TÓM TẮT
Mở đầu: Xương thái dương là xương phức tạp. Các tổn thương quan trọng sau chấn thương xương thái dương bao gồm giảm thính lực, tổn thương thần kinh mặt và chảy dịch não tủy.
Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của chấn thương xương thái dương.
Phương pháp: Nghiên cứu các dấu hiệu lâm sàng và phân loại kiểu gãy xương thái dương được thực hiện trên 42 bệnh nhân. Phân tích mối liên quan giữa giảm thính lực, liệt mặt, chảy dịch não tủy với kiểu gãy xương theo 2 hệ thống: hệ thống phân loại cổ điển (gãy dọc, gãy ngang hay gãy hỗn hợp) và hệ thống phân loại mới hơn (có hay không có tổn thương mê đạo xương).
Kết quả: Giảm thính lực gặp trong 14 bệnh nhân (33,3%), liệt mặt ở 11 bệnh nhân (26,2%), chảy dịch não tủy ở 2 bệnh nhân (4,8%). Hệ thống phân loại cổ điển không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với giảm thính lực, liệt mặt và chảy dịch não tủy. Trong khi đó, hệ thống phân loại dựa theo tổn thương mê đạo xương có mối liên quan có ý nghĩa thống kê (P<0,001).
28 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2232 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đặc điểm lâm sàng - Cận lâm sàng của bệnh nhân chấn thương xương Thái Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG - CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN
CHẤN THƯƠNG XƯƠNG THÁI DƯƠNG
TÓM TẮT
Mở đầu: Xương thái dương là xương phức tạp. Các tổn thương quan trọng
sau chấn thương xương thái dương bao gồm giảm thính lực, tổn thương thần
kinh mặt và chảy dịch não tủy.
Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của chấn thương
xương thái dương.
Phương pháp: Nghiên cứu các dấu hiệu lâm sàng và phân loại kiểu gãy
xương thái dương được thực hiện trên 42 bệnh nhân. Phân tích mối liên quan
giữa giảm thính lực, liệt mặt, chảy dịch não tủy với kiểu gãy xương theo 2
hệ thống: hệ thống phân loại cổ điển (gãy dọc, gãy ngang hay gãy hỗn hợp)
và hệ thống phân loại mới hơn (có hay không có tổn thương mê đạo xương).
Kết quả: Giảm thính lực gặp trong 14 bệnh nhân (33,3%), liệt mặt ở 11 bệnh
nhân (26,2%), chảy dịch não tủy ở 2 bệnh nhân (4,8%). Hệ thống phân loại
cổ điển không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với giảm thính lực, liệt
mặt và chảy dịch não tủy. Trong khi đó, hệ thống phân loại dựa theo tổn
thương mê đạo xương có mối liên quan có ý nghĩa thống kê (P<0,001).
Kết luận: Biểu hiện của chấn thương xương thái dương rất đa dạng. Hệ
thống phân loại dựa trên tình trạng có hay không có tổn thương mê đạo
xương đưa ra tiên lượng lâm sàng tốt hơn so với hệ thống phân loại gãy dọc,
gãy ngang hay gãy hỗn hợp.
ABSTRACT
CLINICAL AND PARACLINICAL STUDIES OF PATIENTS WITH
TEMPORAL BONE TRAUMA BEING CURRED IN 115 PEOPLE’S
HOSPITAL
Nguyen Minh Tuan, Tran Thi Bich Lien
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 275 -
283
Background: The temporal bone is the complex bone. Important damages of
temporal bone fractures include hearing loss, facial nerve injury, and
cerebrospinal fluid leak.
Objectives: Clinical and paraclinical studies of temporal bone trauma.
Methods: The clinical studies and classification of temporal bone fractures
were carried out on 42 patients. To analyze the correlations of hearing loss,
facial nerve injury, and cerebrospinal fluid leak with the types of fractures
based on 2 systems: the traditional system (transverse vs longitudinal vs
mixed) and the newer system (otic capsule violating vs otic capsule sparing).
Results: Hearing loss was present in 14 patients (33.3%); facial nerve injury
in 11 patients (26.2%) and cerebrospinal fluid leak in 2 patients (4.8%). The
traditional classification system of temporal bone fractures did not
significantly predict hearing loss, facial nerve injury, and cerebrospinal fluid
leak. On the other hand, the otic capsule-based system demonstrated
statistically significant predictive ability (P<0.001).
