Điểm Hardman
Nghiên
cứu
Số
bn
ĐiểmHard
man
Ứng dụng
Prance,
1999
69 ≥ 3 100% bn có Hardman ≥ 3 đều
tử vong
Acosta,
2006
970 ≥ 3 23% bn có Hardman > 3 còn
sốngÆ không được dùng
Hardman ≥ 3 là giá trị tuyệt đối
để từ chối mổ cho bệnh nhân.
Heng
Yow, 2009
95 >3 dự báo không mang ý nghĩa
khác biệt rõ ràng, p > 0,05.
Trong số 6 bệnh nhân có điểm
Hardman > 3 thì có 1 người còn
sống.
Ng.T.Than
h, 2009
52 1.4 Dự báo tử vong trung bình,
S.area=0,7(KTC95%0,55–
0,88, SE = 0,08, p = 0,01).
Chúng tôi 48 2 Dự báo tử vong khá,
S.area=0,76(KTC95%:0,6– 0,9,
p = 0,003)
Tôi tìm thấy mối tương quan và khả năng
dự báo tử vong khá tốt của điểm Hardman với
nguy cơ tử vong sau mổ. Trong 34 trường hợp
có vỡ PĐMCB có 5 trường hợp vào viện với
tình trạng sốc, 2 trường hợp đã được can thiệp
đặt shunt ĐMCB tạm thời ở tuyến trước, sau
đó mới chuyển lên tuyến trên nên việc ghi
nhận 5 chỉ số của Hardman không được đầy
đủ và chính xác. Trong 4 bệnh nhân có điểm
Hardman ≥ 3 thì có 1 bệnh nhân còn sống. Tuy
nhiên việc tìm thấy và xác định được khả năng
dự báo của Hardman là 1 thành công, đây sẽ là
1 trong các yếu tố giúp bác sĩ phẫu thuật xem
xét nguy cơ ca mổ, nhưng không phải là yếu tố
đủ để từ chối mổ cho bệnh nhân.
KẾT LUẬN
Tử vong chung là 10/48 trường hợp, tỉ lệ
20,8%.
Nguyên nhân tử vong bao gồm: suy đa cơ
quan (20%), nhồi máu cơ tim (20%), hoại tử nội
tạng (20%), rối loạn đông máu (10%), nhiễm
trùng mảnh ghép (10%), viêm phổi hít (10%),
viêm phổi, suy hô hấp(10%).
Quan phân tích chung: Tuổi cao dự báo tử
vong tốt, điểm cắt 76. GA dự báo tử vong tốt,
điểm cắt 81. Điểm Hadman dự báo tử vong khá,
điểm cắt 1.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 161 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả trong phẫu thuật cấp cứu phình động mạch chủ bụng dưới động mạch thận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 585
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRONG PHẪU THUẬT CẤP CỨU PHÌNH ĐỘNG
MẠCH CHỦ BỤNG DƯỚI ĐỘNG MẠCH THẬN
Phạm Thọ Tuấn Anh*, Bùi Thị Hương Giang**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả sau phẫu thuật cấp cứu Phình Động mạch chủ bụng dưới Động mạch thận,
với các bệnh nhân có PĐMCB vỡ / dọa vỡ, nhằm xác định tử suất và xác định các yếu tố tiên lượng tử vong
trước mổ.
Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu hồi cứu mô tả với 48 trường hợp được can thiệp phẫu
thuật cấp cứu vì PĐMCB vỡ (vỡ tự do, vỡ sau phúc mạc tạo hematoma) hoặc dọa vỡ, từ 05/2008 – 05/2010 tại
bệnh viện Chợ Rẫy. Các yếu tố hành chính, tiền phẫu, trong mổ và hậu phẫu được ghi nhận, theo dõi sát, xử lí số
liệu và phân tích thống kê nhằm tìm ra các yếu tố tiên lượng tử vong.
