Đề nghị
1. Ngoại trừ những cây có hệ rễ kém, còn lại không nên cải tạo vườn cây bằng cách trồng thay thế bằng cây thực sinh vì khả năng sinh trưởng chậm hơn, lâu cho thu hoạch hơn và tính chắc chắn về khả năng cho năng suất, chất lượng hạt, tính kháng bệnh rỉ sắt không cao do đặc điểm di truyền của cây cà phê vối.
2. Để mô hình nhanh chóng được nhân rộng cần tăng cường công tác khuyến nông, tập huấn kỹ thuật ghép, cũng như có kế hoạch cung cấp chồi ghép của các tinh dòng chọn lọc cho nông dân trên địa bàn.
108 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1654 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng mô hình ghép cải tạo vườn cà phê vối kinh doanh bằng các tinh dòng cà phê vối chọn lọc trên địa bàn huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Lăk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dài cành
C1(cm)
Số đốt
/cành C1
Dài lóng
đốt (cm)
A. Ghép cải tạo
1. 2/3
22,2
a
95,7
a
11,2
a
72,3
a
14,4
a
5,01
b
2. 14/8
22,2
a
95,8
a
11,3
a
72,1
a
14,1
a
5,14
b
3. 6/18
21,9
a
93,6
a
11,1
a
72,1
a
14,1
a
5,13
b
4. 13/8
21,8
a
94,8
a
11,1
a
71,2
a
14,2
a
5,02
b
5.17/12
22,1
a
93,4
a
11,1
a
71,9
a
14,2
a
5,08
b
TB5
22,0
94,7
11,2
71,9
14,2
5,08
B. Trồng thay thế
6. Thực sinh (đ/c)
18,2
b
84,3
b
7,4
b
50,4
b
8,5
b
6,96
a
CV (%)
1,92
1,45
3,3
2,10
1,66
2,50
LSD0,01
0,85
0,72
0,7
2,99
0,45
0,27
Bảng 3.18 cho thấy tất cả các chỉ tiêu sinh trưởng giữa các dòng vô tính chọn lọc không có sự khác biệt có ý nghĩa, nhưng so với đối chứng cây thực sinh trồng thay thế thì sau 12 tháng đều có sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê.
Đường kính gốc của các tinh dòng ghép đạt khá cao trung bình biến động 21,8 - 22,2 mm, trong khi cây thựcc sinh đối chứng chỉ đạt 18,2 mm (LSD0,01 = 0,85).
Chiều cao cây mặc dù 3 tháng đầu không có sự sai khác có ý nghĩa giữa các dòng vô tính chọn lọc so với cây thực sinh (do nhờ lợi thế cao cây của cây thực sinh đem trồng), nhưng sau 6, 12 tháng đều thấy có sự sai khác có ý nghĩa, cụ thể trung bình chiều cao cây của các tinh dòng ghép giao động từ 93,4 - 95,8 cm, trong khi cây thực sinh chỉ đạt 84,3 cm (LSD 0,01 = 0,72), chứng tỏ khả năng sinh trưởng chiều cao cây của các dòng vô tính rất mạnh sau khi vết ghép hoàn toàn thành thục.
Số cặp cành, chiều dài cành và số đốt trên cành cấp 1 của các tinh dòng ghép đều tỏ ra ưu thế hơn trung bình lần lượt dao động 11,1 - 11,3 cặp; 71,2 - 72,3 cm; 14,1 - 14,4 đốt, trong khi ở cây thực sinh các chỉ tiêu này lần lượt chỉ đạt 7,4 cặp; 50,4 cm; 8,5 đốt. Các giá trị này đều cao hơn đối chứng rất có ý nghĩa với LSD0,01 lần lượt là: 0,7; 2,99; 0,45.
Đặc biệt độ dài lóng đốt của các dòng vô tính ghép giao động 5,01 - 5,08 cm, luôn ngắn hơn cây thực sinh (6,96 cm) ở mức rất có ý nghĩa với LSD0,01 = 0,27, điều này giúp cho các tinh dòng ghép có bộ tán gọn hơn, nhưng khả năng cho số đốt mang quả không ít hơn, cơ hội cho năng suất cao là dễ đạt được.
Tiếp tục xem xét sự sinh trưởng của các vườn mô hình sau 12 tháng ghép, bảng 3.19 cho thấy:
Bảng 3.19. Sinh trưởng của các vườn mô hình sau cải tạo 12 tháng
Địa điểm
Chỉ tiêu
ĐK gốc
(mm)
Cao cây
(cm)
Số
CC1
Dài cành
C1(cm)
Số đốt
/cành C1
Dài lóng
(cm)
1. Đức Mạnh
21,7
a
91,6
a
10,6
a
67,4
b
13,3
a
5,07
a
2. Đăk Lao
21,5
ab
94,3
a
10,6
a
70,0
a
13,3
a
5,26
a
3. Đức Minh
21,2
bc
95,0
a
10,6
a
67,3
b
13,2
a
5,10
a
4. Đăk Săk
21,0
c
90,9
b
10,2
a
68,7
ab
13,2
a
5,20
a
Các chỉ tiêu sinh trưởng về số cặp cành cấp 1 biến động từ 67,4 - 70,0 cm; số đốt/cành cấp 1 từ 13,2 - 13,3 đốt và độ dài lóng đốt từ 5,07 - 5,26 cm của các vườn mô hình là không có sự khác biệt có ý nghĩa.
Đường kính gốc ở mô hình xã Đăk Săk là 21,0 mm, có sự sai khác có ý nghĩa so với các địa điểm Đức Mạnh và Đăk Lao (LSD0,01 = 0,5).
Chiều cao cây ở vườn xã Đăk Săk đạt 90,9 cm là thấp hơn so với 3 xã Đức Mạnh (91,6 cm), Đăk Lao (94,3 cm) và Đức Minh (95 cm). Sự khác biệt này là có ý nghĩa thông kê (LSD0,05 =2,29).
Chiều dài cành cấp 1 ở các điểm Đức Mạnh, Đức Minh và Đăk Săk khá đồng đều trung bình dao động 67,3 - 68,7 cm, cao nhất là điểm ở Đăk Lao đạt 70,0 cm và có sự sai khác có ý nghĩa so với 2 điểm Đức Mạnh và Đức Minh.
Sự khác biệt giữa các vườn mô hình về một vài chỉ tiêu sinh trưởng có lẽ một mặt do tác động chủ quan của chủ mô hình - bởi trong phương pháp xây dựng mô hình như đã đề cập là có sự tham gia của người dân, mặt khác có thể là do biến động về đất đai gây lên.
3.3.6.4. Sinh trưởng của các tinh dòng cà phê vối sau ghép 18 tháng
Thông thường sau 18 tháng ghép hay trồng cây cà phê nào có bộ khung tán tốt, kiến trúc vững vàng sẽ là tiềm năng cho năng suất cao. Để thấy rõ hơn sự sinh trưởng của cây ghép, của các dòng vô tính khác nhau so với cây thực sinh trồng thay thế cùng thời điểm, chúng tôi tiếp tục ghi nhận kết quả sinh trưởng ở bảng 3.20 cho thấy:
Bảng 3.20. Sinh trưởng của các tinh dòng cà phê vối
ghép cải tạo sau 18 tháng
Xử lý
Chỉ tiêu
ĐK gốc
(mm)
Cao cây(*)
(cm)
Số (*)
CC1
Dài cành
C1(cm)
Số đốt
/cành C1
Dài lóng
(cm)
A. Ghép cải tạo
1. 2/3
35,0
a
131,5
a
15,4
a
109,4
a
22,7
a
4,83
b
2. 14/8
34,9
a
131,7
a
15,6
a
108,1
a
22,7
a
4,77
b
3. 6/18
34,5
a
127,5
a
15,5
a
108,5
a
22,6
a
4,80
b
4. 13/8
34,0
a
129,1
a
15,3
a
107,9
a
22,7
a
4,75
b
5.17/12
35,0
a
129,8
a
15,4
a
108,1
a
22,7
a
4,76
b
TB5
34,7
129,9
15,4
108,4
22,7
4,78
B. Trồng thay thế
6. Thực sinh (đ/c)
30,2
b
109,8
b
10,9
b
88,5
b
14,6
b
6,06
a
CV (%)
1,09
1,95
2,44
1,92
2,78
1,90
LSD0,01
0,77
5,14
0,74
4,21
1,24
0,19
Đường kính gốc của các dòng vô tính khá đồng đều dao động từ 34,0 - 35,0 mm, luôn tỏ ra cao hơn hẳn rất có ý nghĩa thống kê so với cây thực sinh trồng cùng thời điểm (30,2mm). LSD0,01 = 0,77.