Conclusions: Outcomes of temporal bone trauma were diversiform. The otic
capsule-based system demonstrated statistically significant predictive ability
for clinical outcomes associated of temporal bone fractures.
MỞ ĐẦU
Xương thái dương là xương phức tạp nhất trong hệ thống xương của người.
Xương thái dương chứa nhiều cấu trúc sống còn như cơ quan tiền đình - ốc
tai, thần kinh mặt, động mạch cảnh trong và tĩnh mạch cảnh. Các tổn thương
quan trọng sau chấn thương xương thái dương bao gồm giảm thính lực, tổn
thương thần kinh mặt, chảy dịch não tủy …(24).
Phân loại kiểu gãy xương thái dương cũng rất quan trọng. Một hệ thống
phân loại tốt không chỉ mô tả về mặt giải phẫu mà còn phải hữu ích trong
việc dự đoán biến chứng và hậu quả của gãy xương(14). Ulrich là người đầu
tiên đưa ra cách phân loại gãy xương thái dương thành gãy dọc, gãy ngang
và gãy hỗn hợp(15). Hệ thống phân loại cổ điển này phân loại kiểu gãy
xương dựa trên mối liên hệ giữa đường gãy và trục dọc của phần đá xương
thái dương(8,16,24). Gãy dọc thường gặp nhất, chiếm 70-90% các trường
hợp, đường gãy đi dọc theo chiều dài xương đá. Gãy ngang có đường gãy
cắt ngang xương đá, chiếm khoảng 10-20%. Gãy hỗn hợp là các trường hợp
phối hợp cả 2 kiểu, gãy dọc và gãy ngang. Tuy nhiên, cách phân loại này tỏ
ra liên quan một cách nghèo nàn đến triệu chứng lâm sàng. Do đó một số
nhà nghiên cứu đề nghị các cách phân loại khác, hy vọng có thể đưa ra tiên
lượng của chấn thương. Hệ thống phân loại theo Aubry và Pialoux chia gãy
xương thái dương thành 2 nhóm: nhóm có chấn thương mê đạo xương và
nhóm không có chấn thương mê đạo xương (25). Theo một số nghiên cứu,
hệ thống phân loại này cho thấy có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa
kiểu gãy xương với sự xuất hiện các triệu chứng quan trọng của gãy xương
thái dương như liệt mặt, chảy dịch não tủy, điếc (14, 15).
Trong đa số các trường hợp, chấn thương xương thái dương thường đi kèm
với các chấn thương nặng của cơ thể hoặc/và chấn thương đầu. Do đó, bệnh
nhân thường được tiếp nhận và xử trí ban đầu tại phòng cấp cứu. Việc xử trí
ban đầu rất quan trọng và đóng góp đáng kể vào việc xử trí sau đó và cải
thiện chức năng.
Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát tình hình chấn thương, đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của
bệnh nhân chấn thương xương thái dương điều trị tại Bệnh Viện Nhân Dân
115 từ 10/2007 đến 06/2008.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu.
Đây là nghiên cứu tiền cứu mô tả cắt ngang.
Đối tượng nghiên cứu.
Là 42 bệnh nhân chấn thương xương thái dương điều trị tại Bệnh Viện Nhân
Dân 115 từ 10/2007 đến 06/2008.
Tiêu chuẩn nhận vào
- Bệnh nhân chấn thương xương thái dương trên phim CT, điều trị tại Bệnh
Viện Nhân Dân 115.
- Đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân bị liệt mặt, bị điếc trước chấn thương.
- Bệnh nhân có bệnh lý hoặc u bướu vùng tai phát hiện trên CT hoặc MRI.
- Không đồng ý tham gia nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Tất cả các bệnh nhân trong nghiên cứu được khám và ghi nhận các biểu hiện
lâm sàng: giảm thính lực, tổn thương thần kinh mặt, chảy dịch não tủy,
chóng mặt, thủng màng nhĩ, tụ máu sau màng nhĩ, chảy máu qua ống tai
ngoài, dấu tụ máu vùng xương chũm (beattle’s sign), dấu mắt kính râm
(raccoon eyes). Phân tích hình ảnh CT scan và phân loại kiểu gãy xương thái
dương theo 2 hệ thống: hệ thống phân loại gãy dọc, gãy ngang hoặc gãy kết
hợp và hệ thống phân loại có hoặc không có tổn thương mê đạo xương.
