Khảo sát mối liên hệ đặc điểm hình ảnh học – giải phẫu bệnh 36 trường hợp u sọ hầu tại bệnh viện chợ Rẫy

Vôi hóa Vôi hoá thường gặp, chiếm tỉ lệ 51,4%. Theo y văn, vôi hóa dạng đám vùng trên yên là dấu hiệu đặc trưng của u sọ hầu(6,9). Như vậy, cấu trúc u đặc có thành phần nang kèm vôi hoá ở vùng tuyến yên rất có giá trị chẩn đoán, giúp phân biệt u sọ hầu với các u não khác cùng vị trí. Hơn nữa vôi hóa lớn vùng trên yên có thể tiên lượng phẫu thuật lấy u khó khăn(3). Tuy MRI giúp khảo sát mức độ xâm lấn và tình trạng phù não tốt hơn nhưng theo kết quả của chúng tôi, CT scan lại nhạy hơn MRI trong việc phát hiện vôi hóa. Điều này cũng đã được đề cập đến trong bài tổng kết của tác giả Karavitaki năm 2006(7). Vì vậy kết hợp 2 phương tiện này khi cần thiết sẽ giúp chẩn đoán chính xác hơn. Mô học Trong nghiên cứu của chúng tôi, u sọ hầu dạng u men bào chiếm đa số (83,3%). Theo y văn, đây cũng là týp mô học thường gặp nhất(5). U sọ hầu dạng u men bào thường gặp hơn ở nhóm trẻ tuổi, có kích thước lớn hơn u sọ hầu dạng u nhú tế bào gai nên thường sẽ có tiên lượng xấu hơn. Trong nghiên cứu của chúng tôi, vôi hóa và sừng hóa và giảm tín hiệu trên T1W cũng là đặc điểm giúp phân biệt các týp mô học. Theo Schefer, u dạng men bào thường vôi hóa hơn, có thành phần nang, và hay bao lấy các mạch máu hơn dạng u nhú tế bào gai(10). Như vậy, nếu trên hình ảnh khối u kích thước lớn, vôi hóa nhiều, giảm tín hiệu trên T1W và người bệnh tương đối trẻ tuổi có thể nghĩ nhiều đến u sọ hầu dạng u men bào. Một số nghiên cứu cho thấy u sọ hầu dạng u nhú tế bào gai có tỉ lệ vị trí trên yên cao hơn so với dạng men bào, đồng thời cũng gặp cấu trúc mô đặc nhiều hơn(10). Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi lại không ghi nhận mối liên hệ có ý nghĩa giữa vị trí, cấu trúc u với týp mô học. Vì vậy, cần phải nghiên cứu thêm để làm sáng tỏ điều này.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 17 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát mối liên hệ đặc điểm hình ảnh học – giải phẫu bệnh 36 trường hợp u sọ hầu tại bệnh viện chợ Rẫy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 606 KHẢO SÁT MỐI LIÊN HỆ ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH HỌC – GIẢI PHẪU BỆNH  36 TRƯỜNG HỢP U SỌ HẦU TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY  Trần Minh Thông*, Phan Thị Tường Vân*   TÓM TẮT  Tổng quan: U sọ hầu thường gặp ở người bệnh tuổi nhỏ có tế bào tồn dư của túi Rathke, tạo nên khối choán  chỗ vùng tuyến yên, ảnh hưởng đến chức năng tuyến yên và mô não chức năng kế cận. U liên quan chặt chẽ đến  giao thoa thị giác và trục hạ đồi tuyến yên. Dựa trên triệu chứng lâm sàng thường khó chẩn đoán phân biệt các u  nội sọ khác. Ngày nay, tiến bộ của hình ảnh học đã giúp phát hiện u sớm và gợi mở được thành phần cấu tạo mô  u, chẳng hạn u dạng đặc, nang hoặc vôi hóa và đặc biệt đo được kích thước mô u. Hình ảnh học cho biết đại thể  mô u nhưng bản chất u cần được quan sát mô học. Sự quan sát các mẫu bệnh phẩm từ sinh thiết, phẫu thuật lấy  u hoặc từ các mẫu tử thiết đã giúp các nhà giải phẫu bệnh chia u sọ hầu thành ba týp gồm u sọ hầu dạng u men  bào, u sọ hầu dạng u nhú tế bào gai và týp hỗn hợp. Tiên lượng bệnh phụ thuộc vào tuổi, kích thước u, và týp mô  học. Hiện nay, có nhiều công trình nghiên cứu đã xác định mối liên hệ giữa đặc điểm hình ảnh như vị trí, cấu  trúc, hình dạng u, tính chất vôi hóa với kết quả vi thể của mô u.   Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát mối liên hệ đặc điểm hình ảnh học – giải phẫu bệnh của u sọ hầu.  Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu hồ sơ 36 người bệnh u sọ hầu nhập viện Chợ Rẫy từ tháng 1/2008 đến  tháng 12/2010 có đầy đủ kết quả phim CT scan hoặc MRI sọ não trước mổ, kết quả giải phẫu bệnh sau mổ.  Kết quả: 36 người bệnh gồm 23 nam và 13 nữ từ 2‐69 tuổi trong đó có 2 đỉnh thường gặp là 5‐10 tuổi và  50‐55 tuổi. Lý do đến khám thường nhất là đau đầu 66,7%. Kích thước u trung bình  là 3,6 cm; u  lớn hơn ở  nhóm dưới 20 tuổi (p 0,04). Vị trí u chủ yếu ở vùng trên yên (65,7%); kế đến là vị trí trong và trên yên (31,4%).  U có cấu trúc hỗn hợp mô đặc nang dịch chiếm tỉ lệ 72,4%. Phần lớn u giảm tín hiệu trên T1W và tăng tín hiệu  trên T2W. Trên hình ảnh, u sọ hầu thường vôi hoá (51,4%) và có biểu hiện chèn ép mà nhiều nhất là chèn ép  giao thoa thị giác (63,3%). Về mô học, u sọ hầu dạng u men bào chiếm đa số 83,3%. Týp mô học này thường gặp  ở lứa tuổi nhỏ hơn so với u sọ hầu dạng u nhú tế bào gai (p 0,09). Không có sự khác biệt về vị trí hoặc cấu trúc u  trong các týp mô học. Tuy nhiên, u sọ hầu dạng men bào thường giảm tín hiệu trên T1W, có kích thước to hơn  và vôi hóa nhiều hơn so với dạng u nhú tế bào gai.  Kết luận: U sọ hầu thường gặp nhất ở nhóm 5‐10 tuổi. U có kích thước trung bình là 3,6 cm và thường to  hơn ở nhóm dưới 20 tuổi. Vị trí u chủ yếu ở vùng trên yên. U thường có cấu trúc đặc‐nang kèm theo vôi hoá. Về  mô học, u sọ hầu dạng u men bào chiếm tỉ lệ khá cao. Một số đặc điểm hình ảnh có thể giúp phân biệt các týp mô  học trước mổ. Cụ thể, u gặp ở trẻ em, kích thước lớn, giảm tín hiệu trên T1W và vôi hóa gợi ý nhiều đến u dạng  men bào. Ngược lại u sọ hầu dạng u nhú tế bào gai thường gặp ở lứa tuổi lớn hơn, kích thước u nhỏ hơn, thường  tăng tín hiệu trên T1W, và ít gặp tình trạng vôi hóa.  Từ khoá: U sọ hầu, U sọ hầu dạng u men bào, U sọ hầu dạng u nhú tế bào gai.  * Khoa Giải phẫu bệnh, BV Chợ Rẫy  Tác giả liên lạc: BSCKII. Trần Minh Thông, ĐT: 0918202941, Email: tranmthong2003@yahoo.com  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 607 ABSTRACT  A STUDY OF RELATIONS BETWEEN IMAGING AND HISTOLOGIC FINDINGS OF 36  CRANIOPHARYNGIOMA CASES AT CHORAY HOSPITAL  Tran Minh Thong, Phan Thi Tuong Van  * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2013: 606 ‐ 612  Background: Craniopharyngiomas are derived from remnants of Rathke pouch and often occupy the sellar  region. They affect mainly children and young adults. These tumors have anatomical proximity to essential brain  structures  like  hypothalamic‐pituitary  axis  and  optic  chiasm.  