếu của người nghe. * Biết khêu gợi tính tư lợi của người nghe. Tâm lý chung ai cũng muốn biết nếu thực hiện những điều mà bạn đưa ra thì họ có lợi gì? * Hãy tìm điểm tương đồng giữa quan điểm của bạn và người nghe. Điều này giúp tạo cảm giác bạn đag trên cùng chiến tuyến với người khác. Hãy thể hiện cho người nghe thấy ý tưởng của bạn rất "ăn khớp" với họ hoặc chí ít thì cũng "dính dáng" nhiều đến công việc của họ. Tốt nhất bạn nên đặt mình vào hoàn cảnh của họ, thấu hiểu những lo lắng của họ và biết cách chia sẻ. Lời nói của đồng minh bao giờ cũng có giá tị thuyết phục rất cao * Tạo sự ủng hộ. 66 Thông thường người ta hay ngả theo số đông, do vậy bạn cần phải cho người nghe biết ý tưởng của bạn đã thành công ở những đâu và được nhiều người ủng hộ như thế nào. * Biết chọn đúng thời điểm để thuyết phục nghe: Việc lựa chọn thời điểm thuyết phục người nghe rất quan trọng, nó quyết định đến tính hiệu quả thuyết phục của ban. Muốn vậy bạn cần phải tìm hiểu và lựa chọn thích hợp: + Thời gian nói chuyện + Khung cảnh của buổi nói chuyện + Tâm trạng của đối tượng + Nhu cầu của đối tượng 67 CÂU HỎI ÔN TẬP Chọn câu trả lời đúng nhất và giải thích tại sao. 1/ Kỹ năng lắng nghe là phản ánh khả năng a. Nghe được người nói mặc dù người nói đó nói nhỏ, không rõ câu. b. Nghe được người nói, mặc dù người nói nói nhỏ, không rõ câu và hiểu được người nói muốn gì. c. Hiểu và nắm bắt được thong tin mà người nói muốn truyền tải d. Nghe hiểu, nắm bắt được thông tin và có khả năng khích lệ người nói. 2/ Nghe có những cách nghe: a. Nghe để lấy thông tin, nghe có tính phê phán, nghe thông cảm b. Nghe để lấy thông tin, nghe để phát hiện những mâu thuẫn để tranh luận, nghe thong cảm. c. Nghe thông cảm, nghe để hiểu người nói muốn gì, nghe để tranh luận. d. Tất cả điều trên đều sai. 3/ Ngoài kỹ năng nghe bằng tai, người ta còn có những kỹ năng nghe khác: a. Lắng nghe bằng mắt, lằng nghe được biểu hiện bằng nét mặt, lắng nghe bằng hành vi, cử chỉ và điệu bộ. b. Lắng nghe bằng mắt, lắng nghe được biểu hiện bằng nét mặt, lắng nghe bằng tay, chân c. Tất cả đều đúng. 4/ Kỹ năng nói đó là a. Khả năng nói tròn vành rõ chữ. b. Giọng nói ấm, dễ nghe c. Khả năng diễn đạt thông tin bằng ngôn ngữ dễ hiểu, đầy đủ và thuyết phục. d. Tất cả đều sai. 5/ Để có kỹ năng nói tốt người ta cần rèn luyện. a. Ngữ điệu và âm điệu giọng nói b. Điệu bộ cơ thể khi nói c. Nội dung truyền đạt d. Tất cả các điều trên 6/ Kỹ năng đóng góp ý kiến cho người khác đó là: a. Nói rõ chính xác những điều sai sót của họ. b. Chỉ nói những điều người nghe muốn nghe c. Khi nói chỉ cần quan tâm đến thái độ người nghe. 68 d. Nêu được những sai sót của họ nhưng không phản ứng tiêu cực từ phía người được góp ý 7/ Kỹ năng tiếp nhận sự góp ý của người khác đó là: a. Nghe sao cho người góp ý cảm thấy thoải mái bằng cách cứ đồng ý tất cả điều họ nói. b. Có lập trường rõ ràng: nếu sai cần tranh luận đến nơi đến chốn, nếu đúng thì đồng ý nhận. c. Biết lắng nghe tiếp nhận ý kiến, biết giải thích quan điểm của mình cho người góp ý hiểu mà không gây căng thẳng. d. Tất cả điều trên là sai. 8/ Giải quyết xung đột có: a. 4 bước b. 5 bước c. 6 bước d. 7 bước. 9/ Để thuyết phục người nghe có: a. 9 bước b. 8 bước c. 7 bước d. 6 bước. 10/ Để thuyết phục người khác cần đạt được các yêu cầu cơ bản sau: a. Linh hoạt, khéo léo và kiên nhẫn. b. Linh hoạt, khéo léo, cương quyết. c. Cương quyết, kiên nhẫn, thủ đoạn. d. Tất cả đều sai. 69 CHƢƠNG 6- KỸ NĂNG ĐIỀU HÀNH NHÓM Một nhóm hoạt đông hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng điều hành nhóm của người lãnh đạo nhóm. Sau đây là một số kỹ năng cần thiết dành cho người lãnh đạo nhóm. 6.1. Kỹ năng tổ chức các cuộc họp nhóm hiệu quả 6.1.1. Vai trò của họp nhóm. Tổ chức các cuộc họp là một trong những hoạt động không thể thiếu được của hoạt động nhóm. Tùy theo nội dung và tầm quan trọng của vấn đề mà thời gian cuộc họp có thể kéo dài hay rút ngắn, thường xuyên hay thỉnh thoảng. Nọi dung họp nhóm cũng rất đa dạng với nhiều chủ đề khác nhau. Mục đích của cuộc họp có thể: + Họp để giải quyết các vấn đề phát sinh trong nhóm + Họp để thống nhất đưa ra các quyết định quan trọng của nhóm. + Họp nhóm nhằm chia sẻ thông tin, trao đổi kinh nghiệm hoặc có thể là dịp để các thành viên trong nhóm giao lưu, tìm hiểu về nhau rõ hơn. + Họp nhóm có thể để phân giao nhiệm vụ cho các thành viên, cải tổ lại cơ cấu tổ chức của nhóm, Mặc dù họp nhóm có vai trò quan trọng, quyết định đến nội dung, chất lượng của hoạt động nhóm nhưng nhiều người vẫn thường kêu ca các cuộc họp là mất thời gian, không có giá trị và tẻ nhạt, vậy nguyên nhân gì làm cho các cuộc họp nhóm không có hiệu quả? Liệt kê dưới đây có thể là những nguyên nhân chính làm cho các cuộc họp không có hiệu quả: - Cuộc họp không có sự chuẩn bị nội dung trước, và không có sự phân công trong các thành viên để chuẩn bị nội dung cuộc họp. - Trong cuộc họp, người lãh đạo không biết điều hành có thể để một số người nói quá nhiều dành hết phần thời gian của người khác hoặc nói không đúng chủ đề cuộc họp. - Cuộc họp có thể bàn quá lâu về một vấn đê không còn thời gian bàn đến các