Đề tài Thực trạng và giải pháp cho công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai hiện nay

LỜI NÓI ĐẦU Luật đất đai năm 93, sửa đổi bổ sung năm 1998 và năm 2001 của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng định “ Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta đã tốn bao công sức, sương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như hiện nay”. ở nước ta, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước thống nhất quản lý, Nhà nước giao đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân (gọi chung là người sử dụng đất)sử dụng ổn định, lâu dài. Cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước và đặc biệt trong những năm đổi mới các mối quan hệ trong quản lý và sử dụng đất đai cũng luôn biến động. Sự biến động này tác đồng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người sở hữu cũng như người sử dụng đất đai. Điều đó cùng là nguyên nhân gây ra nhiều khiếu kiện vê đất đai. Trong những năm vừa qua, đặc biệt là từ những năm 1997 trở lại đây, tình hình khiếu kiện về đất đai diễn biến ngày càng phức tạp và gay gắt, nhiều địa phương phát sinh khiếu kiện gay gắt và trở thành “điểm nóng” gây ảnh hưởng rất lớn đến an ninh trật tự chính trị và xã hội. Tình hình khiếu kiện đông người vượt cấp lên trên Trung ương mà nội dung khiếu kiện phần lớn là liên quan đến đất đai diễn ra khá phổ biến. Đây đã và đang trở thành vấn đề nhức nhối của xã hội, làm đau đầu các ban ngành chức năng. Trước tình hình trên, Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã thường xuyên quan tâm, đề ra nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp chỉ đạo các cấp, các ngành xử lý giải quyết. Hàng năm các bộ, ngành, địa phương đã tâp trung giải quyết trên dưới 80% tổng số vụ khiếu kiện nói chung và khiếu kiện vê đất đai nói riêng, bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp của Nhà nước, tập thể và cá nhân; thu hồi cho Ngân sách Nhà nước và trả lại cho công nhân hàng trăm triệu đồng và hàng trăm ha đất; xử lý nghiêm minh nhiều cán bộ vi phạm pháp luật, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả đồng thời giữ vững ổn định chính trị – xã hội, thúc đẩy phát triển sản xuất. Tuy nhiên, trên thực tế công tác giải quyết khiếu kiện về đất đai còn rất nhiều khó khăn và phức tạp. Mặc dù Luật khiếu nại, tố cáo đã ban hành và có hiệu lực; nhiều văn bản về hướng dẫn, chỉ đạo giải quyết khiếu nại được ban hành song vẫn còn rất nhiều hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực the, bên cạnh đó còn rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến việc khiếu kiện còn khá nhiều. Vì vậy việc nghiên cứu vấn đề giải quyết khiếu kiện về đất đai là rất cần thiết nhằm hiểu sâu hơn nữa vấn đề này, qua đó nhằm phân tích đánh giá, làm rõ tình hình, nguyên nhân khiếu kiện về đất đai, các chủ trương biện pháp và kết quả giải quyết khiếu kiện về đất đai trong thời gian qua. Từ đó thấy được những tồn tại, khó khăn trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai và đề xuất một vài kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này. Đề tài được nghiên cứu dựa trên các phương pháp thu thập, nguyên cứu, tìm hiểu hệ thống chính sách pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo, kết hợp với tổng hợp phân, phân tích, đánh giá tình hình thực tiễn, kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trong một vài năm vừa qua. Đề tài này nghiên cứu tình hình khiếu kiện về đất đai trong phạm vi cả nước. Nội dung chính của đề tài được chia làm 3 chương: Chương I: cơ sơ lý luận về giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai Chương II: Thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai Chương III: Một số kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai Do hạn chế về thời gian, kiến thức hiểu biết về vấn đề còn chưa thật sâu sắc, không tránh khỏi những ý kiến chủ quan và thiếu sót trong quá trình nghiên cứu đề tài. Rất mong được sự góp ý quý báu của thầy, cô và các bạn nhằm hoàn thiện hơn nữa đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn Th. S Vũ Thị Thảo và toàn thể cán bộ thuộc Phòng Tổng Hợp trực thuộc Thanh tra Nhà nước đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu đề tài này. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI 3 I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 3 1. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại 3 2. Tố cáo và giải quyết tố cáo 4 3. Các loại khiếu nại, tố cáo về đất đai 4 4. Vai trò của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai 5 II. NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI 6 1. Những quy định pháp lý về khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai 6 2. Các quy định mang tính pháp lý về tố cáo và giải quyết tố cáo 22 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI TRONG THỜI GIAN VỪA QUA 26 I. TÌNH HÌNH KHIẾU KIỆN CỦA CÔNG DÂN VỀ ĐẤT ĐAI TRONG THỜI GIAN QUAN 26 1.Khái quát tình hình khiếu kiện của công dân về đất đai giai đoạn từ 1999 đến đầu năm 2004 26 2. Một số nội dung khiếu kiện vê đất đai nổi cộm 30 3. Nguyên nhân làm phát sinh tình hình khiếu kiện liên quan đến đất đai trong thời gian qua 36 II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY 45 1. Công tác chỉ đạo của Trung ương Đảng và Chính phủ về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai 45 2. Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trong thời gian gần đây 49 CHƯƠNG III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI 66 1. Giải pháp về sự chỉ đạo trong giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai. 66 2. Những giải pháp chung 70 3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu kiện cụ thể về đất đai. 82

doc94 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2542 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và giải pháp cho công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nên còn lúng túng trong việc giải thích, trả lời kịp thời cho dân, nhất là những vụ việc phức tạp. - Việc tiếp công dân đến trực tiếp khiếu kiện nhiều nơi nhìn chung còn hình thức, kém hiệu quả, không ít nơi còn tư tưởng khoán trắng cho cán bộ tiếp dân của hoặc cơ quan chức năng. Một số nơi chưa quan tâm đúng mức đến công tác tiếp dân, không có sổ tiếp công dân, ý kiên khiếu nại, tố cáo của công dân không được ghi chép đầy đủ, cán bộ tiếp công dân hướng dẫn công dân không đầy đủ, dân thiếu tin tưởng ở cơ sở dẫn đến chuyển đơn vòng vèo. - Tình trạng người dân gửi đơn tràn lan, vượt cấp vẫn khá nhiều. Những vụ việc khiếu kiện đông người, phức tạp mặc dù các cấp, các ngành ở Trung ương và địa phương rất lỗ lực, cố gắng huy động mọi lực lượng tập trung chỉ đạo, Thanh tra kết luận rõ đúng sai, xử lý các vi phạm và vận dụng mọi biện pháp để giải quyết, đã tổ chức đối thoại nhiều lần, được đông đảo nhân dân và cán bộ, đảng viên cơ sở đồng tình nhưng một số người doo nhiều động cơ khác nhau vẫn cứ cố tình đeo đuổi khiếu kiện làm cho tình hình phức tạp thêm. Tình trạng khiếu kiện đông người, vượt cấp lên Trung ương và nhà riêng của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước vẫn xảy ra khá nhiều, một số đối tượng đi khiếu kiện có hành vi vượt quá giới