Chỉ tiêu chiều cao cây đối với cây ghép hầu hết đạt độ cao hãm ngọn sau ghép 15 tháng, kết quả theo dõi trong bảng 3.20 vào thời điểm này cho thấy: Cao cây của các dòng vô tính khá đồng đều, không có sự sai khác có ý nghĩa, đủ tiêu chuẩn hãm ngọn, trung bình dao động 129,1 - 131,7 cm, nhưng cây thực sinh trồng thay thế cùng thời điểm chiều cao cây chỉ đạt trên 100 cm và có sự sai khác rất có ý nghĩa (LSD0,01= 5,14), thực tế cho thấy nó đạt tiêu chuẩn hãm ngọn thường sau trồng 19 - 24 tháng. Như vậy số cặp cành cấp 1 của các tinh dòng ghép đạt ổn định lúc 15 tháng, trung bình đạt 15,4 cặp, cao hơn rất có ý nghĩa so với cây thực sinh cùng độ tuổi (10,9 cặp). LSD0,01 = 0,74.
Chiều dài cành cấp 1 của các dòng vô tính ghép sau 18 tháng trung bình dao động 107,9 -109,4 cm, với số đốt dao động 22,6 - 22,7 đốt tương đối khá đồng đều, không có sự sai khác có ý nghĩa, nhưng so với đối chứng luôn có sự sai khác rất có ý nghĩa . Sau 18 tháng trồng cây thực sinh trồng thay thế chỉ đạt chiều dài cành cấp 1 là 88,5 cm, với số đốt 14,6 đốt. LSD 0,01 lần lượt là 4,21 và 1,24
Độ dài lóng đốt của các dòng vô tính ghép giao động 4,75 - 4,83 cm luôn ngắn hơn có ý nghĩa so với đối chứng (6,06 cm). LSD0,01 = 0,19.
Bảng 3.21. Sinh trưởng của các vườn mô hình sau ghép cải tạo 18 tháng
Địa điểm
Chỉ tiêu
ĐK gốc
(mm)
Cao cây
(cm)
Số
CC1
Dài cành
C1(cm)
Số đốt
/cành C1
Dài lóng
(cm)
1. Đức Mạnh
34,4
a
126,6
a
14,9
a
103,3
b
21,2
a
4,87
a
2. Đăk Lao
34,2
ab
126,6
a
14,8
a
107,5
a
21,4
a
5,02
a
3. Đức Minh
33,7
bc
127,8
a
14,8
a
104,7
b
21,4
a
4,89
a
4. Đăk Săk
33,4
c
125,3
a
14,4
a
104,8
b
21,3
a
4,92
a
Khi so sánh sự sinh trưởng của các điểm mô hình, kết quả bảng 3.21 cho thấy: hầu hết không có sự sai khác có ý nghĩa giữa các điểm mô hình, riêng đường kính gốc và chiều dài cành cấp 1 là có sự sai khác có ý nghĩa giữa các địa điểm: đường kính gốc của vườn cà phê ở xã Đức Mạnh đạt cao nhất 34,4 mm, thấp nhất điểm Đăk Săk 33,4 mm và chỉ thấp hơn có ý nghĩa so với vườn ở xã Đức Mạnh và Đăk Lao (LSD0,05 = 0,62); chiều dài cành cấp 1 của vườn cây xã Đăk Lao đạt cao nhất 107,5 cm và có sự khác nhau có ý nghĩa với 3 điểm còn lại (giao động 103,3 - 104,8 cm), LSD0,05 = 2,48.
Tóm lại: qua theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng của các dòng vô tính ghép ở các giai đoạn 3, 6, 12, 18 tháng tại 4 điểm trình diễn mô hình cho thấy:
Các tinh dòng cà phê vối chọn lọc đem khảo nghiệm khu vực hóa (2/3; 14/8; 13/8; 12/17; 6/18) đều tỏ ra sinh trưởng khá tốt và tương đương nhau.
Các chỉ tiêu sinh trưởng của tất cả các tinh dòng này so với cây thực sinh trồng lại đều trội hơn và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Sự sinh trưởng của cà phê giữa các vườn mô hình ở các xã Đăk Lao, Đức Mạnh, Đức Minh, Đăk Săk hầu như ít có sự sai khác có ý nghĩa, chỉ có vài chỉ tiêu trong một hai giai đoạn nghiên cứu là có sự sai khác có ý nghĩa. Điều này chắc chắn không tránh khỏi, bởi sự nghiên cứu ở đây là có sự tham gia của người dân nên ít nhiều cũng bị tác động bởi các yếu tố chủ quan của chủ hộ, mặt khác các vườn mô hình bố trí là không gần nhau nên ít nhiều chịu sự biến động của đất đai.
Cây ghép cải tạo nhờ có bộ rễ khỏe của gốc cũ nên luôn có ưu điểm sinh trưởng vượt trội hơn hẳn cây thực sinh trồng lại trên hỗ cũ, cùng thời điểm và chăm sóc như nhau thể hiện cụ thể ở từng chỉ tiêu sinh trưởng sau:
Đường kính gốc trung bình của cây ghép sau 3, 6, 12, 18 tháng lần lượt là 7,1; 14,4; 22,0; 34,7 mm, trong khi chỉ tiêu này ở cây thực sinh chỉ đạt lần lượt là 5,6; 11,7; 18,2; 30,2 mm (Biểu đồ 2).
Chiều cao cây trung bình của cây ghép sau 3, 6, 12, 15 tháng lần lượt là 34,7; 55,8; 94,7; 129,9 mm, trong khi chỉ tiêu này ở cây thực sinh đạt lần lượt là 33,8; 50,9; 84,3; 109,8 cm. Biểu đồ 3 cho thấy chỉ có 3 tháng đầu tiên do cây thực sinh nhờ lợi thế cao cây ban đầu lúc đem trồng trung bình 21,5 cm, trong khi chồi ghép chỉ dài 4 - 5 cm nên không có sự sai khác rõ giưã cây ghép và cây thực sinh. Nhưng sau đó 6,12,18 khi vết ghép đã thực sự thành thục, với bộ rễ khỏe của gốc cũ mà chiều cao cây ghép luôn vượt trội cây thực sinh và chỉ sau 15 tháng ghép đã đạt độ cao hãm ngọn, trong khi cây thực sinh phải từ 19 - 24 tháng.
Số cặp cành cấp 1 đối với cây ghép ngay từ 3 tháng đầu đã đạt 3,2 cặp, trong khi cây thực sinh chưa có cặp nào, sau đó thì tất nhiên lợi thế về số cặp cành cấp 1 luôn nghiêng về cây ghép sau 6,12,18 tháng lần lượt đạt 6,6; 11,2; 15,4 còn cây thực sinh chỉ tiêu này lần lượt đạt 3,2; 7,9; 10,9 (biểu đồ 4).
Chiều dài cành cấp 1 đạt được sau 6, 12, 18 tháng của cây ghép lần lượt là 42; 71,9; 108,4 cm, còn cây thực sinh lần lượt là 24,8; 50,4; 88,5 cm (Biểu đồ 5).
Số đốt/cành cấp 1 đối với cây ghép cũng luôn cao hơn cây thực sinh. Sau 6,12,18 tháng chỉ tiêu này của cây ghép lần lượt đạt 8,3; 14,2; 22,7 đốt, trong khi cây thực sinh chỉ đạt theo thứ tự là 4,1; 8,5; 14,6 đốt (biểu đồ 6).
Chiều dài lóng đốt của cây ghép trung bình giao động 4,78 - 5,08 cm, luôn ngắn hơn chỉ tiêu này đối với cây thực sinh (6,01 - 6,96 cm). Đây là ưu điểm để cây ghép có bộ tán gọn khỏe, chắc và mang được nhiều quả, từ đó dễ cho năng suất cao. (biểu đồ 7).
Ngoài ra trong thực tế tính toán cho thấy hệ số biến động các chỉ tiêu sinh trưởng của cây thực sinh dao động 12,4 - 17,6%, luôn cao hơn so với các dòng vô tính ghép (CV% < 9,3%), điều này chứng tỏ vườn cây thực sinh thường tỏ ra kém đồng đều hơn. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trịnh Đức Minh tại Nông Trường Trà Đa - Gia Lai [19]. Các biểu hiện này không cho thấy có điều gì bất thường đối với cây dị giao hoàn toàn như cà phê vối và chứng minh cây nhân vô tính ghép luôn có tiềm năng năng suất cao hơn cây thực sinh nhờ bản chất giống tốt và quần thể đồng đều về sinh trưởng ngay từ đầu.
3.3.7. Tốc độ tăng trưởng các chỉ tiêu sinh trưởng
Để thấy rõ hơn lợi thế về khả năng sinh trưởng của cây ghép và cây thực sinh, cũng như giữa các tinh dòng khu vực hóa, chúng tôi tiến hành đánh giá tốc độ tăng trưởng của một số chỉ tiêu sinh trưởng, số liệu ghi nhận ở bảng 3.22.
