Một số bất cập trong quy định về pháp nhân thương mại của bộ luật dân sự năm 2015 và kiến nghị hoàn thiện

Thứ ba, giúp loại bỏ cách quy định mang tính liệt kê không cần thiết tại khoản 2 Điều 75 của BLDS năm 2015. Bởi lẽ, với đề xuất này, cho phép chúng ta khi xác định pháp nhân thương mại chỉ cần căn cứ vào khoản 1 Điều 75 để làm rõ hai tiêu chí là: (i) Chuyên tiến hành các hành vi thương mại, và (ii) Mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận. Với cách quy định như vậy, một pháp nhân nào đó hội tụ hai tiêu chí nêu trên, cho phép kết luận đó là pháp nhân thương mại, thay vì quy định liệt kê không cần thiết như hiện nay. Thứ tư, đề xuất sửa đổi theo hướng chỉ cần khoản 2 Điều 75 quy định:“Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan”. Đề xuất này đã loại bỏ cụm từ “Luật doanh nghiệp”, cách quy định này giúp chủ thể thực thi hoàn toàn hiểu được ý đồ của nhà làm luật, cũng như vai trò của BLDS năm 2015 và các văn bản pháp luật khác có liên quan khi điều chỉnh hành vi của pháp nhân thương mại. Hơn nữa, làm cho câu văn trở nên xúc tích, dễ hiểu, phù hợp với nguyên tắc của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 208 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số bất cập trong quy định về pháp nhân thương mại của bộ luật dân sự năm 2015 và kiến nghị hoàn thiện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 36 1. Quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 về pháp nhân thương mại Với tầm quan trọng đối với hệ thống pháp luật quốc gia, việc ban hành BLDS năm 2015 hứa hẹn đem lại nhiều quy định tiến bộ, thể hiện một cách đầy đủ nhất với tính chất là luật chung, định hướng cho việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ đặc thù, khắc phục những bất cập, giải quyết được những vướng mắc trong thực tiễn cuộc sống. Tuy vậy, một số quy định của BLDS năm 2015 đã bộc lộ nhiều quy định còn mâu thuẫn. Phân tích sau đây quy định về pháp nhân thương mại là câu trả lời cho vấn đề này. BLDS năm 2015 với tính chất là luật chung nhưng việc định nghĩa về pháp nhân thương mại của BLDS năm 2015 lại chứa đựng nhiều mâu thuẫn. Theo đó, Điều 75 và Điều 76 đã phân loại pháp nhân thành pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại2. Pháp nhân thương mại được hiểu là “ pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan”. Xét quy định này cho thấy: Thứ nhất, theo cách quy định trên đây của BLDS năm 2015, có thể hiểu pháp nhân thương mại là tổ chức có mục tiêu chính là tìm lợi nhuận MỘT SỐ BẤT CẬP TRONG QUY ĐỊNH VỀ PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015 VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN Mai Xuân Hợi1 Tóm tắt: Bộ luật dân sự năm 2015 (BLDS năm 2015) được ban hành là một bước tiến bộ lớn của pháp luật dân sự Việt Nam. Trong đó, quy định mới về pháp nhân thương mại góp phần làm cơ sở cho Nhà nước điều chỉnh hành vi của chủ thể này, đặc biệt liên quan đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy vậy, việc định nghĩa về pháp nhân thương mại theo BLDS năm 2015 đã tạo nên sự nhận thức không thống nhất, dẫn đến hiểu sai bản chất của pháp nhân thương mại, làm ảnh hưởng tới vấn đề thực thi trên thực tế, do đó cần có những nghiên cứu nhằm đề xuất giải pháp hoàn thiện, góp phần điều chỉnh hiệu quả hành vi của pháp nhân thương mại trên thực tế. Từ khóa: pháp nhân, pháp nhân thương mại, Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự. Nhận bài: 05/05/2018; Hoàn thành biên tập: 13/06/2018; Duyệt đăng: 