Kết luận
Tóm lại, giáo dục pháp luật với chức năng định hướng, điều chỉnh hành vi và nhận
thức của cá nhân phù hợp với chuẩn mực xã hội là đòi hỏi không thể thiếu trong một xã
hội văn minh. Nước ta đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền,
sinh viên được xem là lực lượng tri thức trẻ cần được quan tâm giáo dục pháp luật hơn ai
hết. Điều này đòi hỏi các trường đại học và mỗi người giảng viên phải không ngừng đổi
mới nội dung, phương pháp giáo dục pháp luật đáp ứng với yêu cầu thực tiễn. Để việc
giảng dạy môn pháp luật theo hệ thống tín chỉ có hiệu quả cần phải lựa chọn và sử dụng
tổng hợp hài hòa các phương pháp: sư phạm, tâm lý, tư duy logic, thực hành, giải quyết
tình huống cụ thể, tăng cường kiểu học tập tích cực, phát huy sự động não cá nhân; sử
dụng nhiều hơn phương pháp “giải quyết theo tình huống”, phương pháp “giải quyết vấn
đề”, mở rộng các hình thức giáo dục pháp luật ngoại khóa cho sinh viên. Góp phần đưa
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường được phát triển ổn định, đi vào
chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, đảm bảo thực hiện đầy đủ quyền được tin về pháp luật của
mọi công dân.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 246 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đổi mới phương pháp giảng dạy môn pháp luật theo hệ thống tín chỉ ở trường Đại học Quảng Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
117
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
MÔN PHÁP LUẬT THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM
Nguyễn Thị Thủy Trúc1
Tóm tắt: Giáo dục pháp luật với chức năng định hướng, điều chỉnh hành vi và nhận
thức của người học phù hợp với chuẩn mực xã hội là trách nhiệm của các cơ sở đào tạo.
Đổi mới phương pháp giảng dạy môn pháp luật theo hệ thống tín chỉ nhằm tăng cường
kiểu học tập tích cực, phát huy năng lực cá nhân của người học. Điều này đòi hỏi mỗi
người giảng viên phải không ngừng đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục pháp luật
đáp ứng với yêu cầu thực tiễn, góp phần đưa công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong
nhà trường được phát triển ổn định, hiệu quả và đi vào chiều sâu.
Từ khóa: Phương pháp giảng dạy, Môn pháp luật, Hệ thống tín chỉ, Chất lượng
giáo dục
1. Mở đầu
Trong tiến trình đổi mới của đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chú
trọng công tác giáo dục pháp luật. Trên cơ sở thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ngày 19
tháng 4 năm 2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Thủ tướng Chính phủ đã cụ thể
hóa bằng các chương trình hành động cụ thể (Quyết định số 409/QĐ-TTg, Quyết định
705/QĐ- TTg, Quyết định 3957/QĐ- TTg) nhằm nâng cao chất lượng giáo dục pháp
luật trong nhà trường. Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành Quyết định số 3957/QĐ-BGDĐT
ngày 28/9/2017 tiếp tục triển khai thực hiện đề án “nâng cao chất lượng công tác phổ biến
giáo dục pháp luật trong nhà trường đến năm 2021”. Đây cũng chính là cơ sở pháp lý
quan trọng trong công tác đổi mới phương pháp giảng dạy môn pháp luật theo hệ thống
tín chỉ nhằm đáp ứng với tình hình mới ở các trường Đại học nói chung và Trường Đại
học Quảng Nam nói riêng.
Pháp luật đại cương là học phần bắt buột tích lũy với 02 tín chỉ nhằm cung cấp cho
sinh viên những kiến thức cơ bản về Nhà nước và pháp luật. Những tri thức của môn học
giúp mỗi sinh viên hình thành được niềm tin đối với pháp luật, xác định thái độ và định
hướng hành vi phù hợp với qui định của pháp luật. Xây dựng cho sinh viên cơ sở nhân
cách ban đầu theo các chuẩn mực đạo đức và pháp luật để ngay từ khi ngồi trên ghế nhà
trường đã hiểu và biết hành động theo pháp luật, sau khi ra trường sẽ trở thành những công
dân “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.