hạn, thậm chí vi phạm pháp luật, lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo có hành vi quá khích làm ảnh hưởng đến công tác và hoạt động bình thường của một số cơ quan và các đồng chí lãnh đạo Nhà nước. c. Tồn tại trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai - Việc giải quyết khiếu tố về đất đai luôn là vấn đề phức tạp do nhiều nguyên nhân (đa dạng về loại hình, phức tạp về nội dung, hệ thống pháp luật còn chưa đồng bộ, thiếu cụ thể, …) nên phải tiến hành theo quy trình riêng. Thông thường theo 3 bước: bước 1 – nguyên cứu hồ sơ, kết qủa vụ việc; bước 2 – thẩm tra, xác minh, thu thập chứng cứ; bước 3 – chọn lọc tư liệu, tập hợp chứng cứ, áp dụng pháp luật để ra văn bản giải quyết. Trong quá trình giải quyết, bước 2 là bước quan trọng tâm. Qua thực tiễn cho thấy, trong nhiều năm liền công tác quản lý về tư liệu không chặt nên có địa phương đặc biệt là cấp xã, hồ sơ, tư liệu thường thiếu. Bên cạnh đó, đại bộ phận nhân dân thiếu hiểu biết về pháp luật nên việc đăng ký, chuyển nhượng, chuyển đổi quyền sử dụng đất, … thực hiện không đúng quy định của pháp luật nên khi phát sinh khiếu kiện cán bộ thụ lý giải quyết đến đến tận địa phương đề nghị các cơ quan chức năng có thẩm quyền tiến hành đo đạc, kiểm tra khu đất tranh chấp, giám định chữ ký, … do đó đòi hỏi cần rất nhiều thời gian cũng như kinh phí. - Trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cấp còn chưa cao, việc giải quyết khiếu kiện chưa dứt điểm dẫn đến tình trạng kéo dài, khiến công dân phải chờ đợi, số lượng đơn thư vượt cấp tăng. - Trong giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa có hướng dẫn chỉ đạo chặt chẽ, thống nhất trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt là tình trạng ai làm người nấy biết, tình trạng chưa phối hợp chặt chẽ giữa Trung ương và địa phương trong việc xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo để thống nhất được kết quả giải quyết và kế thừa tư liệu điều tra, xác minh khi thụ lý hồ sơ xảy ra phổ biến. Tình trạng một vụ khiếu kiện nhưng 3 cấp (huyện, tỉnh, Trung ương) đều đang điều tra, thụ lý độc lập với nhau làm cho tốc độ giải quyết chậm, gây tồn đọng và lãng phí công sức, tài chính của Nhà nước mà đôi khi gây mất lòng tin với nhân dân. Nguyên nhân chính là chưa có quy trình điều tra, thu thập chứng cứ trong khi thụ lý giải quyết một vụ khiếu kiện về đất đai để áp dụng cho toàn quốc một cách thống nhất. Đặc biệt là trong việc giải quyết các vụ việc phức tạp, vẫn còn tình trạng tổ công tác của bộ, ngành Trung ương xuống địa phương kiểm tra, xem xét nhưng không có hoặc chậm kết luận làm cho địa phương lúng túng và chưa tạo ra được sự thống nhất từ trên xuống dưới. - Việc uỷ quyền cho Thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo nhất là Thanh tra tỉnh, huyện thực hiện không thống nhất, có nơi khoán trắng cho Thanh tra, có nơi chưa uỷ quyền cho Thanh tra giải quyết vụ việc nào, hiệu lực của các quyết định được uỷ quyền không cao, phần lớn người khiếu kiện không chấp nhận, dẫn đến tình trạng tái khiếu tăng lên. - Nhiều nơi chưa xem xét, kết luận, giải quyết kịp thời khiếu kiện từ cơ sở khi mới phát sinh. Trong giải quyết chưa coi trọng việc phối hợp với các đoàn thể quần chúng, chưa làn tốt việc hoà giải tranh chấp trong nội bộ nhân dân và các khiếu kiện mới phát sinh. Có vụ việc ngay trong một số cơ quan hoặc giữa cấp trên với cấp dưới cũng có quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau, chưa phối hợp để trao đổi thống nhất biện pháp giải quyết. Một số vụ việc câp dưới đã giải quyết kịp thời đúng pháp luật nhưng do cấp trên có nhiều ý kiến nên người khiếu kiện dựa vào đó để khiếu kiện tiếp. - Việc chấp hành thủ tục giải quyết ở một số nơi chưa đảm bảo đúng quy định, thiếu chặt chẽ, không có văn bản làm việc, biên bản xác mih, chậm r quyết định giải quyết theo đúng quy định của pháp luật. Một số vụ việc đã có quyết định giải quyết của cấp có thẩm quyền xác định do lỗi của cơ quan, công chức Nhà nước nhưng việc xử lý, khắc phục hậu quả thực hiện còn chậm, ý thức chấp hành quyết định giải quyết có hiệu lực pháp luật của cấp dưới, cơ quanliên quan còn thiếu nghiêm túc. - Một số vụ khiếu nại, tố cáo việc thẩm tra, xác minh chứng cứ không đầy đủ, chính xác dẫn đến giải quyết sai, trong đó có những vụ việc đã có quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng. Qua kết quả tổng hợp của Thanh tra Nhà nước, giải quyết các vụ việc do Chính phủ giao trong 3 năm từ 2001 – 2003 có 64 vụ việc đã có quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng thì có 30/64 vụ việc Thanh tra Nhà nước đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung quyết định giải quyết khiếu nại do có sai sót. - Việc giải quyết, xử lý đối với các khiếu nại, tố cáo đã có quyết định giải quyết cuối cùng còn lúng túng, thực tế là không có điểm dừng. Cơ chế để xem xét lại các quyết định cuối cùng chưa được cụ thể hoá làm cho Thanh tra Nhà nước và các bộ, ngành, tỉnh, thành phố còn lúng túng. - Tình trạng “ tập thể hoá” trong quá trình giải quyết khiếu kiện xảy ra phổ biến làm cho vai trò, trách nhiệm cá nhân không được nâng cao. Người thụ lý hồ sơ sai lệch với thực tế dẫn đến kết quả giải quyết sai cũng không bị xử lý, người xét duyệt và ký quyết định giải quyết khiếu kiện sai cũng không có chế tài kiểm soát và xử lý chặt chẽ làm cho trách nhiệm của cá nhân, cơ quan giải quyết khiếu nại chưa cao, tình trạng giải quyết sai xảy ra trong thực tế còn không ít. - Tình trạng cứng nhắc trong tổ chức biên chế tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo xảy ra. Các tổ chức nhận biên chế định biên theo quy định. Khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai xảy ra ồ ạt, rộng khắp nhưng các biện pháp về tổ chức biên ché, chế độ tài chính không chuyển biến kịp làm cho bộ máy vận hành quá tải. Trung ương có chỉ thị, chủ trương tập trung cho giải quyết khiếu nại, tố cáo kể cả thành lập các đoàn công tác Chính phủ nhưng cả bộ máy tổ chức ở cơ sở lại không được quan tâm nên tình trạng “động trên, tĩnh dưới” lại xảy ra, tình trạng trì trệ không được khắc phục. - Nhiều địa phương còn có biểu hiện đù đẩy, né tránh trách nhiệm giải quyết khiếu kiện, không ít vụ việc xem xét, kết luận nhưng chưa khách quan, thiếu chứng cứ pháp lý chặt chẽ làm cho người khiếu kiện không đồng tình, khiếu kiện lại gay gắt. - Việc kiểm tra, đôn đốc của cấp trên đối với cấp dưới chưa thường xuyên, hiệu quả kiểm tra còn hạn chế. Không ít việc khi có quyết định giải quyết đúng chính sách pháp luật lại thiếu kiểm tra đôn đốc việc thực hiện hoặc chậm trễ trong việc xử lý cán bộ, công dân có vi phạm, chậm khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của công dân làm công dân thiếu tin tưởng dẫn đến khiếu kiện vượt cấp lên trên, vụ việc không được giải quyết dứt điểm. Nhiều nơi chính quyền cơ sở chưa tích cực tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật, chính quyền cấp trên buông lỏng quản lý, phó mặc hoặc khoán trắng việc tổ chức thực hiện cho cấp dưới. Đến nay nhiều tỉnh, thành phố vẫn còn trên 30% số quyết định giải quyết khiếu nại chưa được thực hiện. d. Một số tồn tai, khó khăn khác - Hiện nay lực lượng cán bộ thanh tra trực