Clinical  manifestations  alone  can  hardly  differentiate craniopharyngiomas from other intracranial tumors. Nowadays, advances in imaging studies have  given much  information about  the actual  size and  consistency of  tumors as well as  calcification, which make  diagnosis more accurate and  earlier. However, besides precious macroscopic  features  revealed by  imaging,  the  exact cause of  the  tumor need  to be determined by histologic studies. Through examining biopsy and autopsy  specimens,  histopathologists  have  classified  craniopharyngiomas  into  three  types:  adamantinomatous  craniopharyngioma,  squamous  papillary  craniopharyngioma  and mixed  type. The  prognosis  depends  on  age,  tumor’s size, and histological type. Recent researchers have found certain correlations between histological type  and some imaging features such as tumor’s site, shape, consistency and calcification.  Objective: To evaluate the relation between imaging and histopathological features of craniopharyngiomas.  Methods  and  materials:  Retrospective  study  of  36  craniopharyngioma  cases  diagnosed  at  Cho  Ray  Hospital from January 2008 to December 2010 with imaging and histopathological data.  Results: This study group comprises 23 males and 13 females with ages ranging from 2 to 69 years. There  are 2 peaks: 5‐10 and 50‐55 year‐old patients. The most frequent chief complaint was headache 66.7%. The mean  size of  craniopharyngiomas  in our  sample was 3.6  cm; young patients often had  larger  tumor  than others  (p  0.04). On imaging studies, tumors were mainly suprasellar masses (65.7%). 31.4% tumors were found in both  intrasellar and suprasellar regions. Solid‐cystic craniopharyngiomas account  for 72.4% of cases. Most  tumors  were  hypointense  on  T1W  and  hyperintense  on  T2W.  Craniopharyngiomas were  commonly manifested  by  calcification  (51.4%)  and  compression  signs  (63.3%),  especially  at  the  optic  chiasm  region  (63.3%).  Adamantinomatous  craniopharyngioma  was  the  main  histological  type  (83.3%)  and  they  were  usually  hypointense on T1W. This type of tumor is also associated with younger age, larger size, and more calcification  than those in squamous papillary craniopharyngioma. However, no relationship was found between tumor’s site,  consistency and histological type.  Conclusion: Craniopharyngioma was most often diagnosed in 5‐10 year‐old group. Mean tumor’s size was  3.6 cm. Tumor was mainly suprasellar mass of mixed consistency with calcification. Among histological types,  adamantinomatous group was most commonly seen. There may be some characteristic imaging findings which  help  distinguish  different  histological  types. Young  age,  large‐sized  tumor  and  hypointensity  on  T1W may  suggest adamantinomatous craniopharyngioma. In contrast, squamous papillary subtype was mainly noted  in  older age and the tumor usually had smaller size with less calcification.  Keywords:  Craniopharyngioma,  Adamantinomatous  craniopharyngioma,  Squamous  papillary  craniopharyngioma.  ĐẶT VẤN ĐỀ  U sọ hầu xuất phát tế bào tồn dư của ống sọ  hầu, vị  trí  ở chỗ  tiếp giáp giữa  cuống phễu và  tuyến yên(5). Đây là u não vùng trên yên thường  gặp  nhất  ở  trẻ  em(1).  