24/07/2018 Abstract: The issuance of civil Code 2015 is a great development of Vietnam’s civil law. In which the new regulation of commercial legal entity contributes to the foundation for the state to adjust the act of this subject. Especially, it relates to the investigation of criminal responsibility. However, the definition of commercial legal entity under the Civil Code 2015 has created the inconsistent understanding causing the misunderstanding of commercial legal entity’s nature, directly affecting the real implementation. Therefore, it is necessary to make researches in order to suggest resolutions of finalization, contributing to the effective adjustment of the act of the commercial legal entity in reality. Keywords: legal entity, commercial legal entity, civil code, civil procedure code. Date of receipt: 05/05/2018; Date of revision: 13/06/2018; Date of approval: 24/07/2018 1 Thạc Sỹ Luật Kinh tế, Giảng viên Khoa luật Kinh tế, trường Đại học Luật - Đại học Huế. 2 Đây là quy định mới về phân loại pháp nhân so với BLDS năm 2005. Theo đó, BLDS năm 2005 cũng phân loại pháp nhân nhưng phân thành pháp nhân là cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân; pháp nhân là tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội; pháp nhân là tổ chức kinh tế; pháp nhân là tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; pháp nhân là quỹ xã hội, quỹ từ thiện; và các tổ chức khác có đủ điều kiện quy định tại Điều 84 BLDS 2005. Soá 4/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba 37 và tổ chức này phải có từ hai thành viên trở lên, vì lợi nhuận tìm thấy được chia cho các thành viên. Với quy định này, đã phủ nhận công ty TNHH một thành viên không phải là pháp nhân thương mại. Bởi lẽ, theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014, công ty TNHH một thành viên do một (01) cá nhân hoặc một (01) tổ chức làm chủ sở hữu và lợi nhuận thu được hoàn toàn do chủ sở hữu quyết định 3. Quy định này chưa thực sự chính xác, dẫn đến bỏ sót một pháp nhân thương mại phổ biến trên thực tế, nhận định này xuất phát từ những luận giải sau: Một là, công ty TNHH một thành viên là một pháp nhân. Trước hết, để trở thành một pháp nhân thương mại thì tổ chức đó phải là một pháp nhân và công ty TNHH là một pháp nhân, bởi lẽ nó thỏa mãn các điều theo quy định khi nó là một tổ chức kinh tế, được thành lập theo quy định của pháp luật, có cơ cấu tổ chức và điều quan trọng là có sự tách bạch giữa tài sản của công ty với tài sản của chủ sở hữu. Điều này đồng nghĩa rằng, trong quá trình hoạt động, nghĩa vụ về tài sản của chủ sở hữu và nghĩa vụ về tài sản của công ty là tách bạch với nhau hay nói khác đi, khi xảy ra nghĩa vụ thì cơ quan có thẩm quyền hoàn toàn có thể xác định được giới hạn tài sản dùng để thực hiện nghĩa vụ của công ty cũng như của chủ sở hữu và hoàn toàn truy cứu được trách nhiệm hình sự nếu công ty có hành vi vi phạm một trong các tội theo quy định tại Điều 76 của Bộ luật Hình sự 2015. Hai là, công ty TNHH một thành viên có mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận, thỏa mãn điều kiện trở thành một pháp nhân thương mại. Nghiên cứu so sánh cho thấy, để nhận biết một pháp nhân thương mại thì cần biết mục tiêu chính của pháp nhân đó có tìm kiếm lợi nhuận không và điều này được nhiều nước theo các truyền thống pháp luật khác nhau trên thế giới áp dụng. Ở các nước theo truyền thống Civil Law (hiểu chung là hệ thống pháp luật châu Âu lục địa) thường phân loại thành pháp nhân công pháp và