MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử Việt Nam là lịch sử của một dân tộc gắn liền dựng nước với giữ nước. Ngay từ thủa sơ khai, nhân dân ta đã phải đấu tranh chống giặc ngoại xâm để giành được độc lập, và thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945 chính là một minh chứng hào hùng cho điều đó. Với thắng lợi to lớn này, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – nhà nước Dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á – đã được ra đời, dân tộc Việt Nam từ thân phận nô lệ đã đứng lên làm chủ vận mệnh, làm chủ đất nước. Để đạt được thành quả trên, nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh đã đấu tranh để “lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật”, bởi từ tháng 9 – 1940, Nhật đã đánh chiếm vào Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng. Nhưng đề tài không tập trung vào nghiên cứu quá trình đấu tranh của nhân dân ta chống phát xít Nhật giành chính quyền mà đề cập đến vấn đề: Từ khi Nhật vào nước ta đã xuất hiện những tổ chức chính trị thân Nhật nào, hoạt động của các tổ chức đó ra sao và bản chất của các tổ chức đó đối với việc tuyên truyền những chính sách lừa bịp “Đại Đông Á” của Nhật đối với nhân dân ta như thế nào. Bởi vì, chưa có một công trình nghiên cứu nào tập hợp và nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống về các tổ chức, đảng phái chính trị thân Nhật trong giai đoạn 1940 – 1945 và bản chất của các tổ chức chính trị này.
Nghiên cứu đề tài này còn có giá trị khoa học và thực tiễn sâu sắc. Về khoa học, đề tài góp phần hệ thống hóa những sử liệu, những sự kiện quan trọng về hoạt động của các tổ chức thân Nhật ở Việt Nam giai đoạn trước cách mạng tháng Tám năm 1945 để ta có thể hiểu về bản chất của các tổ chức này như thế nào, có phải là “ái chủng, ái quốc” như chúng đã từng tuyên bố hay không, cũng như quá trình đấu tranh của nhân dân ta chống lại lực lượng này như thế nào. Về thực tiễn, đề tài góp phần đóng góp những sử liệu về giai đoạn lịch sử 1940 – 1945 ở nước ta cho công tác dạy và học lịch sử nói chung và hoàn thiện kiến thức cho bản thân tôi nói riêng. Đây chính là những lý do chính giúp tôi tập trung nghiên cứu đề tài này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Về nội dung “Hoạt động của các tổ chức chính trị ở Việt Nam giai đoạn 1940 – 1945” cũng đã được các tác giả, sử gia Việt Nam đề cập đến trong một vài tác phẩm nghiên cứu lịch sử đại cương. Đó là các tác phẩm “Đại cương lịch sử Việt Nam” (Tập 2) do Đinh Xuân Lâm (Chủ biên), tác phẩm “Đại cương lịch sử Việt Nam” do Nguyễn Khánh Toàn (Chủ biên), Nguyễn Công Bình, Văn Tạo biên soạn Trong nhóm các tác phẩm Đại cương lịch sử này, hầu hết các tác phẩm nói đến quá trình phát xít Nhật vào xâm lược Đông Dương nói chung, Việt Nam nói riêng và sự xuất hiện một số đảng phái, tổ chức chính trị thân Nhật: Phục Quốc, Đại Việt, Cao Đài, Hòa Hảo nhưng chỉ nói qua về các tổ chức này chứ không tập trung sâu vào nghiên cứu một cách chi tiết về các tổ chức thân Nhật ở nước ta.
Tác giả nghiên cứu sâu hơn về các tổ chức chính trị này có Giáo sư Trần Văn Giàu. Hầu hết trong các tác phẩm của mình như :“Giai cấp công nhân Việt Nam từ Đảng Cộng sản thành lập đến cách mạng Tháng Tám thành công” (Tập III), NXB Sử học, Hà Nội, 1963; “Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng tháng Tám” in trong “Trần Văn Giàu – tác phẩm được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh”, NXB Khoa học xã hội 2003 .ông nêu lên quá trình Nhật vào Việt Nam, tìm người và lập phe đảng. Trong mỗi giai đoạn, tác giả đều nêu lên qua về sự hoạt động và tan rã của một số đảng phái chính trị thân Nhật, và ông đặc biệt chú trọng đến Nội các Trần Trọng Kim, nhưng đây cũng chưa phải là các tác phẩm chuyên sâu mà chỉ nằm trong dòng của lịch sử đại cương.
Tác giả Trần Huy Liệu cũng có nhiều tác phẩm đề cập đến giai đoạn lịch sử từ 1940 – 1945 nói về sự bóc lột, những chiêu bài lừa bịp về chính trị của Nhật như “Hồi Ký Trần Huy Liệu”, NXB Khoa học xã hội, 1991; Trần Huy Liệu, Nguyễn Khắc Đạm trong cuốn “Tài liệu tham khảo cách mạng cận đại Việt Nam” (các tập 8; 9; 10), NXB Văn Sử Địa, 1957. Tác giả Phạm Khắc Hòe có tác phẩm “Từ triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc. NXB Thuận Hóa, Huế, 1987 .Nhìn chung, các tác phẩm nghiên cứu một cách đại cương với những sự kiện chung chung về các tổ chức thân Nhật ở nước ta giai đoạn 1940 – 1945 chứ chưa nêu bật được các hoạt động của chúng. Đáng chú ý là tác giả Phạm Hồng Tung với hàng loạt các bài nghiên cứu, bài báo, bài viết về giai đoạn lịch sử này, là chuyên gia nghiên cứu về Nhật Bản – Việt Nam với các tác phẩm như “Về Cường Để và tổ chức Việt Nam phục quốc Đồng minh Hội trong thời kỳ thế chiến thứ hai” (Tạp chí nghiên cứu lịch sử số 3 – 2003), “Về mối quan hệ cộng tác, cộng trị Nhật – Pháp trong thế chiến thứ hai và nguyên nhân của cuộc đảo chính ngày 9 – 3 – 1945” (Tạp chí nghiên cứu lịch sử số 8 – 2005) đặc biệt là tác phẩm “Nội các Trần Trọng Kim – bản chất, vai trò và vị trí lịch sử”, NXB Chính trị quốc gia, 2010 đã nêu lên bản chất, vai trò của chính phủ được dựng lên từ sau cuộc đảo chính Nhật – Pháp.
Qua các tác phẩm, bài nghiên cứu đại cương hay chuyên sâu của các sử gia, các nhà nghiên cứu, đề tài là sự tổng hợp để làm rõ những hoạt động, bản chất của các tổ chức thân Nhật ở nước ta giai đoạn 1940 – 1945 để giúp ta hiểu về lịch sử Việt Nam giai đoạn này và hiểu hơn về chủ trương, sách lược của Đảng ta trong quá trình đấu tranh chống phát xít Nhật và tay sai thân Nhật.
3. Nhiệm vụ của đề tài
Đề tài có ba nhiệm vụ chính
- Trình bày bối cảnh lịch sử và quá trình hình thành các tổ chức thân Nhật giai đoạn 1940 – 1945.
- Nêu sự hoạt động của các tổ chức thân Nhật ở Việt Nam giai đoạn 1940– 1945.
- Đặc điểm, thực chất, tầm ảnh hưởng của các tổ chức thân Nhật ở Việt Nam trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở nước ta.
4. Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài có phạm vi nghiên cứu:
Về thời gian : Tập trung nghiên cứu về các tổ chức chính trị thân Nhật ở Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 1940 đến năm 1945 – giai đoạn phát xít Nhật xâm lược Việt Nam đến khi nội các Trần Trọng Kim – Biểu tượng quyền lực cao nhất của các tổ chức thân Nhật sụp đổ, cách mạng tháng Tám 1945 thành công, nhân dân ta giành được chính quyền.
Về không gian : Đề tài nghiên cứu hoạt động của các tổ chức chính trị thân Nhật ở Việt Nam trong phạm vi cả nước : Bắc, Trung, Nam để có cái nhìn toàn diện về hoạt động cũng như bản chất và tầm ảnh hưởng của các tổ chức thân Nhật ở Việt Nam.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chính mà đề tài sử dụng là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp khác như : phương pháp tổng hợp và phân tích sử liệu, phương pháp so sánh để làm sáng tỏ vấn đề.
5. Đóng góp của khoá luận
Khoá luận nghiên cứu về “Hoạt động của các tổ chức chính trị thân Nhật ở Việt Nam (1940 - 1945)” góp phần đóng góp thêm những sử liệu, những sự kiện về một giai đoạn lịch sử sôi động của cách mạng Việt Nam: từ 1940 – 1945. Khoá luận cũng góp phần có cái nhìn đúng đắn và đầy đủ hơn về các tổ chức chính trị, các đảng phái xuất hiện ở nước ta trong giai đoạn từ khi phát xít Nhật vào xâm lược nước ta đến khi cách mạng tháng Tám thành công. Bằng cách trình bày quá trình ra đời, sự hoạt động để nói lên bản chất cũng như tầm ảnh hưởng của các tổ chức chính trị thân Nhật, khoá luận đóng góp cho công tác khoa học lịch sử một cách nhìn mới về các tổ chức chính trị này, qua đây cũng làm sáng tỏ thêm về những chủ trương, sách lược của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này.