Kiểm chứng mối liên quan giữa các biểu hiện giảm thính lực, liệt mặt, chảy
dịch não tủy với 2 hệ thống phân loại nêu trên.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1 trình bày đặc điểm của các bệnh nhân chấn thương xương thái dương
trong nghiên cứu. Trong 42 bệnh nhân, có 38 bệnh nhân nam và chỉ có 4
bệnh nhân nữ (nam giới chiếm 90,5%). Tuổi nhỏ nhất của các bệnh nhân là
12 tuổi, tuổi lớn nhất là 52 tuổi. Bệnh nhân trong độ tuổi 18-30 tuổi chiếm tỉ
lệ cao nhất (57,1%). Tuổi trung bình của các bệnh nhân là 28,7 tuổi. Thời
gian nằm viện trung bình của mỗi bệnh nhân là 12,5 ngày (ngắn nhất là 5
ngày và dài nhất là 26 ngày). Nguyên nhân gây chấn thương xương thái
dương chủ yếu trong nghiên cứu là tai nạn giao thông, chiếm 37/42 các
trường hợp (88,1%). Trong số 37 bệnh nhân chấn thương xương thái dương
do tai nạn giao thông, có 3 bệnh nhân đi bộ và 34 bệnh nhân sử dụng xe gắn
máy. Trong nhóm bệnh nhân sử dụng xe gắn máy, có 23/34 trường hợp
không đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông (chiếm 67,6% các trường
hợp). Đánh giá tình trạng tri giác vào thời điểm nhập viện, chúng tôi ghi
nhận có 24 bệnh nhân tỉnh táo, 5 bệnh nhân hôn mê và 13 bệnh nhân say
rượu, chiếm tỉ lệ lần lượt 57,1%; 11,9% và 31%. Trong số 42 bệnh nhân, có
29 trường hợp gãy xương thái dương phải (69%), 7 trường hợp gãy bên trái
(16,7%) và 6 trường hợp gãy cả 2 bên( 14,3%).
Bảng 1. Đặc điểm của 42 bệnh nhân chấn thương xương thái dương.
Đặc điểm
Tần xuất
Tỉ lệ %
Giới tính
Nam
38
90,5
Nữ
4
9,5
Tuổi
< 18 tuổi
3
7,1
18-30 tuổi
24
57,1
31-43
8
19,1
>44 tuổi
7
16,7
Nguyên nhân
Tai nạn giao thông
37
88,1
Tai nạn lao động
2
4,8
Tai nạn sinh hoạt
3
7,1
Đội nón bảo hiểm *
Có
11
32,4
Không
23
67,6
Thời gian nằm viện
<7 ngày
2
4,8
7-14 ngày
25
59,7
>14 ngày
15
35,7
* tính trên tổng số 34 bệnh nhân sử dụng xe gắn máy khi gặp tai nạn
Bảng 2 trình bày các đặc điểm lâm sàng của chấn thương xương thái dương
của các bệnh nhân trong nghiên cứu.
Trong 42 bệnh nhân, có 14 trường hợp giảm thính lực, 2 người không giảm
thính lực và 6 trường hợp tình trạng bệnh nhân không cho phép đánh giá
thính lực (4 bệnh nhân hôn mê nằm hồi sức và 2 bệnh nhân chấn thương
nặng không ngồi được). Số bệnh nhân giảm thính lực chiếm 33,3% các
trường hợp (14/42), trong đó có 5 bệnh nhân điếc dẫn truyền và 9 bệnh nhân
điếc tiếp nhận.
Bảng 2. Dấu hiệu lâm sàng chấn thương xương thái dương của 42 bệnh
nhân.
Đặc điểm
Tần xuất
Tỉ lệ %
Giảm thính lực
14
33,3
Liệt mặt
11
26,2
Chảy dịch não tủy
2
4,8
Chóng mặt
19
45,2
Xuất huyết qua ống tai ngoài
5
11,9
Thủng màng nhĩ
5
11,9
Trong 42 bệnh nhân, có 11 trường hợp bị liệt mặt, 27 trường hợp không liệt
mặt và 4 trường hợp tình trạng bệnh nhân không cho phép khám liệt mặt.