tiếp giải quyết khiếu tổ ở cấp huyện, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn mỏng về số lượng, hạn chế và chưa đồng bộ về trình độ. Phần lớn số cán bộ thanh tra tốt nghiệp đại học ở nhiều chuyên ngành khác nhau, nhưng chưa qua lớp đào tạo nghiệp vụ về thanh tra do đó gặp không ít khó khăn trong khi thừa hành công vụ làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả và thời hạn giải quyết khiếu tố. - Công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Thủ trưởng các cấp ngành trong việc thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở nhiều cấp, nhiều ngành chưa được quan tâm đúng mức, chưa coi trọng công tác hướng dẫn, đôn đốc cấp dưới thực hiện tốt quy định của Luật khiếu nại, tố cáo, việc hướng dấn nghiệp vụ tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của cấp trên đối với cấp dưới chưa được chú trọng. - Thủ trưởng một số ngành, địa phương chưa quan tâm đến việc xử lý các kết luận sau khi thanh tra. Có nhiều vụ việc đã thanh tra, kết luận rõ ràng nhưng cấp có thẩm quyền chậm trễ trong việc xử lý sai phạm, thu hôi kinh tế và xử lý cán bộ, chưa khôi phục kịp thời quyên và lợi ích hợp pháp của công dân nên người dân bất bình, thiếu tin tưởng vào việc giải quyết. Một số nơi lãnh đạo còn có biểu hiện ngai khó, ngại va chạm, ngại tiệp xúc, đối thoại với người đi khiếu kiện. Việc giải quyết không ít nơi thiếu nhất quán, chưa triệt để, không công khai, công bằng, thiếu dân chủ, thấy sai không sửa, thậm chí kể cả khi đã có kết luận của cấp trên. - Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo nói riêng tuy đã được triển khai song chưa được thường xuyên và sâu rộng, còn hình thức; nội dung, phương pháp tuyên truyền chưa phong phú, đặc biết đối với các vùng sâu, vùng xa không có kinh phí để in ấn tài liệu, phổ biến sâu rộng tới tận thôn bản, nên một số bộ phận lớn nhân dân chưa biết đến pháp luật, chưa hiểu pháp luật. Hầu hết các cán bộ xã ở vùng cao, vùng xa không có đủ tài liệu về pháp luật nên khi giải quyết đơn của công dân đã có nhận thức khồn chuẩn xác, vận dụng không đúng làm nảy sinh khiếu tố. CHƯƠNG III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI Nhằm khắc phục những tồn tại, vướng mắc và nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai, thực hiện nghiêm túc yêu cầu của Chính phủ trong năm 2004 và các năm tiếp theo, giải quyết dứt điểm các vụ khiếu nại, tố cáo tại cơ sở và cấp huyện là chính, cấp tỉnh là cấp giải quyết khiếu nại cuối cùng, cấp Trung ương thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, phải tăng cường thanh tra, kiểm tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo của Thủ trưởng Bộ, ngành, tỉnh, Thành phố thuộc Tru ng ương. Qua đó hướng dẫn, đôn đốc các ngành, các cấp giải quyết kịp thời, dứt điểm, đúng chính sách pháp luật các khiếu nại của công dân. Để đạt được mục tiêu đó cần thực hiện một số giải pháp như sau: 1. Giải pháp về sự chỉ đạo trong giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai. 1.1 Trung ương Đảng - Chỉ đạo các cấp uỷ Đảng và Thủ trưởng các bộ, ngành, Chủ tịch UBND các cấp ở địa phương thực hiện có kết quả Chỉ thị số 09/CT-TW ngày 6/3/2002 của Ban bí thư Trung ương Đảng về “một số vấn đề cấp bách cần thực hiện trong việc giải quyết khiếu nại,tố cáo hiện nay”; kế hoạch số 01 về kiểm tra sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng đối với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. - Hàng năm thành lập các đoàn kiểm tra của Trung ương tiến hành kiểm tra các địa phương, Bộ, ngành về trách nhiệm thực hiện Chỉ thị số 09, quy chế dân chủ tại cơ sở, trách nhiệm của Thường vụ tỉnh uỷ, Thành uỷ trong việc chỉ đạo giải quyết khiếu nại của công dân, trong việc để phát sinh khiếu kiẹn phức tạp, đông người vượt cấp lên Trung ương, khiếu kiện tồn đọng kéo dài, không được giải quyết. - Giao cho các cơ quan chức năng nghiên cứu tìm giải pháp giải quyết các vấn đề tồn đọng do lịch sử để lại, có hướng chỉ đạo cụ thể đối với từng loại vấn đề để Quốc hội, Chính phủ xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp lụât phù hợp điều chỉnh, làm cơ sở pháp lý cho các cơ quan chức năng triển khai thực hiện giải quyết công việc của dân. 1.2 Quốc hội - Chỉ đạo ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan chức năng của Quốc hội xây dựng, hoàn thiện cơ chế giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội đối với việc giám sát cơ quan hành chính các cấp giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. - Chỉ đạo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan chức năng của Quốc hội đưa vào kế hoạch và tiến hành công tác chuẩn bị xây dựng các luật, văn bản pháp luật điểu chỉnh một số lĩnh vực chưa hoàn thiện, có nhiều vướng mắc, bất cập, phát sinh nhiều khiếu kiện của công dân như về giao, cấp đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, về đền bù giải toả, đòi lại nhà đất cũ… 1.3 Chính phủ - Chỉ đạo và kiểm tra các Bộ, ngành, UBND các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc: + Bố trí nơi tiếp dân và thực hiện quy định về tiếp công dân theo lịch để trả lời những vấn đề công dân khiếu kiện, xác định và công bố công khai thời hạn giải quyết vụ việc. Vấn đề nào chưa trả lời ngay thì giao cho cơ quan chức năng kiểm tra có kết luận để xem xét giải quyết, trả lời cho công dân đúng thời hạn đã công bố với dân. Tăng cường trách nhiệm và nâng cao hiệu quả tiếp dân của các cấp, ngành. Củng cố, tăng cường cán bộ đảm bảo cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, thông tin liện lạc để cán bộ tiếp dân làm tốt nhiệm vụ tiếp, giải thích, hướng dẫn công dân thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ trong việc khiếu nại, tố cáo. + Thực hiện Chỉ thị số 09 của Ban bí thư, các Chỉ thị của Chính phủ trong việc chỉ đạo giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, trong việc phát sinh khiếu kiện phức tạp, đông người vượt cấp lên Trung ương, khiếu kiện tồn động kéo dài không được giải quyết. + Giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền và thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong việc giải quyết các khiếu kiẹn do Thủ tướng Chính phủ giao. - Chỉ đạo các Bộ, ngành hữu quan và các cơ quan chức năng trong việc nghiên cứu, đề xuất trình Chính phủ các vấn đề hoàn thiện chính sách pháp luật, cơ chế giải quyết các vấn dề liên quan đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. - Chỉ đạo thanh tra Nhà nước và các cơ quan chức năng của Chính phủ, UBND các địa phương tập trung tiến hành thanh tra, kiểm tra một số lĩnh vực quan trọng của quản lý Nhà nước để hạn chế, ngăn ngừa sai phạm; tập trung tiến hành thanh tra, kiểm tra giải quyết những vụ việc khiếu kiện đông người. - Chỉ đạo các Bộ, ngành, các địa phương tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan Thanh tra với các cơ quan chức năng và đoàn thể cùng cấp ở Trung ương và địa phương để tham gia xử lý khiếu kiện, vận động, giáo dục công dân chấp hành đúng pháp luật. 1.4 Thanh tra Nhà nước - Chỉ đạo thanh tra các cấp, ngành có chương trình phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng để tuyên truyền pháp luật vè khiếu nại, tố cáo cho mọi người hiểu và thực hiện, biểu dương kịp