Bảng 3.22. Tốc độ tăng trưởng các chỉ tiêu sinh trưởng của những
tinh dòng cà phê vối ghép cải tạo
Xử lý
Chỉ tiêu tăng trưởng
ĐK gốc
(mm/th)
Cao cây
(cm/th)
Số CC1
(cặp/th)
Dài cành
C1 (cm/th)
Số đốt
/cành C1
(đốt/th)
A. Ghép cải tạo
1. 2/3
1,94
a
8,77
a
1,03
a
6,08
a
1,26
a
2. 14/8
1,94
a
8,78
a
1,04
a
6,00
a
1,26
a
3. 6/18
1,92
a
8,50
a
1,03
a
6,03
a
1,24
a
4. 13/8
1,89
b
8,61
a
1,02
a
5,99
a
1,25
a
5.17/12
1,94
a
8,65
a
1,03
a
6,01
a
1,26
a
TB5
1,93
8,66
1,03
6,02
1,25
B. Trồng thay thế
6. Thực sinh (đ/c)
1,68
c
5,86
b
0,73
b
4,92
b
0,81
b
CV (%)
1,16
2,08
2,54
1,92
2,67
LSD0,01
0,02
0,35
0,06
0,24
0,03
Tốc độ tăng trưởng các chỉ tiêu sinh trưởng ở các dòng vô tính ghép hầu như không có sự khác nhau có ý nghĩa, trừ tốc độ tăng trưởng đường kính của tinh dòng 13/8 đạt 1,89 mm/tháng, tỏ ra thấp nhất so với các tinh dòng khác, nhưng sự chênh lệch này không cao và khi so sánh với tốc độ tăng trưởng các chỉ tiêu sinh trưởng của cây thực sinh thì các dòng vô tính luôn tỏ ra hơn hẳn và rất có ý nghĩa, đơn cử tốc độ tăng trưởng đường kính gốc của các tinh dòng ghép dao động 1,89 - 1,94 mm/tháng, trong khi cây thực sinh chỉ đạt 1,68 mm/tháng (LSD0,01 = 0,02). Tốc độ tăng chiều cao cây, số cặp cành và dài cành cấp 1, số đốt/cành cấp 1 của các dòng vô tính lần lượt là 8,50 - 8,78 cm/tháng; 1,02 - 1,04 cặp/tháng; 6,01 - 6,08 cm/tháng; 1,24 - 1,26 đốt/tháng, còn đối chứng thấp hơn nhiều lần lượt là: 5,86 cm/tháng; 0,73 cặp/tháng; 4,92 cm/tháng; 0,81 đốt/tháng (LSD0,01 lần lượt là 0,35; 0,06; 0,24; 0,03).
Bảng 3.23. Tốc độ tăng trưởng các chỉ tiêu sinh trưởng
của các vườn mô hình
Địa điểm
Chỉ tiêu tăng trưởng
ĐK gốc
(mm/th)
Cao cây
(cm/th)
Số CC1
(cặp/th)
Dài cành
C1 (cm/th)
Số đốt
/cành C1
(đốt/th)
1. Đức Mạnh
1,91
a
8,19
a
0,99
a
5,74
b
1,18
a
2. Đăk Lao
1,90
a
8,19
a
0,98
a
5,97
a
1,19
a
3. Đức Minh
1,87
b
8,27
a
0,98
a
5,82
b
1,19
a
4. Đăk Săk
1,86
b
8,11
a
0,96
a
5,82
b
1,18
a
So sánh tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu sinh trưởng giữa các mô hình ghép cải tạo ở 4 điểm trên địa bàn huyện (bảng 3.23) cho thấy: tốc độ tăng trưởng chiều cao cây, tăng số cặp cành cấp 1, tăng số đốt/cành cấp 1 giữa các điểm trình diễn không có sự sai khác có ý nghĩa, riêng tốc độ tăng trưởng đường kính gốc và chiều dài cành cấp 1 là có sự khác nhau có ý nghĩa giữa điểm Đức Mạnh, Đăk Lao với Đức Minh, Đăk Săk. Tốc độ tăng trưởng đường kính gốc điểm Đức Mạnh, Đăk Lao 1,90 - 1,91 mm/tháng; còn Đức Minh và Đăk Săk thấp hơn 1,86 - 1,87 mm/tháng (LSD0,01 = 0,02), tốc độ tăng chiều dài cành điểm Đăk Lao cao nhất đạt 5,97 cm/tháng, còn 3 điểm còn lại giao động 5,74 - 5,82 cm/tháng. Trong đó chỉ có sự khác biệt có ý nghĩa về chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng chiều dài cành giữa vườn mô hình xã Đăk Lao với xã Đức Mạnh, Đức Minh và Đăk Săk, lý do này như đã đề cập ngoài yếu tố do biến động về đất đai, còn do tác động chủ quan của chủ hộ tham gia trong quá trình nghiên cứu.
So sánh tốc độ sinh trưởng giữa cây ghép và cây thực sinh kết quả trình bày ở bảng 3.24.
Bảng 3.24. So sánh các chỉ tiêu tăng trưởng
của cây ghép và cây thực sinh
Chỉ tiêu
Ghép
Thực
Sinh
Tăng so với
thực sinh (%)
1. Tốc đô tăng trưởng đường kính gốc (mm/tháng)
1,93
1,68
14,9
2. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/tháng)
8,70
5,90
47,5
3. Tốc độ tăng trưởng số cặp CC1 (cặp/tháng)
1,03
0,73
41,1
4. Tốc độ tăng trưởng chiều dài CC1 (cm/tháng)
6,02
4,92
22,4
5. Tốc độ tăng trưởng số đốt/CC1 (đốt/tháng)
1,26
0,81
55,6
Trong cùng điều kiện thời gian, điều kiện chăm sóc sinh trưởng của cà phê ghép luôn chiếm ưu thế thể hiện qua chỉ tiêu đánh giá tốc độ tăng trưởng các chỉ tiêu sinh trưởng:
Tốc độ tăng trưởng đường kính gốc trung bình ở cây thực sinh chỉ đạt 1,68 mm/tháng, nhưng của các dòng vô tính ghép đạt 1,93 mm/tháng, tăng 14,9% so với cây thực sinh.
Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây trung bình của các dòng vô tính ghép đạt 8,7 cm/tháng, ở cây thực sinh chỉ đạt 5,90 cm/tháng, so với cây thực sinh tăng tới 47,5 %.
Tốc độ tăng trưởng số cặp cành cấp 1 trung bình ở cây thực sinh chỉ đạt 0,73 cặp/tháng, nhưng của các dòng vô tính ghép đạt 1,03 cặp/tháng, tăng 41,1% so với cây thực sinh.
Tốc độ tăng trưởng chiều dài cành cấp 1 trung bình của các dòng vô tính ghép đạt 6,02 cm/tháng, còn ở cây thực sinh chỉ đạt 4,92 cm/tháng, so với cây thực sinh tăng 22,4%.
Tốc độ tăng trưởng số đốt/cành cấp 1 trung bình của các dòng vô tính ghép đạt 1,26 đốt/tháng, nhưng ở cây thực sinh chỉ đạt 0,81 đốt/tháng, so với cây thực sinh tăng 55,6%.
Do đặc điểm sinh trưởng nhanh về chiều cao cây, số cặp cành cấp 1, chiều dài và số đốt/cành cấp 1 nên cây cà phê ghép cải tạo có khả năng cho năng suất sớm và cao ngay từ đầu. Đây là một lợi thế rất lớn để giải quyết vấn đề cải tạo giống nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cà phê tại địa bàn huyện nói riêng, tỉnh Đăk Lăk nói chung. Việc thay thế cây cho năng suất thấp bằng cách trồng lại bằng giống cây thực sinh sẽ không mang lại độ tin cậy chắc chắn mặc dù cây đó được trồng từ hạt được chọn lọc tốt. Ngoài ra việc đào bỏ gốc cũ để trồng lại là một việc làm thực sự khó khăn, tốn kém và đặc biệt các cây cà phê được trồng lại rất dễ có nguy cơ bị bệnh thối rễ, còi cọc hoặc chết.
3.3.8. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các tinh dòng cà phê vối chọn lọc ghép cải tạo sau 18 tháng
Bảng 3.25 cho thấy sau ghép 18 tháng các tinh dòng chọn lọc đã cho thu hoạch, còn cây thực sinh trồng thay thế cùng thời điểm vẫn chưa cho thu hoạch. Điều này là nhờ chồi ghép được phát triển trên gốc cũ có bộ rễ phát triển đã giúp cho cây ghép sinh trưởng phát triển tốt ngay từ những tháng đầu tạo ra được bộ khung tán vững chắc, thành thục sớm (xem hình 11,13).