Ở  bệnh  viện Chợ Rẫy,  u  chiếm 54% tất cả các u trên yên ở trẻ em và 20%  ở người lớn(13). Trên mô học, u sọ hầu không có  biểu hiện ác tính nhưng do vị trí  liên quan đến  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 608 các  cấu  trúc  não  quan  trọng  như  vùng  hạ  đồi  tuyến yên, giao thoa thị giác, mạch máu  lớn và  các não  thất nên biểu hiện  lâm  sàng phức  tạp  gồm tăng áp lực nội sọ, rối loạn thị giác, thay đổi  về nội tiết và thiếu sót thần kinh(5). U phát hiện  trễ sẽ rất khó điều  trị, để  lại nhiều hậu quả, di  chứng nặng nề(4). Tuổi, vị trí u, mức độ xâm lấn  và týp mô học đều có liên quan đến tiên lượng.  Vôi hóa nhiều là một trong những nguyên nhân  gây mổ khó và không lấy hết u(4,7).  Nhằm hiểu biết sâu sắc hơn về bệnh, chúng  tôi  tiến hành nghiên cứu mối  liên hệ đặc điểm  hình ảnh học‐giải phẫu bệnh để góp phần chẩn  đoán, điều trị và tiên lượng u sọ hầu tốt hơn từ  đó  cải  thiện  chất  lượng  cuộc  sống  của  người  bệnh, đặc biệt là trẻ em.  PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Hồi cứu hồ sơ bệnh án 36 người bệnh u sọ  hầu đã được chẩn đoán xác định bằng giải phẫu  bệnh  tại  bệnh  viện Chợ Rẫy  từ năm  2008  đến  2010.  Các  phần  mềm  Word  2007,  Excel  2007,  Stata 10 dùng để nhập, xử lý số liệu, và trình bày  kết  quả  nghiên  cứu.  Phép  kiểm  Chi  bình  phương, Fisher exact và T test được sử dụng để  so sánh  tỉ  lệ phần  trăm hoặc giá  trị  trung bình  giữa các nhóm. Giá trị p <0,05 được xem là có ý  nghĩa thống kê.  KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  Các đặc điểm chung  Giới  Trong 36 người bệnh có 23 nam  (63,9%) và  13 nữ  (36,1%). Tỉ  lệ nam/nữ = 1,8  tuy nhiên sự  khác biệt này là không có ý nghĩa thống kê với p  = 0,09 > 0,05.  Tuổi  Người bệnh từ 2‐69 tuổi, trung bình là 31,6 ±  20,9. Có 2 đỉnh thường gặp từ 5‐10 tuổi và từ 50‐ 55 tuổi. Nhóm trẻ em (≤ 20  tuổi) gồm 14 người  bệnh, chiếm 38,9%.   1 8 3 1 3 2 1 1 3 3 4 3 2 1 0 2 4 6 8 0 20 40 60 80 Biểu đồ 1. Phân bố u sọ hầu theo tuổi  Triệu chứng lâm sàng  Hai lý do đến khám thường gặp nhất là đau  đầu và mờ mắt chiếm tỉ lệ 66,7% và 19,4%. Các  lý do khác bao gồm co giật, mê lú lẫn, nói khó  Đặc điểm khối u  Vị trí  Trên phim, nhiều nhất là u trên yên với tỉ lệ  65,7%, nhiều  trường hợp u nằm  trong não  thất  III. Kế đến là vị trí trong và trên yên (hỗn hợp)  chiếm 31,4%. U sọ hầu  trong yên ở 2,9% người  bệnh. Một  trường  hợp  u  nằm  ở  nhu mô  não  thuỳ trán (T). Một trường hợp u xâm lấn góc cầu  tiểu não. Trong 26 trường hợp ghi nhận được vị  trí u  trên phim  và  trong  lúc mổ  thì  23  trường  hợp cho kết quả  tương  đồng  (88,5%), 3  trường  hợp không tương đồng (11,5%).  Bảng 1. So sánh vị trí u trên phim và lúc mổ  Vị trí lúc mổ Tr ên p hi m Trong yên Trên yên Hỗn hợp Tổng Trong yên 1 0 0 1 Trên yên 0 17 1 18 Hỗn hợp 0 2 5 7 Tổng 1 9 6 26 Kích thước  U có kích  thước  trung bình 3,6 cm ± 1,3. U  lớn  trên  4  cm  chiếm  tỉ  lệ  53,6%;  u  từ  2–4  cm  chiếm tỉ lệ 42,9%; u nhỏ hơn 2 cm chỉ chiếm tỉ lệ  3,6%.  Kích  thước  trung  bình  ở  nhóm  dưới  20  tuổi là 4,2 cm lớn hơn có ý nghĩa thống kê so với  nhóm còn lại là 3,2 cm (p = 0,04).  