vấn đề khác. - Chủ đề cuộc họp quá mơ hồ, hoặc người lãnh đạo để mọi người thảo luận đi chệch hướng chủ đề ban đầu đưa ra - Trong cuộc họp chỉ chú trọng công kích một thành viên nào đó của nhóm mà không chú trọng sự tham gia của người đó .. Tất cả các nguyên nhân trên có thể làm cho cuộc họp không có chất lượng, cuộc họp trở nên căng thẳng không cần thiết hoặc trở nên tẻ nhạt và không lôi cuốn được 70 các thành viên tham gia cuộc họp. Để cuộc họp có chất lượng, người lãnh đạo nhóm cần chú trọng đến các công việc sau. 6.1.2. Chuẩn bị cuộc họp. Trước khi họp, người lãnh đạo hoặc người chủ trì cuộc họp cần xác định xem cuộc họp nhóm có thực sự cần thiết không? Mục đích cuộc họp này là gì? + Nhằm thu thập thêm thông tin từ các thành viên trong nhóm hay xin tư vấn góp ý của nhóm + Để đưa ra quyết định quan trọng hoặc giải quyết các vấn đề phát sinh + Để chia sẻ thông tin giữa các thành viên Bạn cần xác định mục tiêu cuộc họp cần đạt đến là gì? Sự đồng thuận của các thành viên, tăng sự hiểu biết lẫn nhau?,để từ đó quyết định có nên tổ chức cuộc họp hay không?  Lập kế hoạch cho cuộc họp: - Xác định chủ đề cuộc họp và mục tiêu cuộc họp. Bất kỳ cuộc họp nào trước khi diễn ra người lãnh đạo hoặc người chủ trì cần xác định rõ chủ đề và mục tiêu cuộc họp cần đạt được những gì để có thể lượng định thời gian cần thiết, số người tham gia, và đối tượng tham gia cuộc họp. Mục tiêu cuộc họp để ra cần phải cụ thể, có khả thi. Người lãnh đạo hoặc người chủ trì cần giải thích rõ mục tiêu cuộc họp, những khó khăn và quyền hạn của các thành viên tham gia cuộc họp. - Xác định các thành viên tham gia cuộc họp. Bất kỳ các cuộc họp nào khi tiến hành cần phải xác định rõ vai trò của những người tham gia về trách nhiệm, quyền hạn và lợi ích của họ. Tránh mời những người tham gia mà không có vai trò đối với cuộc họp để tránh lãng phí thời gian cho họ và cho mọi người. + Những người tham gia cuộc họp có thể là người có tiếng nói quyết định hoặc đưa ra quyết định cho vấn đề cần giải quyết. + Những người họp có thể là những người có thể cung cấp thông tin hữu ích cho nội dung cuộc họp + Họ có thể là những thành viên trong nhóm có liên quan đến nội dung cuộc họp, chịu trách nhiệm thực hiện các quyết định được đưa ra sau cuộc họp. + Các đối tác có liên quan đến nhóm: được mời đến dự họp khi cần những ý kiến của họ hoặc để họ hiểu rõ về nhóm hơn. - Xác định ngày giờ và địa điểm cuộc họp. Người lập kế hoạch cần phải trả lời câu hỏi ngày giờ cuộc họp có thuận tiện cho mọi người tham gia cuộc họp không? Vì sao phải chọn ngày giờ đó mà không phải 71 những ngày khác? Địa điểm cuộc họp có đảm bảo đủ chỗ cho mọi người tham gia không? Có đủ phương tiện, tiện nghi cho cuộc họp? Trong một số cuộc họp cần thiết phải có các thiết bị âm thanh, đèn chiếu,. - Xác định nội dung cuộc họp: Nội dung cuộc họp là phần quan trọng nhất của bản kế hoạch và chỉ nên đưa vào cuộc họp những vấn đề mà nhóm có thể thực hiện được. Trong nội dung cuộc họp phải thể hiện rõ những vấn đề cần bàn tới trong cuộc họp, xác định vấn đề trọng tâm, then chốt để tập trung sự thảo luận của mọi người. Cuối buổi họp phải đưa ra được các kết luận cần thiết như: hướng giải quyết các vấn đề đó như thế nào? Về cách thức tiến hành, nguồn lực, sự phân công nhiệm vụ cho các thành viên tham dự buổi họp đảm nhiệm, thời gian cần hoàn thành. Bàn về sự phối hợp các hoạt động bên trong và bên ngoài nhóm để giải quyết vấn đề, lường trước những khó khăn và thuận lợi Nói chung, đối với các cuộc họp kéo dài 2 tiếng đồng hồ thì các vấn đề được đưa ra thảo luận không nên quá nhiều, (giới hạn không quá 5 vấn đề) để tránh cuộc họp bị loãng.  Chuẩn bị tài liệu. Các tài liệu liên quan đến các chủ đề cuộc họp nên được chuẩn bị tốt, nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc họp. các tài liệu bao gồm: + Danh sách những người tham gia cuộc họp + Các form mẫu biên bản để ghi chép. + Các phiếu biểu quyết (nếu cuộc họp cần biểu quyết). + Các tài liệu liên quan đến cuộc họp, các số liệu thống kê,  Gửi thông báo hoặc điện báo cho các thành viên tham gia cuộc họp. 6.1.3. Điều hành cuộc họp. * Trước khi cuộc họp bắt đầu: + Người chủ trì cuộc họp cần thông báo chủ đề cuộc họp các vấn đề cần thảo luận cho các thành viên nắm rõ. Hãy giải thích rõ lý do cuộc họp, mục tiêu và những khó khăn của các vấn đề cần được thảo luận trong cuộc họp này. + Phân công người làm thư ký ghi chép biên bản cuộc họp. Người thư ký có trách nhiệm ghi lại các nội dung cuộc họp, ý kiến của các thành viên và các quyết định cũng như biểu quyết của các thành viên cho các vấn đề được nêu trong cuộc họp. * Dẫn dắt thảo luận các vấn đề: + Trước tiên nêu vấn đề thảo luận và mời mọi người tham gia thao luận vấn đề. Người chủ tọa động viên mọi người tham gia ý kiến, phát huy vai trò của mình trong việc đóng góp ý kiến cho từng mục tiêu. Hãy tỏ thái độ quan tâm, lắng nghe và trân trọng ý kiến của các thành viên. 72 + Trong cuộc họp, chủ tọa có thể đưa ra ý kiến riêng của bản thân cho các vấn đề thảo luận nhưng tránh áp đặt lên hội nghị cuộc họp. + Trong suốt cuộc họp, chủ tọa phải kiểm soát được cuộc họp, không để một số người hay cắt ngang lời người khác hoặc áp đảo ý kiến người khác. Cần tỏ rõ thái độ ngăn chặn hiện tượng công kích, hoặc chỉ trích ý kiến của người khác mang tính cá nhân, không có thái độ xây dựng. + Hãy quan sát và lắng nghe, ghi chép lại các ý kiến của mọi người. Trong trường hợp, không khí cuộc họp trầm lắng cần biết khuyến khích mọi người phát biểu, đưa ra những câu hỏi gợi mở: chúng ta nên làm như thế nào? Liệu chúng ta có thể giải quyết vấn đề này mà không cần sự giúp đỡ của cấp trên không? Ai có ý tưởng hay hơn không? Có các giải pháp gì khác không? .