Bảng 3.25. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
của các tinh dòng cà phê vối chọn lọc ghép cải tạo 18 tháng
Xử lý
Chỉ tiêu
Cành quả
C1/cây
Số đốt
quả/CC1
Số quả/đốt
NS nhân (kg/hố)
A. Ghép cải tạo
1. 2/3
12,9
a
6,1
a
14,1
a
0,54
a
2. 14/8
12,9
a
6,0
a
14,1
a
0,56
a
3. 6/18
12,7
a
6,1
a
14,5
a
0,56
a
4. 13/8
12,4
a
6,1
a
14,4
a
0,58
a
5.17/12
13,0
a
6,1
a
13,9
a
0,58
a
TB5
12,8
6,1
14,2
0,56
B. Trồng thay thế
6. Thực sinh (đ/c)
0,0
b
0,0
b
0,0
b
0,00
b
CV (%)
2,89
2,51
3,08
6,19
LSD0,01
0,64
0,26
0,76
0,21
Cành cấp 1 mang quả trên cây của các tinh dòng dao động 12,4 - 13,0 cành, không có sự khác nhau có ý nghĩa giữa các tinh dòng, hệ số biến thiên thấp 2,89% và chiếm tỷ lệ 83,1% so với tổng số cành cấp 1 có trên cây. Vào giai đoạn này thì cây thực sinh chưa có cành mang quả mặc dù nó đã có 10,9 cặp cành cấp 1/cây.
Số đốt quả/cành cấp 1 từ 6,0 - 6,1 đốt; số quả /đốt từ 13,9 - 14,5 quả, giữa các tinh dòng cũng khá đồng đều, ít biến động, không có sự sai khác ý nghĩa.
Năng suất bói thực thu bình quân đối với các tinh dòng sau 18 tháng ghép từ 0,54 - 0,58 kg nhân/hố, không có sự khác biệt rõ giữa các tinh dòng.
Bảng 3.26. So sánh các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
của các vườn mô hình
Địa điểm
Chỉ tiêu
Cành quả
C1/cây
Số đốt
quả/CC1
Số quả/đốt
Năng suất (kg/hố)
1. Đức Mạnh
10,8
a
5,1
a
11,8
a
0,47
a
2. Đăk Lao
10,7
a
5,2
a
11,8
a
0,47
a
3. Đức Minh
10,7
a
5,0
a
12,1
a
0,48
a
4. Đăk Săk
10,4
a
5,0
a
11,6
a
0,45
a
Bảng 3.26 cho thấy: giữa các vườn mô hình số cành mang quả biến thiên từ 10,4 - 10,8 cành/cây, số đốt mang quả /cành từ 5,0 - 5,2 đốt, số quả/đốt từ 11,6 - 12,1 quả , năng suất thực thu từ 0,45 - 0,48 kg nhân/hố và không có sự khác biệt thống kê về các yếu tố cấu thành năng suất ở 4 vườn tại 4 địa điểm nghiên cứu.
3.3.9. Thời kỳ chín của các tinh dòng cà phê vối chọn lọc ghép trên địa bàn huyện Đăk Mil
Thời kỳ chín không phải là chỉ tiêu chọn lọc chính nhưng cũng được ghi nhận nhằm phân nhóm các dòng vô tính theo thời kỳ chín để đề xuất cơ cấu dòng thích hợp sao cho có thể rải vụ. Đặc biệt trong chuyển giao phải chú ý vấn đề này để hướng dẫn cho nông dân lựa chọn những tinh dòng sao cho phù hợp để có thể thu hái được đồng loạt trên một diện tích tập trung với qui mô không lớn lắm, thuận tiện cho bảo vệ, an ninh.
Mặc dù chúng đã được tìm hiểu đánh giá thời kỳ chín trong quá trình chọn lọc, nhưng trong thực tế thời kỳ chín có thể bị thay đổi theo điều kiện của từng địa phương. Vì vậy việc quan tâm đến chỉ tiêu này trong thời gian khu vực hóa ở địa phương là cần thiết.
Qua khảo sát khu vực hóa 5 tinh dòng chọn lọc trên địa bàn Đăk Mil, sau 18 tháng các tinh dòng này đã cho thu hoạch và chúng tôi bước đầu ghi nhận được kết quả ở bảng 3.27.
Bảng 3.27. Thời kỳ chín của các tinh dòng cà phê vối ghép
trên địa bàn huyện Đăk Mil
Tinh dòng
Thời gian chín
tập trung
Phân nhóm
1. 13/8
15 - 20/11
Chín trung bình
2. 6/18
15 - 20/11
Chín trung bình
3. 2/3
05 - 10/12
Chín muộn
4. 14/8
20 - 25/12
Chín muộn
5. 17/12
25 - 30/12
Chín muộn
Theo đánh giá của Chế Thị Đa (2001) trong hai thí nghiệm so sánh giống tại Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên (Buôn Mê Thuột) thì thời kỳ chín của tinh dòng 6/18 vào đầu tháng 11; 13/8 vào giữa tháng 11; 17/12 vào cuối tháng 11; 2/3 vào đầu tháng 12 và 14/8 vào tháng 12. Khi so sánh với kết quả ghi nhận ở bảng 3.23 cho thấy trong điều kiện huyện Đăk Mil thì thời kỳ chín của tinh dòng 2/3; 13/8; 14/8 không có sự sai khác, nhưng tinh dòng 6/18 có phần chín muộn hơn 5 - 10 ngày, đặc biệt tinh dòng 17/12 thời kỳ chín có sự khác biệt hơi xa. Điều này một phần có thể do ở năm đầu cây cà phê còn tơ, có nhiều dinh dưỡng dự trữ, mặt khác có thể do tác động của điều kiện khí hậu ở Đăk Mil, các tinh dòng có xu hướng chín chậm hơn so với vùng thực nghiệm. Theo tiêu chuẩn phân chia nhóm chín của Trần Thị Hoàng Anh, Trịnh Đức Minh [2] thì các tinh dòng 13/8; 6/18 thuộc nhóm chín trung bình và các tinh dòng 2/3; 17/12; 14/8 thuộc nhóm chín muộn.
3.3.10. Bệnh gỉ sắt
Bảng 3.28. Tình hình bệnh rỉ sắt ở các tinh dòng cà phê ghép
và cây thực sinh
Xử lý
Năm 2001
Năm 2002
TLB (%)
CSB (%)
TLB (%)
CSB (%)
A-
Ghép cải tạo
1.
2/3
0
0
0
0
2.
14/8
0
0
0
0
3.
6/18
0
0
0
0
4.
13/8
0
0
0
0
5.
17/12
0
0
0
0
TB5
0
0
0
0
B-
Trồng thay thế
6.
Thực sinh (đ/c)
7,3
0,34
11,6
0,56
Trong điều kiện của Việt Nam, việc chọn giống cà phê vối ngoài việc chú trọng vào năng suất cao và cỡ hạt lớn, các nhà chọn tạo còn phải quan tâm bổ sung thêm tính kháng bệnh gỉ sắt vì quần thể cà phê vối của Việt Nam bị nhiễm bệnh gỉ sắt khá nặng [17]. Chính vì vậy các tinh dòng chọn lọc đã đang khu vực hóa để đưa vào sản xuất đại trà đã được các nhà chọn tạo chú ý đến vấn đề này. Để xem xét khả năng kháng bệnh gỉ sắt của 5 tinh dòng chọn lọc (2/3; 14/8; 13/8; 17/12; 6/18) đưa vào ghép cải tạo, khu vực hóa trên địa bàn huyện chúng tôi tiến hành theo dõi tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh gỉ sắt. Với thời gian ghép cải tạo còn ít (18 - 19 tháng), chúng tôi mới tiến hành ghi nhận được hai lần vào hai thời điểm thuận lợi cho bệnh gỉ sắt phát triển (tháng 12/2001; tháng 12/2002) tương ứng với giai đoạn 7 và 19 tháng sau ghép, kết quả ở bảng 3.26 cho thấy: các tinh dòng chọn lọc đưa vào ghép cải tạo hiện tại đều kháng bệnh gỉ sắt tốt vì sau 7 và 19 tháng tuổi tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh của các tinh dòng vẫn bằng không, trong khi đó ở cây thực sinh trồng thay thế cả hai thời điểm quan trắc trên đều xuất hiện bệnh gỉ sắt và có chiều hướng tăng dần, sau 7 tháng mới nhiễm ở mức nhẹ (CSB = 0,34), sau 19 tháng bệnh đã nhiễm ở mức trung bình (CSB = 0,56). Ngoài ra khi tham khảo chỉ số bệnh của các tinh dòng này trong 2 thí nghiệm so sánh giống trồng bằng cây ghép ở Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên cho thấy sau 4 năm trồng dòng 6/18, 2/3, 17/12 cũng vẫn chưa xuất hiện bệnh gỉ sắt, chỉ có 13/8 và 14/8 bắt đầu xuất hiện nhưng với chỉ số bệnh rất thấp 0,18 - 0,3 tương ứng với mức độ nhiễm nhẹ [7].