Trong số các bệnh nhân liệt mặt, có 1 bệnh nhân bị liệt mặt ngay lúc nhập
viện, 10 trường hợp liệt mặt còn lại xuất hiện muộn hơn (từ ngày thứ 3 trở
đi).Chảy dịch não tủy chỉ gặp trên 2 bệnh nhân (4,8% các trường hợp). Các
dấu hiệu liên quan đến tổn thương sàn sọ giữa là tụ máu sau màng nhĩ, dấu
tụ máu vùng chủm, dấu mắt kính râm cũng quan sát thấy trong nghiên cứu
với tỉ lệ lần lượt là 14,3%; 11,9% và 19,1%. Tất cả 42 bệnh nhân trong
nghiên cứu đều có ít nhất một thương tổn ngoài xương thái dương đi kèm,
phổ biến nhất là các tổn thương vùng đầu-mặt (36/42 trường hợp, tương
đương 85,7%).
Hình ảnh trên CT scan cho thấy có 6 bệnh nhân bị gãy cả 2 xương thái
dương, do đó có tổng cộng 48 xương thái dương gãy. Phân loại kiểu gãy
xương theo hệ thống phân loại cổ điển cho thấy có 28 trường hợp gãy dọc,
16 trường hợp gãy ngang và 4 trường hợp gãy hỗn hợp (tỉ lệ lần lượt là
58,3%; 33,3% và 8,3%). Phân loại theo hệ thống phân loại có hay không có
tổn thương mê đạo xương cho thấy có 11 trường hợp gãy mê đạo xương
(22,9% các trường hợp) và 37 trường hợp không có tổn thương mê đạo
xương (77,1%).
Các biểu hiện lâm sàng quan trọng của gãy xương thái dương là giảm thính
lực, yếu/liệt thần kinh mặt, chảy dịch não tủy được phân nhóm theo hệ thống
phân loại cổ điển: gãy dọc, gãy ngang, gãy hỗn hợp (Hình 1).
Liệt mặt
Chảy dịch não tủy
Giảm thính lực
0.00%
Text Box: % vị trí gãy
1/28
1/2
7/25
1/16
4/13
6/26
1/3
6/13
Hình 1. Biểu đồ phân nhóm các biểu hiện giảm thính lực, liệt mặt và chảy
dịch não tủy theo hệ thống phân loại cổ điển.
Do có 6 bệnh nhân không đánh giá thính lực được (2 bệnh nhân bị gãy
xương thái dương cả hai bên và 4 bệnh nhân gãy một bên), chúng tôi chỉ có
thể xét mối liên quan giảm thính lực trên 40 vị trí gãy xương thái dương (25
gãy dọc, 13 gãy ngang và 2 gãy hỗn hợp). Trong số 14 trường hợp giảm
thính lực, có 7 trường hợp là gãy dọc, 6 trường hợp là gãy ngang và 1 trường
hợp là gãy hỗn hợp.
Do có 4 bệnh nhân không thể đánh giá liệt mặt (2 bệnh nhân bị gãy xương
thái dương cả hai bên và 2 bệnh nhân gãy một bên), chúng tôi xem xét mối
liên quan liệt mặt trên tổng cộng 42 vị trí gãy (26 gãy dọc, 13 gãy ngang và
3 gãy hỗn hợp). Đối với 11 trường hợp liệt mặt, có 6 trường hợp là gãy dọc,
4 trường hợp là gãy ngang và 1 trường hợp là gãy hỗn hợp.
Xét trên 48 xương thái dương gãy, triệu chứng chảy dịch não tủy chỉ được
ghi nhận trong 2 trường hợp, trong đó 1 trường hợp là gãy dọc và 1 trường
hợp là gãy ngang.
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về biểu hiện giảm thính lực, liệt
mặt và chảy dịch não tủy khi so sánh giữa các nhóm gãy dọc, gãy ngang và
gãy hỗn hợp (P lần lượt là 0,44; 0,86 và 0,83).
Giảm thính lực
Chảy dịch não tủy
2/11
0/37
Liệt mặt
8/10
3/32
8/9
6/31
0.00%
Text Box: % vị trí gãy
Hình 2. Biểu đồ phân nhóm các biểu hiện lâm sàng theo phân loại có hay
không có tổn thương mê đạo xương
Hình 2 trình bày phân bố các biểu hiện giảm thính lực, yếu/liệt thần kinh
mặt, chảy dịch não tủy theo hệ thống phân loại có hay không có tổn thương
mê đạo xương.