Kết quả: Nghiên cứu có 48 trường hợp: 14 ca PĐMCB dọa vỡ và 34 PĐMCB vỡ. Tử suất là 20,8% (10
/48), trong nhóm PĐMCB vỡ tử vong là 20,6% (7/34) và 21,4% tử vong ở nhóm phình dọa vỡ (3/14), vỡ tự do
tử vong 40%, Nguyên nhân tử vong sau mổ: suy đa cơ quan, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, nhiễm trùng
mảnh ghép, hoại tử ruột, rối loạn đông máu và viêm phổi hít. Ở nhóm phình vỡ qua phân tích đơn biến, các yếu
tố nguy cơ là tuổi > 76 (F = 11,4, p= 0,002), shock (F = 3,97, p = 0,05), điểm GA > 80(F= 12,7, p = 0,0001) và
điểm Hardman > 1(F = 7,8, p = 0,009). Phân tích đa biến và đường cong ROC cho thấy tuổi, điểm GA và
Hardman là yếu tố tiên lượng tử vong khá.
Kết luận: Phẫu thuật can thiệp cấp cứu PĐMCB có tử vong sau mổ còn cao (20,8%). Kết quả của nghiên
cứu tiên đoán khả năng sống sau mổ cao hơn với bệnh nhân có điểm GA < 81, Hardman < 2, và tuổi < 76.
Từ khóa: Vỡ động mạch chủ bụng
ABSTRACT
EVALUATED THE RESULT OF EMERGENT OPEN REPAIR OF ABDOMINAL AORTIC ANEURYSM.
Pham Tho Tuan Anh, Bui Thi Huong Giang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 585 - 590
The early results after the emegent open repair of patients with imminent, contained and free ruptured
abdominal aortic aneurysm (AAA)
Objective: To evaluate the early results after the emegent open repair of patients with imminent, contained
and free ruptured abdominal aortic aneurysm (AAA), to identify the mortality, the early complications and the
predictors of early outcome.
Patients and methods: Retrospective review of forty-eight patients underwent emergent repair for AAA,
during May 2008 to May 2010 in Cho Ray Hospital. Demographic, preoperative, intraoperative, and
postoperative data were recorded and statistically analysed to identify predictors for mortality
Results: 14 imminent and 34 contained to free ruptured AAA patient were divided 2 groups. The mortality
was 20.8% (10/48); 20.6% in ruptured group and 21.4% in the other died by multiple organ failure, myocardial
* Bộ môn Ngoại Lồng ngực – Tim mạch ĐHYD Tp.HCM
Tác giả liên lạc: BS. Bùi Thị Hương Giang, ĐT: 0935502855, Email: giangyk13@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 586
infarction, cerebral infarction, graft infection, ischaemic colitis, coagulopathy, inhalation pneumonia.
Predictors’re: age (F = 11.4, p= 0.002), shock (F = 3.97, p = 0.05), GA(F= 16, p = 0.0001) and Hardman score ((F
= 7.8, p = 0.009). Univariate analysis by ROC curve: only age, GA and Hardman score means predictors. The
Hardman score’ s the only predictor after multivariate analysis.
Conclusion: Emergent open repair of AAA is associated with a high risk of postoperative death. The results
of this study suggest that a good postoperative survival rate can be expected in patients with a Glasgow
Aneurysm Score <77 and Hardan < 1, age < 76.
Key words: Ruptured abdominal aortic aneurysm.