6. Bố cục của của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận thì khóa luận gồm có 3 chương chính sau :
Chương 1. Bối cảnh lịch sử và quá trình hình thành các tổ chức chính trị thân Nhật ở Việt Nam (1940 – 1945)
Chương 2. Hoạt động của các tổ chức chính trị thân Nhật ở Việt Nam (1940 – 1945)
Chương 3. Đặc điểm, thực chất và tầm ảnh hưởng của các tổ chức chính trị thân Nhật ở Việt Nam ( 1940 – 1945)
Luận văn chia làm 3 chương, dài 66 trang
66 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2516 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Các đảng phái chính trị thân Nhật ở Việt Nam (1940–1945), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g xã hội Việt Nam, giữa tháng 5- 1945, Nội các đã lập ra Tổng hội công chức Việt Nam ở Hà Nội. Tiếp đó tổng hội đã lập ra các chi nhánh ở Trung Kỳ và Nam kỳ. Bên cạnh đó một số tổ chức, hiệp hội của trí thức và nhân sĩ cũng được lập ra để làm hậu thuẫn cho Nội các, như Tân việt nam hội ở Hà Nội, Tổng hội công thương Việt Nam, Tổng hội thanh niên ái quốc Việt Nam... trong thời gian đầu các tổ chức này hoạt động rất sôi nổi, vận động, cổ vũ mạnh mẽ cho các chính sách của nội các Trần Trọng Kim nhưng càng về sau những tổ chức này càng suy yếu và có xu hướng ngả theo cuộc vận động cứu nước của mặt trận Việt Minh.
Thứ năm, nằm trong mục đích củng cố chính quyền vừa giành lại được Nội các Trần Trọng Kim đã đưa ra chiêu bài “Trừng thanh lại trị - bài trừ tệ nạn tham nhũng”. Tuy vậy nhưng trên thực tế lời tuyên cáo trên chỉ là trống rỗng vì nội các Trần Trọng Kim không biết dựa vào đâu để “ trừ cho tiệt” cái thói hủ bại đã trở lên thâm căn cố đế của quan lại Nam triều. Nhận xét về việc làm trên của nội các Báo Thanh nghị số ra ngày 14- 7- 1945 đã phần nào lột tả được bản chất và kết quả của cuộc “ Thanh trừng lại trị” của Nội các Trần Trọng Kim “ Đảo chính đến nay đã gần 4 tháng, những lời hô hào trừng thanh lại trị đã tốn nhiều giấy mực. Vậy mà ở các tỉnh, các hàng quan lại vẫn còn hành động một cách quá đáng, lại còn thừa cơ trong lúc nhiễu nhương mà sách nhiễu nhân dân hơn hồi Pháp thuộc”[7;210].
Với một hệ thống chính quyền mục nát, mất lòng dân và một đội ngũ quan lại yếu kém cả về năng lực và uy tín, lại đang trong trạng thái tan rã do hệ quả của cuộc đảo chính Nhật – Pháp, rõ ràng nội các Trần Trọng Kim
không thể làm chủ và quản lý được chính quyền ở các địa phương càng không thể triển khai được các biện pháp cấp bách để vãn hồi tình thế. Trong điều kiện như vậy nội các Trần Trọng Kim với sự tan rã của mình là đã được dự báo từ trước.
Thứ sáu, một trong những hoạt động chính trị của Nội các Trần Trọng Kim là đã ban hành các quyền “tự do” cho nhân dân như quyền tự do nghiệp đoàn (Đạo dụ số 73 ngày 5-7-1945), tự do lập hội (dụ số 78 ngày 9- 7- 1945), quyền tự do họp chợ (Dụ số 79 ngày 9 – 7 – 1945)... Trên thực tế thì Nội các đã ban hành các quyền “tự do trong khuôn khổ” tất cả các thứ tự do đó đều phải xin phép trước đã, vì ai muốn lập hội phải khai trước với nhà chức trách ít nhất là 30 ngày trước khi hội hoạt động hay nếu hội trên 10 người thì phải khai báo trước... đến quyền tự do ngôn luận bị hạn chế “Người ta có thể tha hồ chửi rủa bọn thực dân Pháp hay bọn tham quan ô lại nhưng nếu chỉ hơi động đến Phát xít Nhật thì bài báo ngay lập tức bị ty kiểm duyệt gạt ngay. Chúng ta sẽ thấy rất nực cười khi thấy các nhà báo của nước Việt Nam độc lập phải yêu cầu quan năm Tahara (Chánh Sở thông tin quân đội Nhật ) nới rộng quyền ngôn luận trong dịp các nhà báo đến chào mừng Tahara mới nhậm chức. Cũng không thể nói tự do được khi khi khắp nơi phát xít Nhật chặn phố vây bắt nhân dân, đặc biệt là trong tháng 7- 1945 chúng đã bắt bớ rất nhiều sinh viên và thanh niên ta, giam chật ních trong sở hiến binh của chúng” [23;61]. Như vậy cái gọi là quyền tự do mà Nội các Trần Trọng Kim ban hành đó thực chất chỉ là hữu danh vô thực, không có giá trị gì cả.
Một trong những biện pháp nhằm “ Gây mạnh cái tinh thần yêu nước” và tạo niềm tin trong dân chúng để họ ủng hộ chính sách của Nội các là “ Nội các sẽ lập một đài tưởng niệm ghi công các Anh hùng vì nòi giống vì tổ quốc trong vòng bảy tám mươi năm qua”[14; 64]. Hiện nay chưa có tài liệu nào xác thực để biết Nội các đã dựng được bao nhiêu cái tượng đài như thế trên cả nước nhưng ngay sau khi định xong quốc kỳ, quốc ca thì ngày 29 – 5 – 1945 Nội các Trần Trọng Kim đã ra lệnh xóa bỏ hết các tên đường phố tại các thành phố và thị trấn mang tên các quan chức và tay sai người Pháp. Thay vào đó là tên của các anh hùng dân tộc, tên các danh nhân Việt Nam. Ngay cả các biểu tượng khác ở những nơi công cộng có liên quan đến chế độ thực dân Pháp cũng được người dân tự phát tháo bỏ. Cho đến đầu tháng 8 – 1945, về căn bản các đường phố mang tên các quan chức thực dân và những biểu tượng, dấu tích khác gắn với chủ nghĩa thực dân Pháp ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ đều đã bị xóa bỏ. Cho dù việc làm trên đây của Nội các chỉ mang tính chất hình thức, tượng trưng là chủ yếu nhưng nó cũng đã góp phần cổ vũ mạnh tinh thần yêu nước của nhân dân ta, đặc biệt là nhân dân thành thị.
Bên cạnh những hoạt động về chính trị thì nội các cũng có một số biện pháp và hành động về mặt kinh tế. Nội các đã ban hành một số chính sách tiến bộ.
Trước hết, Nội các đã thương lượng và thuyết phục được người Nhật đồng ý giảm thuế cho nhân dân. Theo đạo dụ ngày 26- 5 -1945, dân nghèo được giảm bớt mức thuế thân theo hai loại, mỗi loại một bậc tương đương với mức giảm 0,5 piastres (đơn vị tiền tệ của Đông Dương thời thuộc Pháp). Đồng thời, ngoài thuế thân và thuế điền, tất cả các khoản phụ thu đều bị bãi bỏ. Tuy nhiên, việc giảm thuế này thực tế không có ý nghĩa gì , bởi chính sách thuế mới được áp dụng ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ mà trong thời điểm đó hàng trăm dân nghèo đang vận lộn với nạn đói khủng khiếp vốn đã không còn khả năng nộp thuế nữa. Vì vậy dù có giảm như thế nào đi chăng nữa thì chính sách thuế cũng không có hiệu lực gì. Hơn nữa nếu “Căn cứ vào chế độ ruộng đất công ở ta, thì người có vài thước đất để ở cũng bị liệt vào loại hữu sản. Vậy số người được liệt vào loại vô sản và được miễn giảm thuế phỏng bao nhiêu. Ngay ở Bắc kỳ số người đó mới chỉ đến khoảng 50 vạn. Ở Nam kỳ số người được giảm thuế thân là rất ít. Như vậy chỉ có số người gần chết đói mới được giặc Nhật rỏ cho một vài “ giọt nước mắt cá sấu” [21;65].
Tuy mới giảm đôi phần thuế thân nhưng nghị định mới về thuế lại nói “sự giảm thuế công quỹ sẽ hao hụt không ít nhưng chính phủ sẽ có phương pháp bù vào ... và rút bớt chi tiêu những phần không cần trong công quỹ” chính vì nhữ do trên mà nghị định về giảm thuế không hề có hiệu lực nào trong việc cải thiện đời sống của nhân dân.
Thứ hai, Nội các Trần Trọng Kim đã điều đình với phát xít Nhật gảm thu thóc tạ của người dân nhưng thực tế là “Ngày nay muốn phỉnh dân ta, giặc Nhật bỏ lệ thu thóc ở Trung Kỳ. Nhật không những không thiệt mấy lại nhân đó mà tô son vẽ phấn cho bù nhìn Kim hòng dùng để lừa gạt nhân dân. Ở Bắc kỳ, chúng biết dân rất oán trách chính sách thu thóc tạ nên chúng tuyên bố chỉ thu thóc của những điền chủ cấy từ 100 mẫu hay nếu không đủ từ 50 mẫu trở lên là cùng.” [22; 62]. Nói là nói vậy nhưng thực tế quân Nhật Nói một đàng làm một nẻo. Những người có dưới 50 mẫu đang phấn khởi vì chính sách đó thì lại có thêm một lệnh mới làm cho họ thất vọng. Các báo hàng ngày đăng những nhà có 3 mẫu trở lên cũng phải bán thóc cho chính phủ hay các cơ quan thầu việc tiếp tế cho nhà binh với giá mỗi tạ giá 120 piastres. Ngoài Nông Phố Ngân hàng được quyền thu thóc cho quân đội Nhật, không ai được tích trữ quá hai tấn và một tấn gạo; không ai được buôn hay tải gạo ngoài 50 cân. Tin nhân dân tự do buôn gạo đã thành tin vịt. lệ bán “Gạo bong” cho nhân dân thành phố bị bãi bỏ. trái lại chính Nhật đang cho in thêm hai tấn giấy bạc dự định cho Nông Phố ngân hàng đi mua vét hết gạo trong dân gian” [22;63].
