Hành lang pháp lý cho hoạt động kinh tế phi chính thức ở Việt Nam hiện nay

Kết luận: Kinh tế phi chính thức (Khu vực KTPCT và việc làm phi chính thức) tồn tại lâu dài và khách quan trong tất cả các nền kinh tế, quy mô và phạm vi của khu vực này tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia (các nước phát triển quy mô của khu vực KTPCT nhỏ và ngược lại). Ở Việt Nam, khu vực KTPCT và việc làm phi chính thức cũng phát triển tuân theo những quy luật chung đó. Hiện nay, ở nước ta khu vực KTPCT đang tồn tại và phát triển mạnh mẽ nhưng chưa được thừa nhận một cách chính thức về mặt pháp lý, hoạt động quản lý nhà nước đối với kinh tế phi chính thức được thực hiện bằng công cụ pháp luật, chính sách gián tiếp thông qua hệ thống pháp luật dân sự, lao động, bảo hiểm; các chính sách xóa đói giảm nghèo, dạy nghề tạo việc làm, tín dụng cho người nghèo, đối tượng chính sách và một số biện pháp hành chính khác. Bản thân các cơ quan quản lý nhà nước còn có những nhận thức khác nhau về khu vực KTPCT nên chưa có những chính sách hiệu quả để quản lý và định hướng cho khu vực kinh tế này phát triển phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế quốc gia, ở khía cạnh quản lý có thể nói các cơ quan nhà nước chưa thực sự quản lý được khu vực KTPCT. Do đó, để tạo hành lang pháp lý đầy đủ, phù hợp đồng thời có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho khu vực KTPCT phát triển, Nhà nước cần cần công nhận bằng pháp luật tại Việt Nam khái niệm khu vực KTPCT; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật liên quan cho các chủ thể (người lao động) của khu vực KTPCT; Chính thức hóa khu vực KTPCT thông qua việc thực thi các quy định về đăng ký kinh doanh đơn giản, đồng bộ đối với tất cả doanh nghiệp tư nhân và ở cấp độ quốc gia; tăng cường hỗ trợ đào tạo đối với người lao động trong khu vực KTPCT; triển khai thực hiện chương trình bảo hiểm xã hội tự nguyện phù hợp với nhu cầu của khu vực kinh tế phi chính thức.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 249 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hành lang pháp lý cho hoạt động kinh tế phi chính thức ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soá 4/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 29 HÀNH LANG PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Đào Lộc Bình1 Nguyễn Hải Ngân2 Tóm tắt: Hiện nay, Việt Nam vẫn là một quốc gia nông nghiệp với 66,9% dân số sống ở nông thôn3 và khoảng 44,3% lao động xã hội làm nông nghiệp4. Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn đã và đang tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi cho khu vực kinh tế phi chính thức phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên hiện nay, khu vực kinh tế này cũng đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức và bộc lộ nhiều bất cập cần được tập trung giải quyết về mặt quản lý nhà nước và chính sách. Vậy cơ chế, chính sách nào để bảo đảm quyền lợi pháp lý cho khu vực kinh tế này? Hành lang pháp lý cho khu vực kinh tế phi chính thức (KTPCT) hiện nay? Nội dung bài viết tập trung phân tích, đánh giá về hành lang pháp lý và một số chính sách quản lý nhà nước hiện nay nhằm tạo hành lang pháp lý cho khu vực KTPCT hoạt động, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm bảo đảm hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động cũng như sự quản lý của Nhà nước đối với khu vực KTPCT. Từ khóa: Khu vực kinh tế phi chính thức; quản lý nhà nước; doanh nghiệp; đơn vị sản xuất kinh doanh; hộ sản xuất kinh doanh Nhận bài: 06/3/2017; Ngày hoàn thành biên tập: 18/4/2017; Ngày duyệt đăng: 23/5/2017 Abstract: Now, Viet Nam is still an agriculture country with 66,9% of the total population living in the rural areas and