ĐẶT VẤN ĐỀ
PĐMCBDĐMT chiếm 80% trong tổng số các
phình mạch máu, gặp ngày càng nhiều ở nước
ta. Cùng với sự phát triển của kĩ thuật Gây mê -
Hồi sức và cải tiến phương pháp phẫu thuật đã
làm giảm tỉ lệ tử vong trong phẫu thuật chương
trình bệnh lí (< 5%) này nhưng tử vong trong
can thiệp cấp cứu vẫn chưa giảm đáng kể. Phẫu
thuật cấp cứu được đặt ra với các trường hợp có
khối PĐMCB lớn, dọa vỡ hoặc đã vỡ. Việc xác
định kết quả phẫu thuật, tỉ lệ tử vong trong can
thiệp cấp cứu PĐMCB và xác định được các yếu
tố tiên lượng tử vong ngay từ trước mổ cùng với
đánh giá 2 chỉ số Hardman và Glasgow
Aneurysm (GA) cho bệnh nhân có PĐMCB là
hết sức cần thiết.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Hồi cứu mô tả 48 trường hợp PĐMCB
được phẫu thuật cấp cứu tại bệnh viện Chợ
Rẫy từ tháng 5/2008 – 5/2010. Xác định tử vong
và biến chứng sau mổ. Các yếu tố tiên lượng
tử vong được xử lí bằng hồi qui logistic và
tuyến tính, các phép kiểm định t- Student,
Fisher, xác định hệ số tương quan và diện tích
dưới đường cong ROC.
KẾT QUẢ
Từ tháng 5/2008 – 5/2010 có 48 trường hợp
được phẫu thuật cấp cứu PĐMCBDĐMT, trong
đó có 14 trường hợp PĐMCB dọa vỡ và 34
trường hợp PĐMCB đã vỡ.
Tuổi và giới
- Tuổi: trẻ nhất là 26 tuổi, già nhất là 90 tuổi,
tuổi trung bình là 69,2 ± 13,2, trong đó có 6
trường hợp trên 80 tuổi (chiếm 12,2%).
- Tỉ lệ nam: nữ là 3:1 với 36 nam và 12 nữ;
trong nhóm túi phình đã vỡ thì có 28 nam/ 6 nữ,
tỉ lệ # 4: 1. Tử vong sau mổ có 10 trường hợp: 7
nam/ 3 nữ.
- Lí do nhập viện:
Lí do nhập viện Số bn (%)
Đau bụng 58%
Đau lưng 11%
Choáng 19%
Khối u đập vùng bụng 6%
Chuyển viện sau mổ cấp cứu 4%
Tiêu ra máu 2%
Các bệnh lí trước mổ của BN mổ cấp cứu
PĐMCB
Tăng huyết áp: 32 bn, COPD: 4 bn, Lao phổi:
2bn, ĐTĐ: 2bn, TMCT: 6bn, NMCT cũ: 2bn,
TBMMN cũ: 1,Tiền căn chấn thương bụng: 1bn,
suy thận mạn: 1bn, thoái hóa CSTL: 5bn, viêm
ruột thừa: 1bn, viêm tụy hoại tử: 1bn.
Cận lâm sàng trước mổ
* 29 trường hợp được đo ECG trước mổ
(chiếm 60,4%), 15bn có dấu TMCT (31,3%), 03
trường hợp có NMCT cũ.
* Có 11/48 trường hợp vào viện với tình
trạng mất máu nặng, Hb < 9 mg/dl, trong đó 5
trường hợp sốc, trụy mạch. Lượng heamoglobin:
thấp nhất là 6,8mg/dl – cao nhất là 15 mg/dl,
trung bình 11,0 ± 2,1 mg/dl.
+ 10 trường hợp có lượng creatinine trong
máu > 1,5mg/gl, trong đó có 1 bn STM.
+ Chỉ có 01 trường hợp có TroponinI tăng > 1
µUI/ml.
* CTScanner vùng bụng trước mổ:
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 587
Số bn %
Giá trị 6-7 22 45,9
7-9 7 14,6
Vỡ sau phúc mạc 8 16,7
Vỡ vào phúc mạc 4 8,3
Tổng cộng 41 85,4
Phẫu thuật
- Kết quả sau mổ: tốt: 22 bn (45,8%), trung
bình: 16 bn (33,3%), xấu: 10 bn (20,8%).
