Một số nguyên tắc giải thích pháp luật trên thế giới và những gợi mở cho Việt Nam

Một là, Hiến pháp nên có những quy định cụ thể về thẩm quyền giải thích pháp luật và sau đó là Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật nên quy định rõ các nguyên tắc giải thích và giới hạn của việc áp dụng các nguyên tắc này. Theo đó, Hiến pháp và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật nên quy định rõ thẩm quyền của Toà án nhân dân, đặc biệt là của Toà án nhân dân tối cao trong việc “giải thích - hướng dẫn” cách hiểu và áp dụng thống nhất các quy phạm pháp luật còn chưa rõ nghĩa. Hai là, trên cơ sở nghiên cứu và áp dụng có chọn lọc các nguyên tắc giải thích pháp luật phổ biến trên thế giới, các cơ quan hữu quan cần bổ sung quy định về trình tự, thủ tục giải thích, các nguyên tắc giải thích luật, pháp luật mà Toà án cũng như các cơ 28 Stephen G. Breyer, Judicial review: A Practicing Judge’s Perspective, It is constitution we are expounding - American Constitution Society for Law and Policy, 2009, pp.189-195. 29 Trần Vang Phủ, Vấn đề lựa chọn và áp dụng pháp luật tại Việt Nam - bất cập và kiến nghị, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 5/2018, tr. 17. quan được trao quyền khác phải tuân thủ trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hình sự, hành chính Chẳng hạn như, có thể tham khảo quan điểm của Stephen Gerald Breyer (Giáo sư Luật học và là Thẩm phán Toà án tối cao Hoa Kỳ) về sáu bước để xác định, giải thích ý nghĩa của một quy định nào đó vào giải quyết một vụ việc cụ thể, các bước được áp dụng lần lượt theo trình tự sau28: (i) xem xét câu chữ, ngôn ngữ của chính văn bản đang được áp dụng - language; (ii) xem xét cấu trúc của toàn văn bản - structure; (iii) xem xét lịch sử xây dựng và ban hành quy định đó - history; (iv) xem xét tiền lệ pháp (gồm cả án lệ) - precedent; (v) xem xét mục đích ban hành quy định đó là gì - purpose; và (vi) xem xét kết quả giải quyết sẽ tác động như thế nào đến chủ thể đang bị áp dụng pháp luật, đến xã hội, đến nhà nước nói chung - consequences29. Ba là, xác định rõ những loại văn bản nào, cơ quan nào có thẩm quyền giải thích những loại văn bản đó, hiệu lực pháp lý của việc giải thích và giải quyết như thế nào trong trường hợp có nhiều cách giải thích khác nhau giữa các cơ quan có liên quan đế vấn đề hay lĩnh vực đó

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 248 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số nguyên tắc giải thích pháp luật trên thế giới và những gợi mở cho Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ NGUYÊN TẮC GIẢI THÍCH PHÁP LUẬT TRÊN THẾ GIỚI VÀ NHỮNG GỢI MỞ CHO VIỆT NAM Tóm tắt: Trong thực tiễn, giải thích pháp luật giữ vai trò quan trọng đối với việc ban hành, áp dụng các quy định pháp luật. Trong khoa học pháp lý, giải thích pháp luật là một lĩnh vực nghiên cứu thu hút được sự chú ý của nhiều nhà khoa học. Việc nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trong giải thích pháp luật sẽ mang đến cho Việt Nam những gợi mở cần thiết trong việc áp dụng các nguyên tắc giải thích pháp luật phổ biến trên trên thế giới. Trần Vang Phủ* * Giảng viên Khoa Luật - Đại học Cần Thơ. Abstract In practice, statutory interpretation plays an important role in the promulgation and enforcement of the legal regulations. In legal science, statutory interpretation is a field of studies that attracts the scientists' attention. That the studies of the foreign countries' experiences in law interpretation might provide Vietnam with the necessary suggestions in common law interpretation principles in the world. Thông tin bài viết: Từ khóa: giải thích pháp luật, áp dụng pháp luật, thông luật Lịch sử bài viết: Nhận bài : 26/6/2018 Biên tập : 12/12/2018 Duyệt bài : 21/12/2018 Article Infomation: Keywords: statutory interpretation, law enforcement, common law Article History: Received : 26 Jun 2018 Edited : 12 Dec. 2018 Approved : 21 Dec. 2018 1. Đặt vấn đề “Giải thích pháp luật” - statutory interpretation, là thuật ngữ dùng để chỉ một quá trình xác định ý nghĩa đúng của một văn bản luật/pháp luật. Đây là một quy trình được thực hiện bởi chủ yếu là cơ quan tư pháp, trên nền tảng một số nguyên tắc nhất định, nhằm xác định ý nghĩa của một quy định pháp luật và áp dụng vào giải quyết một vụ việc cụ thể, trong trường hợp quy 1 Oxford, Dictionary of Law, Oxford University Press, 2013, p. 294. 2 Australia Government, Amalgamated society of Engineers v Adelaide Steamship Co Ltd (1920) 28 CLR 129, https:// www.ato.gov.au/law/view/document?DocID=JUD/28CLR129/00004, accessed March 7, 2018. định đó chưa rõ nghĩa1. Theo Terence John Higgins, “Giải thích luật là đi tìm ý định của Nghị viện trên cơ sở xem xét ngôn từ được sử dụng”2. Giải thích pháp luật là một hoạt động quan trọng trong khoa học pháp lý, hoạt động này giữ vai trò quan trọng trong việc ban hành, áp dụng và nghiên cứu các quy định pháp luật. Hệ thống pháp luật Việt Nam KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 58 Số 6(382) T3/2019 được xây dựng dựa trên nền tảng luật thành văn, do đó việc áp dụng pháp luật sẽ có ưu điểm là rõ ràng, thống nhất. Tuy nhiên, pháp luật khi được ban hành để điều chỉnh một quan hệ xã hội nào đó tại thời nó được ban hành, cho nên, quy định này sẽ trở nên “bất động”, trong khi các quan hệ xã hội được điều chỉnh thì luôn “vận động”, vì vậy, lấy “bất động” để điều chỉnh “vận động” sẽ dẫn đến trường hợp một số quan hệ xã hội mới phát sinh mà pháp luật không điều chỉnh kịp; hoặc khi soạn thảo, do kỹ thuật và năng lực các nhà làm luật đã không dự liệu được hết các tình huống phát sinh hoặc có khả năng phát sinh từ thực tiễn, dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội này. Bên cạnh đó, hoạt động giải thích pháp luật sẽ cần thiết trong một số trường hợp sau: (i) khi ban hành văn bản, cơ quan ban hành nói chung, cơ quan lập pháp nói riêng chỉ đưa ra nguyên tắc điều chỉnh và trao quyền giải thích cũng như cách thức áp dụng nguyên tắc, quy định đó vào giải quyết từng vụ việc cụ thể; (ii) cơ quan lập pháp đã ban hành quy định nhưng sau đó xét thấy không còn phù hợp với điều kiện hiện tại, nên chính cơ quan này hoặc ban hành văn bản mới để thay thế, sửa đổi/ hoặc giải thích quy định đó theo hướng phù hợp với điều kiện hiện tại; (iii) các cơ quan áp dụng pháp luật trong quá trình thực thi công vụ của mình hoặc phát hiện một hay một số quy định nào đó chưa được rõ nghĩa trong nội hàm hay ngoại diên, dẫn đến việc lúng túng khi áp dụng giải quyết các vụ việc cụ thể và đòi hỏi khách quan là cần sự giải thích những điểm chưa rõ đó hoặc trong quá trình áp dụng pháp luật xuất hiện những vụ việc, tình tiết mới mà dựa vào câu chữ của các quy định pháp luật hiện tại không thể 3 Trong mục này, tác giả tổng hợp các nguyên tắc giải thích pháp luật được áp dụng rộng rãi tại Hoa Kỳ, Anh quốc và Úc. 4 Nhiều học giả như Charles Beard (The Supreme Court and the Constitution - 1912), Learned Hand (The Bill of Right – 1958), William Crosskey (Politics and the Constitution - 1953) đều mạnh mẽ tranh luận rằng, khoản 1 Điều 3 của Hiến pháp Hoa Kỳ không có bất kỳ từ ngữ nào quy định một cách rõ ràng rằng Toà án ở Hoa Kỳ có thẩm quyền giải thích pháp luật. Khoản 1 Điều 3 quy định “The judicial Power