Theo Nguyễn Phúc Lộc trong Trung Bắc chủ nhật số 251 (1-7-1945) cho biết rằng “Giặc Nhật tìm đủ mọi cách quỷ quyệt giữ độc quyền thóc gạo và cướp thóc. Song chúng không chắc thu đủ số đã định. Nên chúng gán cho mỗi tỉnh Bắc Kỳ phải thu một số thóc nhiều hơn số thóc phải nộp cho Pháp năm ngoái ( Ví dụ: tỉnh Hải Dương năm ngoái phải nộp 4 vạn tấn, thì năm nay phải nộp 5 vạn 1 nghìn tấn) theo sự dự đoán của Túc mễ cục, số thu hoạch vụ chiêm năm nay kém vụ chiêm năm ngoái 26% mà số thóc phải nộp cho Nhật lại nhiều hơn” [22; 63].
Qua đây ta thấy rằng việc thương lượng của Nội các Trần Trọng Kim về việc dừng thu thóc tạ cho dân hoàn toàn không có hiệu lực gì. Thực tế Nội các không hề làm những đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng của nhân dân. Nó chỉ dám làm những việc mà đã được quan năm Nhật bản gật đầu.
Thứ ba, trọng tâm trong chính sách kinh tế của Trần Trọng Kim là việc đối phó với nạn đói và cứu tế dân nghèo của Bắc Kỳ và Trung Kỳ ra sao. Ngay khi nhậm chức Trần Trọng Kim cũng đã nhận thức tầm quan trọng của công việc cứu đói “Việc quan hệ nhất về đường nội trị lúc ấy là phải lo về đường vận tải miền Bắc dân tình đói khổ, người chết đói hàng ngàn, hàng vạn” [14;57]. Vì vậy, Nội các đã lập riêng một bộ, gọi là Bộ tiếp tế do Nguyễn Hữu Thí làm bộ trưởng, có nhiệm vụ chuyên lo liệu việc vận chuyển thóc gạo từ Nam Kỳ cứu đói ra Bắc Kỳ. Tiếp đó, Nguyễn Hữu Thí lập tức được cử vào Nam để thu mua thóc gạo, tập trung tại các bến cảng nhỏ để tránh khỏi bị không quân Anh, Mỹ oanh tạc, sau đó men theo bờ biển trở ngay ra Trung Kỳ và Bắc Kỳ để cứu đói cho nạn dân. Nội các cũng kêu gọi và khuyến khích nhân sĩ và dân chúng Nam kỳ khẩn trương quyên góp tiền, tóc cứu tế dân Bắc Kỳ. Chỉ trong một thời gian ngắn nhóm cứu tế do cụ Nguyễn Hữu Tố tổ chức đã quyên góp được 782.403 piastres để mua thóc cứu đói cho nhân dân. Ngoài ra từ tháng 3 – tháng 5 năm 1945 đã có hơn 20 nhóm cứu tế khác được lập ra ở Nam kỳ, quyên góp được 1.677.886 pisistres và 1.592 tấn thóc để cứu đói nạn nhân. Tuy những cố gắng trên đây của Nội các rất đáng được ghi nhận , nhưng trên thực tế nỗ lực của Nội các lại không mang lại kết quả nào đáng kể.
Sau này, chính Nội các cũng thừa nhận sự thất bại của mình trong hoạt động cứu đói của nội các. Thất bại trong việc cứu đói đã làm cho uy tín chính trị của Nội các bị suy giảm đi rất nhiều. Báo Ngày Nay- một tờ báo vốn rất ủng hộ Nội các- đã phải viết ra rằng “chúng tôi thấy rằng ai ai cũng thất vọng và chán nản, vì sau hai tháng hô hào và tốn bao nhiêu giấy mực, dân đói miền Bắc vẫn chưa được trông thấy một bao gạo nào của miền Nam đưa ra. Lời tuyên bố của Thủ tướng còn vang bên tai... cần thiết là phải tiếp tế dân nghèo miền Bắc mà tới nay việc làm vẫn chưa đi theo cùng với lời nói, tuy rẳng gạo Miền Nam chất đầy trong các kho, các nhà máy,tuy rằng giấy bạc vẫn nằm từng sấp dày trong két sắt những nhà tư bản Việt Nam, tuy rằng trong Nội các đã có hẳn một bộ tiếp tế và một bộ tài chính” [6; 1618]. Cuối cùng tờ báo này nhận định “ đối với dân chúng miền Bắc, thực ra Nội các hành động như một bóng ma”.Quả thực với hành động cứu đói như vậy thì Nội các Trần Trọng Kim đã tự đào hố chôn đi uy tín của mình.
Lẽ dĩ nhiên năm đói Ất Dậu chủ yếu không phải do cái bất lực của Nội các Trần Trọng Kim mà nguyên nhân chính là do chính sách tàn bạo bóc lột người dân đến tận xương tủy của bọn thực dân phát xít Nhật – Pháp. Sự bất lực của chính phủ Trần Trọng Kim đối với vấn đề nạn đói là do sự hạn chế gia cấp của nó,một phần rất lớn là do sự bù nhìn của Nó với quân Nhật Bản. Một phần vì do điều kiện chiến tranh giao thông bị phá hủy gần như hoàn toàn nhưng nếu đổ lỗi cho hoàn cảnh khách quan quy định thì thật là không phải vì ở Miền Bắc lúc ấy không phải là không còn gạo, gạo còn rất nhiều trong các kho quân lương của người Nhật. Nguyên nhân chính dẫn tới sự thất bại cứu đói là do Nội các đã không dám động đến những kho thóc đầy ắp của quân Nhật ngay tại Bắc kỳ để cứu đói cho dân. Hơn nữa chính phủ Nam triều còn giao kèo với chúng là phải làm được như Pháp hay hơn Pháp trong việc tiếp tế cho quân đội Nhật để xứng đáng với cái độc lập mà quân phát xít Nhật ban cho. Trong hoàn cảnh đó Mặt trận Việt Minh đã phát động phong trào “ Phá kho thóc Nhật, giải quyết nạn đói” lời kêu gọi của Mặt trận Việt Minh đã đi vào lòng người dân như sự kêu gọi của sự sống và họ đã vùng lên lật đổ ách thống trị của quân ngoại bang và chính phủ bù nhìn.
Bên cạnh những chính sách, biện pháp nhằm củng cố chính trị và kinh tế như trên thì Nội các Trần Trọng Kim còn đề ra chính sách khác nhằm xúc tiến một số cải cách có tiến bộ. trên lĩnh vực văn hóa- giáo dục, ngày 8 – 6 – 1945, Nội các ra thông báo quy định từ ngày đó chữ quốc ngữ và tiếng việt sẽ trở thành ngôn ngữ chính thức của các công sở và trường học. Trong nhà trường (ở tất cả các bậc học) tiếng Pháp vẫn tiếp tục được giảng dạy như một ngoại ngữ. Tiếp đó vào tháng 7 – 1945, Nội các cũng chuẩn bị để Hoàng đế Bảo Đại ban bố một số dụ về cải cách giáo dục như thành lập Ủy ban cải cách giáo dục và quy định về trang phục của học sinh…. Tuy nhiên, ngoài các đạo dụ nói trên thì Nội các Trần Trọng Kim vẫn chưa có hoạt động thực tiễn nào góp phần vào sự thay đổi của nền giáo dục nước ta.
Ngay trong lời tuyên cáo nhận chức của Nội các Trần Trọng Kim, Nội các đã đưa ra chương trình hoạt động gồm sáu điều trong đó được đánh giá cao là những hoạt động của Bộ Thanh Niên do Phan Anh và Tạ Quang Bửu sáng lập ra vào khoảng tháng 5 – 1945. Nhằm trang bị kiến thức và kỹ năng chỉ đạo quản lý đất nước, rèn luyện cho họ lòng yêu nước. Đúng lúc đó, phong trào cách mạng tháng tám bùng nổ ở Huế và tuyệt đại đa số học viên của trường đã hăng hái tham gia giành và bảo vệ chính quyền dưới ngọn cờ Việt Minh. Nhiều học viên của trường sau này đã trở thành những nhà quân sự tài ba của Việt Minh.
Mặc dù chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, nhưng sự ra đời và hoạt động có kết quả của trường Thanh niên tiền tuyến là một minh chứng cụ thể cho sự thật là: Nội các Trần Trọng Kim không thề lợi dụng tình hình để xây dựng và phát triển binh bị, xây dựng lực lượng vũ trang trong khi đó, xuất phát từ động cơ yêu nước chân thành, một số trí thức đã tổ chức thành công một trường võ bị trá hình và đã có đóng góp tích cực vào phong trào giải phóng chung của dân tộc. Có thể nói Bộ Thanh Niên và những hoạt động của trường Thanh Niên tiền tuyến là những hoạt động có hiệu quả nhiều nhất trong các Bộ của Nội các Trần Trọng Kim.
2.2.1.3. Sự tan rã và sụp đổ của Nội các Trần Trọng Kim
Nội các Trần Trọng Kim thành lập và tồn tại chỉ trong 4 tháng 6 ngày. Nó ra đời và hoạt động trong những điều kiện lịch sử hết sức phức tạp. Ngay
từ khi mới thành lập Nội các này đã nhận được những thái độ rất nhau từ phía Nhật Bản, nhân dân ta và của Đảng cộng sản Đông Dương. Sự ra đời của Nội các nằm trong chính sách của Người Nhật, được sự ủng hội của quân Nhật nên nó chỉ đóng vai trò là bù nhìn là tay sai của phát xít Nhật , trên thực tế đó là một thứ độc lập bánh vẽ và Nội các chỉ hành động theo những gì quan thầy Nhật cho phép mà thôi.
Khi tình hình trên thế giới và trong nước có nhiều thay đổi, ngày càng gay go và phức tạp hơn thì Nội các đã bộc lộ sự bất lực và yếu kém của Nội các Trần Trọng Kim chính vì vậy mà sự tan rã và sụp đổ của Nội các Trần trọng Kim là tất yếu. Nó không thể đảm nhiệm vai trò là một chính phủ độc lập, không thể đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân thì tan rã là điều tất nhiên. Sự sụp đổ của Nội các Trần Trọng Kim là do nhiều nguyên nhân khác tác động vào.