3.3.11. Phẩm cấp hạt của các tinh dòng cà phê vối chọn lọc sau ghép 18 tháng tại Đăk Mil
Đối với cà phê vối các mục tiêu chọn lọc không những năng suất cao mà còn chú ý đến cải thiện cỡ hạt [20].
Cỡ hạt cà phê lớn thì tỷ lệ cấp hạt R1 cao, do vậy giá bán sẽ cao hơn. Đây là chỉ tiêu quan trọng góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của cà phê vối của Việt Nam trên thị trường thế giới.
Kết quả nghiên cứu về phẩm cấp hạt của 5 dòng vô tính chọn lọc sử dụng trong xây dựng mô hình được thể hiện trong bảng 3.29:
Bảng 3.29. Phẩm cấp hạt của các tinh dòng cà phê vối sau ghép 18 tháng
tại Đăk Mil
Nội dung
Số quả
/kg
Tươi
/nhân
P100 nhân
(g)
Tỷ lệ hạt
trên sàng 16 (%)
A. Tinh dòng ghép
1. 2/3
650
f
4,5
b
16,1
c
72,6
c
2.14/8
666
e
4,4
b
19,3
a
81,3
a
3. 6/18
680
c
4,5
b
14,8
d
67,6
d
4. 13/8
671
d
4,3
b
17,1
b
79,9
b
5.17/12
648
f
4,5
b
17,4
b
81,6
a
TB5
663
4,4
16,9
76,6
B. Trồng bằng hạt tự chọn
6. Thực sinh thu bói
850
b
4,8
a
13,9
e
46,7
e
7. Thực sinh KD
975
a
4,7
a
11,4
f
38,7
f
CV (%)
0,22
2,32
1,19
0,94
LSD0,01
3,19
0,21
0,37
1,04
- Các dòng vô tính quả tương đối lớn trung bình 648 - 680 quả /kg, trong khi cây thực sinh kinh doanh, cũng như thu bói cho quả hơi nhỏ nên số quả/kg cao 850 - 975 quả. Trong các dòng vô tính theo dõi thì dòng 17/12 và 2/3 quả to nhất, tiếp đến là dòng 2/3 (666 quả/kg), quả nhỏ nhất là dòng 6/18 (680 quả/kg). Sự khác biệt về trị số này giữa các dòng vô tính và cây thực sinh là rất có ý nghĩa.
- Tỷ lệ tươi nhân của các tinh dòng đều thấp (4,4 - 4,5), đáp ứng tiêu chuẩn chọn lọc, trong khi ở cây thực sinh tỷ lệ này vẫn cao (4,7 - 4,8). Tỷ lệ tươi/nhân càng thấp thì cà phê nhân thành phẩm càng cao, do đó năng suất nhân cao.
- Trọng lượng100 nhân của các tinh dòng chọn lọc trừ tinh dòng 16/8 (đạt14,8 g) hơi thấp hơn ngưỡng chọn lọc, còn lại dao động 16,1 - 19,3g, đều đáp ứng theo tiêu chuẩn chọn lọc (>= 16g), trong đó cao nhất là dòng 14/8, tiếp đến là 13/8 và 17/12, trong khi ở cây thực sinh kinh doanh, cũng như thực sinh thu bói lấy mẫu trong sản xuất đại trà trọng lượng 100 nhân rất thấp 11,4 - 13,9 g.
- Tỷ lệ hạt trên sàng 16 của các dòng vô tính chọn lọc đều ở ngưỡng thỏa mãn tiêu chuẩn chọn lọc ( >70%), luôn tỏ ra cao hơn nhiều so với thực sinh thu bói, cũng như thực sinh kinh doanh thu đại trà ngoài sản xuất. Tỷ lệ đạt cao nhất là dòng 14/8 và 17/12 (> 81%); tiếp đến là 13/8 (79,9%) và 2/3 (72,6%) và thấp nhất là 16/8 (67,6%). Đối với cà phê vối trồng bằng hạt tỷ lệ này chỉ đạt từ 38,7 - 46,7%. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho giá bán cà phê Việt Nam không cao trên thị trường thế giới so với các nước trong khu vực như ấn Độ, Indonesia.
Qua xem xét các chỉ tiêu phẩm cấp hạt cho thấy có 4 tinh dòng trong 5 tinh dòng tỏ ra đáp ứng đủ tiêu chuẩn và ngưỡng chọn lọc, riêng tinh dòng 6/18 trọng lượng 100 nhân, cũng như tỷ lệ hạt trên sàng 16 hơi thấp, nếu theo tiêu chuẩn và ngưỡng chọn lọc từ năm 1994 trở lại đây thì chưa thật toại nguyện, song so với cây thực sinh sản xuất đại trà hiện nay thì vẫn nổi bật.
3.3.12. Hiệu quả kinh tế của mô hình ghép cải tạo
3.3.12.1. Phân tích hiệu quả kinh tế của việc ghép cải tạo và trồng thay thế bằng cây thực sinh
Để thấy được hiệu quả kinh tế của mô hình ghép cải tạo so với việc trồng thay thế bằng cây thực sinh, từ đó giúp đẩy nhanh việc nhân rộng mô hình ghép cải tạo cho nông dân trên địa bàn huỵên nói riêng, tỉnh Đăk Lăk nói chung, chúng tôi tiến hành phân tích kinh tế của mô hình, số liệu ghi nhận ở bảng 3.30.
Bảng 3.30. Phân tích hiệu quả kinh tế của việc ghép cải tạo
và trồng thay thế bằng cây thực sinh sau 18 tháng
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Cây ghép
Cây thực sinh
1. Năng suất
kg nhân/hố
0,54
-
2. Chi phí
đ/gốc
3.067
3.140
- Cưa
đ/gốc
1.000
-
- Chồi ghép
đ/gốc
600
-
- Vật tư ghép
đ/gốc
417
-
- Công ghép và chăm sóc sau ghép
đ/gốc
1.050
-
- Đào gốc cây cà phê cũ
đ/gốc
-
1.000
- Đào hố trồng
đ/hố
-
1.000
- Cây giống
đ/cây
-
1.000
- Công trồng
đ/hố
-
140
3. Thu từ sản phẩm
đ/hố
5.400
-
4. Lãi ròng
đ/hố
+2.333
-3.140
Ghi chú
- Vật tư ghép (đ/gốc):
+ Cọc: 50đ.
+ Túi giấy chụp: 280đ.
+ Túi nilon chụp: 67đ.
+ Dây buộc: 20đ.
- Chồi ghép: 300 đ/chồi (2 chồi/gốc).
- Giá cà phê nhân: 10.000 đ/kg.
Kết quả cho thấy tổng chi phí cho việc ghép một gốc (2 chồi ghép) hết 3.067 đồng, trong khi trồng lại bằng cây thực sinh thì chi phí cao hơn hết 3.140 đồng/gốc. Mặt khác lợi thế của cây ghép là sớm cho thu hoạch, sau 18 tháng ít nhất thu được 0,54 kg cà phê nhân/hố, tương đương với thu nhập 5.400 đồng/hố (giá cà phê 10.000 đ/kg), còn cây thực sinh sau 18 tháng chưa có thu nhập. Qua tính toán cho thấy sau 18 tháng đối với cây ghép sau khi trừ chi phí còn thu về 2.333 đồng/hố, cây thực sinh vẫn chưa có thu nên vẫn âm 3.140 đ/hố. Nếu một ha ghép cải tạo 250 gốc, sau khi trừ chi phí 140.000 đ/ha cho việc ghép lại (tỷ lệ gốc ghép lại 18% tương đương gần 45 gốc/ha) thì sau 18 tháng lãi ròng thu về cũng không phải nhỏ gần 450.000 đ/ha, còn trồng thay thế thì vẫn âm 785.000 đồng/ha, nhưng điều đáng quan tâm hơn là trồng bằng cây thực sinh thì tính chắc chắn về khả năng cho năng suất, chất lượng hạt, tính kháng bệnh gỉ sắt không cao do đặc điểm di truyền của cà phê vối, từ đó khó nâng cao năng suất, chất lượng cà phê thương phẩm, làm giảm hiệu quả kinh tế. Mặt khác việc đào bỏ gốc cũ là việc khó làm và đặc biệt cây cà phê trồng lại sau 2 - 3 rất dễ bị bệnh thối rễ, còi cọc hoặc chết.
3.3.12.2. Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình ghép cải tạo trong giai đoạn kinh doanh
Các tinh dòng cà phê vối được chọn lọc thường có tiềm năng năng suất cao, chất lượng hạt tốt , kháng bệnh gỉ sắt và vượt trội hơn nhiều so với cây thực sinh chọn lọc hàng loạt.