thời những điển hình tốt, phê phán nhhững việc làm trái pháp luật của các cơ quan Nhà nước và công chức trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. - Chỉ đạo thanh tra các cấp, ngành, địa phương tập trung tiến hành thanh tra, kiểm tra một số lĩnh vực quan trọng của quản lý Nhà nước để hạn chế, ngăn ngừa các sai phạm; tập trung tiến hành thanh tra, kiểm tra giải quyết những vụ việc khiếu kiện phức tạp, đông người. - Chỉ đạo các cơ quan chức năng thuộc quyền nghiên cứu đề xuất với Chính phủ hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. - Thanh tra Nhà nước khẩn trương xác minh, kết luận, báo cáo của Thủ tướng Chính phủ những vụ việc do Thủ tướng Chính phủ giao. Tăng cường kiểm tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại của Bộ, ngành, tỉnh, Thành phố thuộc Trung ương. 1.5 Các Bộ ngành - Chỉ đạo các cơ quan chức năng của mình, nghiên cứu đề xuất, làm tốt chức năng tham mưu cho Chính phủ hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật liên quan đến quản lý và sử dụng đất đai. - Giải quyết dứt điểm các vụ khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Bộ, ngành mình. Tăng cường kiểm tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng các cơ quan đơn vị thuộc quyền quản lý của Bộ, ngành mình. 1.6 UBND các Tỉnh, Thành phố - Chỉ đạo UBND các quận (huyện), xã (phường) và các tổ chức thanh tra thuộc quyền tập trung giải quyết dứt điểm các khiếu kiện về đất đai tại cơ sở và cấp huyện là chính, cấp tỉnh là cấp giải quyết cuối cùng. - Thanh tra các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại của cấp huyện, Sở, ngành. - Thanh tra các huyện, quận, thị xã, sở, ngành thuộc tỉnh tăng cường kiểm tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND các xã, phường, Thủ trưởng các phòng ban chuyên môn của cấp huyện, quận, thị xã, sở ngành. Thông quan kiểm tra trách nhiệm nhằm đôn đốc, hướng dẫn, giúp đỡ các cơ quan, tổ chức giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu kiện về đất đai của nhân dân; kiến nghị các cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm minh đối với các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo; người không thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có hiệu lực pháp luật; người lợi dung quyền khiếu nại để gây rối trật tự công cộng làm phức tạp thêm tình hình. 2. Những giải pháp chung 2.1 Giải pháp về mặt chính sách, pháp luật Nhìn chung trên phạm vi cả nước, tình hình khiếu kiện về đất đai đã được giải quyết khá nhiều. Song mới chỉ mang tính tình thế, số vụ việc khiếu kiện liên quan đến đất đai vẫn ngày càng tăng, trong khi đó số vụ còn tồn tại đang được giải quyết hoặc chưa được giải quyết còn khá lớn. Do điều kiện lịch sử mỗi thời kỳ khác nhau nên rất khó giải quyết dứt điểm các khiếu kiện này, người khiếu kiện lại tiếp khiếu liên tục kéo dài gay gắt, gốc của vấn đề từ chính sách, pháp luật về đất đai đến cuộc sống còn nhiều điểm chưa phù hợp, hệ thống chính sách pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo còn thiếu và yếu. Tình hình đó đòi hỏi phải nghiên cứu để honà thiện hơn nữa hệ thống chính sách pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai, nghiên cứu để có giải pháp đồng bộ nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu kiện về đất đai. Sau đây là một số giải pháp cơ bản để thực hiện mục tiêu đó: - Cần dà soát, phát hiện sơ hở, mâu thuẫn, chồng chéo của chế độ chính sách đất đai có liên quan đến việc phát sinh đơn khiéu tố hoặc giải quyết khiếu tố về đất đai và đề xuất giải pháp hữu hiệu để khắc phục nhược điểm đó. - Tiếp tục xem xét, hoàn thiện dự án Luật Thanh tra để trình Chính phủ phê duyệt vào tháng 5/2004. Đồng thời xác định rõ vai trò, chức năng, thẩm quyền của cơ quan thanh tra các cấp đảm bảo nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. - Không ngừng nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Luật đất đai cho phù hợp với điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai, vừa đảm bảo lợi ích của Nhà nước, vừa đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Qua đó góp phần hạn chế tranh chấp, khiếu kiện về đất đai. Đồng thời làm cơ sở để các cấp, các ngành xem xét giải quyết các khiếu kiện của công dân về đất đai. - Quán triệt quan điểm trong Nghị quyết Đại hội Đảng IX, Chỉ thị 09 của Ban bí thư Trung ương Đảng về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và Chỉ thị số 08 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay. Cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo theo hướng: một vụ việc khiếu nại, tố cáo được giải quyết ở hai cấp hành chính, thứ nhất là cơ quan giải quyết lần đầu, trường hợp còn khiéu kiện tiếp thì cơ quanhành chính cấp trên giải quyết lần tiếp theo. Nếu người khiếu nại không đồng ý thì khởi kiện tại toà án. Theo hướng sửa đổi, bổ sung như vậy vừa đề cao trách nhiệm của cơ quan hành chính trong quá trình điều hành quản lý, phòng ngừa phát sinh khiếu nại; đồng thời cũng đề cao trách nhiệm của cấp trên đối với việc giải quyết khiếu nại của cấp dưới. Mặt khác, tạo cơ hội để người khiếu nại thực hiện quyền khởi kiện tại toà án. Theo hướng này sẽ phát huy được vai trò và ưu thế của toà án trong việc giải quyết các vụ án hành chính, thể hiện được tính dân chủ, công khai, công bằng trong giải quyết khiếu kiện. Việc giải quyết khiếu nại qua hai cấp sẽ giảm bớt được tầng nấc giải quyết khiếu nại hiện nay. Như vậy, trên thực tế không còn khiếu nại quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng góp phần giải quyết nhanh chóng có hiệu quả các khiêuý kiện, đồng thời tạo điều kiện để Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương tập trung vào làm tốt chức năng quản lý Nhà nước, thực hiện tốt chức năng thanh tra, kiểm tra phòng ngừu phát sinh khiếu nại. - Một số kiến nghị về điều chỉnh Luật khiếu nại, tố cáo: + Khoản 5, Điều 32 Luật khiếu nại, tố cáo quy định các trường hợp không được thụ lý để giải quyết. Trong thực tế có rất nhiều vụ việc đã có quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng của cấp tỉnh nhưng nhân dân vẫn gửi đơn lên Trung ương, Trung ương lại có văn bản về địa phương yêu cầu xem xét. Như vậy gây tâm lý thiếu tin tưởng ở cấp chính quyền địa phương. Đề nghị Trung ương xem xét nếu đã có quyết định giải quyết cuối cùng thì không chuyển về địa phương, như thế mới tránh được đơn thư gửi vượt cấp. + Về thời hiệu yêu cầu xem xét lại quyết định giải quyết cuối cùng được quy định tại Khoản 4, Điều 15 Nghị định 67 chưa phù hợp với đặc thù giải quyết khiếu tố về đất đai. Vậy đề nghị nên quy định về thời hiệu yêu cầu xem xét lại quyết định giải quyết cuối cùng; nếu quy định thời hiệu yêu cầu xem xét lại quyết dình giải quyết cuối cùng theo chức năng quản lý Nhà nước thì cần nghiên cứu, đề xuất quy định về thời hiệu sao cho phù hợp với tình hình giải quyết khiếu tố hiện nay. + Kiến nghị sửa Khoản 4, Điều 5 Nghị định 67 như sau: Đối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền của cấp dưới nhưng quá thời hạn quy định mà vẫn chưa được giải quyết thì người khiếu nại khởi kiẹn ra toà án có thẩm quyền với mục đích nhằm nâng cao trách nhiệm giải quyết khiếu kiện của các cơ quan Nhà nước ở địa phương, hạn chế đơn