Đào tạo môn pháp luật theo hệ thống tín chỉ luôn xem người học là trung tâm của
quá trình đào tạo. Quá trình học tập là sự tích lũy kiến thức của người học theo từng học
1. ThS., Khoa Các môn chung, Trường Đại học Quảng Nam.
118
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MÔN PHÁP LUẬT...
phần (đơn vị tín chỉ). Chính vì vậy, quy chế đào tạo tín chỉ đòi hỏi sinh viên phải tự học,
tự nghiên cứu nhiều hơn so với niên chế. Thế nhưng trên thực tế, đa số sinh viên chưa học
tốt môn pháp luật vì nội dung môn học khá khô và nặng lý thuyết, phương pháp trình bày
của một số giảng viên còn chưa tạo sức hấp dẫn với người học. Vì vậy, nâng cao hiệu quả
dạy học môn Pháp luật theo hệ thống tín chỉ cho sinh viên là nhiệm vụ rất quan trọng, bởi
đây chính là mục tiêu mà người dạy cần hướng tới.
2. Nội dung
2.1. Thực trạng dạy học môn Pháp luật theo hệ thống tín chỉ ở Trường Đại học
Quảng Nam
Việc chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang tín chỉ là bước chuyển tất yếu
khách quan của nhà trường và cả hệ thống giáo dục đào tạo đại học ở Việt Nam theo xu thế
hội nhập quốc tế. Với chương trình đào tạo theo tín chỉ, mỗi sinh viên cần ý thức rõ yếu tố
tự học, tự nghiên cứu là quan trọng nhất, thời lượng chương trình sẽ bị rút ngắn song dung
lượng tri thức ở từng môn học hầu như không đổi, thời gian còn lại để sinh viên có thời
gian tự học, tự nghiên cứu tài liệu. Song do hạn chế thời lượng lên lớp, giáo viên không
có quỹ thời gian trên lớp để tiếp xúc, hướng dẫn, trao đổi, giải đáp những vướng mắc khi
sinh viên gặp phải nên đây cũng là trở ngại trong dạy học môn Pháp luật.
Về phía sinh viên, chuyển đổi sang học theo tín chỉ là tạo sự chủ động cho sinh viên.
Trên thực tế, trong những năm gần đây chất lượng đầu vào của sinh viên còn thấp, số
lượng sinh viên Lào, sinh viên là dân tộc thiểu số lại tăng lên khiến công tác giáo dục pháp
luật ở Trường Đại học Quảng Nam cũng gặp nhiều khó khăn, nhất là rào cản về ngôn ngữ
đã ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả môn học, một bộ phận không nhỏ sinh viên nhà trường
chưa thật sự chủ động trong học tập do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các giảng viên đều
đã vận dụng kết hợp nhiều phương pháp dạy học, trong đó có phương pháp dạy học truyền
thống (phương pháp thuyết trình) và phương pháp dạy học tích cực (phương pháp đàm
thoại, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp thảo luận nhóm, trực quan hình ảnh, hướng
dẫn tự học,...). Tuy nhiên, việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực chưa đạt kết
quả như mong muốn do thiếu sự hợp tác của sinh viên, cụ thể là phần lớn sinh viên nhận
thức chưa đầy đủ về vai trò của tự học, ít đọc tài liệu, lười tư duy, ngại phát biểu, học đối
phó, một số không làm bài tập giảng viên giao, không quan tâm kết quả học tập. Với thực
trạng đó dễ dẫn đến tình trạng giảng viên độc thoại, bài giảng đôi lúc còn thiếu sinh động,
gây nhàm chán trong sinh viên. Thực tế này cho thấy, vai trò của giáo viên dạy môn Pháp
luật đại cương trong nhà trường là rất quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học
nhằm tạo hứng thú và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên.