Giảm thính lực được ghi nhận ở 6 trong số 31 trường hợp không tổn thương
mê đạo xương (19,4%). Trong khi có tới 8 trong số 9 ca tổn thương mê đạo
xương có giảm thính lực (88,9%). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về
biểu hiện giảm thính lực khi so sánh giữa nhóm có tổn thương mê đạo
xương và không có tổn thương mê đạo xương (P=0,0003 → P< 0,001; phép
kiểm Fischer exact).
Liệt mặt chỉ được ghi nhận ở 3 trong số 32 trường hợp không tổn thương mê
đạo xương (9,4%) trong khi có tới 8 trong số 10 ca tổn thương mê đạo
xương có liệt mặt (80%).
Các trường hợp có tổn thương mê đạo xương bị liệt mặt nhiều gấp 8,5 lần so
với các trường hợp không tổn thương mê đạo xương (80% so với 9,4%).Có
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về biểu hiện giảm thính lực khi so sánh
giữa nhóm có tổn thương mê đạo xương và không có tổn thương mê đạo
xương (P=0,00005 → P<0,001).
Trong nghiên cứu này, triệu chứng chảy dịch não tủy chỉ được ghi nhận
trong 2 trường hợp và cả 2 trường hợp này đều có tổn thương mê đạo xương.
BÀN LUẬN
Trong số 42 bệnh nhân trong nghiên cứu, nam giới chiếm 90,5%. Tỉ lệ nam
cao hơn nữ là một trong những đặc tính thường gặp của chấn
thương(1,13,21). Chấn thương xương thái dương ở nam nhiều hơn nữ được
lý giải do các hoạt động có nguy cơ cao ở phái nam, chứ không phải do cấu
trúc xương sọ của phái nam yếu(15). Theo nghiên cứu của Nicol và
Johnstone, thực hiện trên 34 trẻ em trong độ tuổi 1-13 tuổi bị chấn thương
xương thái dương, nam chiếm 61,7% các trường hợp(17). Nghiên cứu của
Little và Kesser trên 30 bệnh nhân chấn thương xương thái dương có tỉ lệ
nam giới là 63,3%(14). Như vậy tỉ lệ nam: nữ trong nghiên cứu của chúng
tôi cao hơn khá nhiều so với các nghiên cứu vừa nêu. Nguyên nhân một
phần có lẽ là do phụ nữ các nước phương Tây tham gia các hoạt động xã hội
và ưa thích thể thao nhiều hơn so với phụ nữ các nước châu Á.
Bệnh nhân trong độ tuổi 18-30 có tỉ lệ cao nhất, chiếm 57,1% (24/42). Đây
là độ tuổi năng động, di chuyển nhiều nên tỉ lệ tai nạn thường cao hơn. Đồng
thời đây cũng là độ tuổi ít kiềm chế trong sinh hoạt nên hay có một số thói
quen không tốt như uống rượu nhiều, tham gia giao thông với tốc độ cao, ẩu
đả…
Tai nạn giao thông trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm tới 88,1% các
trường hợp. Tỉ lệ này khá cao so với các nghiên cứu khác trên thế giới, có tỉ
lệ tai nạn giao thông thay đổi từ 44% - 67%(4,5,14). Nguyên nhân của sự
khác biệt này có lẽ là do ý thức chấp hành luật giao thông của nước ta so với
các nước khác không được tốt lắm. Quy định người đi xe gắn máy phải đội
nón bảo hiểm trên tất cả các tuyến đường đã được áp dụng từ ngày
15/12/2007. Tuy nhiên, trong số 34 bệnh nhân sử dụng xe gắn máy, có tới 23
người không đội nón bảo hiểm (chiếm 67,6%). Hơn nữa, trong số 11 người
có đội nón bảo hiểm thì có 7 người không cài dây nón nên khi gặp tai nạn thì
nón cũng không có tác dụng bảo vệ. Mặt khác, đa số người đi xe gắn máy ở
nước ta sử dụng loại nón che phủ ½ đầu nên phần thái dương ít khi được bảo
vệ.