gửi vượt cấp lên trên, hạn chế tình trạng cấp trên làm thay cho cấp dưới. + Về thời hạn giải quyết khiếu tố: Cần nghiên cứu có hệ thống mối quan hệ giữa các yếu tố, tính phức tạp của vụ việc, địa bàn giải quyết, lực lượng cán bộ thanh tra. Từ đó đề xuất thời gian giải quyết khiếu tố sao cho việc thực hiện các quy định có tính khả thi, chỉ có vậy mới hạn chế tối thiểu việc vi phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước trong việc giải quyết khiếu tố. Đề nghị thay đổi điều 66, Luật khiếu nại, tố cáo như sau: thời hiệu khiếu tố lần đầu không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết, đối với những vụ việc phức tạp thì thời hiệu khiếu tố có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày. 2.2. Một số kiến nghị, giải pháp trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai a. Kiến nghị, giải pháp trong công tác tiếp dân Trong tình hình khiếu kiện hiện nay, cấp uỷ Đảng và Thủ trưởng các bộ, ngành, Chủ tịch UBND các cấp phải thực sự quan tâm, thường xuyên chỉ đạo việc tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, coi đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cấp , các ngành, các địa phương. Các chỉ thị của Đảng và Chính phủ về công tác tiếp dân giải quyết khiếu nại, tố cáo phải được quán triệt sâu sắc và chấp hành nghiêm túc. Nơi nào để xảy ra khiếu kiện đông người, phức tạp không được giải quyết kịp thời, đến nơi, đến chốn thì cấp uỷ đứng đầu cơ quan Nhà nước phải chịu trách nhiệm. Để tăng cường hiệu quả của công tác tiếp dân ở địa phương, cũng như ở Trung ương cần phải: - Chấn chỉnh và tăng cuờng tổ chức cơ sở vật chất cho các trụ sở tiếp công dân, đảm bảo trang nghiêm, thể hiện sự tôn trọng đối với công dân, tạo thuận lợi cho công dân phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo một cách dân chủ, đúng pháp luật, có kỷ cương, trật tự. Trường hợp người khiếu kiện không đúng nơi, đúng chỗ thì người phụ trách trụ sở chỉ đạo tổ chức vận động, thuyết phục công dân để công dân đến đúng nơi có thẩm quyền giải quyết để trình bầy sự việc; tiếp nhận và hướng dẫn chu đáo để công dân đè đúng nơi có thẩm quyền giải quyết đồng thời theo dõi, kiểm tra việc giải quyết của nơi đã nhận đơn để công dân yên tâm việc khiếu kiện sẽ được giải quyết. + Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố phải bố trí có trụ sở tiếp công dân khang trang, thuận tiện, trang bị các phương tiện cần thiết phục vụ việc tiếp công dân chu đáo. Bố trí cán bộ có đủ năng lực và tư cách, nắm vững chủ trương chính sách, pháp luật củ Đảng và Nhà nước để làm công tác tiếp dân. Có quy chế chặt chẽ về tiếp dân theo đúng quy định của Luật khiếu nại, tố cáo và Nghị định số 89// CP về công tác tiếp dân, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, phân công trách nhiệm giữa các cơ quan ở Trung ương có cán bộ tiếp công dân ở trụ sở, quan hệ giữa cán bộ tiếp dân của các cơ quan với đồng chí phụ trách trụ sở. Người phụ trách trụ sở tiếp dân chịu trách nhiệm trước Trung ương và Chính phủ về công việc của trụ sở đã được xác định và phân công cụ thể. + Các cán bộ tiếp công dân của các cơ quan từ Trung ương đến địa phương phải bố trí thời gian để tiếp dân thường xuyên tại trụ sở. Trường hơp vắng mặt phải báo cáo đồng chí phụ trách trụ sở biết để thông báo cho dân. Cơ quan bố trí tiếp công dân theo lịch hành tuần và phải có thông báo lịch tiếp dân bằng văn bản liêm yết công khai cho dân biết. + Người phụ trách trụ sở tiếp dân phải chỉ đạo để có sự phối hợp giữa trụ sở và lực lượng công an, cảnh vệ của Trung ương và địa phương để đảm bảo tốt sự an toàn, trật tự nơi tiếp dân; nắm chắc tình hình khiếu kiện ở khu vực ngoài trụ sở để khi có công dân khiếu kiện ở nhà riêng của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước hoặc ở cơ quan, Văn phòng Trung ương, Quốc hội, Chính phủ thì cử cán bộ phối hợp kip thời để giải thích cho nhân dân về trụ sở tiếp dân, kiên quyết không để tình trạng dân khiếu kiện không đúng nơi, đúng chố. Công an thu giữ khẩu hiệu, cờ, tranh ảnh công dân mang theo đi khiếu kiện ở nơi công cộng. Phối hợp với công an, cảnh vệm cơ quan đoàn thể của phường, tổ dân phố sở tại vận động, giải thích không để người khiếu kiện căng lều bạt, sinh hoạt, ăn ở dài ngày trước trụ sở tiếp công dâm, không để lưu trú qua đêm tại trụ sở. Khi có tình trạng gây mất trật tự thì yêu cầu và phối hợp với các lực lượng công an, cảnh việ giải quyết ngay. + Đối với các đoàn khiếu kiện đông người, phức tạp, bức xúc thì đồng chí phụ trách trụ sở phải nắm được nội dung khiếu kiện, chỉ đạo yêu cầu địa phương cử cán bộ lên trụ sở tiếp và yêu cầu dân về địa phương giải quyết theo quy định. Những khiếu kiện nổi cộm, gay gắt thì phải báo kịp thời cho lãnh đạo Thanh tra Nhà nước để có biện pháp giải quyết. + Cán bộ tiếp công dân của các cơ quan Trung ương ở trụ sở, khi tiếp dân phải xem xét kỹ lưỡng nội dung khiếu kiện để hướng dẫn công dân khiếu kiện đến đúng nơi có thẩm quyền giải quyết, không chuuyển đơn vòng vo, không chỉ dẫn đề cơ quan khác làm phức tạp thêm việc khiếu kiện. Thái độ tiếp công dân phải bình tĩnh, cởi mở, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của dân để xử lý vụ việc theo đúng thẩm quyền. + Khi cần thiết và có thể bố trí được thì tổ chức kiểm tra một số vụ việc nổi cộm để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết kịp thời khiếu kiện của công dân mà trụ sở đã hướng dẫn giải quyết. + Phụ trách trụ sở dự trù hàng năm về kinh phí để giải quyết những công tác đột xuất của trụ sở, đồng thời xem xét chế độ cho cán bộ chuyên trách tiếp công dân từ Trung ương đến cơ sở. - Không ngừng phát huy và nâng cao tính dân chủ trong công tác tiếp dân. - Yêu cầu quan trọng là các cấp uỷ, chính quyền các cấp phải chỉ đạo có chương trình, kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thường xuyên việc tiếp công dân và giải quyết khiếu kiện, không để phát sinh những vụ khiếu kiện phức tạp, khi có vụ việc khiếu kiện diễn biến phức tạp xảy ra thì cấp uỷ và thủ trưởng các cấp, các ngành phải đích thân chỉ đạo, trực tiếp kiểm tra, giao trách nhiệm cho cơ quan chức năng làm rõ, xác minh sự việc, nhất thiết phải tiến hành đối thoại, dân chủ với người khiếu kiện và người bị khiếu kiện để làm rõ bản chất vụ việc trên cơ sở đó tìm cách giải quyết dứt điểm, đúng chính sách pháp luật, có tình, có lý. - Duy trì và phối hợp tốt công tác tiếp dân của Sở Địa Chính, Phòng Địa chính ở các quận, huyện, thị xã theo quy định của pháp luật. Trong đó nên có một ngày trùng với lịch tiếp công dân cảu UBND tỉnh để tiện cho việc chỉ đạo giải quyết công việc của nhân dân. Coi công tác tiếp dân là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng và cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Đối với việc phức tạp về đất đai thuộc thẩm quyền của cấp huyện, cấp xã, Sở Địa chính cử cán bộ về địa phương phối hợp đối thoại với công dân. b. Những giải pháp trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo - Các địa phương, các ngành chấn chỉnh, khắc phục các mặt tồn tại, yếu kém trong công tác tổ chức tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo, xem xét giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền đảm bảo theo đúng quy định