Đề nghị những người chưa có ý kiến thì phát biểu. Trong cuộc họp có thể đề nghị những người hay phát biểu và hay có ý tưởng mới lạ phát biểu trước để làm châm ngòi cho cuộc thảo luận + Đối với cuộc họp đông người có thể chia thành từng nhóm thảo luận và yêu cầu các nhóm báo cáo trở lại với hội nghị. + Kết luận cho từng vấn đề. Đối với những vấn đề khó khăn khi đưa ra quyết định, người chủ tọa có thể đề nghị cuộc họp biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu. * Kết thúc cuộc họp: - Trước khi kết thúc cuộc họp người chủ tọa cần phải tóm tắt lại các kết luận hoặc các quyết định đã nhất trí trong cuộc họp. Xác định nhiệm vụ cụ thể đã được phân giao cho các thành viên, thời gian cần phải hoàn thành. - Có kế hoạch truyền đạt nội dung và những kết luận của cuộc họp cho những thành viên không có điều kiện tham gia cuộc họp. Thông báo nội dung cho các bên liên quan để phối hợp thực hiện các kết luận đã được thông qua trong cuộc họp - Nêu kế hoạch cuộc họp sắp tới nếu như vấn đề được thảo luận chưa thể đi đến kết luận được ngay để mọi người chuẩn bị. - Tuyên bố kết thúc cuộc họp. 6.2. Kỹ năng giả quyết mâu thuẫn và xung đột trong nhóm Xung đột là vấn đề khó tránh khỏi trong hoạt động nhóm. Nguyên nhân tạo nên xung đột trong nhóm có nhiều và những xung đột có thể làm cho mâu thuẫn giữa các thành viên trong nhóm trở nên trầm trọng hơn và cản trở các hoạt động chung của nhóm, thậm chí có thể phá vỡ cơ cấu tổ chức, làm tổ chức đi chệch hướng mục tiêu ban đầu đề ra. Do vậy việc kiểm soát các xung đột trong nhóm là cần thiết. Vậy các bước kiểm soát xung đột trong nhóm như thế nào? 6.2.1. Xác định nguyên nhân sâu xa của xung đột 73 Để giải quyết được xung đột, chúng ta cần phải tìm hiêu nguyên nhân của xung đột. Xung đột phát sinh có thể do bất đồng quan điểm, do thiếu công bằng trong đãi ngộ của nhóm, do thiếu tôn trọng nhau, không hiểu biết về nhau, do phong cách cá nhân, hoặc cách cư xử vô lý của một cá nhân nào đó, hoặc do khác biệt về văn hóa, nguồn gốc xã hội.Nói cách khác xung đột có thể đến từ bên trong hoặc bên ngoài của tổ chức. Nếu xác định được nguyên nhân gây xung đột chúng ta sẽ có giải pháp khác phục sự xung đột. Để xác định nguyên nhân của xung đột có nhiều phương pháp khác nhau như: sử dụng bản đồ tư duy (Mind-map), sơ đồ xương cá, truy nguyên tận cùng của vấn đề,. Nguyên nhân hình thành các nhóm xung đột có thể là: + Một số người nào đó cho rằng mình quan trọng hơn, tài năng hơn những người khác dẫn đến sự coi thường người khác. Chính những người này sẽ tụ hợp thành một nhóm, tao nên sự đối đầu với một số người trong tập thể. Họ có thể đòi hỏi được tăng quyền lợi cũng như quyền lực cho họ hoặc muốn áp đặt quan điểm của họ cho tập thể phải nghe theo. + Trong tập thể nhóm có một nhóm người có nhiều quyền lực hơn so với những người khác (do họ có nhiều thông tin hơn, hoặc được ưu ái do mối quan hệ). Họ cảm thấy họ có quyền được hưởng những đặc quyền, đặc lợi hơn người khác vì nhiều lý do khác nhau: có mối quan hệ, hoặc công tác lâu năm, được nắm giữ vị trí quan trọng, + Do lãnh đạo thiên vị đối với một số người nào đó ví dụ: nhân viên cũ của mình, bạn bè từ trước đó, 6.2.2. Các phương pháp giải xung đột. Giải quyết xung đột là cả mộtquyết nghệ thuật của người lãnh đạo, mỗi tình huống cụ thể đòi hỏi có những phương pháp xử lý khác nhau. Sau đây có năm cách thức xử lý xung đột, mà người lãnh đạo có thể lựa chọn. Cách thứ nhất là cứng rắn, áp đảo. Cách này một bên luôn áp đảo bên kia, đặt quyền lợi của mình hay nhóm mình trước quyền lợi của nhóm khác. Nhóm này phải thắng trong tranh chấp. Như vậy sẽ đặt mối quan hệ các bên vào tình trạng nguy hiểm, tạo thù địch, có kẻ thắng, người thua. Trong trường hợp này, người lãnh đạo nhóm khi đứng về phía ủng hộ một nhóm nào đó đòi hỏi phải có trình độ, có kinh nghiệm, bản lĩnh và và khả năng xét đoán tính chất sự việc để dưa ra quyết định cuối cùng. Phương pháp này cũng có mặt tích cực là có thể tạo thay đổi hay dẫn đến tiến bộ. Nó thường mang tính đột phá khi nhóm đang ở trạng thái trì trệ, bảo thủ không muốn sự thay đổi. Cách thứ hai là né tránh (kiểu con rùa). Đây là cách khi gặp xung đột thì né tránh sự va chạm, sợ đối đầu với mâu thuẫn, không quan tâm đến nhu cầu của các bên, thua cũng không sao. Cách này dễ tạo ra kết 74 quả các bên cùng thua. Những trường hợp này thường làm cho nhóm hoạt động sẽ không có hiệu quả, hoạt động trì trệ. Mọi người đều có tâm lý “dĩ hòa vi quý”, ngại đấu tranh với những tiêu cực và ngại đổi mới, ngại va chạm. Người lãnh đạo