Sinh trưởng khỏe vượt trội, sớm cho năng suất cao là lợi thế hết sức hấp dẫn của các dòng vô tính chọn lọc khi ghép cải tạo những cây giống xấu trên vườn cây đang kinh doanh. Tuy nhà vườn bị hụt năng suất trong năm cưa, nhưng không đáng kể bởi 10-20% số cây cưa vốn đã có năng suất thấp. Bù lại trong hai vụ kế sau cây ghép cho tổng sản lượng cao gấp 7 - 10 lần những cây đựơc thay thế, chẳng hạn sau 30 tháng thân ghép đã cho 2 vụ thu hoạch bói tổng cộng lên tới 15 - 20 kg quả, trong lúc cây thực sinh trồng lại chỉ cho khoảng 5 - 7 kg quả [19]. Hiệu quả của việc thay thế cây xấu bằng biện pháp ghép dòng chọn lọc thể hiện hết sức thuyết phục, có tính khả thi cao trong việc ước tính hiệu quả thể hiện ở bảng 3.31.
Bảng 3.31. Ước tính hiệu quả kinh tế của mô hình ghép cải tạo
trong giai đoạn kinh doanh (ghép 250 cây/ha)
Công thức
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
1. Mô hình (MH)
+ Năng suất (kg/ha)
1.955
2.090
2.830
2.902
+ Thu nhập (Triệu đồng/ha)
19,55
20,90
28,30
29,02
2. Đối chứng (ĐC)
+ Năng suất (kg/ha)
2.400
2.400
2.400
2.400
+ Thu nhập (Triệu đồng/ha)
24,00
24,00
24,00
24,00
3. So sánh (MH - ĐC)
+ Năng suất (kg/ha)
-415
-310
+430
+502
+ Thu nhập (Triệu đồng/ha)
-4,15
-3,10
+4,3
+5,02
Ghi chú:
* Đối chứng (không ghép): năng suất bình quân là 2.400 kg nhân/ha.
* Đối với mô hình (ghép 250 gốc/ha).
+ Cây cần ghép có năng suất <= 2 kg nhân/cây, trung bình là 1,8 kg/cây.
+ Năng suất bình quân của 850 cây còn lại là 2,3 kg/cây.
* Năng suất của cây ghép.
+ Sau 18 tháng (năm 2): 0,54 kg nhân/hố.
+ Sau 30 tháng (năm 3): 3,50 kg nhân/hố.
+ Sau 42 tháng (năm 4): 3,80 kg nhân/hố.
* Giá cà phê nhân xô: 10.000 đ/kg.
* Thu nhập = Năng suất x giá bán.
Theo ước tính, với giá cà phê thấp 10.000 đ/kg thì bắt đầu vào năm thứ 3 (sau ghép 30 tháng) vườn ghép cải tạo (250 cây/ha) sẽ cho thu nhập vượt trội hơn so với vườn không ghép cải tạo 4,3 triệu đồng/ha và đến năm thứ tư trở đi thì thu nhập từ vườn ghép cải tạo còn cao hơn nữa vượt trên 5 triệu đồng/ha. Con số này thực sự còn cao hơn nữa nếu giá cà phê cao hơn. Nhưng một điều hấp dẫn là trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, nếu được ghép cải tạo thay thế cây giống xấu không những tăng năng suất, mà còn tăng được chất lượng hạt từ đó sẽ tăng sức cạnh tranh và giá bán cao, trong khi giá thành hạ do tăng năng suất, sẽ góp phần đem lại lợi nhuận kinh tế không nhỏ.
Nếu giả định có khoảng trên 50% diện tích cà phê của huyện (10.000 ha) được ghép cải tạo loại bỏ 25 - 30% cây xấu thì sau 3 năm thu nhập của người dân tăng lên khoảng 43 tỷ đồng, năm thứ 4 tăng 50 tỷ đồng (giá bán cà phê nhân xô là 10.000 đ/kg), nếu giá bán cao hơn hoặc bán theo tỷ lệ cấp hạt R1 thì chắc chắn số tiền thu nhập sẽ tăng lên nữa. Mặt khác với chu kỳ 15 năm thu hoạch của cây ghép thì hiệu quả kinh tế đem lại là khá cao.
3.3.13. Hiệu quả nhân rộng mô hình
Với kết quả mô hình đạt được rất khả quan ngay sau 15 tháng ghép, bằng mô hình thực tế hiện có trên địa bàn huyện đã thu hút được đông đảo người nông dân quan tâm, cho đến nay đã có khá nhiều nông dân sản xuất cà phê trên địa bàn đã và đang tiếp tục tiếp thu kỹ thuật ghép cải tạo cây giống xấu trên vườn cà phê kinh doanh. Theo báo cáo chưa đầy đủ của Trạm Khuyến Nông Đăk Mil thì trong 2 năm (2002 -2003) số nông dân xin tham gia học tập kỹ thuật này lên tới trên 800 hộ và số hộ đã áp dụng ghép cải tạo khoảng 200 hộ.
kết luận và đề nghị
Kết luận
1. Diện tích cà phê kinh doanh trồng bằng hạt ở Đăk Mil chiếm 90,8 - 93,5%, song chất lượng vườn cà phê không tốt: tỷ lệ số cây quả nhỏ, ít quả, bị rỉ sắt nặng chiếm 29,5 - 33,6%, bởi vậy năng suất cà phê vối kinh doanh ở các xã điều tra mới đạt 2,15 - 2,45 tấn/ha, nếu so với năng suất cà phê bình quân của thế giới thì năng suất cà phê ở các điểm nghiên cứu khá cao, nhưng so với khả năng cho năng suất cà phê của Việt Nam thì thực sự còn thấp.
2. Các chỉ tiêu sinh trưởng của cây ghép bằng các tinh dòng chọn lọc luôn cao hơn có ý nghĩa so với cây trồng bằng hạt (thực sinh). Cụ thể tốc độ tăng trưởng đường kính gốc tăng 14,9%; chiều cao cây tăng 47,5%; số cành cấp 1 tăng 41,1%; chiều dài cành cấp 1 tăng 22,4% và số đốt tăng 55,6% so với đối chứng.
3. Trong điều kiện ở Đăk Mil, các dòng 2/3; 14/8; 17/12 chín muộn hơn so với tinh dòng 13/8 và 6/18. Cả 5 tinh dòng 2/3; 14/8; 13/8; 17/12; 6/18 qua 2 năm theo dõi đều cho thấy có khả năng kháng bệnh gỉ sắt tốt.
4. Sau ghép 18 tháng các tinh dòng cà phê vối ghép đã cho năng suất trung bình 0,56 kg nhân/hố. Năng suất thực thu giữa các tinh dòng ghép là tương đương nhau sau 18 tháng ghép. Phẩm cấp hạt của các tinh dòng cà phê vối chọn lọc ghép cải tạo có nhiều ưu điểm hơn nhiều so với cây thực sinh như: tỷ lệ tươi nhân thấp (4,4 - 4,5); trọng lượng 100 nhân lớn (14,8 - 19,3g); tỷ lệ hạt R1 (trên sàng 16) cao (67,6 - 81,6%), trong khi đối với cây thực sinh các chỉ tiêu này lần lượt là 4,7 - 4,8; 11,4 - 13,9g; 38,7 - 46,7% và sau 18 tháng cây ghép không những đã cho thu hồi chi phí mà còn có lãi trên 2000 đ/hố, trong khi đó cây thực sinh trồng thay thế thì chưa cho thu hoạch.
5. Ghép cải tạo đối với vườn cà phê kinh doanh với 250 cây thì sau 30 tháng có khả năng tăng năng suất từ 430 - 502 kg nhân/ha và chất lượng hạt cà phê được cải thiện rõ rệt. Các tinh dòng cà phê ghép 17/12, 13/8, 14/8, 6/18, 2/3 trong mô hình tại các địa điểm đều có khả năng sinh trưởng tốt và cho năng suất bói khá (0,5-0,6 kg nhân/hố). Bước đầu có thể nhận định rằng các tinh dòng này là tương đối thích nghi với địa bàn huyện.
Đề nghị
1. Ngoại trừ những cây có hệ rễ kém, còn lại không nên cải tạo vườn cây bằng cách trồng thay thế bằng cây thực sinh vì khả năng sinh trưởng chậm hơn, lâu cho thu hoạch hơn và tính chắc chắn về khả năng cho năng suất, chất lượng hạt, tính kháng bệnh rỉ sắt không cao do đặc điểm di truyền của cây cà phê vối.
2. Để mô hình nhanh chóng được nhân rộng cần tăng cường công tác khuyến nông, tập huấn kỹ thuật ghép, cũng như có kế hoạch cung cấp chồi ghép của các tinh dòng chọn lọc cho nông dân trên địa bàn.
Tài liệu tham khảo
Tiếng việt
Hoàng Anh (1999), Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam, Hội thảo chất lượng cà phê nhân, Vicofa, 11/1999.
Trần Thị Hoàng Anh, Trịnh Đức Minh và ctv (2000),"Khảo sát sự ra hoa, đậu quả của cà phê", Kết quả nghiên cứu khoa học năm 1999 - 2001, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nhiệp Tây Nguyên, tr. 19 - 31.