- Nguyên nhân tử vong sau mổ: 10 bnÆ Suy
đa cơ quan: 2 bn, Rối loạn đông máu: 1bn,
NMCT: 2bn, nhiễm trùng mảnh ghép: 1bn, hoại
tử nội tạng: 2bn, viêm phổi hít: 1 bn, viêm phổi,
suy hô hấp: 1bn.
Biến chứng sau mổ
Biến chứng ĐMCB
chưa vỡ
ĐMCB
đã vỡ
Tổng số
Biến chứng tim 2 7 9
NMCT 2 6 8
Loạn nhịp tim 2 1 3
Biến chứng phổi 3 9 12
Viêm phổi 2 3 5
Viêm phổi hít 0 1 1
Suy hô hấp kéo dài 3 6 9
Mở khí quản 0 1 1
Suy thận sau mổ 3 6 9
Tổn thương niệu quản 0 1 1
Biến chứng ruột 1 2 3
Thiếu máu đại tràng 0 1 1
Hoại tử đại tràng 0 1 1
Hoại tử ruột non 1 0 1
Biến chứng mảnh ghép 0 1 1
Nhiễm trùng mảnh ghép 0 1 1
Tắc prothese 1 0 1
Biến chứng chảy máu 5 8 13
Biến chứng XHTH 1 4 5
Biến chứng MMN 1 1 2
Biến chứng tĩnh mạch sâu 0 1 1
Bung thành bụng 0 1 1
Yếu tố tiên lượng tử vong
Yếu tố tiên lượng tử vong trong nhóm
PĐMCB chưa vỡ: Phân tích đơn biến các yếu tố
trước và trong mổ, xét liên quan với tử vong sau
mổ không tìm thấy yếu tố dự báo tử vong nào.
Điểm GA có tương quan kém với kết quả sau
mổ: (F = 0,9, p-value = 0,3, hệ số tương quan R =
0,37. Khả năng dự báo tử vong sau mổ của GA:
diện tích dưới đường cong ROC là 0,77, (KTC
95% = 0,45 – 1,09, p = 0,2): khả năng dự báo kém.
Yếu tố tiên lượng tử vong trong nhóm
PĐMCB đã vỡ: Phân tích đơn biến các yếu tố
tiền phẫu có tương quan với tử vong sau mổ:
- Tuổi (F = 11,4, p-value = 0,002, R = 0,52):
tương quan khá
- Shock (OR = 3,97, p- value = 0,05, R = 0,35):
tương quan trung bình
- GA (F= 12,7, p- value = 0,001, R = 0,53):
tương quan khá.
Hardman (F = 7,8, p- value = 0,009, R =
0,44):tương quan trung bình.
Æ Phân tích đường cong
Vùng dưới đường cong của điểm GA là
0,837: khả năng dự báo tốt, điểm cắt là 80(KTC
95% = 0,69 – 0,97; Se = 87%, Sp = 65%, p = 0,004).
Vùng dưới đường cong của điểm Hardman
là 0,755: khả năng dự báo khá, điểm cắt là 1(KTC
95% = 0,6- 0,9,Se = 100,Sp = 57,9,p = 0,03).
Vùng dưới đường cong của Tuổi là 0,827: dự
báo khả năng tốt, điểm cắt là 72 ( KTC 95% =
0,66 - 0,99, Se = 75, Sp = 70, p = 0,006).
Æ Phân tích đa biến: GA và điểm Hardman
là yếu tố dự báo tử vong sau mổ trung bình.
Đánh giá nguy cơ trước mổ
Æ Phân tích hồi quy cho thấy điểm
Hardman có khả năng dự báo tử vong sau mổ
khá, vùng dưới đường cong ROC là 0,76 (F= 9,8,
p-value = 0,003, R = 0,4, KTC 95% = 0,6 – 0,9) với
điểm cắt là 1. Tử vong của người có Hardman >
1 là 36,4%, tử vong của người có Hardman ≤ 1 là
16,2%.