của Luật khiếu nại, tố cáo và các văn bản pháp luật có liên quan. Thường xuyên nắm chắc tình hình khiếu kiện ở địa phương, ngành mình, những vụ việc khiếu kiện thuộc thẩm quyền cấp nào, ngành nào thì cấp đó, ngành đó phải thị lý, giải quyết kịp thời và dứt điểm không để káo dài hoặc đùn dẩy vụ việc lên trên. Xử lý nghiêm minh những trường hợp thiếu trách nhiệm không chấp hành nghiêm túc những quy định của Trung ương và Chính phủ về tiếp dân và giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân. Rà soát, phân loại những vụ việc khiếu kiện phức tạp, đông người để có biện pháp giải quyết đúng đắn, kịp thời, hạn chế tình hình phức tạp thêm. Những vụ việc thực sự khó khăn. phức tạp vượt quá thẩm quyền của địa phương thì phải báo cáo kịp thời, xin ý kiến chỉ đậo của Chính phủ và Thanh tra Nhà nước. - Việc xử lý đơn thư phải kịp thời, không được để tồn đọng, không luân chuyển vòng vo. Các cơ qun không có trách nhiên\mj và thẩm quyền giải quyết thì không tiếp nhận đơn, nếu nhận đựơc đơn thư thì thông báo và hướng dẫn người đi khiếu kiện gửi đơn đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết tránh tình trạng một vụ vệc nhưng khiếu kiện đền nhiều nơi, khiếu kiện vượt cấp; không giải quyết đơn nặc danh, mạo danh. - Đề nghị cấp uỷ và thủ trưởng từng Bộ, ngành, địa phương có biện pháp hữu hiệu chấn chỉnh lập alị trật tự kỷ cương trong khiếu kiện và giải quyết khiếu kiện, tăng cường các biện pháp và hình thức tuyên truyền gáio dục về nhận thức và tôn trọng chấp hành pháp luật. Người đi khiếu kiện phải đúng nơi, đúng chỗ, đúng cơ quan Nhà nước có thẩm quyền như Luật khiếu nại, tố cáo đã quy định, khắc phục tình hình khiếu kiện đông người tràn lan, vượt cấp đến cơ quan, công sở làm việc của Trung ương Đảng, Quốc Hội, Chính phủ và nhà riêng của các đồng chí lãnh đạo. - Có biện pháp xử lý đối với những ngườic cố tình lợi dụng quyền khiếu nại , tố cáo để gây rối, làm mất an ninh trật tự xã hội, cơ quan chức năng theo dõi sát tình hình, phát hiện kịp thời, kiên quyết xử lý các đối tượng kích động, tổ chức tập hựo lực lượng sử dụng khiếu kiện như là một phương tiện để có ý đồ xấu gây mất ổn định. - Để dạt được mục tiêu giải quyết khiếu hiện tại cơ sở và các huyện cần tăng cường củng cố xây dựng tổ chức bộ máy cơ quan thanh tra các cấp thực sự trong sạch, vững mạnh; phải bổ sung đủ biên chế cán bộ tương xưng với nhiệm vụ được giao, nhất là thanh tra cấp huyện, cấp xã. Hằng năm số vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp cơ sở chiếm tỷ lệ trên dưới 50% vì vậy cần có biên chế thanh tra viện chuyên trách để giúp Chủ tịch UBND các cấp xem xét, giải quyết các vụ khiếu kiện thuộc thẩm quyền thì mới dứt điểm ngay tại cơ sở. - Giải quyết kịp thời, triệt để ngay tại nơi các vụ khiếu kiện phát sinh. Khi có khiếu kiện xảy ra yêu cầu xem xét, xác định rõ nguyên nhân phát sinh để có giải pháp xử lý sớm. Phải tiến hành kiểm tra làm rõ đúng sai của từng nội dung khiếu nại, tố cáo để xử lý, sai ở đâu thì sửa ở đó và phải sửa cho đúng, cho nghiêm; cơ quan, đơn vị, cá nhân nào làm sai thì phải chịu trách nhiệm và nhận lỗi với nhân dân, tuỳ theo tính chất sai phạm và thái độ thành khẩn của người có khuyết điểm sai phạm để xử lý đúng mức, không bênh vực che chắn nhưng cũng cần phải tỉnh táo trước sức ép của những người khiếu kiện muốn kết tội năng theo ý riêng của mình thường xảy ra ở một số nơi có tình trạng khiếu kiện đông người phức tạp. Những trường hợp khiếu kiện không có căn cứ, thiếu chuẩn xác thì trả lời và giải thích rõ để chấm dứt khiếu kiện. - Phải bảo đảm dân chủ, kỷ cương trong giải quyết khiếu nại, tố cáo + Giải quyết khiếu nại, tố cáo là vấn đề phức tạp nếu biết dựa vào dân, tôn trọng quyền dân chủ của nhân dân thì sẽ được lòng dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ và giúp đỡ, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo sẽ có hiệu quả. Có nhiều địa phương mấy năm qua đã phải giải toả hàng chục ngàn hộ dân để chỉnh trang đô thị và phát triển công nghiệp, lãnh đạo chủ chốt đã trực tiếp đến từng khu vực dân cư lắng nghe ý kiến đề đạc yêu cầu, nguyện vọng của dân, trao đổi bàn bạc, vận động, thuyết phục nhân dân giải quyết đền bù và bố trí tái định cư công bằng hợp lý, đảm bảo lợi ích chính đáng của nhân dân nên việc giải phóng mặt bằng thực hiện rất nhanh, gọn, không xảy ra khiếu kiện phức tạp. + Cần chú trọng việc tổ chức đối thoại trong quá trình xem xét giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đối thoại là phương pháp thực hiện dân chủ công khai trong giải quyết khiếu nại, tố cáo. Qua đó các bên liên quan được bày tỏ ý kiến làm rõ đúng sai để người chủ trì đối thoại có cơ sở xem xét, kết luận, giải quyết vụ việc được chặt chẽ, đúng pháp luật, phù hợp với thực tế. + Cần coi trọng công tác hoà giải ở cơ sở để tạo điều kiện cho nhân dân tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo tại chỗ những vụ khiếu kiện phát dinh ở cơ sở. Trên thực tế ở nhiều xã, phường đã tổ chức hoà giải thành công 70 – 80% các vụ khiếu kiện phát sinh ở cơ sở đảm bảo ổn định trật tự trong địa bàn dân cư. + Đi đôi với việc phát huy dân chủ phải rất coi trọng và đảm bảo kỷ cương pháp luật. Các quyết định giải quyết khiếu nại, xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật phải được các bên có liên quan chấp hành nghiêm chỉnh. Công dân phải thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ trong khi khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện có trật tự, đúng nơi, đúng chỗ. Những trường hợp cố tình lợi dụng khiếu nại, tố cáo để gây rối trật tự, vi phạm pháp luật phải được xử lý thích đáng. - Phải có sự chỉ đạo chặt chẽ và phối hợp đồng bộ trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đảm bảo sự chỉ đạo kịp thời, chuẩn xác đối với các vụ khiếu nại, tố cáo cần thường xuyên nắm được những thông tin cần thiết để phát hiện những vấn đề nảy sinh có thể dẫn đến khiếu kiện nhằm phòng ngừa, ngăn chặn trước hoặc xử lý sớm những vụ việc xảy ra. Tổ chức kiểm tra có tổ chức có trọng điểm theo chương trình, kế hoạch và kiểm tra đột xuất để nhận định, đánh giá tình hình thực tế và có các giải pháp xử lý đúng đắn, không để vụ việc bùng phát phức tạp. Qua kiểm tra, đôn đốc có nhận xét, đánh giá để yêu cầu chính quyền cấp dưới giải quyết những vụ khiếu nại, tố cáo tồn đọng. Thực hiện nghiêm các quyết định giải quyết khiếu nại, xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật. Đối với những vụ việc khiếu kiện đông người cấp ủy và chính quyền phải tập trung chỉ đạo, xử lý khẩn trương và chặt chẽ để nhanh chóng ổn định tình hình, trường hợp cần có sự giúp đỡ của Trung ương thì phải phối hợp chặt chẽ và thống nhất về quan điểm chủ trương, biện pháp để tổ chức thực hiện. + Gắn công tác tiếp dân với việc kiểm tra đôn đốc xử lý các vụ khiếu nại, tố cáo đã được tiếp nhận và hướng dẫn công dân về nơi có thẩm quyền giải quyết, khắc phục tình trạng người khiếu kiện gửi đơn nhiều lần đến nhiều nơi vẫn không được giải quyết dứt điểm. Nâng cao trách nhiệm của cán bộ tiếp dân để đáp ứng yêu cầu, tăng cường hiệu lực và hiệu quả của công tác tiếp dân, xây dựng lòng tin và tránh phiền hà khi công dân đến cơ quan Nhà nước để bầy tỏ yêu cầu, nguyện vọng. + Tăng cường chỉ đạo công tác tuyên truyền vận động công dân hiểu rõ và chấp hành nghiêm pháp luật, ủng hộ và giúp đỡ cấp uỷ Đảng, chính quyền xem xét giải quyết khiếu nại, tố cáo.