Về phía người Nhật, những kẻ đã dựng ra và hậu thuẫn cho Nội các đó tác động và tồn tại với mục đích không muốn gây ra sự xáo trộn trong xã hội và muốn ổn định trật tự của xã hội Việt Nam lúc đó. Ngày càng thất vọng trước vai trò bù nhìn và sự bất lực của Nội các nên ngày càng lộ rõ âm mưu “Thay ngựa giữa dòng”. Căn cứ vào thái độ của quân Nhật với Nội các từ giữa tháng 5– 1945 trở đi quân Nhật đã muốn thay Cường Để và Ngô Đình Diệm vào con bài Bảo Đại và Trần Trọng Kim. Nếu không do Chiến tranh thế giới thứ hai đột ngột kết thúc và nhân dân ta đã vùng lên lật đổ Nội các Trần Trọng Kim thì người Nhật cũng tự hạ cái Nội các do nó dựng lên này.
Sự sụp đổ Nội các một phần là do thái độ của nhân dân ta, ngày càng nhận rõ bộ mặt thật của Nội các và sự bất lực của Nội các nên đã không ủng hộ và lật đổ Nội các này. Trong thời gian đầu, chính thể Bảo Đại – Trần Trọng Kim đã nhận được sự ủng hội và cảm tình của một bộ phận nhân dân đặc biệt là giới trí thức, công chức thành thị. Vì cơn khát độc lập đã nuôi trong lòng nhân dân từ lâu và Nội các lại tập hợp được phần lớn những tri thức tiến bộ, có tên tuổi của cả nước. Khi thành lập Nội cá lại đưa ra những tuyên ngôn, mục đích và chủ trương đều vì “Dân vi quý” trước những biến đổi hận dân chúng chưa nhận ra được thực chất của cái Nội các đấy là gì nên họ đi theo và ủng hộ các Nội các khá mạnh. Sau thời gian hoạt động, Nội các đã bộc lộ rõ sự bất lực của mình trước Nội các, không thể thực hiện được những gì đã hứa, đã tuyên bố với nhân dân nên thái độ của các tổ chức trí thức đã thay đổi hoàn toàn. Từ chỗ cổ vũ, ủng hộ khá mạnh mẽ với Nội các các nhóm và tầng lớp này đã tỏ ra thất vọng trước sự yếu kém, bất lực của Nội các và “Các tầng lớp nhân dân đứng giữa tất nhiên phải qua một thời kỳ chán ngán những kết quả tai hại của cuộc đảo chính, lúc ấy mới ngả hẳn về phía cách mạng, mới quyết giúp đỡ đội tiên phong.” [14; 34].
Về phía các lực lượng yêu nước và cách mạng dưới ngọn cờ của Việt Minh đối với Nội các Trần Trọng Kim ngay từ đầu đã xác định rõ ràng “Nội các Trần Trọng Kim không có những tên Việt gian nổi tiếng ..ở trong. Giặc Nhật không dám cho những tên chó săn quá lộ mặt lên cầm quyền e mất tín nhiệm với dân. Chúng cố cất nhắc những người như Hoàng Xuân Hãn, Phan Anh, Vũ Văn Hiền để mua chuộc các giới tư sản bản sứ. Nhưng Nhật có giở trò gì cũng không lừa phỉnh được dân ta. Rồi đây Nội các Trần Trọng Kim có làm được điều gì đáng kể không? Nhất định không! Thân phận bù nhìn, chỉ có thể giữ việc bù nhìn. Phương châm của nó là: hứa hẹn thật nhiều thực hiện rất ít, hay thực hành trái với lời hứa. nhiệm vụ của Nó là bọc nhung vào ách Nhật, đầu độc đồng bào. Thái độ của nó là : ca ngợi giặc Nhật, vào hùa với giặc, áp bức bóc lột nhân dân.
Cho nên, thấy Nhật thu thóc nó câm miệng. Thấy Nhật tăng thuế nó gật đầu. Thấy Nhật bắn giết nó làm thin. Giúp Nhật bắt lính, bắt phu, nó hô hào đi lính đi phu cho Nhật. Và đây là công việc cốt yếu của nó: Chia phần, kéo cánh để thầu các công trình kiến trúc của nhà binh Nhật, độc quyền bán một vài thứ hàng của các công ty Mitsui và Đại Nam; xin Nhật cho hưởng một phần quyền lợi kinh tế của bọn thực dân Pháp vừ thất thế” [6; 1627].
Tuy ngay từ đầu Đảng chủ trương là không hợp tác, lên án và kiên quyết đòi lật đổ chế độ Quân chủ trong đó trọng tâm là Nội các Trần Trọng Kim, nhưng Tại một số địa phương, Mặt trận Việt Minh đã khôn khéo vận dụng, lôi kéo những người tiến bộ có tinh thần yêu nước tham gia mặt trận, nhưng không hề tồn tại bất cứ khả năng hòa hoãn hay thương lượng, cộng tác nào với Nội các.
Trong bối cảnh quân Nhật cũng như phe trục ngày càng thất bại nặng nề trên chiến trường và đi dần đến chỗ diệt vong, ở trong nước thì các cuộc nổi dậy của quần chúng trong cơn bão táp cách mạng đang dâng trào khắp nông thôn thành thị thì Nội các Trần Trọng kim đã nhanh chóng tan rã và sụp đổ.
Ngày 17 – 8 – 1945, trước sức mạnh cách mạng của quần chúng nhân dân dưới ngọn cờ cứu quốc quốc của Mặt trận Việt Minh thì Hoàng đế Bảo Đại cũng có những thái độ hợp tác rất chân thành và tích cực. Ông đã tuyên bố “Nhà vua sẵn sàng giao chính quyền cho Việt Minh là tổ chức đã đấu tranh nhiều nhất cho quyền lợi của nhân dân và mời các lãnh tụ Việt Minh về Huế thành lập Nội các” [9; 63]. Cũng ngày hôm đó Bảo Đại đã gửi thông điệp cho nguyên thủ các nước Đồng minh đề nghị công nhận nền độc lập của Việt Nam.
Ngày 18 – 8 – 1945, Bảo Đại tuyên chiếu nói rõ sẵn sàng thoái vị vì lợi ích của quốc dân “ Muốn củng cố nền độc lập của nước nhà và bảo vệ quyền lợi dân tộc.Trẫm sẵn sàng hi sinh tất cả về tất cả các phương diện. Trẫm để hạnh phúc của nhân dân Việt Nam lên trên ngai vàng của Trẫm. Trẫm ưng làm dân của một nước độc lập hơn làm vua một nước nô lệ. Trẫm chắc rằng toàn thể quốc dân cùng một lòng hi sinh như trẫm” [9; 65].
Trưa ngày 23- 8- 1945, Nội các Trần Trọng Kim họp phiên cuối cùng dưới sự chủ tọa của Hoàng đế Bảo Đại. Và quyết định đồng ý thoái vị theo yêu cầu của Mặt trận Việt Minh. Ngày 30- 8 – 1945, Hoàng đế Bảo Đại chính thức tuyên chiếu thoái vị, trao ấn, kiếm cho đại diện của Mặt Trận Việt Minh. Đặt dấu chấm hết cho triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam.
2.2.2. Các tổ chức chính trị thân Nhật khác
Nội các Trần Trọng Kim là biểu tượng quyền lực chính trị cao nhất của các đảng phái chính trị thân Nhật, nhưng cũng có rất nhiều đảng phái chính trị thân Nhật khác ra đời và hoạt động kể từ sau khi Nhật đảo chính Pháp.
Ở Bắc Kỳ, hoạt động của các tổ chức thân Nhật gắn với hoạt động của nhóm Đại Việt Quốc gia liên minh, Tổng hội sinh viên, Tổng hội viên chức…Họ tổ chức những buổi diễn thuyết từ Bắc Kỳ đến Thanh - Nghệ - Tĩnh. Nhưng cũng từ sau ngày Nhật đảo chính, trong các buổi diễn thuyết, mít tinh do Đại Việt tổ chức thường có truyền đơn Việt Minh.
Dưới sự ảnh hưởng của Tổng hội sinh viên, phong trào thanh niên từ Hà Nội đã tràn về các tỉnh lỵ từ sau khi Nhật đảo chính Pháp để ủng hộ Nhật. Những tổ chức thanh niên mới với nội dung như: ban cứu tế, đoàn bảo an…bên cạnh nhiệm vụ trực tiếp của họ là chiến đấu giữ làng, chống trộm cướp thì họ cũng tuyên truyền ủng hộ việc tranh thủ độc lập mà phát xít Nhật hứa hẹn ban cho.
Ở Trung Kỳ, trong vòng tháng 3, tháng 4 năm 1945, các nhóm thân Nhật các nhà cầm quyền có tổ chức nhiều cuộc biểu tình ở Huế, Vinh, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Đồng Hới…Có nơi bọn lãnh tự thân Nhật yêu cầu dân hoan hô quân đội Nhật, có nơi quan lại phong kiến tổ chức những “Uỷ ban hợp tác” với Nhật có hệ thống từ tỉnh đến huyện xã. Cũng ở Trung Kỳ, các tầng lớp trên đêm nhiều sức lực để thành lập những tổ chức chính trị và chức nghiệp của phong kiến tưu sản, nhằm tự tạo một sứcmạnh vật chất và thu phục nhân dân vê phí họ. Thấy ra đời những tổ chức như: Việt Nam thanh niên đoàn” do mẹ và vợ Bảo Đại bảo trợ, các ông bà tổng trưởng làm cố vấn. Đoàn thanh niên này lập ra “Trường thanh niên đế quốc” gồm hai trường “Thanh niên tiền tuyến” và “Thanh niên xã hội” có nhiều chi ở các tỉnh. Cũng thấy xuất hiện “Tổng hội thanh niên ái quốc Việt Nam” do một bác sĩ làm tổng thư ký, nhằm mục đích “xây dựng rèn luyện cho thanh niên có một tinh thần quốc giai chân chính, có kỷ luật như binh đội, thống nhất phong trào thanh niên”. Hội “Phụ nữ Việt Nam” lập ngày 20-6-1945, tụ họp các nhóm phụ nữ thuộc hội Nữ công, hội Lạc thiện, trường Đồng Khánh và phụ nữ hướng đạo, hội Phụ nữ Việt Nam có nhiều chi hội ở các tỉnh lỵ, họ hoạt động sản xuất để làm việc chính trị, dạy nữ công, thể dục, âm nhạc, tiểu công nghệ, cứu thương…Ngày 14-5-1945 Bộ nội vụ cho phép thành lập “Tổng hội công chức” với tôn chỉ “phụng sự quố gia, củng cố độc lập”. Lại thấy xuất hiện ”Tổng hội công nông thương Việt Nam” đây là hội của những người điền chủ và tư sản với mục đích vận động “dùng hàng nội hóa, lựa thanh niên đi du học, nâng cao trình độ dân trí và tinh thần vủa các nhà thực nghiệm để phụng sự quốc gia.