of the United States, shall be vested in one supreme Court, and in such inferior Courts as the Congress may from time to time ordain and establish” 5 Nguyên văn tiếng Anh: Article III(2) of the U.S Constitution: “The judicial Power shall extend to all Cases, in Law and Equity, arising under this Constitution, the Laws of the United States, and Treaties made, or which shall be made, under giải quyết vấn đề đang đặt ra Vì những lý do cơ bản trên nên việc nghiên cứu và áp dụng pháp luật đôi khi gặp nhiều khó khăn và sẽ khó khăn hơn khi đặt vào bối cảnh của Việt Nam. Liệu việc giải thích pháp luật của các cơ quan áp dụng pháp luật, những người thực hiện công vụ hay những người tham gia tố tụng có được xem là có giá trị pháp lý, và nếu đối tượng đang chịu sự điều chỉnh của quy định đó có cách hiểu khác với quy phạm pháp luật đang được áp dụng, cách hiểu nào sẽ có giá trị? Ngoài ra, những phương pháp, nguyên tắc giải thích pháp luật nào trên thế giới có thể linh hoạt áp dụng vào thực tiễn tại Việt Nam? 2. Một số nguyên tắc giải thích pháp luật trên thế giới 2.1 Nguyên tắc giải thích pháp luật theo hệ thống luật Anh - Mỹ 3 Xác định thẩm quyền giải thích pháp luật Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau giữa những người ban hành, áp dụng và nghiên cứu pháp luật Hoa Kỳ về thẩm quyền giải thích pháp luật của Toà án tại Hoa Kỳ4, nhưng đa phần các học giả đều đồng ý rằng: Hiến pháp của Hoa Kỳ đã (gián tiếp) trao thẩm quyền cho Toà án đối với tất cả các vụ việc phát sinh trên phương diện luật pháp và công lý, các điều luật của Hoa Kỳ, các hiệp ước đã hoặc sẽ ký dưới thẩm quyền của Chính phủ5. Toà án, đặc biệt là Toà tối cao Liên bang, có thẩm quyền giải quyết “các vụ việc nảy sinh từ Hiến pháp - arising under this Constitution”. Đây là cơ sở cho Tòa án tối cao có thể tuyên bố các bộ luật của Quốc hội là không phù hợp với Hiến pháp. Quyền “xem xét lại của Tòa án” là một quyết định lịch sử của Chánh án Tòa án tối cao John KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 59Số 6(382) T3/2019 Marshall trong vụ Marbury kiện Madison năm 18036. Thẩm quyền này được các học giả khác giải thích rõ hơn đó là quyền Hiến định cho phép Toà án ở Hoa Kỳ có quyền được giải thích Hiến pháp và các đạo luật do Nghị viện ban hành7, đồng thời, việc giải thích này có giá trị tương đương với sự giải thích của cơ quan ban hành văn bản luật đó, thậm chí thẩm quyền của Toà án (judicial power) còn được hiểu bao hàm luôn cả thẩm quyền tuyên vô hiệu các hành động hoặc quy định của cơ quan lập pháp hoặc hành pháp mà Toà án cho rằng trái với Hiến pháp8. Ở Australia, mặc dù trong Hiến pháp không có những quy định trao cho Toà án thẩm quyền giải thích Hiến pháp, luật hay các văn bản khác, tuy nhiên, tương tự như nhiều quốc gia khác, thẩm quyền giải thích pháp luật của Toà án ở Australia vẫn được chấp nhận như là một “luật bất thành văn”9 và Thẩm phán Hon Michael Kirby AC CMG của Toà án tối cao Australia giải thích: “Trong nhà nước pháp quyền, trách nhiệm chính đáng của thẩm phán là quyết định và giải thích giá trị, ý nghĩa của quy định còn tranh cãi hoặc mơ hồ”10. Nguyên tắc giải thích pháp luật Tại các quốc gia, mỗi thẩm phán hay các học giả đều có những phương pháp giải thích pháp luật của riêng mình, tuy nhiên, vẫn có những nguyên tắc giải thích pháp luật được chấp nhận và áp dụng rộng rãi như sau11: Một là, nguyên tắc tiếp cận từ câu chữ (literal rule) their Authority” 6 Chú thích của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, trong bản dịch chính thức ra tiếng Việt do cơ quan này cung cấp, https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/01/16/35235/, truy cập ngày 07/3/2018. 