- - Tuyên truyền chính sách pháp luật của đất đai và các luật khác liên quan đến giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo; giải thích rõ để công dân hiểu đúng và tự giác chấp hành quyết định giải quyết đúng đắn của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, chấm dứt vụ việc ngay từ nơi phát sinh. - Tăng cường kiểm tra chỉ đạo, rà soát các vụ việc mới phát sinh, các vụ tồn đọng, phức tạp trong địa bàn; lập kế hoạch chi tiết, giao trách nhiệm cho cán bộ và định thời gian giải quyết; tổ chức thực hiện triệt để, dứt điểm quyết định giải quyết của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo hướng: + Đối với các vụ việc đã được các cấp, các ngành giải quyết hết thẩm quyền theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo trước đây, vụ việc đã có quyết định giải quyết cuối cùng đúng trình tự, thủ tục, đúng chính sách pháp luật, có lý, có tình mà đương sự vẫn cố tình khiếu nại thì kiên trì đối thoại, tuyên truyền, thuyết phục, giáo dục để công dân hiểu đúng và tự giác chấp hành. + Các vụ đang trong quá trình xác minh, kết luận thì phải khẩn trương làm rõ nội dung và các căn cứ pháp lý đảm bảo việc giải quyết đúng trình tự, thủ tục, đúng chính sách pháp luật. + Đối với các vụ đã giải quyết nhưng khi xem xét lại thấy chưa thoả đáng hoặc xử lý chưa nghiêm cả về kinh tế, tổ chức, hành chính, hình sư, … công dân còn tái khiếu tố thì phải xem xét để xử lý nghiêm theo pháp luật. Quá trình giải quyết đơn thư tố cáo phải kết luận rõ đúng, sai kiến nghị biện pháp xử lý nghiêm minh các cá nhân, tập thể vi phạm kể cả những người lợi dụng chức quyền khiếu nại, tố cáo vì động cơ cá nhân mà kích động lôi kéo người khác khiếu nại, tố cáo không đúng. Thực hiện công khai hoá việc giải quyết để công dân biết tạo sự đồng tình cao trong cộng đồng, tạo thuận lợi cho việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định giải quyết của cơ quan có thẩm quyền, sớm chấm dứt vụ việc, hạn chế đơn thư vượt cấp, tái khiếu tố. c. Một số giải pháp khác - Cần phải nghiên cứu hiện trạng hoạt động của tổ chức tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai để tìn ra những mặt hạn chế, tren cơ sở đó đề xuất và thực hiện những biện tích cực nhằm khắc phục tình trạng tồn đọng đơn thư khiếu kiện như hiện nay, - Cần có chỉ đạo cụ thể về tổ chức bộ máy, thậm chí có văn bản quy định cá biệt để tăng biên chế, thay đổi cơ chế tài chính dáo ứng yêu cầu cụ thể, thực tế ở từng địa phương, từng vùng, miền nhằm giải quyết kịp thời tình trạng khiếu tố về đất đai. - Để sử dụng tối đa khả năng và ưu thế của cná bộ ngành địa chính giúp chính quyền các cấp giải quyết khiếu nại, tố cáo thì nên giao nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai cho ngành địa chính. - Thống nhất chủ trương giải pháp trên cơ sở pháp luật và tình hình địa phương, không tạo ra tiền lệ, giảm thiểu tình trạng cấp trên bác bỏ quyết định giải quyết của cấp dưới. - Thực hiện nghiêm chỉnh quy trình chuẩn hoá việc thu thập thông tin, giải quyết tôt mối quan hệ giữa các cơ quan tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai. - Quy định rõ trác nhiệm của người tham gia giải quyết khiếu nại , tố cáo về đất đai, thưởng phạt nghiêm minh. - Tăng cường thanh tra, kiểm tra trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai và có biện pháp tháo gỡ kịp thời. - Những vụ việc phức tạp, không thống nhất kết quả giải quyết phải tổng hợp báo cáo cơ quan có thẩm quyền cấp trên xin ý kiến chỉ đạo. - Các cấp uỷ Đảng phải tập trung dồn sức lãnh đạo. chỉ đạo việc giải quyết khiếu nại, tố cáo tạo sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các đoàn thể, vận động quần chúng đồng tình với chủ trương, chính sách pháp luật về đất đai; phải kiên trì, kiên quyết đồng thời lắng nghe ý kiến của quần chúng; giám sát việc giải quyết khiếu kiện của chính quyền, phát hiện các hiện tượng tiêu cực, xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật. Tăng cường việc kiểm tra, giám sát của cấp trên đối với việc giải quyết của cấp dưới, tránh tình trạng quan liêu, xa rơì, không dám nhìn thẳng vào sự việc để giải quyết. Khi có khiếu kiện phải giải quyết và công khai hoá cho nhân dân biết. - Lãnh đạo quand triệt sâu chủ trương, chính sách pháp luật về đất đai để nhất quán quan điểm nhận thức trong nội bộ và nhân dân; thống nhất quan điểm giải quyết giữa các cấp, các ngành là yếu tố quan trọng để giải quyết hiệu quả khiếu nại, tố cáo của công dân. - tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng bộ các cấp, kiểm tra việc tốt hơn việc chỉ đạo thực thi pháp luật của chính quyền, phát huy vai trò của Mặt trận và các đoàn thể quần chúng trên cơ sở phát huy quyền làm chủ của nhân dân để giải quyết các vấn đề ngay từ cơ sở. - Tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra, xét giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai, bồi dưỡng năng lực điều tra, xác minh, phân tích kết luận, kiến nghị các biện pháp xử lý vụ việc cho các cán bộ ngành địa chính từ tỉnh tới huyện, xã nhằm giải quyết kịp thời dứt điểm các vụ khiếu nại, tố cáo tranh chấp đất đai ngay từ nơi phát sinh. Trang bị phương pháp lý luận, cơ sở pháp lý, quan diỉem giải quyết từng vụ việc cụ thể để cán bộ tham gia giải quyết làm tốt việc đối thoại, tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục những người khiếu kiện hiểu đúng pháp luật đất đai và các chính sách có liện quan, tự giác thực hiện quyết định giải quyết đúng đắn của cưo quannn coa thẩm quyền, chấm dứt khiếu kiện. - Phải tiếp tục đẩy mạnh chính quyền cơ sở, chú trọng đội ngũ cán bộ có năng lực, có phẩm chất. Tập trung củng cố và nâng cao năng lực, phẩm chất cho các cán bộ cơ quan thi hành pháp luật để giải quyết kịp thời, đúng đắn, nghiêm minh đối với các khiếu nại, tố cáo của công dân. 3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu kiện cụ thể về đất đai. 3.1. Đối với khiếu kiện tranh chấp đòi lại đất cũ. Theo quy định phải tôn trọng và thực hiện các chính sách, pháp luật về đất đai song trênthực tế một số địa phương đã chấp thuận việc các hộ tự thoả thuận chuyển đổi lại đất cũ cho nhau do vậy cần thừa nhận thực tế đã tồn tạo. Tong vấn đề này, để nghị xử lý như sau: - Đối với đất đưa vào tập đoàn sản xuất, hợp tác xã nay tập đoàn sản xuất, hợp tác xã đã giải thể, những hộ phải lấy nhiều đất để điều chỉnh cho người khác thì phải được bồi thường hao lợi trên gnuyên tắc hai bên thương lượng, nếu thiếu vốn để bồi thường thì Nhà nước cho vay để thực hiện. - Đối với trường hợp đòi lại đất cũ đã đưa vào tập đoàn, hợp tác xã trước đây hoặc đất đã khoán cho các hộ khác sử dụng, nếu do nhu cầu thuận canh, thuận cư mà các hộ tự thương lượng, thoả thuận chuyển về đất cũ canh tác thì trước khi vào tập đoàn,, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp xét thấy hợp lý thì chính quyền nên công nhận cho họ. - Đối với hộ có nhiều đất nhưng ít nhân khẩu khi vào tập đoàn được cấp ít đất nay phát sinh thêm nhiều lao động, do thiếu đất sản xuất, hoàn cảnh khó khăn thì được xem