Nghiên cứu sự bộc lộ CK7, CK20, KI-67, P53 và giai đoạn lâm sàng của ung thư dạ dày

Về sản phẩm protein đột biến gen p53 trong ung thư dạ dày, chúng tôi thấy rằng tỷ lệ p53(+) có xu hướng tăng dần theo giai đoạn lâm sàng, cao nhất ở giai đoạn IV (70,0%), thấp nhất là giai đoạn IA chiếm tỷ lệ 20,0%. Mức độ p53(+) cũng có xu hướng tăng dần từ 1+ tới 3+. Giai đoạn lâm sàng phản ánh tình trạng ác tính và tiên lượng xấu của bệnh. Theo kết quả nghiên cứu trên của chúng tôi, tình trạng đột biến gen p53 thể hiện bằng sản phẩn protein đột biến gen p53 qua nhuộm HMMD ở nhân các tế bào ung thư và mức độ p53(+) từ 1+ tới 3+ cũng có xu hướng tăng dần ở các giai đoạn lâm sàng. Như vậy sự bộc lộ protein bất thường p53(+) là một trong các yếu tố phản ánh tình trạng ác tính và tiên lượng xấu của bệnh. Tuy nhiên, để xác định được ý nghĩa của tình trạng đột biến gen p53 với giai đoạn lâm sàng cần có các nghiên cứu sâu hơn nữa với số lượng bệnh nhân lớn hơn. Chỉ số tăng sinh nhân bất thường thường thấy trong các tình trạng ác tính. Trong nghiên cứu của chúng tôi (bảng 4) mức độ bộc lộ Ki- 67 (+) chiếm tỷ lệ cao nhất ở giai đoạn IV (80,0%), thấp nhất ở giai đoạn IB (42,1%), giai đoạn II và IIIA chiếm tỷ lệ lần lượt 79,2% và 76,5%, đứng thứ 2. Mức độ Ki-67(+) từ 1+ tới 3+ không có sự khác biệt giữa các giai lâm sàng. Sự bộc lộ Ki-67 theo giai đoạn lâm sàng của ung thư dạ dày tương tự như sự bộc lộ sản phẩm protein bất thường gen p53 với các giai đoạn ung thư dạ dày. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi (bảng 1) sự bộc lộ kết hợp giữa Ki-67 và p53 có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P<0,001. Một lần nữa chứng tỏ sự bộc lộ riêng biệt Ki-67 hoặc p53 hoặc phối hợp cả hai đều có ý nghĩa phản ánh sự ác tính của khối u và sự bộc lộ này nói lên tình trạng tiên lượng xấu của bệnh. Trong ung thư dạ dày, CK7-CK20- chiếm tỷ lệ cao nhất (37,2%), tiếp đến là CK7+CK20- (34,6%), CK7-CK20+ chiếm tỷ lệ 20,5%, sự đồng bộc lộ cả 2 dấu ấn chiếm tỷ lệ thấp nhất (7,7%). Sự khác biệt về sự bộc lộ của 2 dấu ấn này với giai đoạn lâm sàng không có ý nghĩa thống kê với p>0,05 (p=0,21). Không thấy sự khác biệt về sự bộc lộ của CK7 và CK20 theo giai đoạn lâm sàng.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 194 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu sự bộc lộ CK7, CK20, KI-67, P53 và giai đoạn lâm sàng của ung thư dạ dày, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh – Tế Bào Bệnh Học 61 NGHIÊN CƢ!U SỰ BỘC LỘ CK7, CK20, KI-67, P53 VÀ GIAI ĐOẠN LÂM SÀNG CỦA UNG THƢ DẠ DÀY Nguyễn Văn Chủ*, Trần Văn Hợp*, Lê Đình Roanh*, Trần Đức Hưởng * TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định mức độ bộc lộ của Ki-67, p53, CK7, CK20 và mối liên quan với giai đoạn lâm sàng. Đối tượng và phương pháp: 78 bệnh nhân UTDD tại bệnh viện K Hà Nội được nhuộm hóa mô miễn dịch (HMMD). Kết quả: Sự bộc lộc Ki-67 chiếm tỷ lệ 67,9%, p53(+) là 44,9%, CK7(+) chiếm 42,3% và CK20(+) là 28,2%. Sự bộc lộ Ki-67+p53+ chiếm tỷ lệ cao nhất là 76,9% (p<0,001). Ngược lại, sự bộc lộ CK7-CK20- chiếm tỷ lệ cao nhất là 37,2% (p>0,05). Ki-67+ và p53+ chiếm tỷ lệ cao nhất ở giai đoạn IV (lần lượt là 80 và 70%). Kết luận: Có sự kết hợp có ý nghĩa thống kê giữa sự bộc lộ Ki-67 và p53 trong ung thư dạ dày. Sự bộc lộ Ki-67 và P53 có xu hướng tăng theo giai đoạn lâm sàng. Từ khóa: Hóa mô miễn dịch, giai đoạn lâm sàng, ung thư dạ dày. ABSTRACT STUDYING KI-67, P53, CK7, CK20 EXPRESSION AND CLINICAL STAGING OF GASTRIC CANCER IN HA NOI K HOSPITAL Nguyen Van Chu, Tran Van Hop, Le Đinh Roanh, Tran Duc Huong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 11 – Supplement of No 3 - 2007: 61 – 67 Objectives: To determine the expression of CK7, CK20, Ki-67, p53 markers and the relationship between these markers and the clinical stage. Methods: 78 cases were diagnosed gastric cancer at the Pathological Department of K Hospital. Ki-67, p53, CK7, CK20 were detected with immunohistochemical staining in 78 case of gactric cancers. Results: Expression of Ki-67, p53, CK7 and CK20 markers are positive (67,9%, 44,9%, 42,3% and 28,2% in turn). Coexpresion of positive Ki-67 and p53 are the most common (76,9%) (p<0,001). In contrary, coexpression of negative CK7 and CK20 are the most common (37,2%) (p>0,05). Positive Ki-67 and p53 are the most common in stage IV (80% and 70% in turn). Conclusions: Expression of Ki-67 and p53 are combined significally in gastric cancer. Expression of Ki-67 and p53 tend to increase with clinical stage. Key words: Immunohistochemistry, stage, gastric cancer ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư dạ dày (UTDD) là bệnh ác tính thường gặp. Theo số liệu của Hiệp hội chống ung thư quốc tế, năm 2000 có 876.000 người mới mắc UTDD, chiếm vị trí thứ 4 trong tổng số các loại ung thư. ở các nước đang phát triển, UTDD có tỷ lệ khá cao chiếm khoảng 2/3 các trường hợp UTDD mới mắc của toàn thế giới(4,11,12). Tiên lượng bệnh ung thư dạ dày phụ thuộc vào việc phát hiện bệnh sớm và tiếp đến là sự điều trị bệnh triệt để. ở Việt Nam, đa số bệnh nhân đều được chẩn đoán và điều trị bệnh ở giai đoạn muộn, ảnh hưởng rõ rệt tới kết quả điều trị(4). Với sự phát triển của sinh học phân tử – men học và miễn dịch học, kỹ thuật hóa mô miễn dịch (HMMD) ra đời giúp ích cho phân * Bộ môn Giải Phẫu Bệnh - Đại học Y Hà Nội loại mô bệnh học (MBH) của UTDD và là phương pháp rất có ích cho chẩn đoán, phân loại, điều trị và đánh giá tiên lượng bệnh, đặc biệt là các khối u rất biệt hóa hoặc kém, không biệt hóa. Trong UTBM tuyến dạ dày sự phân bố của các dấu ấn cytokeratin (CK) tùy thuộc vào loại MBH và giai đoạn biệt hóa của các tế bào u. Sự bộc lộ sản phẩm đột biến gen p53 và chỉ số tăng sinh nhân Ki-67 trong ung thư nói chung và ung thư dạ dày nói riêng phản ánh tính chất ác tính và tiên lượng xấu của bệnh. Trong nước đã có các nghiên cứu về sự bộc lộ các dấu ấn miễn dịch ở các loại MBH UTDD, tuy nhiên chưa có một công trình nào nghiên cứu về mối liên quan giữa sự bộc lộ của dấu ấn CK7, CK20, Ki-67 và P53 với giai đoạn lâm sàng của ung thư dạ dày. Vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích: (1) Xác định sự bộc lộ các dấu ấn CK7, CK20, Ki-67 và p53 trong ung thư dạ dày. (2) Đánh giá mối liên quan giữa sự bộc lộ các dấu ấn trên với giai đoạn lâm sàng. ĐỐI TƢỢNG - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tƣợng nghiên cứu 78 bệnh nhân được chẩn đoán MBH là UTDD tại bệnh viện K qua các mẫu bệnh phẩm phẫu thuật. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân Bệnh nhân sau phẫu thuật UTDD, bệnh phẩm có đủ các lớp thành dạ dày, có hồ sơ ghi rõ các thông số giai đoạn lâm sàng. Tiêu chuản loại trừ Các bệnh nhân không đủ các tiêu chuẩn trên thì không được đưa vào nghiên cứu. Phƣơng pháp nghiên cứu Chúng tôi tiến hành theo phương pháp nghiên cứu quan sát mô tả. - Bệnh phẩm Các bệnh phẩm khối u dạ dày sau mổ được cắt các mảnh ở rìa khối u và ở trung tâm để cố định, chuyển đúc trong paraffin. - Nhuộm tiêu bản - Phương pháp nhuộm thông thường: Tất cả các khối nến được cắt mảnh có độ dày 3 m và nhuộm tiêu bản theo phương pháp H.E thông thường. - Phương pháp hóa mô miễn dịch: Chúng tôi tiến hành kỹ thuật sắp xếp dãy mô (tissue array) là chuyển nhiều mẫu mô của nhiều bệnh nhân vào cùng một block. Là kỹ thuật do chúng tôi áp dụng của nước ngoài có sửa đổi để phù hợp với điều kiện nước ta, rất đơn giản, tiết kiệm được hoá chất, thời gian và công sức nên rất hiệu quả. - Nhuộm CK7, CK 20, Ki-67 và p53 với 29 trường hợp được chẩn đoán MBH sau phẫu thuật cắt bỏ khối u là UTBM loại ruột và lan tỏa, không có loét kèm theo và có cả vùng không ung thư để làm chứng. Địa điểm thực hiện đề tài Các mẫu bệnh phẩm nghiên cứu của chúng tôi được chuyển, đúc, cắt, nhuộm H-E ở bộ môn GPB trường Đại học Y Hà Nội và nhuộm HMMD ở khoa GPB bệnh viện K Hà Nội. Đánh giá kết quả Phân tích kết quả nhuộm HMMD + Biểu hiện dương tính khi màng bào tương có màu vàng nâu, còn kết quả âm tính khi màng bào tương không bắt màu thuốc nhuộm. + Đánh giá sự bộc lộ của CK7, CK 20, Ki-67 và p53 trong ung thư dạ dày. Xử lý số liệu Tất cả các số liệu nghiên cứu thu được sẽ được xử lý theo phương pháp thống kê và phần mềm Epi-Info 6.0. Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh – Tế Bào Bệnh Học 63 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Sự bộc lộ của các dấu ấn miễn dịch Bảng 1: Mối liên quan giữa sự bộc lộ p53 và Ki-67 P53 Âm tính Dương tính Ki-67 Âm tính 22 3 25 Dương tính 21 60 53 43 35 78 Nhận xét: sự đồng bộc lộ Ki-67 và p53 chiếm 60 bệnh nhân (76,9%) và không đồng bộc lộ Ki-67 và p53 là 22 bệnh nhân (28,2%), tuy nhiên sự bộc lộ Ki-67 đơn thuần cao hơn p53 (21 bệnh nhân-26,9% trái ngược với 3 bệnh nhân-3,8%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,001 (p=0,00006). Bảng 2: Mối liên quan giữa sự bộc lộ CK7 và CK20 CK20 Âm tính Dương tính CK7 Âm tính 29 16 45 Dương tính 27 6 33 56 22 78 Nhận xét: sự đồng bộc lộ CK7+CK20+ chiếm 6 bệnh nhân (7,7%) và không đồng bộc lộ CK7- CK20- là 29 bệnh nhân (37,2%), sự bộc lộ CK7+CK20- là 27 bệnh nhân (34,6%) và sự bộc lộ CK7-CK20+ là 16 bệnh nhân (20,5%). Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p>0,05 (P=0,09). Mối liên quan giữa sự bộc lộ các dấu ấn miễn dịch và giai đoạn lâm sàng Bảng 3: Mối liên quan giữa giai đoạn lâm sàng và P53 Giai đoạn Âm tính Dương tính N % + ++ +++ % N % IA 4 80,0 1 20,0 5 6,4 1 IB 15 78,9 4 21,1 19 24,4 1 3 II 11 45,8 13 54,2 24 30,8 5 2 6 IIIA 8 47,1 9 52,9 17 21,8 3 3 3 IIIB 2 66,7 1 33,3 3 3,8 1 IV 3 30,0 7 70,0 10 12,8 1 4 3 43 55,1 35 44,9 78 Nhận xét: trong ung thư dạ dày tỷ lệ p53(+) chiếm 44,9%. Tỷ lệ p53(+) có xu hướng tăng dần theo giai đoạn lâm sàng, cao nhất ở giai đoạn IV (70,0%). Mức độ p53(+) cũng có xu hướng tăng dần từ 1+ tới 3+. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p>0,05 (p=0,23). Bảng 4: Mối liên quan giữa giai đoạn lâm sàng và Ki-67 Giai đoạn Âm tính Dương tính N % + ++ +++ % N % IA 2 40,0 3 60,0 5 6,4 1 2 IB 11 57,9 8 42,1 19 24,4 1 5 2 II 5 20,8 19 79,2 24 30,8 8 6 5 IIIA 4 23,5 13 76,5 17 21,8 4 5 4 IIIB 1 33,3 2 66,7 3 3,8 1 1 IV 2 20,0 8 80,0 10 12,8 5 1 2 25 32,1 53 66,9 78 Nhận xét: tỷ lệ Ki-67(+) trong ung thư dạ dày chiếm 66,9% và chiếm tỷ lệ cao nhất ở giai đoạn IV (80%). Các giai đoạn khác chiếm tỷ lệ thấp hơn nhưng đều >50%. Mức độ Ki-67(+) từ 1+ tới 3+ không có sự khác biệt giữa các giai lâm sàng. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p>0,05 (p=0,37). Bảng 5: Mối liên quan giữa giai đoạn lâm sàng và CK7, CK20 Giai đoạn CK7+CK20+ CK7+CK20- CK7-CK20+ CK7-CK20- N % N % N % N % IA 1 3,8 4 13,8 IB 0 5 18,5 2 12,5 12 41,2 II 4 66,6 10 37,0 5 31,3 5 17,2 IIIA 1 16,7 7 25,8 4 25,0 5 17,2 IIIB 1 3,8 1 6,2 1 3,7 IV 1 16,7 3 11,1 4 25,0 2 6,9 6 7,7 27 34,6 16 20,5 29 37,2 Nhận xét: trong ung thư dạ dày, CK7- CK20- chiếm tỷ lệ cao nhất (37,2%), tiếp đến là CK7+CK20- (34,6%), CK7-CK20+ chiếm tỷ lệ 20,5%, sự đồng l\bộc lộ cả 2 dấu ấn chiếm tỷ lệ thấp nhất (7,7%). Sự khác biệt về sự bộc lộ của 2 dấu ấn này với giai đoạn lâm sàng không có ý nghĩa thống kê với p>0,05 (p=0,21). Hình 1: UTBM tuyến dạ dày (p53+ x100) Hình 2: UTBM tuyến dạ dày (Ki-67+ x100) Hình 3 UTBM tuyến dạ dày (CK7+ x100) Hình 4: UTBM tuyến dạ dày (CK20+ x250) BÀN LUẬN Sự bộc lộ các dấu ấn miễn dịch trong ung thƣ dạ dày P53 là một phosphoprotein gắn DNA 53kd, nó được mã hoá cho gen ức chế u nằm ở nhánh ngắn nhiễm sắc thể số 17 (17p13.1). Gen p53 điều hoà sự phát triển tế bào - chu kì tế bào, bao gồm chết tế bào theo chương trình (apoptois), thúc đẩy sự ổn định của nhiễm sắc thể và ức chế các tế bào đi vào pha S(5). Sự đột Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh – Tế Bào Bệnh Học 65 biến gen p53 xảy ra do sự chuyển đoạn G - T tại codon 157, 158, 248 và 273(14). Đột biến gen p53 hoặc bất hoạt chức năng với các gen p53 nguyên vẹn phổ biến ở nhiều ung thư của người và ở một số tình trạng tiền ung thư, phản ánh sự mất điều hoà sự phát triển bình thường(5,14). Sự mất chức năng của gen p53 đóng một vai trò quan trọng trong tạo ung thư. Sự tích lũy p53 kết hợp mạnh với kích thước khối u và giai đoạn u. P53 (+) có khả năng di căn hạch và di căn xa cao. Sự tích lũy p53 là thông số độc lập và có giá trị cao đối với tiên lượng bệnh xấu, không có sự khác biệt về sự bộc lộ p53 