Mặc khác, thực tế giảng dạy môn pháp luật theo hệ thống tín chỉ ở Trường Đại học
Quảng Nam cũng nằm trong tình hình chung của các trường đại không chuyên ngành luật
khác. Đó là nội dung, chương trình giảng dạy chưa được hoàn thiện và qui củ, tài liệu
nghiên cứu pháp luật còn hạn chế, thời lượng giảng dạy môn học quá ít (02 tín chỉ) trong
khi nội dung cần chuyển tải lại tương đối nhiều. Trong trường không có (khoa/tổ) luật mà
thường ghép với trong bộ môn chính trị hoặc một số môn học khác nên vị trí môn học bị
119
NGUYỄN THỊ THỦY TRÚC
xem nhẹ.
2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Pháp luật theo hệ
thống tín chỉ ở Trường Đại học Quảng Nam
Để nâng cao hiệu quả trong dạy học môn Pháp luật theo hệ thống tín chỉ ở Trường
Đại học Quảng Nam cần kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp như sau:
Thứ nhất, giảng viên phải thường xuyên trau dồi giáo án, bài giảng, rèn luyện kỹ
năng kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học; không ngừng nâng cao tri thức chuyên
môn, bổ sung tri thức thực tiễn để vận dụng vào nội dung dạy học. Bởi vì “nội dung quyết
định hình thức”, chỉ khi nào giảng viên vững vàng về tri thức chuyên môn, tri thức thực
tiễn và kỹ năng sư phạm thì việc đổi mới và áp dụng nhiều phương pháp dạy học sẽ dễ
dàng hơn và đạt kết quả cao hơn
Thứ hai, Đổi mới phương pháp dạy học môn pháp luật theo quan điểm lấy người
học làm trung tâm, quá trình dạy học là quá trình có hai chủ thể: Thầy và trò. Cả hai chủ
thể này đều chủ động, tích cực, bằng hoạt động của mình hướng tới tri thức, thầy - truyền
đạt tri thức, trò - chiếm lĩnh tri thức và biến nó thành vốn hiểu biết của mình. Vì vậy,
phương pháp giảng dạy môn pháp luật theo hệ thống tín chỉ ở các trường đại học không
chuyên ngành luật là tổng hợp các cách thức làm việc giữa thầy và trò. Các mối quan hệ
này có thể là trực tiếp bằng lời nói, có thể gián tiếp bằng chữ (sách, báo, giáo trình)
nhằm truyền đạt nguồn thi thức. Thông qua quá trình dạy học, nội dung giáo dục pháp
luật đã được chuyển thể về mặt sư phạm, giáo viên vận dụng các phương pháp và các hình
thức dạy học một cách khoa học và nghệ thuật để thúc đẩy một cách tối ưu hoạt động nhận
thức của sinh viên.
Thứ ba, nhận thức đúng về vai trò và sử dụng đúng đắn các hệ thống phương pháp
trong dạy học pháp luật như áp dụng các phương pháp dạy học truyền thống (phương
pháp thuyết trình, phương pháp vấn đáp) theo hướng đổi mới và áp dụng các phương pháp
dạy học tích cực khác (phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp nêu vấn đề, nêu tình
huống...). Giáo viên tiếp tục sử dụng phương pháp thuyết trình vì đặc thù của môn học
mang tính giáo dục, nội dung trừu tượng đòi hỏi có sự phân tích, lý giải của giảng viên.
Phương pháp thuyết trình là phương pháp tối ưu để giảng viên tuyên truyền, giáo dục tư
tưởng, đạo đức, lối sống, lý tưởng cách mạng, tính nhân văn, nhân đạo cho sinh viên. Tuy
nhiên, phương pháp thuyết trình cần được đổi mới bằng cách kết hợp chặt chẽ với phương
pháp làm việc nhóm, phương pháp sử dụng tình huống điển hình nhằm tăng tính hấp dẫn,
bám sát thực tiễn của nội dung giảng dạy, đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo và
hứng thú cho người học.