about 44,3% of the laborers working in the agricultural field. The process of transformation to the market economy and promotion of industrialization, modernization in rural agriculture has been creating favorable chances for the unofficial economic area to develop strongly. However, this economic area now is facing lots of challenges and difficulties and showing lots of shortcomings to be solved regarding to state management and policy. So, which policy is applied to ensure legal rights and interests for this economic area? What is the legal ground for the unofficial economic area nowadays? The article concentrates on analyzing, assessing current legal mechanism and some state management policies to ensure favorable legal ground for the operation as well as state management with the unofficial economic area. Keywords: Unofficial economic area; state management; enterprise; units operating in production and business; households operating in production and business; Date of receipt: 06/3/2017; Date of revision: 18/4/2017; Date of approval: 23/5/2017. 1. Quan điểm về khu vực kinh tế phi chính thức * Quan điểm của các tổ chức quốc tế về khu vực kinh tế phi chính thức Thuật ngữ “Khu vực kinh tế phi chính thức” đầu tiên do Hart (1973) đề xuất để mô tả một khu vực kinh tế truyền thống ở các nền kinh tế đang phát triển. Nguyên gốc, sự phân biệt giữa khu vực kinh tế chính thức và KTPCT là dựa trên sự phân biệt giữa lao động được trả lương và lao động tự làm. Để có khái niệm chính xác thế nào là việc làm phi chính thức cần phải xét đến nhiều đặc điểm như: chế độ bảo hiểm và phúc lợi xã hội, hợp đồng thành văn, bảng lương, bồi thường thất nghiệp v.v... Xét theo các định nghĩa này, có thể thấy việc làm phi chính thức bao gồm hai loại chính riêng rẽ, đó là việc làm trong khu vực phi chính thức (đơn vị sản xuất phi chính thức) và việc làm không có bảo hiểm trong khu vực chính thức. 1 Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh 2 Thạc sỹ, Giảng viên Khoa Luật và Quản lý xã hội, Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên. 3 Kết quả Điều tra Dân số và nhà ở giữa kỳ tại thời điểm 01/4/2014: tuc/item/25116102-dan-so-viet-nam-dat-gan-90-5-trieu-nguoi.html. 4 Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 và phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam. 30 HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP Để có thể nhận dạng các đơn vị sản xuất phi chính thức, Hội nghị Quốc tế các nhà Thống kê Lao động (ICLS) lần thứ 15 năm 1993 (gọi tắt là ICLS 15) đã đưa ra khuyến nghị về việc sử dụng ba tiêu chí bao gồm: (1) “doanh nghiệp” (đơn vị sản xuất) không thực hiện đăng ký; (2) có quy mô nhỏ xét theo số lượng lao động; (3) không thực hiện việc đăng ký lao động5. Trong đó, các đơn vị sản xuất thuộc khu vực phi chính thức được phân biệt bao gồm hai nhóm: (1) doanh nghiệp phi chính thức của lao động tự làm việc cho bản thân và không sử dụng lao động làm thuê thường xuyên; (2) doanh nghiệp của các chủ sử dụng lao động phi chính thức sử dụng lao động làm thuê có tính chất thường xuyên. Đến ICLS 17 năm 2003 đã đề cập đến phân đoạn chi tiết hơn đối với các hộ kinh doanh bao gồm ba nhóm: (1) các doanh nghiệp khu vực chính thức, (2) các doanh nghiệp khu vực phi chính thức và (3) các hộ gia đình. Cách phân loại này được kết hợp với phân loại theo loại hình công việc để hình thành một lược đồ biểu diễn về kinh tế phi chính thức bao gồm cả lao động trong khu vực phi chính thức và lao động phi chính thức ngoài khu vực phi chính thức. Từ những phân tích nêu trên cho thấy một khái niệm bao trùm cả khu vực KTPCT và việc làm phi chính thức xuất hiện ở cả hai khu vực KTPCT và chính thức là quan niệm được Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đưa