trong trường hợp này cần phải có chính kiến, bản lĩnh để lãnh đạo nhóm phá vỡ tình trạng “đông cứng” của nhóm. Cách thứ ba là nhường nhịn, xoa dịu (gấu bông). Cách này quan tâm đến giữa các mối quan hệ chứ không cần quan tâm đến kết quả quyền lợi. Vì vậy loại người giải quyết xung đột theo kiểu này có thể hy sinh quyền lợi của mình nhưng giữ được mối quan hệ thân thiện với mọi người khác nhóm khác là được. Phương pháp này thường áp dụng cho những người lãnh dạo muốn duy trì sự ổn định nhóm. Họ thường thuyết phục nhóm yếu thế hơn chấp nhận sự thua thiệt để giữ ổn định tổ chức. Quan điểm của họ thường chạy theo ý kiến của số đông. Với cách này, họ có thể tránh cho tổ chức các cuộc xung đột, nhưng sẽ không tận dụng được những ý tưởng mới mẻ, sáng tạo bới không phải ý kiến số đông lúc nào cũng đúng. Cách thứ tư là cách thỏa hiệp (con chồn). Mỗi bên có thể phải hy sinh một chút quyền lợi để đạt được một số quyền lợi khác. Họ cùng nhau tìm những giải pháp trung hòa để đôi bên cùng có một phần lợi ích. Có thể tạo ra kết quả cùng thắng hoặc cùng thua thiệt. Trong trường hợp này người lãnh đạo thường đứng làm trung gian để thuyết phục các nhóm thỏa hiệp với nhau vì lợi ích chung của cả tập thể. Cách cuối cùng là hợp tác (chim cú). Cách này coi trong cả mục đích và mối quan hệ. Các bên hợp tác với nhau tìm ra giải pháp tốt nhất cho cả đôi bên, chú trọng sự đồng thuận. Tất cả các bên phải cùng theo đuổi tìm kiếm giải pháp tốt cho các bên chứ không chỉ cho một bên. Cách này tạo ra được kết quả cả hai bên đều thắng. Trong trường hợp này vai trò của người lãnh đạo nhóm như một người hướng dẫn cho cả nhóm cùng thảo luận để tìm hướng đi tốt nhất cho cả tập thể. Đây là phương pháp mà ai cũng đều muốn đạt được. * Một số lời khuyên trong việc xử lý xung đột - Xóa bỏ các trung tâm tạo nên xung đột bằng cách tổ chức lại các nhóm nhỏ để các thành viên có thể làm việc cùng với nhau, từ đó họ có điều kiện hiểu nhau hơn. Có các biện pháp bố trí phân giao công việc để làm cho các thành viên không còn có điều kiện tập trung vào những lĩnh vực đã từng chia rẽ họ và luôn nhắc nhở họ về nguy cơ chia rẽ tiềm ẩn. - Cân bằng quyền lực giữa các nhóm bằng cách phân công lại nhiệm vụ cho các nhóm để tránh một số nhóm có khả năng nắm nhiều quyền lực mà chế áp các nhóm khác. 75 - Kiểm tra lại lợi ích giữa các nhóm. 6.2.3. Giải quyết các xung đột cá nhân giữa các thành viên trong nhóm. - Xác định xung đột: Thông thường sự xung đột cá nhân chưa thể hiện rõ ngay lập tức mà ban đầu có những biểu hiện như tránh mặt nhau, công khai chỉ trích nhau trong cuộc họp. Là trưởng nhóm, bạn hãy chú ý đến ngôn ngữ, cử chỉ và cao độ của giọng nói khi họ phản ứng với các thành viên khác trong nhóm. - Tìm hiểu thực tế riêng với từng người: hãy lắng nghe và quan sát kỹ lưỡng một cách khách quan, tìm ra nguyên nhân xung đột. Người lãnh đạo nhóm chủ động lằng nghe ý kiến của từng người, tổ chức cuộc gặp giữa các bên có mâu thuẫn và sau đó đứng ra làm trung tâm hòa giải. Để giúp cho các thành viên trong nhóm xác định được những quan điểm khác nhau gây nên sự xung đột, người trưởng nhóm hãy để cho từng người có đủ thời gian trình bày đối với mỗi quan điểm của họ. Hãy đề nghị mọi người lắng nghe, tôn trọng và không cắt lời người nói. Sau đó đưa ra kết luận khách quan cho từng vấn đề đã được trình bày. Sau khi kết thúc hòa giải, với tư cách lãnh đạo nhóm, người trưởng nhóm phải giải thích rõ những hậu quả xảy ra nếu như cách cư xử như vậy của mọi người vẫn còn tiếp diễn. Nếu hòa giải thành công thì những xung đột có thể chấm dứt hoặc là giảm bớt. Trong trường hợp hòa giải không thành công có thể là do nguyên nhân của vấn đề nằm trong một số lĩnh vực rất khó có thể giải quyết được như: xung đột về tính cách. Trong trường hợp này, người lãnh đạo nhóm có thể thiết lập một quy tắc cơ bản riêng biệt để kiểm soát hành vi của từng người nhằm tránh việc xung đột giữa họ có thể ảnh hưởng tới các thành viên còn lại Biện pháp cuối cùng có thể đưa ra bằng các giải pháp mạnh hơn như buộc thôi việc, hoặc thay đổi vị trí làm việc cho một số thành viên để tránh xung đột. 6.3. Kỹ năng phân giao công việc trong nhóm Phân công nhiệm vụ đã khó nhưng để phân công đúng người đúng việc lại càng khó hơn. Để thực hiện công việc có kết quả tốt, trước khi phân giao nhiệm vụ cho các thành viên, người trưởng nhóm cần phải dự tính trước những bước công việc cần phải thực hiện và xác định rõ mục tiêu công việc cần đạt được. Xác định thành công các bước phân công sẽ giúp cho nhóm đạt đươc kết quả như mong muốn. 6.3.1. Lợi ích của việc phân công nhiệm vụ Phân giao nhiệm vụ thực hiện các công việc là yêu cầu các thành viên trong nhóm thực hiện những công việc của nhóm đảm nhiệm, người trưởng nhóm với tư cách đại diện cho nhóm mà giao việc cho các thành viên. Đây là chức năng quan trọng trong vai trò chức năng quản lý. Trưởng nhóm có thể phân công nhiệm vụ bằng cách uỷ quyền thực hiện các nhiệm vụ cho các thành viên và tạo động lực để họ hoàn thành công việc đúng yêu cầu. Việc phân công nhiệm vụ sẽ mang lại lợi ích cho tất cả mọi 76 người trong nhóm. Có 5 lợi ích của