7 Barnett, Randy E., The Original Meaning of the Judicial Power, Georgetown Law Faculty Publications and Other Works. 839, 2004, https://scholarship.law.georgetown.edu/facpub/839, accessed March 7, 2018. 8 Supreme Court of the United States, The Court and Constitutional Interpretation, https://www.supremecourt.gov/about/ constitutional.aspx, accessed March 7, 2018. 9 Huỳnh Thị Sinh Hiền, Báo cáo chuyên đề: Pháp luật Australia về giải thích pháp luật của Toà án – Liên hệ pháp luật Việt Nam, Trường Đại học Cần Thơ, ngày 01/3/2018. 10 Hon Michael Kirby AC CMG, Statutory Interpretation: The Meaning of Meaning, Melbourne University Law Review, Vol. 35(1), 2011, accessed March 8, 2018. 11 Frank B. Cross, The theory and practice of statutory interpretation, Standford University Press, 2009, pp. 10-20. 12 Lawteacher.net, Fisher v Bell [1961] QB 394, https://www.lawteacher.net/cases/fisher-v-bell.php, accessed March 7, 2018. Đây là nguyên tắc cơ bản của thông luật đối với hoạt động giải thích pháp luật. Công việc đầu tiên của thẩm phán khi bắt đầu giải thích luật thành văn là phải dựa trên ngữ nghĩa của từ và cấu trúc câu để giải thích. Nếu nghĩa của từ cần giải thích đã rõ thì thẩm phán phải áp dụng theo nghĩa đó. Nguyên tắc này đã được áp dụng trong vụ án Fisher v. Bell (1961) QB 394. Theo đó, một người bán hàng bị bắt vì đã trưng bày trong cửa sổ cửa hàng của mình một con dao găm kèm theo một tấm nhãn ghi giá của con dao. Anh ta bị buộc tội bán một con dao và hành vi này được cho là trái với quy định tại khoản 1 Điều 1 Đạo luật về Hạn chế vũ khí tấn công năm 1959 của Anh quốc (Restriction of Offensive Weapons Act 1959). Tuy nhiên, Thẩm phán đã nhận định rằng theo các nguyên tắc chung của luật hợp đồng, việc trưng bày con dao không phải là một đề nghị bán mà chỉ đơn thuần là một lời mời (đối với khách hàng), và như vậy người bán hàng trên đã không đưa ra con dao để bán và không vi phạm khoản 1 Điều 1 Đạo luật về Hạn chế vũ khí tấn công năm 195912. Hai là, nguyên tắc vàng (golden rule) Nguyên tắc “vàng” được xem là ngoại lệ của nguyên tắc giải thích câu chữ. Nguyên tắc này cho phép Tòa án sửa ngữ nghĩa thông thường của từ khi giải thích theo ngữ nghĩa thông thường tạo ra kết quả ngượng nghịu (ambiguity), không hợp lý. Nguyên tắc này sẽ không được áp dụng nếu quy định đang xem xét không có sự mơ hồ, không rõ nghĩa, KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 60 Số 6(382) T3/2019 giới hạn này nhằm hạn chế việc làm sai lệch ý chí của nhà làm luật qua cách thức sử dụng từ ngữ. Nguyên tắc giải thích pháp luật này được áp dụng trong vụ án Sigsworth, Re, Bedford v Bedford (1935; Chapter 89). Toà án đã áp dụng nguyên tắc vàng để giải thích Điều 46 Luật Quản lý bất động sản năm 1925 của Anh quốc (Administration of Estates Act of 1925). Điều luật này quy định việc giải quyết di sản của người chết trong trường hợp không có di chúc13 và yêu cầu Tòa án nên “xác định” quyền thừa kế của ai đó trong những hoàn cảnh nhất định. Trong vụ án này, một người con trai đã giết mẹ mình và sau đó tự tử. Tòa án được yêu cầu phán xử là gia đình của người mẹ, hoặc con cháu của người con trai, ai sẽ được quyền thừa kế tài sản là bất động sản. Sau cùng, nếu áp dụng nguyên tắc từ câu chữ (literal rule) thì kết quả sẽ không hợp lý, do đó, Tòa án đã áp dụng nguyên tắc vàng để tuyên có lợi cho gia đình của người mẹ14. Ngoài ra, nguyên tắc này có thể được tìm thấy trong một vụ án tại Australia. Điều 84 Luật Cảnh sát của bang Tây Úc (Police Act 1892 WA) quy định phạt bất kỳ người nào cho phép một người dưới 16 tuổi vào ở trong nhà, cửa hàng, phòng hoặc bất kỳ nơi công cộng nào khác mà họ sở hữu. Quy định này tạo ra một cách hiểu vô lý. Vì vậy, trong vụ Higgon vs. O’dea [1962] WAR 140, Tòa án tối cao của bang Tây Úc đã xem xét mục đích của luật và áp dụng nguyên tắc vàng để giải thích rằng: “Một người sẽ bị phạt khi cho phép và giữ một người dưới 16 tuổi trong nhà hoặc cửa hàng để tham gia các hoạt động đánh bạc”15. 