ra vào năm 2003 như sau: khu vực phi chính thức và việc làm phi chính thức tạo nên cái mà chúng ta gọi là kinh tế phi chính thức6, thể hiện qua công thức: Kinh tế phi chính thức = Khu vực KTPCT + Việc làm phi chính thức. Khái niệm của ILO đưa ra hai khả năng mở cho việc xác định khu vực KTPCT đó là: tiêu chuẩn không đăng ký kinh doanh và tiêu chuẩn quy mô tối đa (ngưỡng số người nhiều nhất làm việc trong hộ SXKD). Trong nỗ lực áp dụng khuyến nghị của ILO, Nhóm Delhi đã khuyến nghị là coi các hộ SXKD có dưới 5 người làm công ăn lương là hộ sản xuất kinh doanh (SXKD) phi chính thức. * Quan điểm của Việt Nam: Viện Khoa học thống kê đưa ra khái niệm khu vực KTPCT như sau: Khu vực KTPCT là tất cả các doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân, sản xuất ít nhất một hoặc một vài sản phẩm và dịch vụ để bán hoặc trao đổi, không đăng ký kinh doanh (không có giấy phép kinh doanh) và không thuộc ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản” (gọi tắt là ngành nông nghiệp). Các doanh nghiệp như vậy được gọi là “các hộ SXKD phi chính thức”. Việc loại hoạt động SXKD trong lĩnh vực nông nghiệp ra khỏi khái niệm là do đặc trưng hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp có sự khác nhau, ví dụ như tính thời vụ, tổ chức lao động, mức thu nhập và công cụ điều tra khác nhau ở cả hai khu vực này. Các hộ SXKD có đăng ký kinh doanh thuộc vào khu vực kinh tế chính thức7. Tóm lại, khu vực KTPCT với mục tiêu chủ yếu nhằm tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho những người có liên quan. Khu vực KTPCT đóng vai trò giải tỏa căng thẳng trên thị trường lao động, đặc biệt nhờ số lượng việc làm tạo ra trong khu vực này tăng lên, ngoài ra tỉ lệ người lao động kết hợp làm nhiều công việc cũng tăng lên. Khu vực này đã trở thành một bộ phận cấu thành của nền kinh tế của tất cả các nước trên thế giới, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. 2. Hành lang pháp lý cho hoạt động của khu vực kinh tế phi chính thức hiện nay Hiện nay ở nước ta mặc dù chưa chính thức thừa nhận thuật ngữ “kinh tế phi chính thức” trong các văn bản quy phạm pháp luật nhưng 5 Khu vực phi chính thức trong thống kê tài khoản quốc gia: Một số vấn đề về phương pháp luận, Website: thuc/485-khu-vuc-phi-chinh-thuc-trong-thong-ke-tai-khoan-quoc-gia-mot-so-van-de-ve-phuong-phap-luan 6 Jean-Pierre Cling, Đỗ Hoài Nam, Stéphane Lagrée, Mireille Razafindrakoto, François Roubaud, Kinh tế phi chính thức tại các nước đang phát triển, Nxb. Tri thức, H.2013, tr.12 7 Lý Quỳnh Anh, Vài nét về kinh tế phi chính thức, Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia: Soá 4/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 31 hệ thống pháp luật cũng đã có những quy định tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động này. Hiến pháp 2013 có quy định về quyền sở hữu tư nhân, quyền tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm, quyền được bảo đảm an sinh xã hội và quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc8. Các đạo luật quan trọng như: Bộ luật dân sự năm 2005 có những quy định về các quyền của cá nhân như quyền lao động, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp; quyền tự do kinh doanh, cá nhân có quyền lựa chọn hình thức, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, lập doanh nghiệp, tự do giao kết hợp đồng, thuê lao động và các quyền khác phù hợp với quy định của pháp luật9. Bộ luật dân sự 2015 tiếp tục ghi nhận và bảo vệ các quyền dân sự đó của công dân. Bộ luật lao động 2012 xác định“Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm”10 và người lao động có quyền “Làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử”11.Luật việc làm 2013 xác định “Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm”12. Theo các quy định này việc làm trong khu vực KTPCT cũng được pháp luật công nhận và bảo vệ. Luật bảo hiểm y tế và Luật bảo hiểm xã hội đã tạo những điều kiện pháp lý thuận lợi cho các chủ thể trong khu vực KTPCT tham gia và được hưởng các chế độ bảo hiểm. Cụ thể: Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) đã quy định xây dựng chế độ “Bảo hiểm y tế toàn dân”13. Theo đó, Luật quy định các nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế trong đó có đối tượng thuộc khu vực KTPCT (có việc làm không chính thức) bao gồm: Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng gồm: Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng là người thuộc hộ gia đình cận nghèo; nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia đình14. Những quy định này sẽ góp phần làm giảm việc làm không chính thức trong khu vực chính thức, đồng thời tạo hành lang pháp lý cơ bản cho khu vực KTPCT hoạt động và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người lao động làm việc tại khu vực KTPCT. Mặc dù hiện nay, các chính sách của Nhà nước để hỗ trợ cho khu vực này vẫn chưa được đề cập trong các văn bản một cách chính thức nhưng Chính phủ cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ mà đối tượng được thụ hưởng là những người lao động trong khu vực KTPCT. Có thể khái quát một số chính sách cụ thể trong thời gian qua như: Nghị quyết số 120/HĐBT ngày 11/4/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về chủ trương, phương hướng và biện pháp giải quyết việc làm, chủ trương: “Nhà nước tạo những điều kiện cần thiết thông qua cơ chế, chính sách, luật pháp và hỗ trợ một phần về tài chính để khuyến khích các tổ chức, đơn vị kinh tế và người lao động ở mọi thành phần kinh tế tự giải quyết việc làm và tạo việc làm mới”. Tiếp đến là một số chính sách như: chính sách “Về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác” theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ; Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” ban hành theo Quyết định số 1956/QĐ- TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủđây là những chính sách nhằm giúp cho các đối tượng nghèo, khó khăn trong đó có những lao động trong khu vực KTPCT có cơ hội được tiếp cận các nguồn vốn cũng như được hỗ trợ đào tạo nghề. 8 Xem Điều 32, 33, 34, 35 Hiến pháp 2013. 9 Xem Điều 49, 50, 51 Bộ luật Dân sự 2005. 10 Khoản 1, Điều 9 Bộ luật Lao động 2012. 11 Điểm a, khoản 1, Điều 5 Bộ luật Lao động 2012. 12 Khoản 2, Điều 3 Luật Việc làm 2013. 13 Xem Khoản 2, Điều 2 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014). 14 Xem điểm a, khoản 1, điểm a, khoản 4, khoản 5 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi, bổ sung 2014). 32 HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP Cùng với đó, có thể kể đến nhóm các chính sách xóa đói giảm nghèo như: Nhóm chính sách giảm nghèo toàn diện: Đó là các chính sách tổng hợp, nhằm mục tiêu cải thiện toàn diện các khía cạnh đời sống của các hộ nghèo, bao gồm các dự án tiếp cận dịch vụ, kết cấu hạ tầng; hỗ trợ sản xuất, thúc đẩy sản xuất hàng hóa và liên kết thị trường, đào tạo nghề, tạo điều kiện phát triển các mặt của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội cho đồng bào dân tộc (Chương trình 135, Chương trình 30a; Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo...) Nhóm các chính sách có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp nâng cao đời sống nhân dân mang tầm quốc gia. Các chính sách này với các chủ trương tiếp cận theo mục tiêu, tập trung vào một số lĩnh vực cụ thể, thiết thực đặt ra từ thực tế đời sống kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch; giáo dục đào tạo, giải quyết việc làm; dân số, kế