- Tính điểm GA cho tất cả bệnh nhân: Thấp
nhất là 26đ, cao nhất là 115đ, điểm GA trung
bình là 75,2 ± 17,1, trong đó có 11 trường hợp có
GA trên 90đ (chiếm 22,9%).
Æ Phân tích hồi quy cho thấy điểm GA có
tương quan trung bình với kết quả sau mổ; khả
năng dự báo tử vong sau mổ tốt, diện tích dưới
đường cong ROC là 0,83 (KTC 95% 0,7 – 0,95, F =
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 588
13,8, p-value = 0,002, R = 0,48) với điểm cắt 81 (Se
= 80%, Sp = 71,1%). Tử vong của người có GA >
81 là 40%, tử vong của người có GA < 81 là 4,1%.
Tuổi của bệnh nhân có tương quan trung
bình tới kết quả sau mổ (F = 9,9, p-value = 0,003,
R = 0,42). Diện tích dưới đường cong ROC là
0,812 (KTC 95% = 0,66 – 0,96, p = 0,003) với điểm
cắt là 76 tuổi (Se = 80%, Sp =76%).
Đường cong ROC của điểm Hardman
Đường cong ROC của điểm GA.
Đường cong ROC của Tuổi
BÀN LUẬN
Nghiên cứu Tuổi trung bình Tỉ lệ nam / nữ
Albert Lo, Dave Adams 72,9 (57 -89) 4:1
Lê Ngọc Thành 67 (35-89) 2: 1
Chúng tôi 69,2 (26 -90) 3: 1
Tuổi và giới
Tương đồng với kết quả của các nghiên cứu
có trước.
Nghiên cứu Tỉ lệ tử vong
Nguyễn thị Thanh (2009) 30,7%
Lê Ngọc Thành (2008) 20%
Văn Tần (2005) 25%
Giles và cs (2009) 41%
M Gaughan, D McIntosh(2006) 49%
Chúng tôi 20,8%
Tử vong sau phẫu thuật cấp cứu
PĐMCBDĐMT
So với các kết quả trong nước thì tỉ lệ tử
vong trong khảo sát của chúng tôi là khá tương
đồng, nhưng có khác biệt với các nghiên cứu của
các tác giả khác trên thế giới.
Các nghiên cứu trong nước được ghi nhận
chỉ là các nghiên cứu tại 1 trung tâm với cỡ
mẫu còn nhỏ, nên sự khác biệt có thể có. Bên
cạnh đó 2 nghiên cứu của tác giả nước ngoài
được tiến hành trên những bệnh nhân đã có vỡ
PĐMCB, còn nghiên cứu của chúng tôi được
tiến hành trên 2 nhóm bệnh là PĐMCB lớn,
dọa vỡ và PĐMCB đã vỡ nên tỉ lệ tử vong
chung có thấp hơn.
Nguyên nhân tử vong bao gồm: suy đa cơ
quan (20%), nhồi máu cơ tim (20%), hoại tử nội
tạng (20%), rối loạn đông máu (10%), nhiễm
trùng mảnh ghép (10%), viêm phổi hít (10%),
viêm phổi, suy hô hấp(10%). Tỉ lệ biến chứng
sau phẫu thuật không khác biệt nhiều so với các
nghiên cứu khác. Tỉ lệ thiếu máu và hoại tử ruột
chiếm tỉ lệ là 2/10 số bệnh nhân tử vong, 1
trường hợp hoại tử thứ phát sau huyết khối
mảnh ghép, trường hợp còn lại do thiếu máu
nặng đại tràng sigma. Tỉ lệ này trong khảo sát
của Lê Ngọc Thành (2008) là 1/8 ca tử vong, ghi
nhận tỉ lệ này tại trung tâm Mayo Clinic có 9/174
bệnh nhân sau mổ cấp cứu, chiếm tỉ lệ 5%, trong
số đó 67% số bn này tử vong. Các biến chứng
còn lại không khác biệt nhiều với các nghiên cứu
trong và ngoài nước.