* Về phương pháp thuyết trình kết hợp phương pháp làm việc nhóm: Theo phương
pháp này, giảng viên cung cấp kiến thức nền tảng, phân chia các nhóm sinh viên (5-7 sinh
viên) và có nhóm trưởng. Giảng viên phải hướng dẫn cách thức tổ chức học nhóm, phân
công nhiệm vụ và phải có biện pháp kiểm tra chặt chẽ quá trình học tập của các nhóm
ngay tại lớp và tự học ở nhà. Không nên thành lập nhóm học tập quá đông vì sẽ dẫn đến
hiện tượng nhiều sinh viên không tham gia làm việc nhóm nhưng lại được hưởng điểm
120
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MÔN PHÁP LUẬT...
như những sinh viên tích cực khác dẫn đến sự mất công bằng trong học tập.
* Thuyết trình kết hợp với sử dụng tình huống điển hình: Nội dung pháp luật thường
rất khô khan, khó lôi cuốn sinh viên. Vì vậy, kết hợp giữa thuyết trình với sử dụng tình
huống pháp luật điển hình là phương pháp đặc thù trong giảng dạy môn pháp luật để tạo
tính tích cực, chủ động và sự cuốn hút sinh viên vào bài học. Muốn thế, giảng viên phải
lựa chọn những tình huống có thật (các vụ án đã xét xử, câu chuyện pháp luật trong thực
tiễn) để cung cấp cho sinh viên xem trước rồi khi truyền đạt kiến thức sẽ liên hệ với các
tình huống đã cung cấp. Thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu các tình huống thực tế điển
hình sẽ giúp sinh viên có cái nhìn thiết thực hơn về các vấn đề đã học và khi ra trường sẽ
vận dụng có hiệu quả vào thực tế cuộc sống.
Thứ tư, gắn với ngành nghề đào tạo ở trường đại học không chuyên ngành luật
như Trường Đại học Quảng Nam. Điều này thể hiện tính mục đích đào tạo rõ nét của nhà
trường, nó đòi hỏi phương pháp dạy học ở các bộ môn cơ bản, cơ sở và chuyên ngành
trong đó có môn học pháp luật đều phải hướng vào mục tiêu đào tạo của nhà trường. Nó
yêu cầu người giảng viên ngoài việc trang bị tri thức khoa học cần phải chú ý rèn luyện
cho sinh viên hành vi ứng xử trong cuộc sống và kỹ năng vận dụng trong nghề nghiệp sau
này. Bằng cách đó, sinh viên sẽ hứng thú, tự giác trong học tập pháp luật, không coi pháp
luật là thừa, là môn học miễn cưỡng, bắt buột. Ngược lại, nếu tách rời giữa giáo dục pháp
luật với ngành nghề đào tạo thì nội dung có thể bị chệch hướng và sinh viên sẽ hạ thấp vai
trò của pháp luật, không tích cực học tập bộ môn này. Vì vậy, đặc điểm này cần phải được
tính đến khi xây dựng chương trình, lựa chọn nội dung và phương pháp khi giảng dạy
môn học pháp luật theo hệ thống tín chỉ ở các trường không chuyên ngành luật.
Thứ năm, mở rộng các hình thức giáo dục pháp luật ngoại khóa cho sinh viên như:
tổ chức nghe thời sự pháp luật, xây dựng bản tin pháp luật tại trường, tham gia tuyên
truyền pháp luật, tham gia bảo vệ trật tự, trị an, an toàn giao thông đường bộ, tham gia thi
tìm hiểu về pháp luật, Qua đó sinh viên sẽ được thể nghiệm một cách sinh động những
điều đã học về pháp luật vào cuộc sống, làm cho chúng được phong phú, sâu sắc hơn.