việc phân công nhiệm vụ: sử dụng hiệu quả năng lực của các thành viên, phát triển năng lực của mọi người trong nhóm, tiết kiệm chi phí, quản lý thời gian hiệu quả, hoàn thành công việc . Khi nhận thức được những lợi ích của việc phân công nhiệm vụ người quản lý nhóm có thể giúp các thành viên trong nhóm phát triển năng lực , quản lý thời gian hiệu quả và bảo đảm hoàn thành công việc . Lợi ích đầu tiên của việc phân công nhiệm vụ là sử dụng năng lực của các thành viên hiệu quả. Việc đó có nghĩa là nhóm đã đưa ra chiến lược phù hợp để phân bổ công việc cho các thành viên của mình nhằm tận dụng tối đa năng lực của họ . Bằng cách đó có thể nâng cao hiệu quả công việc dựa trên khả năng chuyên môn của mỗi người . Nếu thành viên nào trong nhóm có khả năng làm một việc gì đó tốt hơn, thì nhóm nên giao phó nhiệm vụ đó cho người ấy. Tuy nhiên, điều quan trọng là người trưởng nhóm cần thể hiện thái độ thiện chí khi giao việc nếu không, người nhận việc sẽ có cảm giác bị đùn đẩy trách nhiệm sang cho mình, họ sẽ có những phản ứng tiêu cực trong quá trình thực hiện như thờ ơ với công việc được giao, làm việc không có trách nhiệm, không toàn tâm toàn sức, Lợi ích thứ hai là phát triển năng lực của thành viên trong nhóm. Khi nhân việc, thành viên trong nhóm sẽ nhận được sự trợ giúp của các thành viên khác trong nhóm để hoàn thành công việc của mình. Thực chất đây cũng là quá trình đào tạo và phát triển nhóm. Trong quá trình phát triển, nhóm cũng có thể phát hiện chính xác các công việc phù hợp với năng lực và tính cách của mỗi người. Lợi ích thứ ba đó là tiết kiệm chi phí. Tiết kiệm chi phí cũng là một lợi ích có được thông qua việc phân công nhiệm vụ . Khi giao việc đúng người đúng việc sẽ phát huy được năng lực sở trường của mỗi thành viên, do vậy kết quả công việc của nhóm sẽ được thực hiện nhanh hơn, chất lượng tốt hơn, dĩ nhiên chi phí thực hiện cho công việc đó sẽ giảm đi. Lợi ích thứ tư là quản lý thời gian hiệu quả . Nếu nhóm có quá nhiều công mà không có sự phân công hợp lý, thì công việc của nhóm sẽ bị trì trệ, kéo dài thời gian và chất lượng công việc kém. Quản lý thời gian là yếu tố rất quan trọng, quyết định tình hiệu quả làm việc nhóm, bởi vậy nhóm cần có thời gian thảo luận để phân giao công việc hợp lý cho các thành viên. Thứ năm đó là công việc được hoàn thành đúng thời hạn, chất lượng đảm bảo. Tóm lại: Phân công nhiệm vụ có 5 lợi ích: + Sử dụng năng lực của các thành viên có hiệu quả + Phát triển năng lực của mọi người + Tiết kiệm chi phí 77 + Quản lý thời gian tốt hơn + Hoàn thành công việc 6.3.2. Phân công nhiệm vụ hiệu quả Phân công nhiệm vụ nghĩa là yêu cầu người khác hoàn thành công việc nhất định nào đó của nhóm. Đây là nhiệm vụ quan trọng của người trưởng nhóm. Phân công hiệu quả có tính chất hai chiều . Chiều đi là phía người phụ trách nhóm - người phân công nhiệm vụ và chiều ngược lại là phía thành viên trong nhóm- những người được giao nhiệm vụ. Có 7 bước hướng dẫn để phân giao nhiệm vụ hiệu quả: Phƣơng pháp Mô tả Suy tính trước mọi vấn đề liên quan Cố gắng phân công công việc trước Tham khảo ý kiến Thảo luận cùng các thành viên trong nhóm về những công việc sẽ phân công cho họ. Đặt giới hạn thời gian hoàn thành công việc Nhóm bàn bạc tìm hiểu những yếu tố cần thiết để hoàn thành công việc. Phân công cả những công việc thú vị và khôg thú vị Phân công đều cho mỗi thành viên cả những việc thú vị và không thú vị Phân công toàn bộ công việc Phân công toàn bộ công việc thay vì phân công từng phần nhỏ. Nêu rõ kỳ vọng của nhóm về hiệu quả công việc Xác định những kỳ vọng đối với mỗi công việc được giao Phân công nhiệm vụ và tin tưởng Tạo cơ hội cho các thành viên trong nhóm làm quen với công việc được giao Nguồn: e-learning- kỹ năng ủy thác công việc Bước đầu tiên là suy tính trước mọi vấn đề liên quan. Để phân giao nhiệm vụ hiệu quả, trước khi phân giao người trưởng nhóm cần phải cân nhắc trước mọi vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ định giao cho các thành viên trong nhóm mình. Nhiệm vụ đó có phù hợp với người được giao không về kỹ năng, kinh nghiệm, sức khoẻ,... và những vấn đề gì sẽ liên quan đến nhiệm vụ của họ? Để có những biện pháp hỗ trợ họ khi cần thiết. Trên thực tế, người lãnh đạo nhóm hiệu quả luôn có kỹ năng phát triển nhân viên tốt. Họ không bị rối trước khối lượng lớn các công việc, mà luôn có sự chủ động sắp đặt trước các công việc cho mọi người trong nhóm thưc hiện. Bước thứ hai là tham khảo ý kiến các thành viên trong nhóm . Thực hiện lấy ý kiến dân chủ trong nhóm khi phân giao công việc là cần thiết, điều này sẽ tạo nên ý thức trách nhiệm của mọi thành viên đối với công việc chung của nhóm. Người được giao phó công việc có thể không sẵn sàng làm việc đó, nhưng nếu có sự hỗ trợ của các thành viên khác, người lãnh đạo nhóm có thể dễ dàng xác định 78 được ai là người đang có khối lượng công việc ít nhất và phù hợp nhất để đảm nhận trách nhiệm này để giao cho họ. Do vậy, điều tốt nhất là hãy hỏi ý kiến của các thành viên trong nhóm trước khi quyết định phân giao công việc cho họ. Bước thứ 3 là đặt ra thời hạn hoàn thành công việc phù hợp