Yếu tố dự báo tử vong trước mổ
Tuổi
Albert Lo, Dave Adams cũng tìm thấy sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tử vong của
những bệnh nhân trên và dưới 70 tuổi trong
nghiên cứu của mình (p = 0,016)(10). Tương tự
Katz và cs trong 1 nghiên cứu rất lớn trên 1829
bệnh nhân được mổ hở cấp cứu vì vỡ PĐMCB
1 -
1.0 0.8 0.6 0.4 0.2 0.0
Sensitivity
1.
0.8
0.6
0.
0.2
0.0
ROC Curve
Diagonal segments are produced by ties.
1 -
1.00.80.60.40.20.0
Sensitivity
1.0
0.8
0.6
0.4
0.2
0.0
ROC Curve
Diagonal segments are produced by ties.
1 - Specificity
1.0 0.80.6 0.4 0.2 0.0
Sensitivity
1.0
0.8
0.6
0.4
0.2
0.0
ROC
Diagonal segments are produced by ties.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 589
cũng cho thấy tỉ lệ tử vong cao hơn hẳn ở những
bệnh nhân tuổi trên 70 là 58,3% so với người
dưới độ tuổi này: 37,7%(35).Tuy nhiên tuổi cao
qua 1 số nghiên cứu như của Harris hay của
Manuel A.P và cs cũng chưa tìm được sự khác
biệt rõ ràng trong khả năng dự báo tử vong sau
mổ của mình. Trong 2 năm 95-96, Manuel A.P
cũng khảo sát lại yếu tố này qua nghiên cứu 144
bệnh nhân vỡ PĐMC và cũng không tìm thấy
mối tương quan rõ rệt giữa nguy cơ tử vong sau
mổ và tuổi tác (OR = 1,1, p = 0,02, KTC 95% = 1,0-
1,2)(41). Trong khảo sát của mình, tôi tìm thấy mối
liên hệ giữa tuổi cao và nguy cơ tử vong sau mổ
với tương quan khá chặt và khả năng dự báo tốt,
điểm cắt chung 76 tuổi, và ở nhóm túi phình vỡ
là 72 tuổi. Sự phù hợp với 1 số nghiên cứu đi
trước cho phép xem xét nguy cơ phẫu thuật với
những bệnh nhân trên 76 tuổi tại Việt Nam.
Yếu tố sốc
Với những bệnh nhân vỡ PĐMCB có tình
trạng sốc trước khi nhập viện, tử vong là 2/5
(40%). Sốc dẫn đến tất cả các tuần hoàn tại chỗ
đều có thể bị tổn thương do giảm lưu lượng tim
và giảm vận chuyển oxy. Chuyển hóa năng
lượng theo dạng yếm khí dẫn đến hình thành
acid lactique gây nhiễm toan chuyển hóa, sản
xuất CO2 tế bào tăng, giảm pH nội bào làm suy
giảm chức năng tế bào và rối loạn chức năng các
tạng bị tổn thương. Ở mức độ nặng hơn, thiếu
tưới máu dẫn đến hoại tử mô, giải phóng 1 số
chất có nguồn gốc tế bào như các cytokines,
interleukins làm giãn mạch, hoạt mạch tại chỗ
hay toàn thể, vượt quá mọi cơ chế điều hòa có
thể làm cho sốc nặng lên thêm và không hồi
phục, và là nguồn gốc của các tổn thương nhu
mô quan trọng, gây các biến chứng thứ phát
trong quá trình tiến triển của sốc.
Theo khảo sát của Korhonen SJ và cs, sốc là
yếu tố nguy cơ dự báo tử vong trong số 4 yếu tố
được khảo sát đơn biến: bệnh mạch vành (p =
0,005), sốc trước mổ (p < 0,001), tuổi cao (p <
0,001) và điểm GA (p < 0,001). Và sốc là 1 trong 2
yếu tố có ý nghĩa qua khảo sát đa biến: sốc (OR =
2,13, KTC 95% = 1,45 – 3,11) và điểm GA(36).