ở bệnh phẩm nội soi và phẫu thuật. Đột biến gen p53 dẫn tới thời gian bán huỷ kéo dài và tích lũy protein p53 tới mức có thể phát hiện được bằng hoá mô miễn dịch (HMMD) ở nhân tế bào ung thư(6,14). Trong những năm gần đây người ta tập trung vào việc nghiên cứu vận dụng sự hiểu biết về vai trò của p53 như thế nào trong lâm sàng để điều trị bệnh nhân và trong phân tích p53 như một dấu ấn có tiềm năng trong việc nghiên cứu mối tương quan giữa bộc lộ p53 và sự phát triển của u, sự tiến triển, hậu quả và việc vạch ra một chiến lược điều trị đặc biệt nhằm phục hồi chức năng bình thường của p53(17). Trong nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3) sự bộc lộ sản phẩm protein đột biến gen p53 chiếm 44,9%. Theo nghiên cứu của Liu và cs (2001) thấy rằng p53(+) chiếm tỷ lệ 42,1%, còn trong nghiên cứu của Ikeguchi và cs (1999) tỷ lệ p53(+) chiếm 42,5%(6,8). Trong một nghiên cứu của chúng tôi năm 2003 sự bộc lộ p53 (+) chiếm tỷ lệ 43,8%(1). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự như kết quả của các tác giả trong và ngoài nước. Chúng tôi gặp một số trường hợp ở niêm mạc biểu hiện loạn sản có sự bộc lộ p53 (+). Phải chăng sự bộc lộ p53 có thể giúp cho việc đánh giá các tổn thương tiền ung thư và tổn thương ác tính khi ở trên tiêu bản nhuộm H-E khó có thể đánh giá được. Ki-67 là một kháng thể đơn dòng đặc hiệu với kháng nguyên nhân. Ki-67 chỉ được bộc lộ ở những tế bào đang tăng sinh (pha G1, S, M, G2) của chu kỳ tế bào. Kháng nguyên này có thể được phát hiện bằng nhuộm HMMD. Những khối u có bộc lộ Ki-67 cao sẽ tiến triển nhanh. Marhashemi và CS tính sự hoạt động tăng sinh nhân bằng nhuộm HMMD với Ki- 67(7). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy (bảng 4) sự bộc lộ dấu ấn Ki-67 trong ung thư dạ dày chiếm tỷ lệ 67,9%. Chúng tôi nhận thấy rằng sự đồng bộc lộ Ki-67 và p53 chiếm 60 bệnh nhân (76,9%) và không đồng bộc lộ Ki-67 và p53 là 22 bệnh nhân (28,2%), tuy nhiên sự bộc lộ Ki-67 đơn thuần cao hơn p53 (21 bệnh nhân-26,9% trái ngược với 3 bệnh nhân-3,8%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,001 (p=0,00006). Theo một số nghiên cứu của các tác giả nước ngoài chỉ số gắn Ki-67 trung bình cao ở các trường hợp p53(+) hơn ở các trường hợp p53(-) một cách có ý nghĩa(1,6,8). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả trên. Như vậy, hai dấu ấn Ki-67 và p53 rất có giá trị trong chẩn đoán các trường hợp ác tính, đặc biệt sự bộc lộ của cả hai dấu ấn này hữu ích cho việc chẩn đoán xác định các trường hợp còn nghi ngờ ác tính trên các tiêu bản nhuộm H-E. Sự bộc lộ của CK giới hạn ở biểu mô và khối u của chúng. Sự bộc lộ của các loại CK rất khác nhau, liên quan tới loại biểu mô và mức độ biệt hóa của mô ung thư(2). Sự bộc lộ của các loại CK giúp cho phân loại chính xác và chi tiết các loại biểu mô khác nhau. Trong quá trình phát triển và chuyển thể thành tế bào u, các loại CK đặc hiệu của tế bào này vẫn được bảo tồn. CK7 là một polypeptid có TLPT 54 kDa, phân bố rộng rãi trong loại biểu mô đơn. Các nghiên cứu đã chứng minh mối liên quan giữa sự bộc lộ CK7 