Cấu trúc u  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 609 Trên phim, u có cấu trúc hỗn hợp mô đặc và  nang dịch chiếm  đa  số với  tỉ  lệ 72,4%. U dạng  nang và u dạng  đặc  đơn  thuần  chiếm  tỉ  lệ  lần  lượt là 27,6% và 10,3%. Trong 23 trường hợp ghi  nhận được cấu trúc u trên phim và trong lúc mổ  thì 20 trường hợp cho kết quả tương đồng (87%),  3 trường hợp không tương đồng (13%).  Bảng 2. So sánh cấu trúc u trên phim và lúc mổ  Lúc mổ Tr ên p hi m Đặc Nang Hỗn hợp Tổng Đặc 3 0 0 3 Nang 0 4 1 5 Hỗn hợp 0 2 13 15 Tổng 3 6 14 23 Tín hiệu trên phim MRI  Trong 23  trường hợp được chụp MRI  trước  mổ, phần lớn u giảm tín hiệu trên phim T1W và  tăng  tín hiệu  trên T2W, hơn 30% u  có  tín hiệu  hỗn hợp tăng và giảm. Có 86,4% trường hợp bắt  thuốc tương phản từ phần mô đặc và vách nang.  Bảng 3. Tín hiệu trên phim MRI  N = 23 Tăng Giảm Hỗn hợp T1W 3 (13%) 12 (52,2%) 8 (34,8%) T2W 12 (52,2%) 2 (8,7%) 9 (39,1%) Chèn ép  Chèn ép giao thoa thị giác, chèn ép não thất,  đẩy lệch đường giữa, tổn thương hố yên chiếm  tỉ  lệ  lần  lượt  là 63,3%; 61,3%; 13,3%;và 6,7%. So  sánh theo tuổi chúng tôi ghi nhận được chèn ép  não thất gặp nhiều hơn trong nhóm dưới 20 tuổi  (91,7% so với 42,1%, p = 0,008).   Vôi hoá  Trên đại  thể 51,4% u sọ hầu có vôi hóa. So  sánh với kết quả đại  thể, độ nhạy của CT scan  trong việc phát hiện vôi hóa là 66,7% cao hơn so  với MRI là 58,3%.   Bảng 4. Khả năng phát hiện vôi hóa trên phim  Độ nhạy Độ đặc hiệu CT scan 66,7% 66,7% MRI 58,3% 83,3% Hình 1. Hình ảnh minh họa u sọ hầu trên phim MRI  (bệnh nhân Cao M.T., nam, 6 tuổi)  Mô học  U  sọ  hầu  dạng  u men  bào  là  týp mô  học  thường gặp nhất 83,3%. U sọ hầu dạng u nhú tế  bào gai và u  sọ hầu dạng hỗn hợp  chiếm  tỉ  lệ  13,9% và 2,9%. Ổ sừng hóa ghi nhận được trong  82,9% trường hợp và thường gặp hơn trong u sọ  hầu  dạng  u men  bào  (93,3%)  so  với  u  sọ  hầu  dạng u nhú tế bào gai (20%) (p = 0,001). Dạng u  men bào  thường gặp  ở người bệnh  trung bình  28,7 tuổi, trẻ hơn so với dạng u nhú tế bào gai là  45,6 tuổi (p = 0,09).  Hình 2. HE x 400: U sọ hầu dạng u men bào,  MSGPB D5520  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 610 Mối liên hệ đặc điểm hình ảnh học‐giải phẫu  bệnh  Bảng 5. Mối liên hệ đặc điểm hình ảnh học‐giải phẫu  bệnh  Đặc điểm hình ảnh Dạng u men bào/hỗn hợp Dạng u nhú tế bào gai P Vị trí -Trong yên 1 (3,3%) - 1 -Trên yên 20 (66,7%) 3 (60%) -Trong, trên yên 9 (30%) 2 (40%) Kích thước 3,7 cm ± 1,3 2,7 cm ± 0,7 0,18 Cấu trúc -Đặc 3 (12%) - 1 -Nang 4 (16%) 1 (25%) -Đặc, nang 18 (72%) 3 (75%) T1W -Tăng 1 (5%) 2 (55,7%) 0,02 -Giảm 12 (60%) - -Hỗn hợp 7 (35%) 1 (30,3%) T2W -Tăng 9 (45%) 3 (100%) 0,42 -Giảm 2 (10%) - -Hỗn hợp 9 (45%) - Vôi hóa 17 (56,7%) 1 (20%) 0,17 Không ghi nhận mối  liên hệ giữa vị trí, cấu  trúc u và týp mô học. Trên phim T1W, tỉ lệ giảm  tín hiệu cao hơn có ý nghĩa thống kê ở u sọ hầu  dạng men bào so với dạng u nhú tế bào gai. Ở u  sọ hầu dạng u men bào tỉ lệ vôi nhiều hơn dạng  u nhú tế bào gai (56,7% so với 20%) tuy nhiên sự  khác biệt không có ý nghĩa khi  thực hiện phép  kiểm Fisher với p = 0,17. U dạng men bào cũng  có kích thước trung bình to hơn u sọ hầu dạng u  nhú tế bào gai.   