Có 33,3% số bệnh nhân trong nghiên cứu có giảm thính lực (14/42 trường
hợp). Giảm thính lực là một trong những biểu hiện hay gặp nhất của chấn
thương xương thái dương, thường chiếm từ 15 - 50% số bệnh nhân (5, 9,
23). Trong soá 14 beänh nhaân giaûm thính löïc, coù 2 beänh nhaân bò
giaûm thính löïc caû hai beân tai, 8 beänh nhaân giaûm thính löïc tai phaûi
vaø 3 beänh nhaân giaûm thính löïc tai traùi. Số bệnh nhân giảm thính lực
bên phải nhiều hơn bên trái là tương đồng với việc chấn thương gãy xương
thái dương bên phải nhiều hơn bên trái của nghiên cứu này (29 trường hợp
gãy xương thái dương phải so với 7 trường hợp gãy bên trái). Keát quaû
khaùm kieåu ñieác cho thaáy coù 5 beänh nhaân bò ñieác daãn truyeàn vaø 9
beänh nhaân bò ñieác tieáp nhaän. Điếc sau gãy xương thái dương phản ánh
vị trí và cơ chế của chấn thương(22). Điếc dẫn truyền có thể do tụ máu ở tai
trong, thủng màng nhĩ hay chấn thương chuỗi xương con; trong khi đó điếc
tiếp nhận thường do tổn thương ốc tai(15). Việc khám để xác định kiểu điếc
vì thế rất quan trọng nhằm đưa ra hướng xử trí thích hợp. Điếc dẫn truyền do
tụ máu ở tai trong có thể tự phục hồi sau vài tuần, trong khi thủng màng nhĩ
hoặc chấn thương chuỗi xương con thường nặng và khó tự phục hồi. Các
trường hợp điếc dẫn truyền tồn tại 6-7 tuần sau chấn thương và điếc >30dB
là chỉ định của phẫu thuật(23,25). Trái lại, điếc tiếp nhận thường là do tổn
thương ốc tai và có nhiều khả năng do tổn thương mê đạo xương(3,6,16,19).
Do khả năng phục hồi của mê đạo xương rất kém nên các trường hợp điếc
tiếp nhận cả 2 tai thường được cân nhắc cấy ốc tai sớm(16).
Nghiên cứu ghi nhận 11 bệnh nhân liệt mặt, chiếm 26,2% các trường hợp. Tỉ
lệ liệt mặt trong chấn thương xương thái dương rất khác nhau giữa các
nghiên cứu(3,9,23). Nghiên cứu của Brodie và Thompson(3) trên 820 trường
hợp gãy xương thái dương chỉ ghi nhận 58 ca chấn thương thần kinh mặt
(chiếm tỉ lệ 7,1%); nghiên cứu của Wennmo và Spandow có tỉ lệ liệt mặt là
19,4%(22). Ngược lại, nghiên cứu của Ghoayeb và Rafie trên 123 trường
hợp gãy xương thái dương lại công bố tỉ lệ liệt mặt cao hơn gấp nhiều lần,
lên tới 62,6%(9). Trong số 11 bệnh nhân có liệt mặt của nghiên cứu này, chỉ
có 1 bệnh nhân liệt mặt xuất hiện ngay lúc nhập viện, 10 trường hợp còn
xuất hiện muộn từ ngày thứ 3 trở đi. Việc đánh giá có liệt mặt hay không
nên đánh giá sớm ngay tại thời điểm nhập viện tại phòng cấp cứu vì có thể
cho biết dự hậu. Thông thường các trường hợp liệt muộn có dự hậu tốt hơn
các trường hợp liệt sớm ngay thời điểm nhập viện. Hầu hết các trường hợp
liệt muộn tự phục hồi trong khi có khoảng 20-40% các trường hợp liệt sớm
không hồi phục và cần phải phẫu thuật(3,9).
Chỉ có 4,8% các trường hợp của nghiên cứu bị chảy dịch não tủy. Tỉ lệ chảy
dịch não tủy trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ hơi thấp hơn so với nghiên
cứu của Raaf trên 1185 bệnh nhân(18) nhưng lại thấp hơn nhiều so với các
nghiên cứu của Brodie và Ghorayeb, có tỉ lệ chảy dịch não tủy từ 15-
21%(3,9). Thông thường, đa số các lỗ dò dịch não tủy có thể tự bít trong
vòng 1 tuần. Tuy là biến chứng ít gặp, các trường hợp chảy dịch não tủy vẫn
cần phải theo dõi kỹ vì nguy cơ phát triển viêm màng não, một biến chứng
nặng có thể tử vong. Yếu tố nguy cơ của viêm màng não trên bệnh nhân có
chảy dịch não tủy là các trường hợp lỗ dò không tự bít trong vòng 1 tuần
hoặc bệnh nhân có nhiễm khuẩn ngay trước hay cùng lúc với chấn
thương(15).