hoạch hóa gia đình; chương trình xây dựng nông thôn mới...). Những chính sách nêu trên khi thực hiện đã có những tác động tích cực đối với sự phát triển của khu vực KTPCT, giúp các cơ sở sản xuất kinh doanh phi chính thức có điều kiện tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất. Tuy nhiên, các chính sách này chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của khu vực KTPCT bởi được áp dụng chủ yếu các đối tượng chính sách và người nghèo. Trong khi đó các chủ thể sản xuất kinh doanh phi chính thức nhiều trường hợp lại không nằm trong nhóm đối tượng này do đó khi vay vốn để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh họ thường thiếu tài sản thế chấp để vay ngân hàng, nên các cơ sở phi chính thức thường tìm đến các tổ chức cho vay tài chính hoặc các cá nhân cho vay với lãi suất cao. Điều này dẫn tới nhiều hệ lụy không mong muốn đối với hoạt động quản lý nhà nước cũng như đối với người lao động trong khu vực KTPCT như hiện tượng cho vạy nặng lãi, tín dụng đen, lừa đảo... mà khi xảy ra các cơ quan nhà nước rất khó can thiệp để bảo vệ cho khu vực KTPCT. Hơn nữa, các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc khu vực KTPCT thường không đăng ký nên trong hoạt động của mình, các cơ sở này không nhận được sự bảo hộ về mặt pháp lý. Thực tế, các cơ quan quản lý nhà nước ở các địa phương vẫn quản lý đối với các cơ sở này và thực hiện thu một số các loại phí do địa phương quy định. Tuy nhiên hoạt động quản lý nhà nước đối với khu vực KTPCT cũng có nhiều bất cập bởi trước hết như trên đã đề cập là các cơ quan nhà nước thiếu thông tin về khu vực KTPCT dẫn đến việc chưa có những chính sách quản lý phù hợp đối với khu vực KTPCT nên đã có những trường hợp ngay tại một địa phương mà chính sách quản lý nhà nước đối với khu vực KTPCT cũng đã xuất hiện những mâu thuẫn15. Do không đăng ký với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, không nhận được sự bảo hộ của pháp luật nên khu vực KTPCT còn phải đối mặt với hiện tượng nhũng nhiễu của một bộ phận công chức trong bộ máy quản lý nhà nước, phải bỏ ra những chi phí không chính thức để tồn tại. Trong khi đó từ phía các cơ quan quản lý nhà nước, chính sách hỗ trợ cũng như công tác quản lý nhà nước không đạt được yêu cầu đặt ra, khu vực KTPCT vẫn hoạt động và phát triển một cách tự phát nằm ngoài sự quản lý, điều chỉnh của nhà nước. Hay nói một cách khác là các cơ quan quản lý nhà nước vẫn chưa quản lý được khu vực KTPCT. Bên cạnh đó, một số chính sách của nhà nước trong lĩnh vực giáo dục còn có những bất cập như chính sách định hướng nghề nghiệp cho người học khiến người học chỉ muốn học cao để làm việc trong khu vực kinh tế chính thức, đã tạo ra sự mất cân đối trong việc đào tạo nguồn nhân lực dẫn đến tình trạng “thừa 15 Một số địa phương có chính sách cho các đối tượng nghèo ở thành phố vay vốn đầu tư mua xe đẩy hàng để kinh doanh dịch vụ ăn uống (hình thức chủ yếu là bán hàng rong trên phố), nhưng thời gian sau đó để thực hiện chủ trương xây dựng thành phố văn minh trật tự, kỷ cương thì chính quyền các địa phương này lại có chính sách cấm các loại hình dịch vụ bán hàng rong trên các tuyến phố. Soá 4/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 33 thầy, thiếu thợ”, nhân lực lao động làm việc trong khu vực KTPCT thiếu trình độ, tay nghề để phát triển sản xuất, kinh doanh. Các chính sách hỗ trợ giáo dục, đào tạo dành cho các đối tượng chính sách và người nghèo ở khu vực nông thôn có những nội dung chưa phù hợp và chưa thiết thực đối với khu vực KTPCT nhất là những lao động phi chính thức ở đô thị. Có thể nói khu vực KTPCT đã được hưởng lợi nhưng chưa nhiều từ những chính sách chung của nhà nước về giáo dục, đào tạo. 3. Đề xuất một số giải pháp Theo quy luật