cho người nhận việc. Khi được giao nhiệm vụ mới, ai cũng cần thời gian để cập nhập thông tin và phát triển các kỹ năng cần thiết. Hãy lưu ý không nên nóng vội và đừng quá kỳ vọng rằng người khác cũng có thể hoàn thành công việc nhanh như mình nghĩ. Do vậy khi đưa ra hạn định thời gian thực hiện công việc cho người nhận việc cần phải xem xét khách quan đặc điểm công việc và năng lực thực tế của họ. Bước tiếp theo là nên phân công cả những công việc thú vị và không thú vị. Việc giao công việc thú vị cũng là một trong những biện pháp tạo động lực làm việc cho mọi người trong nhóm. Tuy nhiên, các công việc thú vị cũng chỉ có giơi hạn nên không phải ai cũng có thể chỉ nhận công việc thú vị mà nên có sự phân chia đồng đều cả những công việc thú vị lẫn không thú vị., có như vậy mới có sự công bằng trong nhóm. Bên cạnh việc xác định thời gian và phương pháp phân công nhiệm vụ phù hợp, người lãnh đạo nhóm cũng phải nhạy cảm với nhu cầu của các thành viên trong nhóm khi giao phó công việc cho họ. Phân công nhiệm vụ thực chất là một quá trình hai chiều. Bước thứ năm là phân công một công việc hoàn chỉnh . Khi thực hiện một nhiệm vụ từ đầu đến cuối sẽ dễ dàng hơn nhiều so với chỉ làm một phần của công việc đó. Công việc hoàn chỉnh sẽ giúp người thực hiện hiểu rõ quy trình thực hiện một công việc, mục đích công việc, có thể hình dung công việc một cách logic và làm việc hiệu quả hơn và có thể đưa ra sang kiến tốt khi thực hiện nhiệm vụ được giao. Bước 6 là xác định rõ kết quả mong muốn . Khi giao phó công việc cho một thành viên trong nhóm, người trưởng nhóm nên nói rõ mục tiêu và vai trò của nó đối với công việc chung của cả nhóm. Mỗi công việc có thể có nhiều kết quả khác nhau. Do đó nên xác định rõ rang kết quả cần đạt được. Tốt nhất, lãnh đạo nhóm nên lập một danh sách kết quả mà nhóm kỳ vọng ở nhân viên khi giao phó công việc cho họ. 79 Bảng danh sách kết quả công việc kỳ vọng ở nhân viên Phƣơng pháp Mô tả Kết quả kết quả là những sản phẩm cuối cùng sau khi hoàn thành công việc Tầm quan trọng Nêu rõ tầm quan trọng của công việc đối với toàn bộ dự án hoặc đối với cả nhóm. hạn chế Thảo luận những hạn chế ảnh hưởng đến công việc – tài chính, nguồn lực hoặc thời gian. Thời hạn hoàn thành công việc Thời hạn hoàn thành công việc là ngày công việc phải được hoàn tất theo yêu cầu. Ngày cả nhóm nên quyết định thời gian đánh giá công việc và các cuộc họp bàn về tiến độ thực hiện. Nguồn: e-learning- kỹ năng ủy thác công việc Bước thứ 7 là tin tưởng vào năng lực của các thành viên khi quyết định phân công nhiệm vụ . Nên để mọi người tự quyết định mọi vấn đề liên quan đến công việc được giao và chỉ trợ giúp khi họ cần. Có rất nhiều phương pháp để thực hiện tốt một công việc . Hãy luôn nhớ rằng mắc lỗi là một trong những phương pháp học hỏi hiệu quả nhất. 6.4. Kỹ năng hƣớng dẫn các thành viên trong nhóm làm việc hiệu quả 6.4.1. Khái niệm Tăng hiệu quả công việc bằng cách sử dụng những kinh nghiệm của mình để truyền đạt lại cho người khác các kỹ năng cần thiết hoặc giúp họ sửa chữa sai sót . Đây là công việc giúp mọi người trong nhóm nâng cao năng lực, đồng thời giúp xây dựng mối quan hệ tốt giữa các thành viên trong nhóm với nhau. Có 4 đặc điểm chính của công tác hướng dẫn đó là: + Nâng cao hiệu quả công việc + Hướng dẫn phương pháp làm việc + Tạo sức ép để mọi người phát triển + Biến đổi công việc phù hợp với từng người. Hướng dẫn là một trong các vai trò của người lãnh đạo giúp phát triển năng lực và kỹ năng cần thiết cho người dưới quyền . Hãy làm theo chỉ dẫn trên đây để thiết lập một kế hoạch hướng dẫn phù hợp. Mục đích hướng dẫn là nâng cao hiệu quả công việc của mọi người. Do đó hướng dẫn phải được coi là một hình thức đào tạo. Hãy cố gắng để mọi người càng có nhiều cơ hội thực hành qua những công việc hàng ngày càng tốt. Điều đó có nghĩa là 80 tạo điều kiện để mọi người làm quen với cả các công việc và chịu trách nhiệm nằm ngoài phạm vi của họ. Hướng dẫn là cũng là một cách để phát triển năng lực của mọi người , nhưng đó không phải là cách duy nhất. Nhóm có thể cân nhắc so sánh kết quả hướng dẫn với những phương pháp chính quy khác như các chương trình giáo dục và các khoá đào tạo. Kết hợp các phương pháp khác nhau cũng là một cách rất hay để khuyến khích cá nhân phát triển, đặc biệt giúp họ nâng cao tính tự tin và độc lập trong công việc. Nói chung, hướng dẫn là một cách hiệu quả để trang bị cho người làm cả kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm. Trên thực tế, đó là phương pháp toàn diện để phát triển nhân viên. Dưới đây là một số những kỹ năng mềm mà nhóm nên cân nhắc bổ xung những kiến thức cho các thành viên của mình trong nhóm: + Kỹ năng giải quyết vấn đề + Kỹ năng giao tiếp và lắng nghe hiệu quả + Kỹ năng làm việc linh hoạt và tạo động lực. + Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn Một đặc điểm lớn tiếp theo của việc hướng dẫn là khả năng kết hợp giữa công việc và đào tạo. Đó là phương pháp học tập dựa trên kinh nghiệm, người học rèn luyện kỹ năng bằng cách hoàn thiện tất cả các nhiệm vụ đuợc giao. Theo cách này công việc thực tế được thực hiện trong