Tất cả 42 bệnh nhân của nghiên cứu đều có những chấn thương đi kèm với
chấn thương xương thái dương. Chấn thương vùng đầu mặt là chấn thương
đi kèm phổ biến nhất, chiếm 85,7% các trường hợp (36/42). Tỉ lệ này cũng
không đáng ngạc nhiên lắm so với các nghiên cứu khác. Theo nghiên cứu
của Alvi và cộng sự(2), 84% các bệnh nhân chấn thương xương thái dương
có chấn thương nội sọ đi kèm.
Về cận lâm sàng, CT scan là một xét nghiệm quan trọng trong gãy xương
thái dương. Nhiều nghiên cứu công bố CT scan giúp chẩn đoán xác định các
trường hợp gãy xương thái dương ở những bệnh nhân chấn thương
đầu(7,10,20). Theo Exadatylos và cộng sự(7), hơn một phần ba số trường
hợp gãy xương thái dương có thể bị bỏ sót nếu chỉ dựa trên biểu hiện lâm
sàng. Những trường hợp không phát hiện được có thể dẫn đến những biến
chứng nặng hoặc thậm chí có nguy cơ tử vong do viêm màng não mủ phát
triển từ lỗ dò dịch não tủy. Chính vì vậy , CT scan được khuyến cáo ở tất cả
các bệnh nhân có chấn thương đầu càng sớm càng tốt sau chấn thương,
không phụ thuộc vào các biểu hiện lâm sàng và thang điểm Glasgow.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá 48 xương thái dương gãy theo 2
hệ thống phân loại: hệ thống phân loại cổ điển của Ulrich (gãy dọc, gãy
ngang, gãy hỗn hợp) và hệ thống phân loại của Aubry và Pialoux (tổn
thương mê đạo xương, không tổn thương mê đạo xương). Kết quả cho thấy
hệ thống phân loại cổ điển không có khả năng dự đoán triệu chứng và biến
chứng của gãy xương thái dương trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi. Một
số nghiên cứu trước đó cũng kết luận hệ thống phân loại cổ điển liên quan
một cách nghèo nàn với triệu chứng và biến chứng(11,14,19). Trong khi đó,
hệ thống phân loại của Aubry và Pialoux, dựa trên tình trạng có hay không
có tổn thương mê đạo xương, đưa ra tiên lượng lâm sàng tốt hơn nhiều đối
với mẫu nghiên cứu của chúng tôi. Các trường hợp tổn thương mê đạo
xương chiếm 22,9% trong mẫu nghiên cứu và sự tổn thương mê đạo xương
có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với các biểu hiện giảm thính lực, liệt
mặt và chảy dịch não tủy (P<0,001).
Những cấu trúc quan trọng nằm bên trong hoặc xung quanh mê đạo xương
được bảo vệ chặt chẽ bởi hệ thống xương đặc nhất của xương sọ. Chính vì
vậy lực tác động phải đủ mạnh mới có thể gây gãy mê đạo xương, và những
trường hợp gãy mê đạo xương thông thường sẽ kèm theo các tổn thương
trầm trọng(25). Tổn thương mê đạo xương thường dẫn đến tổn thương hệ
thống tiền đình, ốc tai, thần kinh mặt và não. Đồng thời, sự liên quan chặt
chẽ giữa mê đạo xương với hố sọ giữa và hố sọ sau cũng khiến cho tần xuất
chảy dịch não tủy trong tổn thương mê đạo xương thường cao hơn. Trong
khi đó, đa số đường gãy trong các trường hợp không tổn thương mê đạo
xương chỉ đi qua các phần xương xốp và yếu hơn của xương thái dương.
Chính vì vậy, những trường hợp gãy xương không có tổn thương mê đạo
xương thường ít gây tổn thương hệ thống tiền đình ốc tai và thần kinh mặt
do được bảo vệ tốt bởi mê đạo xương chắc chắn.