khu vực KTPCT sẽ dần thu hẹp lại khi kinh tế phát triển (như ở các nước phát triển) nhưng dù vậy khu vực KTPCT vẫn sẽ còn tồn tại dù ở quy mô nhỏ. Do đó, từ yêu cầu của thực tiễn nhà nước cần phải có sự nhìn nhận khách quan và ứng xử phù hợp đối với khu vực KTPCT nhất là trong bối cảnh Chính phủ nước ta đang khuyến khích và tạo điều kiện cho phong trào khởi nghiệp của người dân. Để xây dựng hành lang pháp lý đầy đủ cho hoạt động của khu vực KTPCT đồng thời có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho kinh tế phi chính thức phát triển phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế chung của đất nước tác giả đề xuất một số nội dung sau: Thứ nhất, về mặt nhận thức, các cơ quan quản lý nhà nước cần nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí của khu vực KTPCT trong nền kinh tế) để hiện thực hóa nhận thức này trước hết cần công nhận bằng pháp luật khái niệm khu vực KTPCT (khu vực kinh tế và việc làm phi chính thức. Khái niệm này cần được xác định trong văn bản pháp lý phù hợp (luật, nghị định, thông tư, v.v.) và được các cơ quan chủ chốt như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Tổng cục Thống kê triển khai thực hiện, tạo cơ sở cho các tổ chức và doanh nghiệp tham chiếu. Việc công nhận chính thức về mặt pháp lý này sẽ là một động lực mạnh mẽ cho người lao động thuộc khu vực phi chính thức. Khi đó, họ sẽ có đầy đủ các quyền, tạo điều kiện cho sự xuất hiện của các hiệp hội nghề nghiệp. Các hiệp hội này có khả năng đại diện cho tiếng nói trong các cuộc đàm phán chính thức và trong các cuộc đối thoại xã hội và thực hiện chính sách hỗ trợ mục tiêu hiệu quả hơn. Như vậy sẽ thiết lập “mắt xích bị thiếu” hiện đang không hiện diện trong các chính sách phát triển và xóa đói giảm nghèo, v.v. Đối với cơ quan quản lý nhà nước việc công nhận về mặt pháp lý sẽ tạo điều kiện để các cơ quan nhà nước thực sự có thể quản lý được khu vực KTPCT bằng các công cụ mà pháp luật quy định. Thứ hai, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật liên quan cho các chủ thể của khu vực KTPCT. Bởi hiện nay, tình trạng thiếu hiểu biết về các quy định liên quan đến đăng ký kinh doanh và nộp thuế, ranh giới không rõ ràng giữa các công ty tư nhân chính thức với cơ sở tư nhân phi chính thức và sự thiếu minh bạch tạo ra một vùng tối cho phi chính thức phát triển, sự mặc cả và thậm chí cả tham nhũng. Việc thiết lập các quy tắc minh bạch, rõ ràng và được tất cả mọi người hiểu biết sẽ giúp giảm sự tùy tiện trong các quyết định và sách nhiễu của công chức, đồng thời giúp các cơ quan có thẩm quyền thực thi luật một cách chặt chẽ hơn. Thứ ba, chính thức hóa khu vực KTPCT thông qua việc thực thi các quy định về đăng ký kinh doanh đơn giản, đồng bộ đối với tất cả doanh nghiệp tư nhân và ở cấp độ quốc gia. Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2014 đã được ban hành với các thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp đơn giản dễ dàng, do đó trong thời gian tới Chính phủ cần bổ sung thêm các chính sách khuyến khích để khu vực KTPCT đăng ký chuyển sang khu vực kinh tế chính thức trong đó, một cách hiệu quả để khuyến khích việc chính thức hóa là cải thiện tính minh bạch và công tác truyền thông về các quy định. Việc chính thức hóa khu vực KTPCT là yêu cầu tất yếu của quản lý nhà nước, điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản lý nhà nước đối với khu vực này (về đánh giá thống kê, nộp thuế, quy hoạch...) đồng thời cũng tạo thuận lợi cho các chủ thể trong khu vực KTPCT được tiếp cận đối với các nguồn vốn chính thức từ các chính sách hỗ trợ của nhà nước. 34 HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP Các quy định về khuyến khích đăng ký đối với các cơ sở SXKD phi chính thức (doanh nghiệp