BÀN LUẬN  Tuổi  Tuổi  trung bình  là 31,6  lớn hơn  có ý nghĩa  thống kê  so với nghiên  cứu  của Nguyễn Quốc  Điền  là 16 ở bệnh viện Ung Bướu, p = 0,0001(8).  Điều  này  có  thể  do  sự  khác  biệt  về  đặc  điểm  nhóm người bệnh nhập viện. Ở nghiên cứu của  chúng  tôi người bệnh đến để phẫu  thuật  lấy u  lần  đầu,  còn  ở  bệnh  viện Ung  bướu  là  những  người bệnh được chuyển đến để xạ  trị sau khi  đã phẫu thuật do khả năng tái phát cao(8). Chính  vì vậy, trẻ em là nhóm dễ tái phát sẽ chiếm tỉ lệ  cao hơn.  Trong lô nghiên cứu, có 2 đỉnh tuổi cao nhất  là  từ 5  ‐ 10  tuổi và  từ 50  ‐ 55  tuổi. Trong phân  loại u não của WHO, tác giả Rushing và cs cũng  kết luận 2 đỉnh tuổi thường gặp nhất là từ 5‐15  tuổi và 40‐55 tuổi(9). Như vậy kết quả của chúng  tôi không khác biệt với y văn thế giới.  So với u ngoài  trục khác vùng hố yên,  tuổi  mắc bệnh cũng là điểm đặc trưng của u sọ hầu.  Khác với u sọ hầu, u tuyến yên phần lớn gặp ở  nhóm 30 ‐ 50 tuổi(13).  Giới  Trong 36 người bệnh có 23 nam và 13 nữ, tỉ  lệ nam/nữ=1,8. Ngược lại, trong nghiên cứu của  Nguyễn Quốc Điền  ở bệnh viện Ung Bướu  thì  nữ  chiếm  tỉ  lệ  cao hơn(8). Trong  lô nghiên  cứu  của chúng tôi, không có sự khác biệt ý nghĩa về  giới, giới  không  liên  quan  đến  tỉ  lệ mắc  bệnh.  Điều này hoàn toàn phù hợp với y văn(5).  Triệu chứng lâm sàng  Theo y văn, biểu hiện  lâm  sàng  của người  bệnh u sọ hầu  là không đặc hiệu, chủ yếu bao  gồm triệu chứng tăng áp lực nội sọ, rối loạn thị  giác  (62‐84%)  và  rối  loạn  nội  tiết  (52‐87%)(9).  Trong  lô  nghiên  cứu  của  chúng  tôi,  các  triệu  chứng đau đầu và mờ mắt là 2 lý do thường gặp  nhất khiến người bệnh nhập viện. Từ đó, người  bệnh được chụp phim MRI hoặc CT  scan giúp  phát hiện u. Theo một  số nghiên  cứu  trong và  ngoài nước, đau đầu và mờ mắt cũng là những  triệu  chứng  thường  gặp  ở  người  bệnh  u  sọ  hầu(11,12).  Đặc điểm khối u  Vị trí  Phần lớn u ở trên yên 65,7%; kế đến là vị trí  trong và trên yên 31,4%. Vị trí trong yên chỉ gặp  ở 2,9% người bệnh. Tuy nhiên theo Drevelegas,  u sọ hầu có thể gặp ở bất cứ đâu từ vùng hạ đồi  ở sàn não thất III đến hạnh nhân hầu  (2). Do đó  cần cẩn thận khi u nằm ngoài các vị trí thường  gặp. Thật vậy,  trong nghiên cứu của chúng  tôi  có 1  trường hợp u nằm  trong nhu mô não  trán  (T) và 1 trường hợp xâm lấn góc cầu tiểu não. Có  sự tương đồng khá cao trong việc xác định vị trí  u trên hình ảnh và đại thể lúc mổ (88,5%). Vì vậy  phim CT  scan hoặc MRI  trước mổ  rất hữu  ích  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 611 giúp hoạch định chính xác đường mổ thích hợp  cho từng vị trí.  Kích thước  Theo như báo cáo của Karavitaki năm 2006,  14‐20% u lớn hơn 4 cm ; 58‐76% u từ 2‐4cm; và 4‐ 28% u nhỏ hơn  2  cm(7). Trong nghiên  cứu  của  chúng tôi, phần lớn u trên 4 cm (53,6%); u < 2 cm  chỉ  chiếm  3,6%. Như  vậy  tỉ  lệ u  >  4  cm  trong  nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với y văn  (p < 0,05). U lớn nên gây khó khăn cho việc điều  trị, thường không thể phẫu thuật lấy hoàn toàn  u.  