Phải kể đến Trung Kỳ bấy giờ một tổ chức chính trị hoạt động mạnh là “Hội Tân Việt Nam” được chỉ dụ ngày 16-5-1945 cho phép do một số trí thức có tiếng tăm đứng ra thành lập, trong đó có: Đào Duy Anh, Phạm Đỗ Bình, Nguyễn Đỗ Cung, Phạm Hữu Chương, Đỗ Đức Dục, Ngô Thúc Địch, Trần Khánh Giư(Khái Hưng), Vũ Đình Hoè, Nguyễn Văn Huyên, Trần Duy Hưng, Nguỵ Như Kom Tum, Nguyễn Lân, Vũ Đình Liên, Nguyễn Quang Oánh, Tôn Quang Phiệt…Hội này có thể sớm trở thành một đảng tư sản nguy hiểm ở chỗ nó có vài khẩu hiệu cải lương “tả” phái như đề nghị “đại xá chính trị phạm” ,“cải cách pháp luật”, “sửa soạn chương trình cải cách chính trị, kinh tế, xã hội” những khẩu hiệu này trái hẳn với khẩu hiệu cách mạng của mặt trận Việt Minh . Hội Tân Việt lôi kéo một số thanh niên yêu nước và trí thức tiến bộ chưa được Đảng Cộng sản soi sáng , họ có thể bị xô vào được cộng tác với Nhật, ủng hộ người ta thấy một số cựu chính trị phạm, một số cựu dân biểu ở trong đó. Hội Tân Việt Nam có ảnh hưởng nhanh chóng, nó có thể gây ảo vọng về chính phủ Trần Trọng Kim và cản trở việc chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền.
Sau một thời gian hoạt động, những người cầm đầu Hội Tân Việt Nam được Đảng Cộng sản chỉ rõ nguy cơ, nên ngày 22-7-1945 Hội Tân Việt Nam tự giải tán, các thành viên tiến bộ của hội ra nhập mặt trận Việt Minh.
Ở Nam Kỳ, trong đêm Nhật đảo chính Pháp, khi phần lớn các lực lượng thân Nhật còn chưa ý thức được sự thay đổi trong chính sách của Nhật Bản : Loại bỏ quân bài Cường Để, vì nếu không sẽ “làm cho trật tự ở Việt Nam bị rối loạn, bất lợi cho quân Nhật” [35; 166] nên đã cùng Nhật tấn công vào các đồn binh của Pháp. Ở Sài Gòn, một nhóm khoảng trên dưới 1.000 tay súng của Cao Đài cùng với một số nhóm “cốt cán” của Phục quốc đã hăng hái tham gia tấn công vào các đồn binh và công sở của thực dân Pháp. Sau cuộc đảo chính, hy vọng được người Nhật trao trả độc lập dân tộc và “mời” ra lập chính quyền tràn ngập trong một số nhóm thân Nhật, đặc biệt là ở Nam Kỳ. Lãnh đạo Cao Đài, Phục quốc và Việt Nam Quốc gia độc lập đảng phát tán hàng vạn truyền đơn kêu gọi dân chúng Nam Kỳ bày tỏ lòng biết ơn đế chế Nhật Bản. Cũng vì múc đích đó, ngày 16-3-1945, họ đã tổ chức một cuộc mít tinh khổng lồ tại trung tâm thành phố Sài Gòn với sự tham gia của khoảng 50 nghìn người. Trước bàn thờ Tổ quốc, Hồ Văn Ngà thay mặt cho Việt Nam Quốc gia độc lập Đảng và Trần Quang Vinh thay mặt cho đạo Cao Đài lên diễn thuyết bày tỏ lòng biết ơn cuộc giải phóng của quân đội Nhật Bản. Tiếp đó, các nhóm thân Nhật đã tổ chức các cuộc biểu tình ở Sài Gòn và một số địa phương khác đòi Miđona sa thải tất cả những người Pháp làm việc trong công sở và đòi thay họ bằng những người Việt Nam. Họ cũng không giấu giếm ý nguyện được người Nhật trao trả độc lập cho Nam Kỳ, Cao Đài và Phục quốc Đồng minh hội rộn rịp chuẩn bị rước Cường Để và làm vua. Nhưng Nhật Bản không muốn Việt Nam thống nhất, mà cương quyết giữ riêng Nam Kỳ dưới quyền trực trị của Nhật “Thật là một sự hiểu lầm to lớn về vấn đề độc lập ở Đông Dương. Nền độc lập của Việt Nam đế quốc và Campuchia đã được tuyên bố rồi. Nam Kỳ không những bị đặt dưới chế độ quân quản mà vẫn sẽ còn đang ở dưới chế độ quân quản của Nhật Bản. Vì vậy cũng sẽ không có chuyện độc lập nào cho Nam Kỳ hết” [35;168]. Trong lúc đó Bảo Đại được Nhật giữ làm hoàng đế Việt Nam. Việc làm này của Nhật đã gây bất bình trong đám thân Nhật ở miền Nam. Vì thế, từ tháng 6 trở đi, ở cả Bắc, Trung, Nam nói chung gần như không còn có những cuộc hội họp, mít tinh quần chúng lớn của các tổ chức, đảng phái thân Nhật để tuyên truyền cho Nhật, vì uy thế của Nhật sập xuống và Chính phủ Trần Trọng Kim cũng tỏ ra bất lực hoàn toàn trước những vẫn đề cấp bách như cứu đói và Tổng hội thanh niên đang phân hoá sâu sắc, những cuộc mít tinh của Đại Việt dễ biến thành mít tinh của Việt Minh.
Lúc này, trong Nam có những tổ chức công khai thân Nhật và hợp pháp như: giáo phái Cao Đài, Hoà Hảo, Tịnh độ cư sĩ, nhất là Cao Đài, cho đến lúc này tín đồ đã có tới hàng triệu người ở khắp nơi. Về chính đảng thân Nhật có thể kể đến : Phục Việt, Việt Nam Quốc gia độc lập đảng, Nhật Việt phòng vệ đoàn và nhiều nhóm nửa quân sự, nửa lưu manh. Bọn Tơrôtxkit lúc này cũng tự tổ chức lại. Các giáo phái và chính đảng trên tự họp nhau lại thành Mặt trận quốc gia. Khác với Đại Việt Quốc gia liên minh ở ngoài Bắc, Mặt trận quốc gia trong Nam nhờ có những giáo phái mà có quần chúng đông đảo, có tổ chức quân sự và nửa quân sự do Nhật trực tiếp hoặc gián tiếp lập nên. Ngoài ra, ở Nam Kỳ còn có mấy hội lớn như : Tổng hội công chức Nam Kỳ, Hội Cựu binh sĩ Việt Nam, Thanh niên tiền phong…Các hội này ngay từ đầu đã được các đồng chí cộng sản tham gia sáng lập, hoặc kín đáo hoạt động bên trong, cho nên sớm ngả về phe của cách mạng.
Tiểu kết chương 2
Ta có thê thấy rằng, kể từ khi Nhật đặt chân lên xâm lược Việt Nam, bản chất xâm lược của chúng đã lộ rõ bằng các thủ đoạn bóc lột kinh tế dã man. Nhưng bên cạnh đó, bằng chiêu bài mua chuộc, dụ dỗ và luận điệu “giải phóng Á Châu”, thành lập “khu vực thịnh vượng chung Đại Đông Á”, phát xít Nhật đã lôi kéo và thành lập được rất nhiều các tổ chức chính trị có xu hướng thân với chúng. Các tổ chức này được thành lập và hoạt động trên khắp đất nước. Mặc dù không giành được nhiều ảnh hưởng trong quần chúng nhưng chúng cũng góp phần rất lớn trong việc tuyên truyền những chính sách lừa bịp của Nhật nhằm lôi kéo nhân dân ta ảo tưởng vào sự “giúp đỡ” của Nhật trong công cuộc giải phóng đất nước thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Đây cũng chính là lực lượng gây cản trở không ít đến công cuộc giải phóng đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo.
CHƯƠNG 3
THỰC CHẤT VÀ TẦM ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC TỔ CHỨC THÂN NHẬT Ở VIỆT NAM( 1940 – 1945).