tư nhân) sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng chính sách ưu đãi thuế và phù hợp với đặc thù của khu vực này. Hai quá trình này bổ sung cho nhau: một mặt, để các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh chấp nhận đóng thuế thì cần thực hiện các chính sách hỗ trợ cho họ và các chính sách này, trong một chừng mực nào đó, chính là bù đắp lại việc cho đóng thuế, mặt khác, tất cả các khoản thuế thu từ các công ty tư nhân đương nhiên cần được sử dụng một phần để tài trợ cho các chính sách này. Được như vậy về mặt quản lý nhà nước đối với khu vực KTPCT sẽ đạt được hiệu quả mong muốn và nhà nước sẽ thu được các khoản thuế từ khu vực KTPCT. Thứ tư, tăng cường hỗ trợ đào tạo đối với người lao động trong khu vực KTPCT, theo đó nhà nước cần xây dựng các chương trình đào tạo mục tiêu nhắm đến chủ cơ sở quy mô rất nhỏ và người lao động trong khu vực phi chính thức. Việc xây dựng các chương trình đào tạo kế toán, tài chính và rộng hơn là đào tạo nghề phù hợp với khu vực này sẽ góp phần nâng cao hiệu suất hoạt động (hiện nay mới có chính sách đào tạo nghề cho một số đối tượng như: hộ nghèo, nông dân, thanh niên). Thứ năm, triển khai thực hiện chương trình bảo hiểm xã hội tự nguyện phù hợp với nhu cầu của khu vực kinh tế phi chính thức. Trước mắt triển khai thực hiện tốt Luật bảo hiểm xã hội 2014 và Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 (phần bảo hiểm tự nguyện) trong thực tế để các đối tượng thuộc khu vực KTPCT thuận lợi tham gia. Việc luật đưa khu vực kinh tế phi chính thức vào chương trình bảo hiểm xã hội sẽ làm giảm sự bấp bênh và tính dễ bị tổn thương của người lao động trong khu vực này. Kết luận: Kinh tế phi chính thức (Khu vực KTPCT và việc làm phi chính thức) tồn tại lâu dài và khách quan trong tất cả các nền kinh tế, quy mô và phạm vi của khu vực này tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia (các nước phát triển quy mô của khu vực KTPCT nhỏ và ngược lại). Ở Việt Nam, khu vực KTPCT và việc làm phi chính thức cũng phát triển tuân theo những quy luật chung đó. Hiện nay, ở nước ta khu vực KTPCT đang tồn tại và phát triển mạnh mẽ nhưng chưa được thừa nhận một cách chính thức về mặt pháp lý, hoạt động quản lý nhà nước đối với kinh tế phi chính thức được thực hiện bằng công cụ pháp luật, chính sách gián tiếp thông qua hệ thống pháp luật dân sự, lao động, bảo hiểm; các chính sách xóa đói giảm nghèo, dạy nghề tạo việc làm, tín dụng cho người nghèo, đối tượng chính sách và một số biện pháp hành chính khác. Bản thân các cơ quan quản lý nhà nước còn có những nhận thức khác nhau về khu vực KTPCT nên chưa có những chính sách hiệu quả để quản lý và định hướng cho khu vực kinh tế này phát triển phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế quốc gia, ở khía cạnh quản lý có thể nói các cơ quan nhà nước chưa thực sự quản lý được khu vực KTPCT. Do đó, để tạo hành lang pháp lý đầy đủ, phù hợp đồng thời có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho khu vực KTPCT phát triển, Nhà nước cần cần công nhận bằng pháp luật tại Việt Nam khái niệm khu vực KTPCT; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật liên quan cho các chủ thể (người lao động) của khu vực KTPCT; Chính thức hóa khu vực KTPCT thông qua việc thực thi các quy định về đăng ký kinh doanh đơn giản, đồng bộ đối với tất cả doanh nghiệp tư nhân và ở cấp độ quốc gia; tăng cường hỗ trợ đào tạo đối với người lao động trong khu vực KTPCT; triển khai thực hiện chương trình bảo hiểm xã hội tự nguyện phù hợp với nhu cầu của khu vực kinh tế phi chính thức. Thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đồng thời xây dựng một khu vực KTPCT phù hợp với các quy định của pháp luật và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước góp phần vào sự phát triển của đất nước./. Tài liệu tham khảo 1. Lý Quỳnh Anh, Vài nét về kinh tế phi chính thức, Trung tâm thông tin và dự báo kinh Soá 4/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 35 tế xã hội quốc gia: s i tes /en/Pages/vainetvekinhtephi-nd- 16603.html. 2. Lý Quỳnh Anh, Khu vực kinh tế phi chính thức ở Việt Nam và tác động chính sách của Nhà nước, Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia: vuckinhtephichinh-nd-16608.html 3. Nguyễn Hữu Chí,Nguyễn Thị Thu Huyền (TCTK), Mireille Raza.findrak.oto và François Roubaud (IRD-DIAL), Thị trường lao động và kinh tế phi chính thức ở Việt Nam trong thời gian khủng hoảng và phục hồi 2007-2009, Một số nét chủ yếu từ cuộc Điều tra Lao động và Việc làm, Báo cáo tóm lýợc chính sách, Dự án TCTK /IRD-DIAL, Tháng 12/2010. 4. Khu vực phi chính thức trong thống kê tài khoản quốc gia: Một số vấn đề về phương pháp luận, Website: thong-tin-khoa-hoc/chuyen-san/110-nam-2008 -chuyen-san-thong-ke-khu-vuc-phi-chinh- thuc/485-khu-vuc-phi-chinh-thuc-trong-thong -ke-tai-khoan-quoc-gia-mot-so-van-de-ve- phuong-phap-luan. 5. Jean-Pierre Cling, Đỗ Hoài Nam, Stéphane Lagrée, Mireille Razafindrakoto, Francois Roubaud, Kinh tế phi chính thức tại các nước đang phát triển, Nxb. Tri thức, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, H.2013. 6. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (VASS) và Viện Nghiên cứu Phát triển Pháp (IRD), Kỷ yếu Hội thảo quốc tế, Khu vực và việc làm phi chính thức, Phương pháp thống kê, tác động kinh tế và chính sách công, Hà Nội 5/2010. Bốn là, CCV đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận nhà, đất xác nhận số lượng thành viên HGĐ tại thời điểm giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất và/hoặc nhà. Năm là, theo trình tự thủ tục chung, khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất thì thường phải thông qua UBND cấp xã (đặc biệt là đối với đất nông nghiệp được điều chỉnh theo Nghị định 64/CP ngày 27/09/1993 của Chính phủ). Vì vậy, CCV có thể gửi công văn đề nghị UBND cấp xã có thẩm quyền căn cứ vào hồ sơ lưu để xác nhận số lượng thành viên HGĐ tại thời điểm giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. 4. Kiến nghị Từ pháp luật thực định đến thực tiễn áp dụng pháp luật đối với chủ thể HGĐ, chúng tôi kiến nghị những biện pháp để giải quyết những vướng mắc nêu trên, cụ thể như sau: Thứ nhất, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cần liệt kê số lượng thành viên HGĐ trên Giấy chứng nhận hoặc trong Giấy chứng nhận ghi việc cấp nhà, đất cho HGĐ theo quyết định; bản án; hoặc sổ hộ khẩu cụ thể. Thứ hai, cần bổ sung hoặc làm rõ HGĐ được sở hữu nhà ở tại Luật Nhà ở có tương tự như HGĐ tại Luật Đất đai hay không, bởi tại BLDS năm 2015 chỉ xác định chủ thể của quan hệ dân sự có sự tham gia của HGĐ sử dụng đất được thực hiện theo quy định của Luật Đất đai mà không nhắc đến HGĐ sở hữu nhà ở tại Luật Nhà ở. Thứ ba, cơ quan có thẩm quyền cần có hướng dẫn cụ thể hơn đối với việc định đoạt tài sản chung của thành viên HGĐ theo Điều 212, BLDS năm 2015 bởi cụm từ “trừ trường hợp luật có quy định khác”trong thực tiễn vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau. Thứ tư, trên cơ sở liệt kê, khảo sát, cần tổng hợp các vụ án dân sự về HGĐ qua đó xây dựng án lệ liên quan đến chủ thể đặc thù này nhằm tạo thuận lợi cho CCV cũng như cá nhân, cơ quan tổ chức có thẩm quyền khác áp dụng pháp luật trên cơ sở thống nhất, rõ ràng và minh thị./. HỘ GIA ĐÌNH - GÓC NHÌN CHỦ THỂ TỪ HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG (Tiếp theo trang 22)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhanh_lang_phap_ly_cho_hoat_dong_kinh_te_phi_chinh_thuc_o_vie.pdf
Tài liệu liên quan