13 Administration of Estates Act of 1925, https://www.legislation.gov.uk/ukpga/Geo5/15-16/23/section/46, accessed May 10, 2018. 14 Golden rule, https://ipfs.io/ipfs/QmXoypizjW3WknFiJnKLwHCnL72vedxjQkDDP1mXWo6uco/wiki/Golden_rule_ (law).html, accessed May 10, 2018. 15 Legislation and Statutory Interpretation, https://studentvip-notes.s3.amazonaws.com/5116-sample.pdf, accessed March 8, 2018. 16 Lawade.com, The Mischief Rule, chief-rule/, accessed March 7, 2018. Ba là, nguyên tắc sửa lỗi (mischief rule) Tương tự như nguyên tắc vàng, nguyên tắc sửa lỗi chỉ áp dụng để giải thích luật thành văn khi mà giải thích theo câu chữ tạo ra sự mâu thuẫn. Nguyên tắc sửa lỗi sẽ được áp dụng khi luật thành văn ra đời với mục đích khắc phục hiện trạng pháp lý nào đó đang tồn tại nhưng nếu dựa trên cách diễn đạt trong câu chữ thì hiện trạng đó sẽ không được khắc phục. Vì vậy, khi giải thích, tòa án có quyền áp dụng nguyên tắc này để sửa lỗi cho luật thành văn. Nguyên tắc giải thích này đã được sử dụng trong vụ Smith vs. Hughes (1960) 1 WLR 830 theo Luật Vi phạm trên đường phố năm 1959 của Anh quốc (The Street Offences Act 1959 - UK). Theo đó, hành vi lảng vảng, chèo kéo trên đường cho mục đích mại dâm là tội phạm. Bị cáo cho rằng, mình thực hiện việc chèo kéo để bán dâm là trên ban công nhà, chứ không phải trên đường, do đó không vi phạm quy định pháp luật. Tuy nhiên, Tòa án đã áp dụng nguyên tắc sửa lỗi để giải thích và cho rằng ý định của nhà làm luật là để khắc phục tình trạng quấy rối từ hoạt động mại dâm nên đã tuyên bị cáo là có tội16. Bốn là, nguyên tắc mục đích (purpose rule) Nguyên tắc giải thích pháp luật này được áp dụng để giải thích một điều khoản cụ thể nào đó là phù hợp với mục đích của việc ban hành đạo luật đang được áp dụng (“spirit” of the law). Nguyên tắc mục đích chỉ được áp dụng khi một cách tiếp cận theo nghĩa đen tạo ra sự mơ hồ hoặc không nhất quán. Mục đích (linh hồn - spirit) của đạo luật được xác định bằng cách xem xét toàn bộ đạo luật và mục đích của việc ban hành KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 61Số 6(382) T3/2019 đạo luật nhằm điều chỉnh, ngăn chặn vấn đề gì. Nguyên tắc này còn được áp dụng để khắc phục những nhược điểm của nguyên tắc sửa lỗi. Nguyên tắc tiếp cận theo mục đích (purposive approach) đã được áp dụng để giải quyết vụ R vs. Rogers (2007)17. Trong vụ án này, bị can là một người đàn ông (quốc tịch Anh) đã dùng lời lẽ kỳ thị, phân biệt chủng tộc đối với ba người phụ nữ (quốc tịch Tây Ban Nha) như: “người nước ngoài đẫm máu - bloody foreigners” hay “cút về đất nước của các người - get back to your own country” và hành vi này bị cáo buộc là trái với điểm a khoản 1 Điều 31 Luật Tội phạm và Rối loạn năm 1998 (Crime and Disorder Act 1998). Mặc dù Điều 32 Luật Tội phạm và Rối loạn năm 1998 của Anh quốc không quy định những từ ngữ được sử dụng trên là vi phạm, nhưng xét về tổng thể mục đích của Đạo luật thì người đàn ông nêu trên đã có hành vi phân biệt chủng tộc đối với người nước ngoài. Ngoài ra, theo Thẩm phán Toà án tối cao Liên bang Hoa Kỳ Stephen Gerald Breyer, có sáu bước để xác định, giải thích ý nghĩa của một quy định nào đó vào giải quyết một vụ việc cụ thể, các bước được áp dụng lần lượt theo trình tự sau18: (i) xem xét câu chữ, ngôn ngữ của chính văn bản đang được áp dụng - language; (ii) xem xét cấu trúc của toàn văn bản - structure; (iii) xem xét lịch sử xây dựng và ban hành quy định đó - history; (iv) xem xét tiền lệ pháp (gồm 17 House of Lords, Judgments - R v. Rogers (Appellant) (On Appeal from the Court of Appeal (Criminal Division)), https://publications.parliament.uk/pa/ld200607/ldjudgmt/jd070228/rogers.htm, accessed March 8, 2018. 