pháp nhân tư pháp, có nghĩa là pháp nhân được thành lập theo luật công và pháp nhân được thành lập theo luật tư. Tới lượt pháp nhân tư pháp, dựa vào mục đích hoạt động người ta phân loại thành pháp nhân dân sự và pháp nhân thương mại. Ở các nước có sự phân biệt giữa luật dân sự và luật thương mại, người ta cũng dựa vào mục đích hoạt động để phân biệt giữa thương nhân và phi thương nhân, theo đó thương nhân phải đáp ứng hai (02) điều kiện: (i) chuyên tiến hành các hành vi thương mại (vì lợi nhuận), và (ii) lấy hành vi thương mại làm nghề nghiệp chính. Thương nhân tiếp tục được chia thành thương nhân là thể nhân (cá nhân kinh doanh) và thương nhân là pháp nhân (các loại hình công ty). Thực tế, ở Việt Nam, BLDS năm 2015 cũng đã dựa vào mục tiêu chính là vì lợi nhuận hay không vì lợi nhuận (thương mại hay phi thương mại) để xác định pháp nhân thương mại. Do đó, xét về khía cạnh cơ cấu tổ chức, sự độc lập về tài sản, về mục tiêu hoạt động và thực tiễn tồn tại, cho phép khẳng định công ty TNHH một thành viên là một pháp nhân thương mại. Tuy vậy, khoản 1 Điều 75 của BLDS năm 2015 lại loại bỏ công ty TNHH một thành viên khỏi pháp nhân thương mại bởi quy định yêu cầu pháp nhân thương mại phải có nhiều thành viên4. Ý tưởng này xuất phát từ sự cần thiết phải xác định lỗi của pháp nhân để xác định cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015. Bởi lẽ, hiện nay ở Việt Nam nhiều quan điểm cho rằng chỉ có thể nhân (con người) mới có nhân tính và ý chí, mới là chủ thể của các quyền, chủ thể của pháp luật, còn xem tổ chức có tư cách pháp nhân là chủ thể giả tưởng của pháp luật5, do đó để có căn cứ xác định yếu tố lỗi (ý chí và lý trí phạm tội) của pháp nhân thương mại thì các nhà xây dựng BLDS năm 2015 dựa vào tiêu chí “lợi nhuận được chia cho các thành viên trong công ty” như một hành vi 3 Cụ thể tại Điều 73 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định:“Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty”. 4 Khoản 1 Điều 75 BLDS năm 2015 quy định:“.và lợi nhuận được chia cho các thành viên”. 5 Học thuyết giả tưởng cho rằng: Chỉ có con người tự nhiên mới có nhân tính và ý chí, mới là chủ thể của pháp luật, còn tổ chức, đoàn thể là pháp nhân là chủ thể giả tưởng của pháp luật. HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 38 cố ý phạm tội. Thiết nghĩ, quy định này là không cần thiết và không phù hợp, bởi vì thực tiễn lập pháp và tư pháp đã chứng minh, công ty TNHH một thành viên là pháp nhân cũng giống như thể nhân, về phương diện pháp lý chúng đều có tên riêng, có tài sản, có nơi cư trú, có trách nhiệm và các quyền dân sự. Hơn nữa, công ty TNHH một thành viên hoàn toàn có thể thực hiện hành vi phạm tội thông qua người đại diện theo pháp luật và nhân viên của công ty, nếu trường hợp này xảy ra thì không thể truy cứu trách nhiệm hình sự của người đại diện theo pháp luật và nhân viên của công ty được vì họ chỉ là người làm thuê cho công ty mà chủ thể bị truy cứu phải là công ty vì là chủ thể hưởng lợi, còn lợi ích có được từ hành vi phạm tội được chia cho người khác hay không không quyết định, bởi chủ thể phạm tội vẫn là công ty. Liên quan đến nguyên tắc pháp lý này, có câu châm ngôn khá phổ biến tiếng La tin: “Qui facit per alium, facit per se”, có nghĩa là người nào hành động qua một trung gian là hành động bởi chính mình và đây là nguyên tắc căn bản được các nước theo truyền thống Common Law ứng dụng trong việc xác định tội đồng phạm. Với những luận giải trên, thiết nghĩ BLDS năm 2015 