Ngoài ra, để học tốt môn pháp luật theo hệ thống tín chỉ, chúng ta cần đa dạng
hóa hình thức lấy điểm kiểm tra định kỳ bằng cách kết hợp cả điểm kiểm tra tự luận với
điểm vấn đáp, điểm thuyết trình kết quả tự học, học nhóm... tại lớp. Đồng thời, có chế độ
thưởng và phạt điểm để vừa khuyến khích vừa buộc sinh viên phải học tập.
3. Kết luận
Tóm lại, giáo dục pháp luật với chức năng định hướng, điều chỉnh hành vi và nhận
thức của cá nhân phù hợp với chuẩn mực xã hội là đòi hỏi không thể thiếu trong một xã
hội văn minh. Nước ta đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền,
sinh viên được xem là lực lượng tri thức trẻ cần được quan tâm giáo dục pháp luật hơn ai
hết. Điều này đòi hỏi các trường đại học và mỗi người giảng viên phải không ngừng đổi
mới nội dung, phương pháp giáo dục pháp luật đáp ứng với yêu cầu thực tiễn. Để việc
giảng dạy môn pháp luật theo hệ thống tín chỉ có hiệu quả cần phải lựa chọn và sử dụng
tổng hợp hài hòa các phương pháp: sư phạm, tâm lý, tư duy logic, thực hành, giải quyết
121
NGUYỄN THỊ THỦY TRÚC
tình huống cụ thể, tăng cường kiểu học tập tích cực, phát huy sự động não cá nhân; sử
dụng nhiều hơn phương pháp “giải quyết theo tình huống”, phương pháp “giải quyết vấn
đề”, mở rộng các hình thức giáo dục pháp luật ngoại khóa cho sinh viên. Góp phần đưa
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường được phát triển ổn định, đi vào
chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, đảm bảo thực hiện đầy đủ quyền được tin về pháp luật của
mọi công dân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ giáo dục và Đào tạo (2017), Quyết định ban hành Kế hoạch tiếp tục triển khai
thực hiện Đề án: “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
trong nhà trường đến năm 2021”.
[2] Trần Thanh Ái (2010), “Đào tạo theo hệ thống tín chỉ - Các nguyên lý, thực trạng
và giải pháp”, Kỷ yếu hội thảo khoa học toàn quốc đổi mới phương pháp giảng
dạy đại học theo hệ thống tín chỉ. 5: 42-53.
[3] Th.s Phạm Hoa Tình (2014), “Sử dụng tình huống đề nâng cao hiệu quả trong
giảng dạy môn học pháp luật đại cương”, Báo cáo khoa học sáng kiến kinh nghiệm
trường Cao đẳng kỹ thuật công nghiệp.1-11.
[4] Lê Văn Thơi (2014), “Một số giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng dạy và học
môn pháp luật đại cương cho sinh viên Đại học Thủy lợi hiện nay”, Chuyên
trang Hội nghị khoa học thường niên.
Hoi-thao-doi-moi-phuong-phap-giang-day-mon-phap-luat-dai-cuong-va-ngoai-
khoa-cho-sinh-vien-1575./
[5] Th.s Vũ Thị Hồng Vân (2011), “Phương pháp giảng dạy môn học pháp luật ở các
trường không chuyên ngành luật”, Tạp chí khoa học và công nghệ, 5: 63-65.
Title: INTRODUCTION TO LAWS EDUCATION UNDER CREDIT SYSTEM
AT QUANG NAM UNIVERSITY
NGUYEN THI THUY TRUC
Quang Nam University
Abstract: Legal education is the responsibility of education and training institutions,
being aimed at orienting, adjusting students’ behaviors and awareness in accordance
with social standards. Innovative teaching methods in Introduction to Laws under credit
system help students study positively and promote their personal capacities. Therefore,
it is necessary for lecturers to innovate the contents and teaching methods so as to meet
practical needs and contribute to the stable, effective and in-depth development of legal
education at schools.
Key words: Teaching methods, Introduction to Laws, Credit system, Educational
quality.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doi_moi_phuong_phap_giang_day_mon_phap_luat_theo_he_thong_ti.pdf