quá trình hướng dẫn và với vai trò là người lãnh đạo, trưởng nhóm có thể giám sát quá trình làm việc của các thành viên của mình. Ưu điẻm của việc đào tạo tại chỗ đó là: các thành viên sẽ tự làm quen với phong cách làm việc của nhóm. Người lãnh đạo nhóm sẽ nắm bắt được các điểm mạnh và điểm yếu của mỗi cá nhân Đặc điểm thứ ba của công tác hướng dẫn là tạo áp lực cho các thành viên trong nhóm bằng cách giao cho họ những nhiệm vụ mới và nhiều thử thách, nằm ngoài phạm vi công việc hiện tại của họ. Điều này giúp cho mọi người có cơ hội chứng tỏ năng lực bản thân và phát triển kỹ năng bằng cách dám mạo hiểm và đương đầu với thử thách . Đồng thời, tạo áp lực công việc cũng giúp cho họ nâng cao tính tự tin. Dưới đây là một số phương pháp tạo sức ép để các cá nhân phát triển: + Tham gia những cuộc họp nhóm + Gặp và đàm phán với khách hang của nhóm. + Quản lý những dự án quan trọng của nhóm đang đảm nhiệm. Đặc điểm cuối cùng của người hướng dẫn phải thay đổi các công việc cho phù hợp với khả năng và phong cách học tập của mỗi cá nhân. Việc hướng dẫn không nhất thiết áp dụng duy nhất một phương pháp đối với tất cả mọi người mà nên xem xét đặc điểm của mỗi cá nhân mà có phương pháp thích hợp. 81 Khi chuẩn bị kế hoạch hướng dẫn cho bất kỳ một cá nhân nào , người hướng dẫn nên tìm hiểu năng lực và tính cách của họ để có phương pháp phù hợp. Không nên đòi hỏi quá cao ở người học, điều mà họ không thể nào thực hiện được, và cũng không nên đề ra yêu cầu quá thấp. Cả hai trường hợp này đều làm cho người học cảm thấy không hứng thú và chán nản, gây ra những phản ứng tiêu cực. Trước khi quyết định huấn luyện hãy đặt ra câu hỏi hướng dẫn có phải là cách tốt nhất để truyền đạt lại cho người học những kỹ năng mà họ cần phải có hay không? Với vai trò là người hướng dẫn hãy xác định lĩnh vực nào người học cần và có thể giúp họ phát triển. hãy xác định phương pháp đào tạo phù hợp vì mỗi người có: tốc độ tiếp thu khác nhau, điểm mạnh, điểm yếu khác nhau, cách học khác nhau vànhững kinh nghiệm sống khác nhau Bốn đặc điểm chính của quá trình hướng dẫn: + Nâng cao hiệu quả công việc + Đào tạo phương pháp làm việc + Tạo áp lực để cá nhân phát triển + Biến đổi công việc phù hợp với từng cá nhân Phát triển năng lực cá nhân và nâng cao những kỹ năng mềm, nâng cao tinh thần làm việc và khả năng phối hợp nhóm. Nếu có phương pháp hướng dẫn hiệu quả sẽ xây dựng được một nhóm làm việc tích cực. 6.4.2.Quy trình hướng dẫn. Với vai trò là một người hướng dẫn, điều quan trọng là phải giúp người học của mình nâng cao kỹ năng sau quá trình học tập và thực hành đó. Quy trình hướng dẫn như một tập hợp các bước cần phải tiến hành liên tiếp bao gồm: + Luôn luôn tìm kiếm những cơ hội hướng dẫn phù hợp . + Giới thiệu tóm tắt phương pháp làm việc . + Quan sát – giao phó công việc cho các thành viên trong nhóm và tin tưởng vào khả năng của họ. + Cùng họ xem xét lại kết quả làm việc và tìm phương pháp giúp họ nâng cao năng lực . + Nếu cần, hãy xem xét lại toàn bộ quy trình một lần nữa. Phương pháp lý tương nhất để phát triển người học là người hướng dẫn phải từng bước tăng dần độ khó khi tạo cơ hội học tập cho họ và cung cấp thông tin phản hồi sau mỗi bước. Trong khi thực hiện quá trình đào tạo sẽ xuất hiện thêm nhiều cơ hội mới, với vai trò là người lãnh đạo nhóm, người hướng dẫn nên có khả năng nhanh nhạy để nhận biết và xác định những cơ hội phù hợp với nhu cầu của từng thành viên trong nhóm. Lý do phải làm như vậy là vì cơ hội học tập như thế sẽ chỉ được một lần hoặc mỗi thời điểm khác nhau sẽ có những nhu cầu học tập khác nhau. Tìm kiếm cơ hội hướng dẫn người học là hoạt động phải thực hiện hàng ngày. Hãy lưu ý, mỗi công việc 82 đơn giản cũng đều có giá trị học tập lớn đặc biệt là những người mới bắt đầu vào nghề nghiệp và chưa có nhiều kinh nghiệm. Dưới đây là một số ví dụ về các cơ hội hướng dẫn cho người học mới bắt đầu: + Tham dự các cuộc họp. + Thực hiện dự án, thu thập thông tin + Dự tiệc với khách hàng + Lập danh sách khách mời. Bước thứ hai là giới thiệu phương pháp thực hiện công việc. Đây là một việc cần thiết vì nó giúp người học có đủ thông tin để thực hiện công việc hiệu quả hơn, và cũng là dịp để người dạy lựa chọn cơ hội phù hợp với từng người học. Nếu một thành viên nào trong nhóm muốn thử thách công việc đó thì chắc chắn họ đã có tinh thần học hỏi. Mọi người sẽ không thể học tập hiệu quả nếu coi cơ hội đó là một vấn đề lớn hay một việc nhỏ có thể hoàn thành trong nháy mắt. Sau khi đã phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm và đưa ra chỉ dẫn chi tiết, hãy dành thời gian để quan sát cách họ làm việc. Nếu đã quyết định giao công việc cho một ai đó, người lãnh dạo nhóm phải tin tưởng vào khả năng của họ . Họ sẽ không thoải mái khi làm việc và để mắc lỗi sai nếu biết rằng mình đang bị theo dõi . Như thế bạn sẽ không đạt được mục đích hướng dẫn nhân viên làm việc và lãng phí thời gian của cả hai bên. Một nguyên tắc vàng khi hướng dẫn ai đó là giao phó công việc và tin tưởng năng lực của họ Cuối cùng sau quá trình hướng dẫn đào tạo đều phải đánh giá kết quả công việc và rút ra bài học kinh