Khi so sánh với một số nghiên cứu đã công bố trước đây, chúng tôi nhận
thấy tần suất tổn thương mê đạo xương trong nghiên cứu của chúng tôi xấp
xỉ so với nghiên cứu của Little và cộng sự(14) (22,9% so với 20%) nhưng
cao hơn nhiều so với nghiên cứu của Dahiya và cộng sự(6) và nghiên cứu
của Brodie và Thomson(3) (tỉ lệ có tổn thương mê đạo xương lần lượt là
5,6% và 2,5%). Sự khác biệt này có lẽ là do sự khác biệt về tiêu chuẩn chọn
mẫu giữa các nghiên cứu. Nghiên cứu của Little và cộng sự(14) có tiêu
chuẩn chọn mẫu nghiêm ngặt hơn các nghiên cứu khác, các trường hợp chỉ
có tổn thương phần trai xương thái dương bị loại khỏi nghiên cứu. Điều đó
làm cho tỉ lệ tổn thương mê đạo xương trong nghiên cứu cao hơn nhiều lần
so với nghiên cứu của Dahiya và cộng sự(6) và nghiên cứu của Brodie và
Thomson(3). Nghiên cứu của chúng tôi có tiêu chuẩn chọn mẫu không
nghiêm ngặt như Little và cộng sự nhưng tỉ lệ tổn thương mê đạo xương vẫn
cao. Lý do có thể là do đặc điểm của mẫu nghiên cứu. Trong nghiên cứu của
chúng tôi, tỉ lệ chấn thương xương thái dương do tai nạn giao thông rất cao,
chiếm 88,1% các trường hợp (so với nghiên cứu của Little và cộng sự, chỉ có
47%). Hơn nữa, số bệnh nhân bị tai nạn trong tình trạng say rượu lại cao
(trong số 34 bệnh nhân bị tai nạn giao thông có tới 13 bệnh nhân say rượu).
Có lẽ việc tham gia giao thông trong tình trạng say rượu đã góp phần làm
cho các trường hợp chấn thương xương thái dương trong nghiên cứu của
chúng tôi nặng nề hơn, đồng nghĩa với tỉ lệ tổn thương mê đạo xương cao.
Mặc dù có sự khác biệt về tần suất tổn thương mê đạo xương giữa các
nghiên cứu nhưng hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy có mối liên quan có
ý nghĩa thống kê giữa triệu chứng lâm sàng và biến chứng với tổn thương
mê đạo xương(3,6,14). Trong nghiên cứu của Dahiya và cộng sự(6) trên 55
xương thái dương gãy, các bệnh nhân có tổn thương mê đạo xương bị giảm
thính lực nhiều hơn 7 lần, chấn thương thần kinh mặt nhiều hơn 2 lần và
chảy dịch não tủy nhiều hơn 4 lần so với các bệnh nhân không tổn thương
mê đạo xương. Trong nghiên cứu hồi cứu trên 820 trường hợp gãy xương
thái dương, Brodie và Thompson ghi nhận tất cả 21 trường hợp tổn thương
mê đạo xương đều bị giảm thính lực nặng. Về triệu chứng liệt mặt thì nghiên
cứu cho thấy 47% các trường hợp có tổn thương mê đạo xương có liệt mặt
trong khi chỉ có 6% các ca không tổn thương mê đạo xương có liệt mặt.
Đồng thời, triệu chứng chảy dịch não tủy cũng xảy ra nhiều gấp 2 lần ở
nhóm có tổn thương mê đạo xương. Nghiên cứu của Little và cộng sự cũng
cho kết quả tương tự, chấn thương thần kinh mặt nhiều hơn 5 lần, giảm thính
lực nhiều hơn 25 lần và chảy dịch não tủy nhiều hơn 8 lần trong nhóm tổn
thương mê đạo xương so với nhóm không tổn thương mê đạo xương (14).
KẾT LUẬN
Chấn thương xương thái dương rất đa dạng, thay đổi từ những chấn động
hoặc di lệch nhẹ cho đến những tổn thương nặng nề có thể gây các biến
chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hoặc đe dọa tính mạng. Tùy
thuộc nào cơ quan bị ảnh hưởng và mức độ tổn thương mà khả năng tự phục
hồi của các tổn thương sẽ rất khác nhau. Trước một trường hợp chấn thương
xương thái dương, vấn đề quan trọng là phải đánh giá được mức độ tổn
thương, tiên lượng được diễn biến của bệnh nhằm có hướng theo dõi và xử
trí thích hợp. Chính vì vậy cách phân loại có hay không có tổn thương mê
đạo xương với ưu điểm gợi ý đến cơ quan bị tổn thương và độ nặng của
bệnh sẽ giúp ích rất nhiều cho các nhà lâm sàng. Nhờ đó bác sĩ có căn cứ để
tiên đoán tiến triển bệnh, chủ động lựa chọn cách xử trí thích hợp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 81_4989.pdf