cần phải coi công ty TNHH một thành viên là một pháp nhân thương mại nhằm đảm bảo sự công bằng về địa vị pháp lý giữa các pháp nhân thương mại, phù hợp thực tiễn và quan trọng là không bỏ sót pháp nhân thương mại trên thực tế. Thứ hai, để tiếp tục làm rõ nội hàm pháp nhân, ở khoản 2 Điều 75 BLDS năm 2015 đã liệt kê pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác. Với cách quy định liệt kê này, dễ gây hiểu nhầm rằng các nhà làm luật đang thừa nhận doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh là pháp nhân. Điều này đi trái ngược với bản chất của một pháp nhân và hoàn toàn phủ định lại quy định tại Điều 74 BLDS năm 2015. Bởi lẽ, theo Điều 74 quy định:“Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây: Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này; có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập”. Như vậy, để phân biệt một tổ chức là pháp nhân thì dấu hiệu quan trọng là phải xác định được tổ chức đó có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. Trong khi đó ai cũng hiểu Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định, doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ sở hữu và không có tư cách pháp nhân bởi vì tài sản của chủ sở hữu không độc lập với tài sản của doanh nghiệp, vì vậy chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm vô hạn định đối với các khoản nợ của doanh nghiệp6. Tương tự, hộ kinh doanh được xem là tổ chức kinh tế do một cá nhân, một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ sở hữu nhưng không có tư cách pháp nhân vì chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm vô hạn định đối với nghĩa vụ của hộ kinh doanh hay nói khác đi, tài sản của chủ sở hữu hộ kinh doanh với tài sản của hộ kinh doanh không có sự độc lập với nhau7. Do đó, cần có quy định sửa đổi nhằm tránh gây hiểu nhầm trong qua trình giải thích và vận dụng. Tương tự, nếu tiếp tục hiểu theo quy định tại khoản 2 Điều 75 của BLDS năm 2015 thì loại hình doanh nghiệp xã hội cũng được xem là một pháp nhân thương mại vì là doanh nghiệp8 nhưng 6 Điều 183 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định: “Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào”. 7 Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về Đăng ký doanh nghiệp quy định: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh”. 8 Vì theo khoản 2 Điều 75 của BLDS năm 2015, thì pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và tổ chức kinh tế. Và cũng theo Luật doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp xã hội là loại hình doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp 2014, với mục tiêu chính là giải quyết những vấn đề môi trường, xã hội vì mục đích cộng đồng. Soá 4/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba 39 chiếu theo quy định tại khoản 1 Điều 75 thì doanh nghiệp xã hội không được xem là pháp nhân thương mại bởi lẽ, theo quy định này, pháp nhân thương mại phải có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận, trong khi đó, Điều 10 khoản 2 Luật doanh nghiệp 2014 quy định, mục tiêu chính của doanh nghiệp xã hội là hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng9. Thứ ba, việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của BLDS năm 2015 với tư cách là đạo luật chung và Luật doanh nghiệp với tư cách là luật điều chỉnh các quan hệ đặc thù và thực hiện theo các quy định khác của pháp luật có liên quan. Quy định này cho phép chúng ta hiểu, để điều chỉnh hành vi của pháp nhân thương mại thì những