nghiệm . Để làm được việc này, người hướng dẫn nên đề nghị người học xem lại kinh nghiệm và xác định những nội dung họ đã học được . Hãy hỏi họ xem lại kinh nghiệm và xác định đã nâng cao hiểu biết công việc hay chưa. Mục đích của việc đánh giá là để đảm bảo người học đã nhận biết, hiểu và tiếp thu được những kỹ năng mà người hướng dẫn muốn truyền đạt lại cho họ chưa. Đồng thời , cũng giúp xác định rõ những lĩnh vực mà người học cần phải tiếp tục học tập. Đó là cơ sở để những người quản lý tìm kiếm những cơ hội mới và bắt đầu lại quá trình huấn luyện Tóm lại, để trở thành người hướng dẫn giỏi hãy: + Tìm kiếm cơ hội + Hướng dẫn người học cách tiến hành công việc. + Quan sát + Đánh giá hiệu quả công việc và rút ra kinh nghiệm. + Quyết định xem có cần hướng dẫn thêm không 6.5. Một số lời khuyên nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm. Lợi ích làm việc theo nhóm sẽ đem lại nhiều hiệu quả hơn là bất cứ cá nhân đơn lẻ nào. Bởi đây sẽ là một cách để tổng hợp sức mạnh của tất cả mọi người để đạt được 83 hiệu quả công việc cao nhất. Có một số cách để tạo nên một nhóm làm việc có chất lượng đúng như mong muốn. 1. Tập trung vào một mục tiêu chung Hãy giải thích những mục tiêu, kế hoạch của nhóm một cách rõ ràng. Mọi người thường quá tập trung vào giải quyết những vấn đề hàng ngày tới mức quên đi mất tầm nhìn và sứ mệnh của nhóm. Khi mà một số thành viên của một nhóm tập trung gánh vác công việc, thì số còn lại nên dành nhiều thời gian cho việc nhìn lại các tiến trình để hạn chế những rủi ro trong tương lai. 2. Phân công rõ ràng vai trò từng cá nhân Hãy chỉ ra trách nhiệm của từng thành viên trong nhóm, đó là yếu tố để làm nên thành công. Hiểu rõ từng nhiệm vụ sẽ giúp mọi người làm việc với tinh thần cộng tác hơn. Cũng có thể khuyến khích các nhóm tự phân công công việc. Họ sẽ cảm thấy cần phải có trách nhiệm nhiều hơn nếu họ được tự cầm nắm công việc trong tay. 3. Đặt mục tiêu Các thành viên cần phải làm việc theo mục tiêu của cá nhân và theo nhóm. Hãy yêu cầu họ đặt ra cả mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Đây là điều khích lệ cho các nhóm làm việc một cách độc lập bởi áp lực cũng như lòng tự ái cá nhân sẽ giúp giảm thiểu đi những sai sót không đáng có. 4. Chia sẻ thông tin Chia sẻ thông tin sẽ giúp cho các thành viên trong nhóm hiểu nhau hơn, tránh sự hiểu lầm đáng tiếc. Việc chia sẻ thông tin thường xuyên chính là biện pháp tốt nhất để xóa bỏ những tin đồn không mong muốn. 5.Thiết lập sự tín nhiệm Hãy làm sao để trong mắt mỗi thành viên trong nhóm, bạn trở thành một người đáng tin cậy. Mỗi lời nói của bạn phải là có một giá trị. Đừng bao giờ sai sót hay chậm trễ trong vấn đề lương, thưởng, điều đó sẽ làm mọi người có cái nhìn khác về bạn. 6. Hãy nhiệt tình. Nhiệt huyết như là một virut, nó dễ dàng lây từ người này sang người khác. Hãy lạc quan và luôn có hy vọng vào những điều to lớn mà các nhóm có thể làm được, họ sẽ không làm bạn thất vọng đâu. 7. Tạo niềm vui Tinh thần của một đội luôn là sự đoàn kết. Hãy dành thời gian để cùng nhau làm nên tiếng cười. Gắn kết họ bằng những bữa ăn trưa hay một vài cốc bia cuối giờ làm việc. Khi mà các thành viên đã coi nhau như anh em thì sự cộng tác cũng như sáng tạo trong công việc sẽ hết sức hiệu quả. 84 CÂU HỎI ÔN TẬP Chọn câu trả lời đúng nhất và giải thích tại sao. 1/ Để cuộc họp có chất lượng, người lãnh đạo nhóm cần chú ý các công việc: a. Chuẩn bị cuộc họp, lập kế hoạch cho cuộc họp, chuẩn bị tài liệu, biết cách điều hành cuộc họp. b. Chuẩn bị cuộc họp, Xác định các thành viên dự họp, chuẩn bị tài liệu, biết cách điều hành cuộc họp. c. Xác định nội dung cuộc họp, Xác định các thành viên dự họp, chuẩn bị tài liệu, biết cách điều hành cuộc họp. d. Quan trọng nhất là điều hành cuộc họp. e. Tất cả điều trên là sai. 2/ Các bước kiểm soát xung đột trong nhóm có: a. 2 bước quan trọng b. 3 bước quan trọng c. 4 bước quan trọng 3/ Để xử lý xung đột có thể bằng cách: a. Xáo trộn lại tổ chức để xoá bỏ bè cánh, e kíp trong nhóm. b. Phân công lại nhiệm vụ trong nhóm. c. Xác định lại các lợi ích của các thành viên trong nhóm để điều phối lại d. Tất cả điều trên là đúng. 4/ Kỹ năng phân giao công việc trong nhóm có: a. 5 lợi ích b. 6 Lợi ích c. 7 Lợi ích d. 8 Lợi ích 5/ Hướng dẫn để phân giao nhiệm vụ có: a. 7 bước b. 8 bước c. 9 bước d. 10 bước. 85 TÀI LIỆU THAM LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Lãnh đạo nhóm- Giải pháp chuyên nghiệp cho thách thức thường nhật 2007, Cẩm nang kinh doanh Harvard, Nhà Xuất bản Thông Tấn 2. Lawrence Holpp, Quản lý nhóm, 2007, Nhà Xuất bản Lao động- Xã hội 3. Nguyễn Anh Tài, Quản trị học, 2009. Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia Hà nội. Tiếng Anh 1. Dean Prebble and Howard Frederick, 10 ways to distinguish between a team and a group, Ten 3 NZ Ltd. 2. Don Hellrigel, John W. Slocum Jr., Organizational Behavior,2004, Tenth Edition, South-Western,432p. 3. John V. Thill& Courland L. Bovee, 2002, Excellence in Business Communication, Prentice Hall,539p.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfky_nang_quyen23_ky_nang_lam_viec_nhom_5083_9931.pdf