Trong nghiên cứu của mình, tôi tìm thấy mối
tương quan giữa trạng thái sốc trước mổ và
nguy cơ tử vong sau mổ với (F = 3,97, p- value =
0,05, R = 0,35) là phù hợp với Korhonen.
Điểm GA
Nghiên cứu Điểm cắt GA Độ tin cậy
Enrico Leo,
2005
85 (Se= 75%,
Sp = 86,8%)
S.area=0,789(KTC95%:
0,596–0,983, p = 0,006)
Korhonen SJ,
2004
84 KTC95%: 0,72–0,78, p < 0,001)
Nguyễn thị
Thanh, 2009
GA dự báo tử
vong kém p =0,2
Chúng tôi 81(Se=80, Sp=71)
S.area = 0,83(KTC95%:
0,7-0,95, p=0,002)
Dù không trái ngược với các nghiên cứu đi
trước nhưng với cỡ mẫu nhỏ (48 trường hợp), tôi
cho rằng cần có thêm các khảo cứu khác khi đưa
ra kết luận về khả năng ứng dụng của thang
điểm GA trên bệnh nhân người Việt Nam với cỡ
mẫu lớn hơn, và việc tìm được điểm cắt trên
điểm GA là 1 vấn đề rất tốt khi cần đưa ra quyết
định phẫu thuật cho bác sĩ phẫu thuật, giải thích
tình trạng nặng và nguy cơ tử vong của bệnh
nhân đối với thân nhân bệnh nhân.
Điểm Hardman
Nghiên
cứu
Số
bn
ĐiểmHard
man Ứng dụng
Prance,
1999
69 ≥ 3 100% bn có Hardman ≥ 3 đều
tử vong
Acosta,
2006
970 ≥ 3 23% bn có Hardman > 3 còn
sốngÆ không được dùng
Hardman ≥ 3 là giá trị tuyệt đối
để từ chối mổ cho bệnh nhân.
Heng
Yow, 2009
95 >3 dự báo không mang ý nghĩa
khác biệt rõ ràng, p > 0,05.
Trong số 6 bệnh nhân có điểm
Hardman > 3 thì có 1 người còn
sống.
Ng.T.Than
h, 2009
52 1.4 Dự báo tử vong trung bình,
S.area=0,7(KTC95%0,55–
0,88, SE = 0,08, p = 0,01).
Chúng tôi 48 2 Dự báo tử vong khá,
S.area=0,76(KTC95%:0,6– 0,9,
p = 0,003)
Tôi tìm thấy mối tương quan và khả năng
dự báo tử vong khá tốt của điểm Hardman với
nguy cơ tử vong sau mổ. Trong 34 trường hợp
có vỡ PĐMCB có 5 trường hợp vào viện với
tình trạng sốc, 2 trường hợp đã được can thiệp
đặt shunt ĐMCB tạm thời ở tuyến trước, sau
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 590
đó mới chuyển lên tuyến trên nên việc ghi
nhận 5 chỉ số của Hardman không được đầy
đủ và chính xác. Trong 4 bệnh nhân có điểm
Hardman ≥ 3 thì có 1 bệnh nhân còn sống. Tuy
nhiên việc tìm thấy và xác định được khả năng
dự báo của Hardman là 1 thành công, đây sẽ là
1 trong các yếu tố giúp bác sĩ phẫu thuật xem
xét nguy cơ ca mổ, nhưng không phải là yếu tố
đủ để từ chối mổ cho bệnh nhân.
KẾT LUẬN
Tử vong chung là 10/48 trường hợp, tỉ lệ
20,8%.