Lê Ngọc Báu (2001), Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật thâm canh cà phê vối (coffea canephora var. robusta) đạt hiệu quả kinh tế cao tại Đăk Lăk, Luận án tiến sỹ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
Lê Quang Chút (1996), "Phát triển sản xuất cà phê ở Tây Nguyên: hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường", Tạp chí khoa học và quản lý kinh tế, (7), tr. 283 - 285.
Chế Thị Đa và Trịnh Đức Minh (1997), "Bình tuyển cây đầu dòng và khảo sát các tập đoàn cà phê vối trồng 1995 và 1996", Kết quả nghiên cứu khoa học 1996, Viện nghiên cứu cà phê, tr. 35 - 40.
Nguyễn Thị Đa (1997), "Điều tra đánh giá chất lượng cà phê và xác định nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượnh cà phê ở các vùng sinh thái khác nhau", Kết quả nghiên cứu khoa học 1996, Viện nghiên cứu cà phê, tr. 427 - 439.
Chế Thị Đa (2001), Chọn lọc dòng vô tính cà phê vối (coffea canephora Pierre) có năng suất cao, cỡ hạt lớn và kháng bệnh rỉ sắt trong điều kiện Đak Lak, Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.
Trương Hồng (2001), Bài giảng sử dụng phân bón cho cà phê, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, tr. 1.
Trần Kim Loang (1995), "Kết quả điều tra tình hình bệnh rỉ sắt trên cây cà phê vối ở Đak Lak và kết quả bước đầu trong việc phòng trừ bằng biện pháp hóa học", Kết quả 10 năm nghiên cứu khoa học (1983 - 1993), Viện nghiên cứu cà phê, tr. 334-381.
Trần Kim Loang (1997), Điều tra nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ canh tác đến bệnh rỉ sắt hại cà phê và biện pháp phòng trừ tại Tây Nguyên, Luận án thạc sĩ khoa học nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
Trịnh Đức Minh (1985), "Kỹ thuật giâm cành cà phê vối", Tạp chí Khoa học Kỹ thuật, (2), ủy ban khoa học tỉnh Đak Lak, tr. 15-19.
Trịnh Đức Minh, Phan Quốc Sủng (1991), "Nghiên cứu tập đoàn và chọn tạo giống cà phê vối (C. canephora Pierre)", Báo cáo khoa học đề tài cấp nhà nước "Xây dựng vườn tập đoàn, nghiên cứu chọn tạo giống cà phê chè, vối và xác định các biện pháp kỹ thuật canh tác tổng hợp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng trong việc kinh doanh cây cà phê" giai đoạn 1986-1990, Hôi nghị nghiệm thu đề tài cấp nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Công nghệ Thực phẩm, Hà nội, ngày 13-5-1991.
Trịnh Đức Minh (1995), "Tiêu chuẩnnăng suất quả, quả và hạt của cây đầu dòng trong công tác cải tiến cây cà phê vối. Một số ý kiến về tiêu chuẩn cây mẹ và quả làm giống theo hệ thống chọn lọc 4 tốt trong sản xuất", Kỷ yếu kết quả 10 năm nghiên cứu khoa học (1983-1993), Viện nghiên cứu cà phê, tr. 576-587.
Trịnh Đức Minh (1996), "Kết quả tuyển cây đầu dòng cà phê vối hai năm 1994-1995 và khảo sát tập đoàn trồng 1995", Kết quả nghiên cứu khoa học 1995, Viện nghiên cứu cà phê, tr. 1 - 20.
Trịnh Đức Minh (1997), "Kết quả chọn lọc và khu vực hóa các dòng vô tính cà phê vối: 16/21; 4/55; 1/20", Báo cáo xin công nhận giống, Viện nghiên cứu cà phê.
Trịnh Đức Minh (1997), Báo cáo điều tra phân loại cây cà phê vối kinh doanh tại Nông trường Eatul, Viện nghiên cứu cà phê.
Trịnh Đức Minh (1998), "Kết quả chọn lọc giống cà phê vối có năng suất cao, cỡ hạt lớn và kháng bệnh gỉ sắt", Kết quả nghiên cứu khoa học năm 1997-1998, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nhiệp Tây Nguyên.
Trịnh Đức Minh, Chế Thị Đa và ctv (1998), "Kết quả chọn lọc và khu vực hóa các dòng vô tính cà phê vối (Coffea canephora var. robusta): 16/21; 1/20; 004/55", Tạp chí Nông nghiệp Công nghiệp Thực phẩm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (6), tr. 131-133.
Trịnh Đức Minh (1999), Nghiên cứu chọn lọc dòng vô tính và nhân vô tính cho cà phê vối (Coffea canephora Pierre) trong điều kiện ở tỉnh Đak Lak, Luận án tiến sỹ nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.
Trịnh Đức Minh (1999), "Cải tiến giống cà phê vối", Cây cà phê ở Việt nam, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà nội, tr. 168-199; 211-213.
Trịnh Đức Minh (2002), "Kết quả chọn lọc dòng vô tính cà phê vối có năng suất cao, cỡ hạt lớn và kháng bệnh gỉ sắt", Báo cáo xin công nhận giống, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên.
Đoàn Triệu Nhạn (1998), Tình hình thị trường và phương hướng sản xuất kinh doanh cà phê của Việt Nam, VINACAFE.
Đoàn Triệu Nhạn (1999), "Tình hình sản xuất và thương mại cà phê trên thế giới", Cây cà phê ở Việt nam, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà nội, tr. 13-18.
Nguyễn Sĩ Nghị (1982), Trồng cà phê, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà nội.
Nguyễn Sĩ Nghị, Trần An Phong, Bùi Quang Toản, Nguyễn Võ Linh (1996), Cây cà phê Việt nam, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà nội.
Phòng thống kê Đăk Mil (2000), Niên giám thống kê 2000 huyện Đăk Mil.
Sở Thương mại và Du lịch Đak Lak (2000), Báo cáo tổng kết công tác tiêu thụ cà phê niên vụ 1999-2000, Hội thảo nâng cao chất lượng cà phê nhân, ủy ban nhân dân tỉnh Đak Lak.
Phan Quốc Sủng (1995), Kỹ thuật trồng, chăm sóc, chế biến cà phê, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà nội.
Phan Quốc Sủng (1999), "Vị trí kinh tế của cây cà phê ở Việt Nam và trên thế giới", Cây cà phê ở Việt nam, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà nội, tr. 5 -12.
Vũ Cao Thái, Lê Văn Nghĩa, Nguyễn Xuân Trường (1999), Kỹ thuật bón phân cho cây cà phê, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hồ Chí Minh, tr. 12-22.
Hoàng Thanh Tiệm (1996), Kết quả chọn lọc giống cà phê chè Catimor F6 kháng bệnh gỉ sắt và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm thâm canh tăng năng suất trong điều kiện ở Đak Lak, Luận án phó tiến sỹ khoa học nông nghiệp, 1996.
Hoàng Thanh Tiệm (1999), "Nguồn gốc và phân loại thực vật học cây cà phê", Cây cà phê ở Việt nam, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà nội, tr. 51 -63.
Hoàng Thanh Tiệm (1999), "Yêu cầu sinh thái của cây cà phê", Cây cà phê ở Việt nam, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà nội, tr. 87-95.
Hoàng Thanh Tiệm (2000), áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cà phê vối tỉnh Đak Lak, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nhiệp Tây Nguyên.
Hoàng Thanh Tiệm (2001), "Định hướng phát triển cà phê chè ở Việt Nam trong những năm tới", Thông tin Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nhiệp Tây Nguyên, (7), tr. 2-3.
Nguyễn Văn Trương (2000), Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cà phê nhân xuất khẩu, Hội thảo nâng cao chất lượng cà phê nhân, ủy ban nhân dân tỉnh Đak Lak.
ủy ban nhân dân huyện Đak Mil (2002), Báo cáo quy hoạch sử dụng đất huyện Đăk Mil, tỉnh Đak Lak thời kỳ 2001-2010.
Viện nghiên cứu cà phê (1997), Điều tra nghiên cứu hội chứng vàng lá cà phê và biện pháp phòng trừ.
Tiếng Anh
Anil Kumar and C.S, Srinivasan, A preliminary Study on Conversion of Old Robusta into Arabica, [Online] Available htp://www.indiacoffee.org/newsletter /8/ plantersworld.html, 17/10/2002.
Berthaud J. (1987), "Utilisation of Coffea canephora haploids: results of studies in progress", 12th International Scientific Colloquium on Coffee, ASIC, Paris, pp. 453-458.
Berthaud J., Charrier A. (1988), "Genetic resources of coffea", Coffee, vol.4: Agronomy, Elsevier Applied Science, pp. 1-42.