3.1. Đặc điểm của các tổ chức chính trị thân Nhật ở Việt Nam
Qua trình bày trên đây, ta có thể rút ra một số đặc điểm của các tổ chức chính trị thân Nhật ở Việt Nam (1940-1945) như sau:
Về phạm vi phân bố, các tổ chức chính trị thân Nhật ở nước ta có phạm vi phân bố rộng khắp cả ba miền Bắc, Trung, Nam, nơi nào cũng có một số các tầng lớp xã hội trên nỗ lực hoạt động để lập thành chính đảng, đoàn thể chức nghiệp, để tập hợp lực lượng của họ lại và để tranh thủ quần chúng như: ở Bắc Kỳ có tời trên 30 đảng phái, ở Nam Kỳ có Cao Đài, Hòa Hảo, đảng phục Việt…Ỏ Trung Kỳ có chính phủ thân Nhật của Ngô Đình Diệm…Tuy nhiên chưa có một đoàn thể nào có tính chất toàn Việt Nam. Họ tập hợp lực lượng tất nhiên không phải để chống Nhật, họ có ý định dựa vào Nhật để chống Pháp, nhưng thực chất ý thức đề phòng và chống Pháp không mấy sâu sắc và nhiều khi không có. Họ có nhờ uy thế của Nhật để gấp rút xây dựng lực lượng và tranh giành ảnh hưởng trong nhân dân với Đảng Cộng sản và Mặt trận Việt Minh. Trong cuộc chạy đua này, họ thất bại bởi vì họ là những người chưa hề có thành tích nào đáng kể trong cuộc chiến tranh chống đế quốc, chống áp bức, bởi vì họ dựa vào một thế lực đang tàn là quân phiệt Nhật.
Thành phần tham gia các tổ chức thân Nhật rất đông đảo, đa dạng bao gồm nhiều tầng lớp khác nhau như: ngoài những giới thượng lưu, những người trong giai cấp đại chủ, tư sản, quan lại, viên chức, trí thức, nhân sĩ bất mãn với thức dân Pháp…Nhật đặc biệt chú ý đến những đối tượng như: học sinh, sinh viên, thanh niên, vừa để lôi kéo sử dụng vừa để đấu tranh tranh giành sự ảnh hưởng với Pháp và cách mạng. Trong số những giai tầng kể trên, có cả người theo đạo và người không theo đạo. Sở dĩ có sự tham gia đông đảo như vậy là do nhân dân ta đều mắc mưu trước thủ đoạn mỵ dân của Nhật, do ta tin tưởng thái quá vào người anh cả da vàng vì vậy mà khắp trong Nam ngoài Bắc và cả ở nước ngoài mọi người đều tình nguyện đi theo Nhật với hy vọng dựa vào Nhật để đuổi Pháp. Tuy nhiên, càng về sau, những thủ đoạn của Nhật không giấu được lâu, nhân dân đã biết được âm mưu của Nhật, họ đã dần dần thoát khỏi ảnh hưởng của Nhật và quay trở về với Việt Minh
Số lượng các đảng phái thân Nhật xuất hiện ở nước ta rất nhiều, riêng ở Bắc Kỳ theo báo “Tin mới”, sau ngày 9 -3- 1945 “đã có trên 30 đảng phái”, ngoài ra còn có các tổ chức đảng, các giáo phái ở Nam Kỳ và Trung Kỳ, từ trước đó tới thời điểm lúc bấy giờ và thậm trí tới tận khi đất nước ta bị đế quốc Mỹ xâm lược thì cũng không thấy xuất hiện nhiều tổ chức như lúc bấy giờ.
Về thời gian tồn tại, các tổ chức thân Nhật hoạt động ở Việt Nam, mặc dù nhiều về số lượng đồng thời cũng biết cách tổ chức, biết liên minh với nhau để tránh tình trạng tranh giành quần chúng, tranh giành ảnh hưởng nhưng vẫn không thoát khỏi sự khủng hoảng dẫn đến tan rã. Hầu hết các tổ chức có tính chất thân Nhật chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, có những tổ chức thành lập cuối những năm 30 của thế kỷ XX, nhưng cũng có những tổ chức mãi sang tận đầu năm 40 mới ra đời và tồn tại một thời gian ngắn rồi tuyên bố giải thể hoặc là bị chính phủ lâm thời ký sắc lệnh giải thể như trường hợp của Đại Việt Xã hội đảng, Đại Việt quốc dân đảng. Hầu hết các đảng thân Nhật chỉ tồn tại tới hết năm 1945. Qua đây ta thấy thời gian tồn tại của các đảng phái thân Nhật tương đối ngắn ngủi, các đảng chỉ tồn tại khoảng dưới 10 năm.
Về hoạt động, đặc điểm của các tổ chức thân Nhật ở nước ta là mặc dù xuất hiện nhiều nhưng hoạt động không đáng kể, cho tới trước ngày 9-3-1945, các lực lượng thân Nhật ở Việt Nam tương đối yếu và phân tán. Một trong những lý do căn bẳn của tình hình trên là do chính sách hai mặt tráo trở của quân Nhật. Ngay từ trước khi đưa quân vào chiếm Đông Dương, chính sách của Nhật Bản đối với các phần tử “dân tộc chủ nghĩa” Việt Nam đã được Tổng hành dinh đế chế Nhật xác định rõ ràng như sau: “Trong thời gian trước mắt, chúng ta sẽ hạn chế sự tuyên truyền có tính chất kích động nhằm khơi lại hận thù của người Pháp trước đây và thôi thúc các cuộc nổi dậy đòi độc lập của người bản xứ…Chúng ta cũng sẽ đảm bảo không kích động quá sớm công luận Nhật Bản nhằm tránh việc làm cho Đông Dương thuộc Pháp thay đổi thái độ và trở nên kém hợp tác với chúng ta” (Tư liệu Tổng hành dinh Đế chế Nhật số 44). Mặt khác, Tổng hành dinh đế chế Nhật cũng không quên chỉ đạo đội quân chiếm đóng của chúng ở Việt Nam phải tìm cách lợi dụng sự ủng hộ của người bản xứ: “Chúng ta sẽ quan tâm đặc biệt đến việc đảm bảo rằng người bản xứ ủng hộ chúng ta” (Tư liệu Tổng hành dinh Đế chế Nhật số 44). Tuy nhiên, ưu tiên hàng đầu của quân Nhật vẫn là “duy trì trật tự” để phục vụ cho mục đích chiến tranh của chúng ở Đông Á.Chính vì thế, phát xít Nhật đã tung ra hàng loạt các chiêu bài nhằm gây ảnh hưởng, lừa bịp, lôi kéo dân chúng Việt Nam về phía chúng. Nhưng mặt khác, mọi sự ủng hộ đối với các phần tử thân Nhật của chúng đều nửa vời và hạn chế. Do đó, trong suốt thời gian từ tháng 9 năm 1940 đến ngày 9-3-1945, thế và lực, nhất là ảnh hưởng trong quần chúng của các phần tử dân tộc chủ nghĩa thân Nhật ở Việt Nam đều tương đối yếu.
3.2. Thực chất của các tổ chức thân Nhật ở Việt Nam
Nhìn vào sự ra đời của các tổ chức chính trị thân Nhật trình bày trên ta có thể thấy rằng những tổ chức chính trị trên đều do phát xít Nhật trực tiếp hoặc gián tiếp lập nên để tuyên truyền cho hoạt động xâm lược, bành chướng nhằm hiện thực hoá kế hoạch “Đại Đông Á” của phát xít Nhật. Chính vì vậy, về bản chất, các tổ chức chính trị này không thể là cái gì khác hơn là các tổ chức thân Nhật, hoạt động vì sự chỉ đạo và vì mục đích của phát xít Nhật nhằm phục vụ chính sách chiếm đóng Việt Nam của người Nhật. Đây có thể là lực lượng “ngây thơ khờ dại” nên vẫn có ảo tưởng vào Nhật, hoặc cũng có thể là “vì lợi lộc cố tình làm tay sai cho chúng để kiếm lợi, kiếm lấy bát cơm thừa canh cặn” của Nhật. “Bọn thân Nhật muốn dựa vào quan thầy mới để hoạt động, làm ra vẻ ái quốc, ái quần (yêu nước, yêu dân); nhưng chúng nhanh chóng tỏ ra bất lực (…). Chúng trở thành những tên tay sai ngoan ngoãn để cho chủ mới là Nhật càng thêm dễ dàng lừa bịp và bóc lột nhân dân ta thậm tệ hơn (…). Vì vậy, chỉ sau một thời gian rất ngắn, bộ mặt giả nhân giả nghĩa của phát xít Nhật cũng như bộ máy tay sai bỉ ổi của bọn bù nhìn thân Nhật đã bị bóc trần. Nhân dân ta ngày càng thêm căm thù Nhật và chán ghét bọn bù nhìn tay sai của chúng”[35; 341].
Dù có những tổ chức còn mang tính chất “ảo tưởng”, không chủ định làm tay sai cho Nhật thì chúng vẫn tích cực tuyên truyền cho những chính chính sách lừa bịp của Nhật, liên tiếp mở các cuộc biểu tình, mít tinh ủng hộ phát xít Nhật hay diễn thuyết để bày tỏ sự “biết ơn” với công lao to lớn của Nhật. Chính vì thế, những tổ chức này không chỉ là công cụ đắc lực cho Nhật mà còn đối đầu lại với Việt Minh, với những chính sách của Đảng Cộng sản Đông Dương và Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra.
Cũng chính vì sự “ảo tưởng” mà bọn thân Nhật đã bị chính tên chủ của mình lừa bịp mà “vụ lừa bịp” lớn nhất là việc chúng hứa hẹn trao trả quyền độc lập cho Việt Nam, nhưng sau khi Nhật đảo chính Pháp lại tuyên bố một cách trắn trợn “Không có chuyện độc lập nào cho Nam Kỳ hết”[35; 168], và loại bỏ con bài Cường Để cùng Ngô Đình Diệm, giữ nguyên thể chế chính trị với Bảo Đại đứng đầu và cho Trần Trọng Kim thành lập nội các. Chính vì thế mà ảo tưởng sau khi Nhật trao trả độc lập cho Việt Nam, chúng sẽ được Nhật cho nắm giữ các chức vụ đứng đầu Chính phủ là điều trở nên ảo tưởng.