xét cấp thêm trên cơ sở quỹ đất của xã hiện có hoặc thương lượng với người được cấp trước đó để vận động điều chỉnh lại. - Những người làm ngành nghề khác có vườn, không có đất ruộng hoặc có ít đất ruộng khi vào tập đoàn sản xuất, hợp tác xã nông nghiệp được cấp thêm nhiều đất, nay cuộc sống khá thì căn cứ tực tế hoàn cảnh, điều kiện của từng người mà vận động điều chỉnh lại cho các hộ thiếu. - Người bị cắt xâm canh trở về nơi cư trú, địa phương chưa cấp đất khác nay không có đất , thiếu đất sản xuất, có hoàn cảnh khó khăn thì địa phương nơi cư trú hoặc địa phương nơi có đất cũ phối hợp xem xét giải quyết. Nếu cả hai nơi đều không có đất để cấp thì địa phương nơi có đất xem xét đền bù hợp lý. - Các trường hợp lấn chiếm, nguyên tắc chung khi giải quyết là không chấp nhận, buộc phải trả lại. Trường hợp nào vi phạm nghiêm trọng thì phải xử lý theo pháp luật . Nếu họ có đơn yêu cầu nhưng địa phương để kéo dài không giải quyết khiến họ bức xúc dẫn đến tranh chấp lấn chiếm thì phải xem xét hợp lý. Trường hợp do bị lấn chiếm không có đất sản xuất lại đi lấn chiếm của người khác thì phải có biện pháp dung hoà, giải thích động viên các bên trả lại. Đối với những người cố tình vi phạm khi đã giáo dục thig phải kiên quyết xử lý theo pháp luật. - Những người được giao đất mà không trực tiếp canh tác đem sang bán trái pháp luật để trục lợi thì phải kiên quyết xử lý thu hồi. Nếu do hoàn cảnh khó khăn mà sang bán nhưng chưa làm thủ tục chuyển nhượng địa phương hướng dẫn giúp họ hợp thức hoá. - Những trường hợp chia cấp đất sai đối tượng, tự bao chiếm kể cả trong cán bộ đảng viên thì phải kiên quyết thu hội. Nếu nghiêm trọng thì xử lý theo pháp luật. 3.2. Khiếu kiện về đất đai đối với các đơn vị quân đội, nông lâm trường Phải tiến hành rà soát lại thực tế và nhu cầu sử dụng đất ở các nôn trường, lâm trường, tập đoàn kinh tế khai hoang, các cơ quan, đơn vị quân đội, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh, kịp thời những trường hợp vi phạm Luật đất đai, tuỳ tiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất, mua bán đất trái phép, cho thuê đất để mưu cầu cho lợi ích kinh tế cục bộ, kiên quyết thu hồi đất sử dụng không đúng mục đích, sử dụng lãng phí, …giao lại cho các địa phương quản lý và giao cho dân để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc xây dựng các công trình công cộng. Bộ nông nghiệp và phát triển nông nghiệp và phát nông thôn, UBND các tỉnh, thành phố phải đánh giá lại hiệu quả sử dụng đất của các nông, lâm trường để có sự điều chỉnh thích hợp. Giao khoán đất, vườn cây ổn định, lâu dài cho các hộ gia đình nông, lâm trường viên không để có sự bất bình đẳng giữa hộ gia đình nông, lâm trường viên và hộ nông dân địa phương sở tại. Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài nguyên Môi trường và các cơ quan quản lý đất đai ở các địa phương khẩn trương hoàn thiện việc lập bản đồ, đo vẽ và đưa vào quản lý địa chính toàn bộ đất đai cụ thể đến từng xã, thôn, hộ sử dụng đất. Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ thể. Bộ Tài nguyên Môi trường cần phối hợp chặt chẽ với Bộ quốc phòng, UBND các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định của Nghị định 09/CP ngày 12/2/1996 của Chính phủ về quản lý và sử dụng đất quốc phòng anh ninh. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên Môi trường điều tra, khảo sát trình Chính phủ giải pháp tổng thể quy hoạch việc quản lý, bảo vệ đất rừng, giải pháp về bảo vệ đất canh tác, sản xuất nông, lâm nghiệp, giao đất ở, đất xây dựng. 3.3. Đối với những khiếu kiện tranh chấp ở khu vực biên giới dân lùi về tuyến sau: Đối với những người phải lùi về tuyến sau trong chiến tranh, khiếu kiện tranh chấp đất ở khu vực biên giới với người lên để gắn sản xuất chiến đấu bảo vệ biên giới thì nay nếu người khiếu kiện có khó khăn về nơi ở và đất sản xuất tại nơi họ lùi về thì chấp nhận cho họ trở lại sinh sống ở vùng biên giới, căn cứ vào điều kiện cụ thể để giao lại đất ở, đất sản xuất cho họ bằng diện tích bình quân ở địa phương. 3.4. Đối với những khiếu kiện liên quan đến việc đền bù giải toả Việc thực hiện đền bù giải toả hiện nay áp dụng quy định của Nghị định 22/1999/NĐ - Chính phủ ngày 24/4/1998, song quá trình thực hiện Nghị định 22 đã bộc lộ một số hạn chế, bất hợp lý khi áp dụng, đặc biệt là khung giá đền bù, nguồn gốc đất để đền bù, việc quy định hệ số K để điều chỉnh giá đền bù sao cho sát với giá thị trường đã gây nhiều khó khăn cho việc áp giá đền bù, mỗi địa phương áp dụng hệ số K một khác. Mặt khác tạo sự thiếu thống nhất trong cả nước, thực tế đó nảy sinh việc áp dụng rất tuỳ tiện tại các địa phương. Do vậy cần quy định hệ thống chính sách về đền bù thống nhất trong cả nước, phù hợp với giá đất bị thu hội, mạnh dạn giao thẩm quyền xác định việc đền bù cho cấp tỉnh, thành phố. 3.5. Đối với khiếu kiện của các tổ chức tôn giáo đòi lại nhà đất Việc giải quyết khiếu kiện của các tổ chức tôn giáo đòi lại đất đai, nhà cửa cần thống nhất cao trong các xử lý và giải quyết của các cấp, các ngành để làm công tác tư tưởng cho các chức xắc bà nhân dân chấp hành quy định của Chính phủ là nhà, đất và các tài sản khác đã được tổ chức, cá nhân tôn giáo chuyển giao cho các cơ quan Nhà nước quản lý, sử dụng thì đều thuộc sở hữu của Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Việc sử dụng đất đai, nhà cửa trong việc thực hiện các hoạt động tôn giáo phải tuân thủ và phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành, giao cho chính quyền tỉnh, thành phố căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để xem xét giải quyết các yêu cầu trong sinh hoạt tôn giáo của nhân dân. 3.6. Đối với trường hợp giao đất trái thẩm quyền Ở nhiều nơi việc giao, cấp đất trái thẩm quyền diễn ra khá phổ biến, việc bán đất trái phép, lấn chiếm đất đang diễn ra nghiêm trọng ở hầu hết các địa phương, cần có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn có hiệu quả tệ nạn này. Song xét trên bình diện thực tế, về pháp luật điều chỉnh trong lĩnh vực này cũng có sự bất cập, thay đổi thường xuyên, việc quản lý và sử dụng đất đai bị buông lỏng nhiều năm qua. Vì vậy trường hợp cấp đất, bán đất trái thẩm quyền đã xảy ra, đề nghị xử lý như sau: - Nếu diện tích đất đã giao đúng quy hoạch, người được giao sử dụng đúng mục đích, không có tranh chấp thì cho hợp thức hoá. - Nếu đúng quy hoạch nhưng có tranh chấp thì phải giải quyết tranh chấp xong rồi cho tiến hành hợp thức hoá. - Nếu sai so với quy hoạch thì phải rà soát lại quy hoạch, nếu thấy cần thiết phải điều chỉnh quy hoạch thì phải điều chỉnh xong quy hoạch mới cho hợp thức hoá. Nếu không điều chỉnh quy hoạch thì phải thu hội, xử lý trách nhiệm và phải bồi thường về thiệt hại kinh tế cho người đã được cấp, được mua. Nói tóm lại vấn đề giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai là một vấn đề phức tạp, bức xúc hiện nay cần phải được giải quyết kịp thời, triết để tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội đất nước. Song trên thực tế việc này đang gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Trên đây chỉ là một số kiến nghị, giải pháp cơ bản giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuat.doc
Tài liệu liên quan