Đặc  biệt,  u  ở  trẻ  em  thường  to  hơn  so  với  nhóm còn  lại. Chúng  tôi nghĩ do khó khăn khi  khai thác triệu chứng ở trẻ em, đặc biệt là ở giai  đoạn sớm. Điều này cho thấy việc chẩn đoán u  bằng  phương  tiện  hình  ảnh  ngay  khi  có  biểu  hiện lâm sàng gợi ý ở nhóm đối tượng này là vô  cùng cần thiết.  Tín hiệu, cấu trúc, chèn ép  Trong lô nghiên cứu của chúng tôi, chủ yếu  u có cấu trúc u hỗn hợp mô đặc và nang. Do có  dịch trong khối u nên phần lớn trường hợp giảm  tín  hiệu  trên  T1W  và  tăng  tín  hiệu  trên  T2W,  phù hợp với  y  văn(10). Kết  quả  cấu  trúc u  trên  hình  ảnh  khá  tương  đồng  với  kết  quả  đại  thể  (87%). U sọ hầu lành tính về mô học nhưng do  tính  chất  tiết  dịch  nang  nhiều  làm  u  có  kích  thước tương đối lớn và gây chèn ép cấu trúc não  lân cận. Trong nghiên cứu  của  chúng  tôi,  chèn  ép giao  thoa  thị giác gặp nhiều nhất 63,3% dẫn  đến biểu hiện lâm sàng là giảm thị lực, giới hạn  thị trường. Tuy nhiên tỉ lệ chèn ép giao thoa thị  ghi nhận được trên phim có phần thấp hơn tỉ lệ  rối loạn thị giác trên lâm sàng là 69,4%. Điều này  có thể giải thích do một số  trường hợp bộ máy  thị  giác  chưa  bị  chèn  ép  trên  hình  ảnh  nhưng  tình  trạng phù não xung quanh dây  thần kinh  thị giác cũng làm ảnh hưởng đến khả năng nhìn  của người bệnh(4,7).  Vôi hóa  Vôi hoá thường gặp, chiếm tỉ lệ 51,4%. Theo  y văn, vôi hóa dạng đám vùng  trên yên  là dấu  hiệu  đặc  trưng  của u  sọ  hầu(6,9). Như  vậy,  cấu  trúc u  đặc  có  thành phần nang kèm vôi hoá  ở  vùng  tuyến  yên  rất  có  giá  trị  chẩn  đoán,  giúp  phân biệt u sọ hầu với các u não khác cùng vị trí.  Hơn nữa vôi hóa  lớn vùng  trên yên có  thể  tiên  lượng  phẫu  thuật  lấy  u  khó  khăn(3).  Tuy MRI  giúp khảo sát mức độ xâm lấn và tình trạng phù  não  tốt hơn nhưng  theo kết quả của chúng  tôi,  CT scan  lại nhạy hơn MRI trong việc phát hiện  vôi  hóa.  Điều  này  cũng  đã  được  đề  cập  đến  trong  bài  tổng  kết  của  tác  giả Karavitaki  năm  2006(7). Vì vậy kết hợp 2 phương tiện này khi cần  thiết sẽ giúp chẩn đoán chính xác hơn.  Mô học  Trong nghiên  cứu  của  chúng  tôi, u  sọ hầu  dạng  u men  bào  chiếm  đa  số  (83,3%).  Theo  y  văn, đây cũng là týp mô học thường gặp nhất(5).  U  sọ  hầu dạng  u men  bào  thường  gặp  hơn  ở  nhóm  trẻ  tuổi, có kích  thước  lớn hơn u  sọ hầu  dạng  u  nhú  tế  bào  gai  nên  thường  sẽ  có  tiên  lượng xấu hơn. Trong nghiên cứu của chúng tôi,  vôi hóa và sừng hóa và giảm tín hiệu trên T1W  cũng là đặc điểm giúp phân biệt các týp mô học.  Theo Schefer, u dạng men bào  thường vôi hóa  hơn,  có  thành  phần  nang,  và  hay  bao  lấy  các  mạch máu hơn dạng u nhú  tế bào gai(10). Như  vậy, nếu trên hình ảnh khối u kích thước lớn, vôi  hóa  nhiều,  giảm  tín  hiệu  trên  T1W  và  người  bệnh tương đối trẻ tuổi có thể nghĩ nhiều đến u  sọ hầu dạng u men bào. Một số nghiên cứu cho  thấy u sọ hầu dạng u nhú tế bào gai có tỉ lệ vị trí  trên  yên  cao  hơn  so  với  dạng men  bào,  đồng  thời cũng gặp cấu trúc mô đặc nhiều hơn(10). Tuy  nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi lại không  ghi nhận mối liên hệ có ý nghĩa giữa vị trí, cấu  trúc u với  týp mô học. Vì vậy, cần phải nghiên  cứu thêm để làm sáng tỏ điều này.  