18 Stephen G. Breyer, Judicial review: A Practicing Judge’s Perspective, It is constitution we are expounding - American Constitution Society for Law and Policy, 2009, pp.189-195. 19 Trần Vang Phủ, Vấn đề lựa chọn và áp dụng pháp luật tại Việt Nam - bất cập và kiến nghị, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 5/2018, tr. 17. 20 J. E. M. Portalis, Discours préliminaire prononcé lors de la présentation du projet de la commission du gouvernement, https://www.etudier.com/sujets/discours-pr%C3%A9liminaire-prononc%C3%A9-lors-de-la-pr%C3%A9sentation-du- projet-de-la-commission-du-gouvernement/0, accessed on December 13, 2018. 21 Tribunal de la Seine, 24 avr. 1952, Sem. Jur. 1952, II, 7101. – Sự phi lý được nêu trong án lệ, liên quan đến quy định của Sắc lệnh về cảnh sát đường sắt, theo đó, việc giải thích câu từ sẽ dẫn đến việc cấm các hành khách lên xuống tàu hỏa khi đoàn tàu đã dừng hẳn : Crim. 8 mars 1938, DP 1930, 1, 101, chú thích Voirin. cả án lệ) - precedent; (v) xem xét mục đích ban hành quy định đó là gì - purpose; và (vi) xem xét kết quả giải quyết sẽ tác động như thế nào đến chủ thể đang bị áp dụng pháp luật, đến xã hội, đến nhà nước nói chung - consequences19. 2.2 Nguyên tắc giải thích pháp luật theo luật học Pháp Đối với các phương pháp giải thích pháp luật, các nhà luật học Pháp có quan niệm tiên quyết rằng, việc giải thích pháp luật chỉ được thực hiện khi văn bản đang cần viện dẫn không còn rõ ràng, điều này được thể hiện qua châm ngôn “In claris non fit interpretatio - không cần giải thích những gì đã rõ ràng”. Quan niệm này được Giáo sư Portalis khẳng định: “Khi luật rõ ràng, cần phải tuân thủ; khi luật tối nghĩa cần phải nghiên cứu sâu hơn những quy định”20. Bên cạnh đó, nhiều thẩm phán cũng như luật gia cũng ủng hộ quan điểm này “Khi luật quy định rõ ràng thì các thẩm phán bắt buộc áp dụng theo ý nghĩa của luật và cấm nhân danh giải thích pháp luật để tìm hiểu ý chí của nhà lập pháp, trừ trường hợp việc áp dụng văn bản luật dẫn đến sự phi lý nhất định nào đó”21. Mặc dù vậy, trong trường hợp một văn bản pháp luật nào đó đang được viện dẫn không được rõ nghĩa thì hoạt động giải thích pháp luật vẫn được thực hiện và dựa theo các nguyên tắc sau: (i) giải thích từ ý chí của người làm luật; (ii) giải thích thông qua việc phân tích chính nội dung của văn bản; (iii) giải thích thông qua chức năng của KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 62 Số 6(382) T3/2019 quy định từ trong văn bản22. Cụ thể: (i) Nguyên tắc giải thích theo ý chí của người làm luật/tác giả Việc nghiên cứu ý chí của tác giả một văn bản, đôi khi còn được gọi là “phương pháp tầm nguyên” hay sưu tầm ý chí nguyên thủy của nhà lập pháp (genetic method hay originalism)23, phương pháp này cho rằng, ý nghĩa thực sự của văn bản là ý nghĩa đã được mong muốn bởi tác giả vào thời điểm soạn thảo. Công việc của người giải thích được xem như tương đồng với công việc của một sử gia hoặc nhà khảo cổ học bắt đầu từ việc nghiên cứu những tư tưởng cổ, thời điểm được in dấu trong văn bản. Vì vậy, những luật gia bắt đầu công việc nghiên cứu ý nghĩa bằng cách đọc lại những bản thảo và những tranh luận trước