Nguyên nhân tử vong bao gồm: suy đa cơ
quan (20%), nhồi máu cơ tim (20%), hoại tử nội
tạng (20%), rối loạn đông máu (10%), nhiễm
trùng mảnh ghép (10%), viêm phổi hít (10%),
viêm phổi, suy hô hấp(10%).
Quan phân tích chung: Tuổi cao dự báo tử
vong tốt, điểm cắt 76. GA dự báo tử vong tốt,
điểm cắt 81. Điểm Hadman dự báo tử vong khá,
điểm cắt 1.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Acosta S, Ogren M, Bergqist D, et al (2006), “ The Hardman
index in patients operated on for ruptured AAA: a systematic
review”, J Vasc Surg, 44, pp 949-54.
2. Alonzo-Perez M, Segura RJ (2000). “Surgical risk for
emergency AAA repair: Result of the multicenter study for
ruptured AAA in the “Spanish Language Society for Vascular
Surgery”.”. Ann Vasc Surg. 28:271–78.
3. Gaughan M, McIntosh D et al (2006), “Emergency abdominal
aortic aneurysm presenting without haemodynamic shock is
associated with misdiagnosis and delay in appropriate
clinical management”. Sunderland Sur, UK.
4. Giles KA, Hamdan AD, Pomposelli FB, et
al(2009), “Population-based outcomes following
endovascular and open repair of ruptured abdominal aortic
aneurysms”, J Endova Ther ;16(5):554-64.
5. Heng Yow, et al (2010), “Hardman Index and Glasgow
Aneurysm Score in Predicting Survival Following Open
Repair of Ruptured AAA: Are They Practical?”, J Vasc Surg,
51 (6), Sup, pg 27.
6. Korhonen SJ, Ylönen K, Biancari F,et al (2004), “ Glasgow
Aneurysm Score as a predictor of immediate outcome after
surgery for ruptured abdominal aortic aneurysm” Br J
Surg.;91(11):1449-52. Finnvasc Study Group.
7. Leo E; Biancari F; Kechagias A, et al (2005), “Outcome after
emergency repair of symptomatic, unruptured abdominal
aortic aneurysm: Results in 42 patients and review of the
literature”, Scandinavian Cardiovascular Journal, Vol 39, pp
91 – 95.
8. Lê Ngọc Thành, Nguyễn Trần Thủy(2008), “Đánh giá kết quả
phẫu thuật cấp cứu phồng động mạch chủ bụng dưới thận tại
bệnh viện Việt Đức”, Tạp chí Y học Việt Nam tập 352. Hội
nghị khoa học toàn quốc lần thứ II.tr 308 – 311.
9. Lo A, Adams D (2004), “Ruptured abdominal aortic
aneurysms: risk factors for mortality after emergency repair”,
Journal of the New Zealand Medical Association, vol 117,
p1203.
10. Nguyễn thị Thanh (2009), “ Gây mê hồi sức mổ phình động
mạch chủ bụng dưới động mạch thận: phân tích kết quả và
các yếu tố nguy cơ”, luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Dược,
Tp.HCM. tr 6 – 112.
11. Prance SE, Wilson YG, Cosgrove CM et al (1999), “ Ruptured
AAA: selecting patients for surgery”. Eur J Vasc Endovasc
Surg, 17, pp 129-32.
12. Văn Tần, Phan Thanh Hải, Lê Hoàng Ninh và cs (2008), “
Phình Động mạch chủ bụng dưới động mạch thận tại thành
phố Hồ Chí Minh: tần suất và các yếu tố nguy cơ mẫu điều
tra 4807 người trên 50 tuổi”, Y Học TP. Hồ Chí Minh, Đại học
Y dược TP.Hồ Chí Minh, chuyên đề Hội Nghị Khoa học Kỹ
thuật Bệnh viện Bình Dân, tập 12, phụ bản số 1, tr 5-77.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_ket_qua_trong_phau_thuat_cap_cuu_phinh_dong_mach_ch.pdf