KẾT LUẬN  U sọ hầu gặp nhiều ở trẻ em. Trong nghiên  cứu  của  chúng  tôi,  người  bệnh  từ  2‐69  tuổi,  trong đó có 2 đỉnh thường gặp nhất là 5‐10 tuổi  và 50‐55 tuổi. Người bệnh thường nhập viện vì  đau đầu, mờ mắt. Đây  là những gợi ý để nghĩ  đến khối choán chỗ nội sọ  từ đó  làm  thêm xét  nghiệm hình ảnh học chẩn đoán trước mổ. Trên  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 612 phim, cấu trúc hỗn hợp mô đặc nang dịch kèm  vôi hoá vùng  trên yên  là biểu hiện  thường gặp  nhất. U sọ hầu dạng u men bào  là  týp mô học  chủ yếu. Giữa u sọ hầu dạng u men bào và dạng  u nhú  tế bào gai có sự chênh  lệch về  tuổi mắc  bệnh, kích thước u, tín hiệu trên phim T1W và tỉ  lệ vôi hóa, sừng hóa. Một vài sự khác biệt chưa  đủ ý nghĩa thống kê, điều này đòi hỏi các nghiên  cứu mới với  cở mẫu  lớn hơn giúp xác  định  rõ  mối liên hệ.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Berger M.S., Prados,M.D. (2005), Textbook of Neuro‐oncology,  Elsevier Saunders, Philadelphia, Pennsylvania.  2. Drevelegas,  A.  (2011),  Imaging  of  Brain  Tumors  with  Histological Correlations (2nd ed.), Springer, Heidelberg.  3. Du  R.,  McDermott,  M.W.,  Gupta,  N.  (2005).  Craniopharyngioma.  In  M.S.  Berger,  M.D.  Prados  (Eds.),  Textbook of Neuro‐oncology (pp. 710‐718). Elsevier Saunders:  Philadelphia, Pennsylvania.  4. Elwatidy, S.M.,  Jamjoom, Z.A.,  Jamjoom, A.B., Yakoub, A.O.  (2002), ʺCraniopharyngioma. Analysis of factors that affect the  outcomeʺ. Saudi Med J, 23(1), 34‐38.  5. Imbach, P., Kuhne, T., Arceci, R.  (2004), Pediatric Oncology A  Comprehensive Guide, Springer, New York.  6. Kanno,  T.  (2005). Craniopharyngioma.  In M.S.  Berger, M.D.  Prados (Eds.), Textbook of Neuro‐oncology (pp. 385‐387). Elsevier  Saunders: Philadelphia, Pennsylvania.  7. Karavitaki,  N.,  Cudlip,  S.,  Adams,  C.B.,  Wass,  J.A.  (2006),  ʺCraniopharyngiomasʺ. Endocr Rev, 27(4), 371‐397.  8. Nguyễn Quốc Điền, Hồ Văn Trung, Phạm Lương Giang, Cung  Thị Tuyết Anh (2005), ʺBướu sọ hầu: Lâm sàng và điều trịʺ. Y  Học TP. Hồ Chí Minh, 9, 172‐178.  9. Rushing, E.J., Giangaspero, F., Paulus, W., Burger, P.C. (2007).  Craniopharyngioma. In D.N. Louis, H. Ohgaki, O.D. Wiestler,  W.K.  Cavenee  (Eds.),  WHO  Classification  of  Tumours  of  the  Central  Nervous  System  (1  ed.,  pp.  238‐240).  International  Agency for Research on Cancer: Lyon.  10. Schefer, S.S., Wichmann, W., Aguzzi, A., Valavanis, A. (1997),  ʺMR  Differentiation  of  Adamantinous  and  Squamous  ‐  Papillary Craniopharyngiomasʺ. Am J Neuroradiol, 18, 77‐87.  11. Trần Minh Thông  (2010),  ʺKhảo  sát  đặc  điểm  lâm  sàng‐giải  phẫu bệnh 127 trường hợp u sọ hầuʺ. Y Học TP. Hồ Chí Minh,  14(2), 361‐366.  12. Trần Minh Thông, Phan Thị Tường Vân (2011), ʺĐặc điểm lâm  sàng ‐ giải phẫu bệnh của u sọ hầu tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ  năm 2008 đến 2010ʺ. Tạp chí Ung thư học Việt Nam(2), tr. 28‐ 32.  13. Trương  Văn  Việt,  Nguyễn  Kim  Chung.  (2002).  U  sọ  hầu.  Chuyên Đề Ngoại Thần Kinh  (tr. 266‐278). Nhà Xuất Bản Y  Học: TP. Hồ Chí Minh. 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_moi_lien_he_dac_diem_hinh_anh_hoc_giai_phau_benh_36.pdf
Tài liệu liên quan