quan hệ đặc thù như thành lập, tổ chức hoạt động, hành vi tìm kiếm lợi, sẽ thuộc sự điều chỉnh của luật chuyên ngành, những vấn đề không được quy định hoặc không thuộc đối tượng điều chỉnh thì áp dụng BLDS năm 2015 để xác định. Cách quy định này hoàn toàn phù hợp với xu hướng phổ biến của các nước trên thế giới10. Tuy nhiên, điều chúng tôi muốn bàn ở đây là kỹ thuật lập pháp và câu từ sử dụng trong quy định quá rườm rà, chi tiết dẫn tới không cần thiết11. Để diễn đạt nội hàm của quy định tại khoản 3 Điều 75 thì các nhà lập pháp đã quy định: “Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan”. Ngược lại, chúng ta chỉ cần quy định: “Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan”, như vậy người đọc sẽ hiểu là những vấn đề đặc thù liên quan đến thành lập, hoạt động chấm dứt của pháp nhân thương mại sẽ được điều chỉnh bởi các văn bản chuyên ngành và đương nhiên trong đó có Luật doanh nghiệp, ngược lại những vấn đề không được các văn bản này điều chỉnh thì áp dụng BLDS năm 2015. Tóm lại, việc BLDS năm 2015 có những quy định mới về pháp nhân thương mại sẽ tạo cơ sở pháp lý cho nhà nước có những quy định phù hợp điều chỉnh hành vi của loại pháp nhân này, tạo điều kiện cho pháp nhân thương mại hoạt động hiệu quả. Tuy vậy, mục tiêu này sẽ không đạt khi có quá nhiều sai sót trong việc đưa ra các tiêu chí để nhận biết pháp nhân thương mại như đã phân tích, do đó cần thiết phải sửa đổi hoàn thiện. 2. Đề xuất hoàn thiện quy định về pháp nhân thương mại BLDS năm 2015 dựa vào tiêu chí là mục tiêu tìm kiếm hay không tìm kiếm lợi nhuận để nhận diện pháp nhân thương mại hay phi thương mại12. Cách phân loại này khắc phục được điểm yếu của BLDS năm 2005 là chỉ liệt kê mà không tập trung vào bản chất pháp lý của pháp nhân13. Ngược lại, việc phân loại dựa vào mục tiêu hoạt động giúp cho sự phân loại pháp nhân trở nên linh hoạt, nhưng cần sửa quy định tại Điều 75 BLDS năm 2015 theo hướng sau đây: “Điều 75. Pháp nhân thương mại 1. Pháp nhân thương mại là pháp nhân chuyên tiến hành các hành vi thương mại và có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận. 9 Xem cụ thể tại Điều 10 khoản 2 Luật doanh nghiệp 2014. 10 Ở các nước theo truyền thống luật (commomlaw) như Anh, Mỹ và một số nước chịu ảnh hưởng của hệ thống luật này, thậm chí nhiều nước châu Âu như Italia, Hà Lan, Thụy Sỹ, các văn bản pháp luật, án lệ, tập quán thương mại được áp dụng cho mọi hợp đồng mà không phân biệt hợp đồng đó được kí kết vì mục đích kinh doanh hay mục đích sinh hoạt tiêu dùng. Ví dụ, ở Italia có Bộ luật Dân sự 1942 trong đó có nhiều quy định về hợp đồng giao kết vì mục đích kinh doanh hay ở Thụy Sỹ, Bộ luật Dân sự có nhiều quy định về mua bán hàng hóa thương mại. 11 Điều này đã đi trái ngước lại với một trong những nguyên tắc ban hành văn bản được Luật Ban hành văn bản 2015 quy định tại Điều 8 và Điều 5, cụ thể: “ đảm bảo tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận; ngôn ngữ sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật phải chính xác, phổ thông, cách diễn đạt phải rõ ràng, dễ hiểu” 12 Theo Điều 75 và Điều 76 quy định, pháp nhân thương mại là pháp nhân lấy mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận. 13 Xem cụ thể Điều 100 đến Điều 105 của BLDS năm 2005. HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 40 2. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan”. Đề xuất này xuất phát từ những cơ sở sau đây: Thứ nhất, đáp ứng được việc phân loại pháp nhân dựa vào mục tiêu tìm kiếm hay không tìm kiếm lợi nhuận theo tinh thần của BLDS năm 2015. Như vậy, theo giải pháp đề xuất thì để xác định pháp nhân thương mại, chúng ta chỉ cần xác định hai tiêu chí: (i) Chuyên tiến hành các hành vi thương mại (hành vi có tính chất thương mại – lợi nhuận, bao gồm hợp đồng và hành vi pháp lý đơn phương); (ii) Và có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận. Thứ hai, mở rộng được nội dung điều chỉnh của quy phạm đối với loại hình công ty TNHH một thành viên, khắc phục được những thiếu sót tại khoản 1 Điều 75 của BLDS năm 2015. Bởi lẽ, theo giải pháp đề xuất thì để xác định pháp nhân thương mại, chỉ cần dựa vào hai tiêu chí: (i) Chuyên tiến hành các hành vi thương mại để tìm kiếm lợi nhuận, và (ii) Lấy hoạt động tìm kiếm lợi nhuận làm chính. Dựa vào hai tiêu chí này cho phép chúng ta khẳng định, loại hình công ty TNHH một thành viên là pháp nhân thương mại. Ngược lại, doanh nghiệp xã hội là pháp nhân phi thương mại vì không chuyên tiến hành các hành vi thương mại để làm nghề nghiệp chính của mình mà mục tiêu chính là thực hiện các hoạt động nhằm giải quyết những vấn đề về môi trường, xã hội vì mục đích cộng đồng. Hơn nữa, theo giải pháp đề xuất thì pháp nhân thương mại phải “là pháp nhân đảm bảo điều kiện theo quy định tại Điều 74 của Bộ luật dân sự”, do đó doanh nghiệp tư nhân không phải là pháp nhân vì không đáp ứng được các điều kiện của một pháp nhân. Giải pháp này đã giúp hiểu thống nhất quy định giữa Điều 74 và Điều 75 của BLDS năm 2015, đồng thời không làm thay đổi bản chất của pháp nhân, nhưng lại cho phép Nhà nước có những điều chỉnh phù hợp đối với hành vi của chủ thể vì mục đích lợi nhuận trong đó có loại hình công ty TNHH một thành viên theo tinh thần của Bộ luật hình sự năm 2015. Thứ ba, giúp loại bỏ cách quy định mang tính liệt kê không cần thiết tại khoản 2 Điều 75 của BLDS năm 2015. Bởi lẽ, với đề xuất này, cho phép chúng ta khi xác định pháp nhân thương mại chỉ cần căn cứ vào khoản 1 Điều 75 để làm rõ hai tiêu chí là: (i) Chuyên tiến hành các hành vi thương mại, và (ii) Mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận. Với cách quy định như vậy, một pháp nhân nào đó hội tụ hai tiêu chí nêu trên, cho phép kết luận đó là pháp nhân thương mại, thay vì quy định liệt kê không cần thiết như hiện nay. Thứ tư, đề xuất sửa đổi theo hướng chỉ cần khoản 2 Điều 75 quy định:“Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan”. Đề xuất này đã loại bỏ cụm từ “Luật doanh nghiệp”, cách quy định này giúp chủ thể thực thi hoàn toàn hiểu được ý đồ của nhà làm luật, cũng như vai trò của BLDS năm 2015 và các văn bản pháp luật khác có liên quan khi điều chỉnh hành vi của pháp nhân thương mại. Hơn nữa, làm cho câu văn trở nên xúc tích, dễ hiểu, phù hợp với nguyên tắc của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. Kết luận: Với vai trò đặc biệt quan trọng, việc nghiên cứu để tiếp tục hướng dẫn đưa các quy định của BLDS năm 2015 đi vào thực tiễn là cần thiết, điều này giúp tạo cơ sở pháp lý thống nhất, hiệu quả, góp phần định hướng cho các văn bản chuyên ngành điều chỉnh những quan hệ đặc trưng. Với tinh thần đó, bài viết đã phân tích để chỉ ra những điểm thiếu sót còn tồn tại trong các quy định về pháp nhân thương mại, từ đó đã đưa ra giải pháp góp phần hoàn thiện quy định về pháp nhân thương mại trong BLDS năm 2015, đáp ứng niềm tin của toàn xã hội./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_bat_cap_trong_quy_dinh_ve_phap_nhan_thuong_mai_cua_bo.pdf
Tài liệu liên quan