Đồng thời với nó, các tổ chức này tập hợp lực lượng nhưng không phải để chống Nhật, họ có ý định dựa vào Nhật để chống Pháp, nhưng thực chất ý thức đề phòng và chống Pháp không mấy sâu sắc và nhiều khi không có. Họ có nhờ uy thế của Nhật để gấp rút xây dựng lực lượng và tranh giành ảnh hưởng trong nhân dân với Đảng Cộng sản và Mặt trận Việt Minh. Trong cuộc chạy đua này, họ thất bại bởi vì họ là những người chưa hề có thành tích nào đáng kể trong cuộc chiến tranh chống đế quốc, chống áp bức, bởi vì họ dựa vào một thế lực đang tàn là quân phiệt Nhật để sau này dựa vào đó để nắm chính quyền trong cả nước, chính vì vậy mà các đảng này còn mang tính chất phản động, đi ngược với quyền lợi của nhân dân.
Đặc biệt, Chính phủ Trần Trọng Kim - biểu tượng quyền lực lớn nhất của các tổ chức thân Nhật ở nước ta – là một minh chứng rõ nhất về bản chất của các tổ chức này. Ngay từ đầu Nội các Trần Trọng Kim ra đời đã nằm trong âm mưu từ trước của quân Nhật. Sau cuộc đảo chính nhằm giữ vững tình hình an ninh chính trị của Việt Nam chúng đã lập nên một chính phủ thân Nhật để phục vụ cho nhu cầu cai trị và bóc lột của chúng được dễ dàng hơn và Trần Trọng Kim và Bảo Đại là hai quân cờ đã được người Nhật sắp xếp từ lâu. Cho nên dù nhìn từ góc độ nào chính phủ Trần Trọng Kim cũng là một chính phủ bù nhìn do Nhật dựng lên sau cuộc đảo chính Nhật- Pháp nhằm phục vụ mục đích chiếm đóng và cain trị người Việt Nam của bọn chúng. Dù sau khi ra đời do có sự tham gia của các trí thức yêu nước tiến bộ, Nội các đã có những chính sách tiến bộ nhằm giành quyền tự chủ, nhưng trước sau gì Nội các vẫn bị lệ thuộc chặt chẽ vào Phát xít Nhật. Thực chất Nội các chỉ được làm những việc đã được sự đồng ý của người Nhật. Cái gì người Nhật không cho phép thì không giám làm như không lập ra Bộ quốc phòng, Bộ công an, không dứt khoát yêu cầu người Nhật cứu đói cho dân nghèo… dù Nội các đã đòi lại được vùng đất Bắc Kỳ và các thành phố nhượng địa thì cũng là được bọn Nhật ban cho khi đã ở vào thế thất bại thảm hại. Nội các Trần Trọng Kim và hệ thống chính quyền các cấp của nó là một hệ thống chính quyền bù nhìn của phát xít Nhật. Trong đó Trần Trọng Kim là người bảo thủ trì trệ nhất. Đến khi thất bại mà vẫn cố gắng duy trì sự tồn tại của Nội các và biện minh cho thất bại của mình là do sự phá hoại của Việt Minh mà không nhìn ra được hạn chế, sai lầm của một chính phủ thân Nhật khi đã không còn chỗ đứng trong lòng nhân dân và không có vai trò gì trong lịch sử.
Bên cạnh tính chất thân Nhật, phụ thuộc vào Nhật một cách chặt chẽ, làm việc theo mục đích của Nhật thì cũng có một vài tổ chức thân Nhật như : Tổng hội thanh niên, Tổng hội viên chức…là những tổ chức không chủ định làm tay sai cho Nhật mà hành động theo ảnh hưởng của các tổ chức thân Nhật hay họ còn ảo tưởng vào sự “giúp đỡ” của Nhật. Trong Nội các Trần Trọng Kim có rất nhiều nhân sĩ, trí thức tiến bộ tham gia vì lòng nhiệt thành yêu nước, ý muốn phục sự quốc gia dân tộc, muốn thực hiện những cải cách tiến bộ vì lợi ích cùa nhân dân. Sự tham gia của họ cần được nhìn nhận như một yếu tố tích cực góp phần ngăn chặn sự tham chính, cầm quyền của những phần tử thân Nhật phản động, ngăn ngừa những hành động sai trái của bọn rắp tâm làm tay sai cho Nhật. Nhưng nhìn chung, họ cũng không làm được gì nhiều. Tất cả những việc làm của các tổ chức thân Nhật nhìn chung chỉ chứng tỏ họ là tay sai của Nhật, phục vụ mục đích của Nhật và đối đầu với phong trào giải phóng dân tộc do Đảng Cộng sản lãnh đạo nên các tổ chức này là đối tượng của phong trào cách mạng do Việt Minh tiến hành.
3.3. Tầm ảnh hưởng của các tổ chức thân Nhật ở Việt Nam
Ta thấy rằng phạm vi phân bố của các tổ chức thân Nhật rộng khắp cả ba miền Bắc, Trung, Nam, nơi nào cũng có một số tầng lớp xã hội đã nỗ lực hoạt động để lập thành chính đảng, đoàn thể chức nghiệp, để tập hợp lực lượng của họ lại và để tranh thủ quần chúng như: ở Bắc Kỳ có tời trên 30 đảng phái, ở Nam Kỳ có Cao Đài, Hòa Hảo, đảng phục Việt…ở Trung Kỳ có chính phủ thân Nhật của Ngô Đình Diệm…Tuy nhiên chưa có một đoàn thể nào có tính chất toàn Việt Nam và không được quần chúng nhân dân ủng hộ một cách rộng lớn, không thu hút được đông đảo quần chúng tham gia ủng hộ. Khi Uỷ ban chính tri của Đại Việt Quốc gia liên minh kêu gọi nhân tài gánh vác việc nước nhưng “ Bảy hôm trời đằng đẵng, lời hiệu triệu ấy thiết tha nhưng tiếc thay vẫn chưa có một tiếng hưởng ứng tán đồng nào” [5;1608], “tất cả họ đều im hơi lặng tiếng, khoanh tay đứng xem thời cuộc với thái độ ghẻ lạnh của những kẻ bàng quan”[5;1608].
Trên báo “Việt Nam độc lập”, tác giả “M” đã viết bài thơ “Gửi chính phủ bù nhìn thân Nhật” để nói lên thái độ của quần chúng nhân dân đối với các đảng phái thân Nhật, đặc biệt là chính phủ Trần Trọng Kim:
Đại Nhật ngày nay, đại Pháp xưa
Chủ nào anh cũng thấy say sưa
Chẳng qua chó khỉ ngồi bàn độc
Thì cũng cơm canh hưởng miếng thừa.
Cõng rắn cắn gà nhà, bợm nhỉ?
Rước voi giày mả tổ, ghê chưa?
Các anh Đại Việt nên che mặt
Kẻo để ai ai cũng nhổ bừa…[35,538].
Nhưng bên cạnh đó ta thấy rằng, trong một số giai đoạn và ở một số khu vực cụ thể, các tổ chức này cũng đã thu hút được rất nhiều thành phần tham gia và có ảnh hưởng khá lớn trong quần chúng.
Nhìn vào hoạt động của các tổ chức thân Nhật, ta thấy rằng Nam Kỳ là nơi các tổ chức, đảng phái chính trị hoạt động mạnh mẽ và gây được nhiều ảnh hưởng trong quần chúng nhân dân nhất. Thành phần tham gia các tổ chức thân Nhật rất đông đảo, đa dạng bao gồm nhiều tầng lớp khác nhau như: ngoài những giới thượng lưu, những người trong giai cấp đại chủ, tư sản, quan lại, viên chức, trí thức, nhân sĩ bất mãn với thức dân Pháp…Nhật đặc biệt chú ý đến những đối tượng như: học sinh, sinh viên, thanh niên, vừa để lôi kéo sử dụng vừa để đấu tranh tranh giành sự ảnh hưởng với Pháp và cách mạng. Đặc biệt, phát xít Nhật đã biết lợi dụng triệt để các giáo phái, trong đó có đạo Cao Đài và Hào Hảo – hai giáo phái có tín đồ đông nhất trong cả nước – nên càng vận động được nhiều quần chúng tham gia ủng hộ chúng.
Ngoài thành phần tham gia đông đảo, tầm ảnh hưởng khá lớn của các tổ chức thân Nhật này còn thể hiện ở chỗ trong các buổi diễn thuyết, mít tinh của Phục quốc, Đại Việt Quốc gia liên minh hay Tổng hội sinh viên…các tổ chức này cũng đã thu hút được rất đông đảo quần chúng tham gia. Trong cuộc diễn thuyết của Trần Quang Vinh (nhóm Phục Quốc) và Hồ Văn Ngà (Việt Nam Độc lập quốc gia) đã có sự tham gia của 50 nghìn người…Chính phủ Trần Trọng Kim khi mới thành lập được các tổ chức mọc lên sau đảo chính “tự nguyện hậu thuẫn”, còn “ quốc dân thì ai cũng cảm thấy vui vẻ loan báo cho người xung quanh biết để cùng nhau mừng cho quốc gia đã có một trụ cột vững chắc”…
Sở dĩ có sự tham gia đông đảo như vậy là do nhân dân ta đều mắc mưu trước thủ đoạn mỵ dân của Nhật, do ta tin tưởng thái quá vào người anh cả da vàng vì vậy mà khắp trong Nam ngoài Bắc và cả ở nước ngoài mọi người đều tình nguyện đi theo Nhật với hy vọng dựa vào Nhật để đuổi Pháp. Tuy nhiên, về sau, những thủ đoạn của Nhật không giấu được lâu, nhân dân đã biết được âm mưu của Nhật, họ đã dần dần thoát khỏi ảnh hưởng của Nhật và quay trở về với Việt Minh. Đến khoảng tháng 6 – 1945, nhân dân phần nhiều đã không còn tham gia vào các cuộc mít- tinh do các tổ chức này tổ chức. Vì vậy, nhìn chung, những tổ chức thân Nhật không có ảnh hưởng nhiều trong quần chúng và không được nhân dân ủng hộ một cách rộng rãi, không có cơ sở vững chắc trong nhân dân, vì thế mà những tổ chức này cũng không tồn tại được lâu và bị phong trào cách mạng của Việt Minh vượt qua nhanh chóng.