Bouharmont P. (1963), Somatic chromosomes of some Coffea species, Euphytica, 12, pp. 254-257.
Cambrony H.R., "Arabusta and other interspecific fertile hybrids", Coffee, vol.4: Agronomy, Elsevier Applied Science, pp. 263-290.
Charrier A., Berthaud J. (1988), "Breeding of Robusta", Coffee, vol. 4: Agronomy, Elsevier Applied Science, pp. 167-198.
Ferwerda F.P. (1969), "Breeding of canephora coffee", Outlines of Perennial crop Breeding in the Tropics, Veenman & Znen NV, Wageningen, pp. 189-241.
HORT 494-1, Reasons for Grafting & Budding. [Online] Available 1.cit. cornell.edu/courses/hort 494/graftage/reasons GB Left.html, 8/10/2002.
Lashermes P., Charrier A., Couturon E. (1993), "On the use of doubled haploids in gggenetics and breeding of C. canephora", 15th International Scientific Colloquium on Coffee, ASIC, Abstracts.
Monaco LC., Carvalho A., "Coffee breeding for leaf rust resistance", 7th International Scientific Colloquium on Coffee, ASIC, Paris, pp. 437-445.
Montagnon C., Leroy T. and Eskes A.B. (1998), "Varietal improvement of coffea canephora (Criteria and breeding methods)", Plantations reseearch, development 5, (1), pp. 29-33.
Noriega C., Sondahl M.R. (1993), "Coffee micropropagation via high frequency somatic embryo production in liquid culture", 15th International Scientific Colloquium on Coffee, ASIC, Abstracts.
Petiard V., Ducos J.P., Paillard M., Spiral J., Zamarripa A. (1993), "Biotechnologies appliquées auux caféiers", 15th International Scientific Colloquium on Coffee, ASIC, Abstracts.
Petiard V., Ducos J.P., Zamarripa A. (1993), "Production of coffee somatic embryos in bioreacter", 15th International Scientific Colloquium on Coffee, ASIC, Abstracts.
Ravohitraviro T. (1980), Considerations on correlations between growth characteristics and yield components of robusta coffee, Doctoral thesis, Universitty of Madagascar.
Smith A. (1988), "Introduction", Coffee, vol.4: Chemistry, Elsevier Applied Science, pp. 1-41.
Snoeck J. (1988), "Cultivation and harvesting of the Robusta coffee", Coffee, vol. 4: Agronomy, Elsevier Applied Science, pp. 91-128.
Sondahl M.R. (1979), "Coffee", Plant cell and tissue culture: Principles and application, Ohio State Univ. Press, Columbus, pp. 527 - 584.
Sondahl M.R., Loh W.H.T (1979), "Cooffee biotechnology", Coffee, vol. 4: Agronomy, Elsevier Applied Science, pp. 235-262.
Starisky G. (1970), Embryooid formation in callus tissues of cooffee, Acta Botanica Neerlandica,19, pp. 509-514.
Sybbengga J. (19660), Genetics and cytology of coffee, Bibliographia genetica, 19.
Top working in coffee, Central coffee reseach in stitute, India, Platinium Jubilee, 1925-2000.
Van der Vossen H.A.M, Walyaro D.J.A. (1981), The coffee breeding proggramme in Keenyya: A preview of pogress made since 1971 and plan of action for the coming years, Kenya coffee, 46, pp. 113-130.
Vishveshwara S. (1975)), Studies on coffee selection, Indian coffee, 39, pp. 366-374.
Walyaro D.J.A. (1983), Considerations in breeding for improved yield and quality in arabica coffee (C. arabica), Thesis, Wageningggen.
Tiếng Pháp
Anthony F. (1992), Les ressources génétiques des caféiers: collêct, gestion d' un conservatoirre et évaluation de la diversité génétique, ORSTOM (Paris), Serie TDM, 81.
Berthaud J. (1980), "L' incompatibility chez Coffea canephora: methode de test et détermonism génétique", Café Cacao Thé, (24), pp. 267-274.
Berthaud J. (1985), Les Ressources Génétiqué chez lé Caféiers Africaines: Populations Sylvestres, échanges Génétique et Mise en Culture, Doctoral Thesis, University of Pais XI, Orsay.
Berthaud J. (1980), Guillaumet J.L., Le Pierré D., Lourd M. (1977), "Les própections des caféiers sauvages et leur mise en collections", 8th International Scientific Colloquium on Coffee, ASIC, Paris, pp. 365-372.
Berthaud J. (1980), Guillaumet J.L. (1978), "Les caféiers sauvages en Centrafrique", Café Cacao Thé, (22), pp. 171-186.
Bouharmont P., Awemo J. (1980), "La sélection végétative du caféier robusta au Cameroun", Café Cacao Thé, (23), pp. 227-254.
Bouharmont P., Lotodé R. (1986), "La sélection générative du caféier robusta au Cameroun. Analyse des résultats d' un essai d' hybrides diallèle implanté en 1973", 11th International Scientific Colloquium on Coffee, ASIC, Paris, pp. 507-518.
Capot J. (1972), "L' améleoration du caféiers en Côte d' Ivoire. Les hybrides arabusta", Café Cacao Thé, (16), pp. 3-16.
Capot J. (1975), "Obtention et perspectives d' un nouvel hybride de caféier en Côte d' Ivoire: L' Arabusta", 7th International Colloquium on the Chemistry of Coffee, ASIC, Paris, pp. 449-459.
Capot J. (1977), "L' améleoration du caféiers robusta en Côte d' Ivoire", Café Cacao Thé, (21), pp. 233-242.
Charmetant P., Leroy T. (1985), "Etude de l'influence des différents facteurs agronomiques et génératiques sur la granulométrie du café robusta", 11th International Scientific Colloquium on Coffee, ASIC, Paris, pp. 489-494.
Charrier A. (1980), "La conservation des ressources génétiqué du genre Coffea", Café Cacao Thé, (24), pp. 249-257.
Chevalier A. (1947), "Les caféiers du Globe. Systématique de caféiers et faux caféiers", Encyclopédie biologique, Fascicule III, P. Lechevalier, Paris, pp. 356.
Coste R. (1995), "Multiplication du caféiers", Les caféiers et les cafés dans le monde, Tome I, G.P. Maisonneuve & Larose, Paris, pp. 65-85.
Couturon E., Berthaud J. (1982), "Présentation d' une methode de récupération d' haploides spontanes et d' obtention de plantes diploides homozygotes chez C. canephora", 10th International Scientific Colloquium on Coffee, ASIC, Paris, pp. 385-391.
Devreux M., Valleys G., Pochet P., Gilles A., Rechèrches sur autótérilité du caféier robusta (C. canephora Pierre), Publication INEAC, Série Scientific, (78).
Dublin P. (1967), "L' Amélioration du caféier en République Centraficaine: Dix années de sélection clonal", Café Cacao Thé, (11), pp. 101-136.
Duceau P. (1980), "Critères de séléction pour l' amélioration des hybrides arabusta en Côte d' Ivoire", Café Cacao Thé, (24), pp. 275-279.
IFCC (1963), Les principes de la sélection des caféiers canephoroides et libérioexcelsoides. Leur application au travaux des centres de recherches de l' Institut Francaise du Café et du Cacao en Côte d' Ivoire, à Madagascar et en République Centrafricaine, Bull, (5), Paris.
Lanaud C. (1981), "Production de plantules de C. canephora par embryogenèse somatique réalisée à partir de culture invitro d' ovules", Café Cacao Thé, (25), pp. 231-236.
Louarn J. (1982), "Bilan des hybridations interspécifiques entre caféiers africains diploides en collection en Côte d' Ivoire", 10th International Scientific Colloquium on Coffee, ASIC, Paris, pp. 375-384.
Louarn J. (1993), "Structure génétiqué des caféiers africains diploides bas ée sur la fertilité des hybrides interspécifiques", 15th International Scientific Colloquium on Coffee, ASIC, Paris, pp. 243-252.
Montagnon C., Leroy T., Yapo A. (1992), "Ananyse de le diversité génotypique et phénotypique de quelques groupes de caféiers (Coffea canephora) en collection: cons équen ces sur leur utilisation", Café Cacao Thé, (36), pp. 187-198.
Pierrès D.L. (1987), "Considé rations sur les imcompatibilités de greffe pour la culture du caféier", 12th International Scientific Colloquium on Coffee, ASIC, Paris, pp. 783-790.
Snoeck J. (1968), La sélection végétative du caféier robusts à la malgache, Café Cacao Thé, (12), pp. 223-235.
Snoeck J., De Reffye Ph. (1968), "Mòdele mathématique aléateire et simulation de la croissance et de l' architecture du caféier robusta", Café Cacao Thé, (20), pp. 180-189.
Snoeck J. (1987), "L' améloration des techniques culturales en caféiculture", 12th International Scientific Colloquium on Coffee, ASIC, Paris, pp. 519-544.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33885.doc