khi thông qua văn bản cần xem xét đến. Ở Pháp, việc nghiên cứu ý chí của nhà lập pháp đã được khuyến khích bởi Trường phái Chú giải - Ecole de l’Exégèse, sau khi ban hành Bộ luật Dân sự năm 1804. Trong trường hợp luật không rõ nghĩa, suy nghĩ đầu tiên phải hướng đến là tìm kiếm ý chí của những nhà pháp điển hóa, qua việc xem xét những bản thảo để ban hành Bộ luật Dân sự, ở các tác giả bắt đầu thế kỷ XIX. Tôn trọng ý chí nguyên thuỷ của nhà làm luật, phương pháp này chủ trương thẩm phán phải tìm hết mọi biện pháp để làm sáng tỏ ý chí ấy. Tuy nhiên, phương pháp giải thích từ ý chí của tác giả chỉ cung cấp một hoặc một vài ý nghĩa có thể của bản văn pháp lý, nhưng không thể khẳng định sẽ rút ra được từ đó một ý nghĩa 22 Đoàn Nguyễn Phú Cường, Một vài khía cạnh của phương pháp giải thích pháp luật theo luật học Pháp, Kỷ yếu Hội thảo “Giải thích pháp luật của Tòa án Việt Nam hiện nay, Khoa Luật - Đại học Cần Thơ, tháng 6/2018, tr. 93-99. 23 Vũ Văn Mậu, Dân luật khái luận, Nxb Bộ Quốc gia giáo dục, Sài Gòn, 1961, tr. 313-315. 24 Đoàn Nguyễn Phú Cường, Một vài khía cạnh của phương pháp giải thích pháp luật theo luật học Pháp, Kỷ yếu Hội thảo “Giải thích pháp luật của Tòa án Việt Nam hiện nay”, Khoa Luật – Đại học Cần Thơ, tháng 6/2018, tr. 96. 25 Theo định nghĩa của Nguyễn Thiện Giáp, Khái niệm ngôn ngữ học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010, tr. 158-159. Cú pháp học là bộ môn khoa học nghiên cứu cấu trúc của câu văn, tức là nghiên cứu những quy luật chi phối cách thức các từ và cú đoạn kết hợp với nhau để tạo thành câu văn, hoặc nghiên cứu mối quan hệ lẫn nhau giữa các yếu tố trong câu văn. 26 C. Perelman, L. Olbrechts-Tyteca, Traité de l’argumentation, la nouvelle rhétorique, Éditions de Université libre de Bruxelles, coll. "UB lire Fondamentaux", 2008, tr. 175. 27 F. Gény, Méthodes d’interprétation et sources en droit privé poiitif, op. cit., 1919, 2e éd., t. 1, 11° 33, tr. 67. có thể và thực sự của văn bản24. (ii) Nguyên tắc giải thích thông qua việc phân tích nội dung của chính văn bản Phương pháp này có hai cách: (i) sự giải thích theo câu chữ và (ii) sự giải thích tổng thể toàn bộ văn bản. Đối với các nhà ngôn ngữ học, giải thích theo câu chữ được xác định là giải thích theo ngữ nghĩa luận (semantic) hoặc theo cú pháp học25. Phương pháp này nhằm vào việc xác định ý nghĩa của văn bản bằng cách chú ý đến đặc tính từ vựng. Bên cạnh đó, nếu phương pháp giải thích theo câu chữ không tìm ra được ý nghĩa văn bản, người ta thường giải thích theo xem xét vị trí, mối liên hệ giữa chính quy định đó với toàn bộ văn bản chứa đựng nó26. (iii) Nguyên tắc giải thích thông qua chức năng của quy định từ trong văn bản đang viện dẫn Sự xác định nghĩa của một quy định có thể được tiến hành bằng cách nghiên cứu chức năng của chính văn bản đó. Vì vậy, đôi khi phương pháp này còn được gọi là giải thích theo mục đích luận (teleology). Cách giải thích này tách khỏi tính chất hợp cú pháp và từ vựng của chính văn bản để xem xét bối cảnh áp dụng của nó. Phương pháp giải thích này quan tâm đến “nhu cầu xã hội, tư tưởng đương đại, luật so sánh, lịch sử vì điều này sẽ mang lại ý nghĩa cho sự phát triển của những định chế pháp lý”27. Những người ủng hộ phương pháp giải thích này cho rằng, phương pháp tìm hiểu ý chí của người làm luật và ý nghĩa từ trong chính nội dung của văn bản sẽ không KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 63Số 6(382) T3/2019 đáp ứng được điều kiện, hoàn cảnh mới của xã hội. Vì vậy, áp dụng phương pháp này sẽ giúp bù đắp các khoảng trống, lỗ hỏng pháp luật khi chờ cơ quan lập pháp ban hành quy định mới. 3. Một