Tiểu kết chương 3
Từ những trình bày trên ta có thể thấy rằng, do bản chất của các tổ chức chính trị trên là những tổ chức thân Nhật hoạt động dưới sự yêu cầu, mục đích của Nhật để hòng lừa bịp nhân dân ta về chính sách xâm lược, bành chướng của chúng nên các tổ chức thân Nhật không có cơ sở vững chắc trong quần chúng, mặc dù số lượng người tham gia các đảng phái, tổ chức này cũng khá đông đảo, hoặc là quần chúng có tham gia về sau đã ngả về với Việt Minh. Sở dĩ có tình trạng đó là do những chính sách của Nhật đã đi ngược lại với những gì đã hứa hẹn, bóc lột nhân dân ta đến tận xương tuỷ nên quần chúng không còn tin vào những gì mà các tổ chức này tuyên truyền nữa, đã dần hiểu được bản chất của phát xít Nhật cũng như thực chất của các tổ chức chính trị này. Vì vậy mà các tổ chức chính trị thân Nhật có gây được một số ảnh hưởng nhất định trong quần chúng nhưng những ảnh hưởng đó nhanh chóng đi qua và hầu như không có phát huy được nhiều tác dụng.
KẾT LUẬN
Ngay từ trước khi đặt chân sang Việt Nam, Nhật Bản đã tìm cách thiết lập các phe phái thân Nhật bằng cách để cho người dân Việt Nam nghĩ rằng người Nhật sang là để giúp người dân Việt nói riêng và nhân dân Châu Á nói chung giải phóng đất nước. Với thủ đoạn này, chúng đã lôi kéo một bộ phận lớn người dân Việt đi theo chúng, lợi dụng chúng để chống Pháp. Đến khi vừa đặt chân vào nước ta, phát xít Nhật đã giở ngay thủ đoạn tuyên truyền, lừa bịp rằng, chúng ta là “người bệnh vực” các dân tộc nhỏ yếu ở khu vực này, giúp họ thoát khỏi ách thống trị của người da trắng, giành lại độc, lập do. Chúng cố sức tạo nên phong trào thân Nhật, phục Nhật, sợ Nhật, dây tâm lý “thay thấy đổi chủ” trong những người đã và đang phục vũ đắc lực cho Pháp ở Đông Dương và cho người bí mật tập hợp các phần tử trí thức, viên chức, nhân sĩ bất mãn phần nào với thực dân Pháp hoặc những tên có nợ máu đối với cách mạng, những tên tay sai, gián điệp cũ của Pháp để thành lập những đảng phái thân Nhật hòng muốn chiếm lấy đất nước ta. Với thủ đoạn này, chúng đã lôi kéo một bộ phận lớn người dân Việt đi theo chúng, lợi dụng chúng để chống Pháp và hàng loạt các tổ chức thân Nhật ra đời và hoạt động như ở Việt Nam dưới sự bảo trợ của chính quyền Nhật Bản.
Các tổ chức thân Nhật ở nước ta tuy có số lượng nhiều nhưng hoạt động không có gì đáng kể và không có ảnh hưởng nhiều trong nhân dân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bạch Diễn. Nguyễn Thái Học và tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng. NXB Ngày mai, 1950.
Dimatrow, G. Tuyển tập, NXB Sự thật, Hà Nội 1962.
Cường Để. Cuộc đời cách mạng Cường Để ( Tùng Lâm ghi). Tráng Liệt xuất bản Sài Gòn, 1957.
Trần Bá Đệ. Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến nay. NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2008.
Trần Văn Giàu. Tác phẩm được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh (Quyển I). NXB Khoa học xã hội, 2003.
Trần Văn Giàu. Tác phẩm được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh (Quyển II). NXB Khoa học xã hội, 2003.
Lê Mẫu Hãn (Chủ biên). Lịch sử chính phủ Việt Nam. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006.
Hồ Việt Hạnh, Ngô Xuân Bình. Nhật Bản những năm đầu thế kỷ XX. NXB KHXH, 2002.
Phạm Khắc Hòe. Từ triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc. NXB Thuận Hóa, Huế, 1987.
Vũ Đình Hòe. Hồi Ký Thanh Nghị. NXB Văn học, Hà Nội, 1997.
Vũ Đình Hòe. Hồi ký Vũ Đình Hoè. NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 2004.
Nguyễn Văn Khánh. Việt nam quốc dân đảng trong lịch sử cách mạng Việt Nam. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005.
Vũ Ngọc Khánh. Người có vấn đề trong lịch sử Việt Nam NXB văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2008.
Trần Trọng Kim. Một cơn gió bụi. NXB Vĩnh Sơn, Sài Gòn, 1969.
Trần Xuân La. Quan hệ Nhật – Pháp và vấn đề Đông Dương trong thời kỳ Thế chiến thứ hai (1939 - 1945). Luận án Phó Tiến sĩ KHKS.
Đinh Xuân Lâm ( Chủ biên), Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Đình Lê. Đại cương lịch sử Việt Nam (Tái bản lần thứ 8). NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006.
Đinh Xuân Lâm. Nội các Trần Trọng Kim với trường Thanh niên tiền tuyến Huế năm 1945. NXB Công an nhân dân,Hà Nội, 2008.
Trần Huy Liệu. Hồi ký Trần Huy Liệu. NXB Khoa học xã hội, 1991.
Trần Huy Liệu, Nguyễn Khắc Đạm. Tài liệu tham khảo lịch sử cách mạng cận đại Việt Nam. NXB Văn Sử Địa, 1957.
Trần Huy Liệu. Cách mạng cận đại Việt Nam ( Tập 8). NXB Văn Sử Địa, 1957.
Trần Huy Liệu. Cách mạng cận đại Việt Nam ( Tập 9). NXB Văn Sử Địa, 1957.
Trần Huy Liệu. Cách mạng cận đại Việt Nam ( Tập 10). NXB Văn Sử Địa, 1957.
Trần Huy Liệu. Tác phẩm được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh. NXB Khoa học xã hội, 2003.
Đỗ Mậu : Tâm sự tướng lưu vong, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2000.
Funita Motoo. Tình hình nghiên cứu của Nhật Bản về tội ác chiến tranh của phát xít Nhật tại Việt Nam. Đại học Tổng hợp, Hà Nội, 1988.
Nguyễn Thế Nghiệp. Việt Nam quốc dân đảng ở hải ngoại. NXB Hải Phòng, nhà in Hải Phòng nhật báo, 1945.
Lê Doãn Tá, Đinh Xuân Lâm, Phan Đại Doãn. Một số chuyên đề về lịch sử Việt Nam. NXB Chính trị quốc gia, năm 1995.
Văn Tạo. Cách mạng tháng Tám – Một số vấn đề lịch sử. NXB Khoa học xã hội, 2003.
Nguyễn Anh Thái, Nguyễn Đình Lễ. Kỷ yếu ý nghĩa thời đại của chiến thắng phát xít Hitle và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. NXB Chính trị Quốc gia, 1985.
Nguyễn Khánh Toàn (Chủ biên). Đại cương lịch sử Việt Nam (Tập 2). NXB Khoa học xã hội, 1985.
Nguyễn Khánh Toàn (Chủ biên). Đại cương lịch sử Việt Nam (Tập 2). NXB Khoa học xã hội, 1985.
Phạm Hồng Tung. Góp phần tìm hiểu thêm về đặc điểm, tính chất của cuộc cách mạng tháng Tám 1945. Tạp chí nghiên cứu lịch sử số 8 – 2005.
Phạm Hồng Tung. Về Cường Để và tổ chức Việt Nam phục quốc đồng minh Hội. Tạp chí nghiên cứu lịch sử số 3 – 2003.
Phạm Hồng Tung. Chế độ cai trị của Nhật – Pháp ở Nam Kỳ và hậu quả của nó đối với xã hội Việt Nam 1940 – 1945. Báo cáo khoa học tại Hội thảo quốc gia Nam Bộ thời cận đại, Cần Thơ, ngày 4 – 3- 2008.
Phạm Hồng Tung. Nội các Trần Trọng Kim, bản chất, vai trò và vị trí lịch sử. NXB Chính trị Quốc gia, 2010.
Phạm Hồng Tung: Hoàng đế Bảo Đại từ sau cuộc đảo chính Nhật Pháp (9.3.1945) tới lúc thoái vị ( 30.8.1945), tạp chí nghiên cứu lịch sư số 3, 2007.
PHỤ LỤC
Xe tuyên truyền cho “chủ nghĩa Đại Đông Á” của Nhật ở Sài Gòn.Bên trái là áp-phích ca ngợi thồng chế Pétain của Pháp.(Nguồn: J. M. Pedrazzani, La France en Indochine de Catroux à Sainteny, Flammarion).
Dân ta dưới ách Tây-Nhật, tranh biếm họa của
Nguyễn Ái Quốc (báo Việt Nam Độc Lập)
Quân nhân Pháp đầu hàng Nhật, thành Hà Nội 1945
(nguồn: Thư viện Quốc gia Pháp)
Những người Việt làm việc cho sở Mật thám Pháp trình diện quân đội Nhật trước khi được dùng để phục vụ cho Kempeitai. Biển chữ Hán: Đông Kinh châu lược trinh cục / Cục tình báo Bắc Kì (ảnh Thư viện Quốc gia Pháp)
Nội các Trần Trọng Kim, từ trái sang phải: Hoàng Xuân Hãn, Hồ Tá Khanh, Trịnh Đình Thảo, Trần Trọng Kim (bị micro che mặt), Vũ Ngọc Anh, Trần Văn Chương, Trần Đình Nam, Vũ Văn Hiền, Phan Anh, Nguyễn Hữu Thi (ảnh Trung Bắc Chủ Nhật, 20.5.1945, Thư viện Quốc gia Pháp).
Sài Gòn ngày 25.8.1945 (ảnh Henri Estirac)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_cua_yen_4721.doc