số gợi mở cho Việt Nam Những kinh nghiệm về giải thích pháp luật của các nước trên thế giới đem đến cho chúng ta một số gợi mở sau đây: Một là, Hiến pháp nên có những quy định cụ thể về thẩm quyền giải thích pháp luật và sau đó là Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật nên quy định rõ các nguyên tắc giải thích và giới hạn của việc áp dụng các nguyên tắc này. Theo đó, Hiến pháp và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật nên quy định rõ thẩm quyền của Toà án nhân dân, đặc biệt là của Toà án nhân dân tối cao trong việc “giải thích - hướng dẫn” cách hiểu và áp dụng thống nhất các quy phạm pháp luật còn chưa rõ nghĩa. Hai là, trên cơ sở nghiên cứu và áp dụng có chọn lọc các nguyên tắc giải thích pháp luật phổ biến trên thế giới, các cơ quan hữu quan cần bổ sung quy định về trình tự, thủ tục giải thích, các nguyên tắc giải thích luật, pháp luật mà Toà án cũng như các cơ 28 Stephen G. Breyer, Judicial review: A Practicing Judge’s Perspective, It is constitution we are expounding - American Constitution Society for Law and Policy, 2009, pp.189-195. 29 Trần Vang Phủ, Vấn đề lựa chọn và áp dụng pháp luật tại Việt Nam - bất cập và kiến nghị, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 5/2018, tr. 17. quan được trao quyền khác phải tuân thủ trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hình sự, hành chính Chẳng hạn như, có thể tham khảo quan điểm của Stephen Gerald Breyer (Giáo sư Luật học và là Thẩm phán Toà án tối cao Hoa Kỳ) về sáu bước để xác định, giải thích ý nghĩa của một quy định nào đó vào giải quyết một vụ việc cụ thể, các bước được áp dụng lần lượt theo trình tự sau28: (i) xem xét câu chữ, ngôn ngữ của chính văn bản đang được áp dụng - language; (ii) xem xét cấu trúc của toàn văn bản - structure; (iii) xem xét lịch sử xây dựng và ban hành quy định đó - history; (iv) xem xét tiền lệ pháp (gồm cả án lệ) - precedent; (v) xem xét mục đích ban hành quy định đó là gì - purpose; và (vi) xem xét kết quả giải quyết sẽ tác động như thế nào đến chủ thể đang bị áp dụng pháp luật, đến xã hội, đến nhà nước nói chung - consequences29. Ba là, xác định rõ những loại văn bản nào, cơ quan nào có thẩm quyền giải thích những loại văn bản đó, hiệu lực pháp lý của việc giải thích và giải quyết như thế nào trong trường hợp có nhiều cách giải thích khác nhau giữa các cơ quan có liên quan đế vấn đề hay lĩnh vực đó “thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn” mà chưa có quy định về biện pháp khắc phục hậu quả “buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn” để kịp thời bổ sung biện pháp này làm cơ sở cho việc áp dụng trong thực tiễn, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả của công tác xử phạt và khắc phục hậu quả do VPHC gây ra. Thứ tư, cần xem xét bãi bỏ các biện pháp khắc phục hậu quả “buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu” và “biện pháp buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm” quy định tại Điều 3 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP. Bên cạnh đó, cần bổ sung 02 biện pháp là “buộc điều chuyển lại vị trí công tác” và “buộc hoàn trả toàn bộ số tiền chênh lệch” để bảo đảm sự thống nhất giữa các quy định trong cùng một văn bản, tạo cơ sở pháp lý cho việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả này đối với các VPHC về y tế HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ BIỆN PHÁP... (Tiếp theo trang 57) KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË 64 Số 6(382) T3/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_nguyen_tac_giai_thich_phap_luat_tren_the_gioi_va_nhun.pdf
Tài liệu liên quan