trong biểu mô bình thường và mô ung thư của cùng một tổ chức. CK20 là một polypeptid có TLPT 46 kDa. Sự tổng hợp CK20 được phát hiện đầu tiên ở phôi tuần thứ 8 trên các tế bào biểu mô đơn trong quá trình phát triển niêm mạc ruột. CK20 biểu hiện đặc hiệu nhất trong số biểu mô đơn nó hầu như đặc hiệu cho các tế bào biểu mô ruột và dạ dày cũng như các tế bào Merkel của da. CK20 âm tính điển hình với UTBM tế bào gai(10). Trong nghiên cứu của chúng tôi (bảng 2) CK7 là 42,3% và CK20+ chiếm 28,2%. Theo một số nghiên cứu sự biểu hiện của CK7 và CK 20 điển hình cho UTBM tế bào chuyển tiếp, UTBM buồng trứng chế nhầy và UTBM tuyến của dạ dày, tụy và đường mật. Trong UTBM dạ dày, tỷ lệ bộc lộ của CK7 và CK20 lần lượt là 51 và 56%(16). Theo nghiên cứu của Taniere (2002), tỷ lệ bộc lộ của CK 20 là 55,2%, còn CK7 là < 45%. Theo Chu và cs (2000), 50% UTDD bộc lộ CK20 dương tính, còn với CK7 là 38% tương tự nghiên cứu của Chausovsky (1999), sự bộc lộ CK20 là 66,7%(2,3,15). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khác so với kết qủa nghiên cứu của các tác giả trên. Có thể cỡ mẫu của chúng tôi khác so vói cỡ mẫu của các tác giả trên, hoặc CK20 chủ yếu bộc lộ trong các ung thư đại trực tràng còn trong ung thư dạ dày chỉ có một tỷ lệ hạn chế? Để lý giải điều này cần có các nghiên cứu sâu hơn nữa. Về sự bộc lộ phối hợp giữa CK7 và CK20 trong UTDD chúng tôi thấy rằng sự đồng bộc lộ CK7+CK20+ chiếm 6 bệnh nhân (7,7%) và CK7- CK20- là 29 bệnh nhân (37,2%), sự không đồng bộc lộ CK7+CK20- là 27 bệnh nhân (34,6%) và sự bộc lộ CK7-CK20+ là 16 bệnh nhân (20,5%). Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p>0,05 (P=0,09). Theo kết quả nghiên cứu của Shen (2002) CK7+ CK20+ chiếm tỷ lệ cao nhất: 66,0%, thấp nhất là cả CK7-CK20- là 8%. Theo Wang và cs (1995) sự bộc lộ của CK7 và CK20 dương tính chiếm tỷ lệ cao nhất 38%, tiếp theo là CK7(-) / CK20(+): 35%, thấp nhất là cả 2 dấu ấn đều âm tính: 10%(13,16). Trái lại, trong nghiên cứu của Chu và cs (2000) sự biểu lộ của CK7(-) / CK20(+) chiếm tỷ lệ cao nhất: 37%, thấp nhất là cả 2 dấu ấn đều dương tính: 13%(4). Sự khác biệt này giữa các tác giả có thể do nhiều lý do như mẫu nghiên cứu, hoặc do kỹ thuật và hoá chất nhuộm HMMD. Mối liên quan giữa sự bộc lộ các dấu ấn miễn dịch và giai đoạn lâm sàng UTDD Trong nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3) bệnh nhân bị ung thư dạ dày ở giai đoạn II chiếm tỷ lệ cao nhất (30,8%), tiếp đến là giai đoạn IB và IIIA lần lượt là 24,4% và 21,8%. Ung thư dạ dày ở giai đoạn IV cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể 12,8%. Ung thư dạ dày giai đoạn IA và IIIB chiếm tỷ lệ thấp trong nghiên cứu của chúng tôi (6,4% và 3,8%). Theo nghiên cứu của Đoàn Hữu Nghị và cs (2001) giai đoạn IIIA chiếm tỷ lệ cao nhất 37,8%, tiếp đến là giai đoạn II là 32,6%, giai đoạn IV là 12,6% giai đoạn IA và IB lần lượt là 5,2 và 11,8%, không gặp trường hợp nào ở giai đoạn IIIB. Trong khi đó tại Mỹ theo báo cáo của Scott và cs (2000) từ năm 1992-1996 có 24% UTDD ở giai đoạn IV, tiếp đến là giai đoạn IIIA và II là 23 và 20%, giai đoạn Ib là 14%, giai đoạn IIIB và IA có tỷ lệ xấp xỉ bằng nhau lần lượt là 8 và 9%, đặc biệt là có 1% bệnh nhân ung thư dạ dày được phát hiện ở giai đoạn O(12). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự như kết quả nghiên cứu của Đoàn Hữu Nghị, nhưng chưa thống nhất với kết quả nghiên cứu của Scott. Điều này có thể do số lượng bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn IV ở các tuyến dưới không được chuyển lên bệnh viện K để điều trị. Về sản phẩm protein đột biến gen p53 trong ung thư dạ dày, chúng tôi thấy rằng tỷ lệ p53(+) có xu hướng tăng dần theo giai đoạn lâm sàng, cao nhất ở giai đoạn IV (70,0%), thấp nhất là giai đoạn IA chiếm tỷ lệ 20,0%. Mức độ p53(+) cũng có xu hướng tăng dần từ 1+ tới 3+. Giai đoạn lâm sàng phản ánh tình trạng ác tính và tiên lượng xấu của bệnh. Theo kết quả nghiên cứu trên của chúng tôi, tình trạng đột biến gen p53 thể hiện bằng sản phẩn protein đột biến gen p53 qua nhuộm HMMD ở nhân các tế bào ung thư và mức độ p53(+) từ 1+ tới 3+ cũng có xu hướng tăng dần ở các giai đoạn lâm sàng. Như vậy sự bộc lộ protein bất thường p53(+) là một trong các yếu tố phản ánh tình trạng ác tính và tiên lượng xấu của bệnh. Tuy nhiên, để xác định được ý nghĩa của Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh – Tế Bào Bệnh Học 67 tình trạng đột biến gen p53 với giai đoạn lâm sàng cần có các nghiên cứu sâu hơn nữa với số lượng bệnh nhân lớn hơn. Chỉ số tăng sinh nhân bất thường thường thấy trong các tình trạng ác tính. Trong nghiên cứu của chúng tôi (bảng 4) mức độ bộc lộ Ki- 67 (+) chiếm tỷ lệ cao nhất ở giai đoạn IV (80,0%), thấp nhất ở giai đoạn IB (42,1%), giai đoạn II và IIIA chiếm tỷ lệ lần lượt 79,2% và 76,5%, đứng thứ 2. Mức độ Ki-67(+) từ 1+ tới 3+ không có sự khác biệt giữa các giai lâm sàng. Sự bộc lộ Ki-67 theo giai đoạn lâm sàng của ung thư dạ dày tương tự như sự bộc lộ sản phẩm protein bất thường gen p53 với các giai đoạn ung thư dạ dày. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi (bảng 1) sự bộc lộ kết hợp giữa Ki-67 và p53 có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P<0,001. Một lần nữa chứng tỏ sự bộc lộ riêng biệt Ki-67 hoặc p53 hoặc phối hợp cả hai đều có ý nghĩa phản ánh sự ác tính của khối u và sự bộc lộ này nói lên tình trạng tiên lượng xấu của bệnh. Trong ung thư dạ dày, CK7-CK20- chiếm tỷ lệ cao nhất (37,2%), tiếp đến là CK7+CK20- (34,6%), CK7-CK20+ chiếm tỷ lệ 20,5%, sự đồng bộc lộ cả 2 dấu ấn chiếm tỷ lệ thấp nhất (7,7%). Sự khác biệt về sự bộc lộ của 2 dấu ấn này với giai đoạn lâm sàng không có ý nghĩa thống kê với p>0,05 (p=0,21). Không thấy sự khác biệt về sự bộc lộ của CK7 và CK20 theo giai đoạn lâm sàng. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 78 trường hợp ung thư dạ dày được phẫu thuật ở Bệnh viện K được nhuộm HMMD chúng tôi rút ra một số kết luận sau: Mức độ bộc lộ của các dấu ấn miễn dịch: Trong ung thư dạ dày sự bộc lộc Ki-67 chiếm tỷ lệ 67,9%, p53(+) là 44,9%, CK7(+) chiếm 42,3% và CK20(+) là 28,2%. Sự bộc lộ kết hợp giữa Ki-67 và p53 khác biệt có ý nghĩa thống kê. Mối liên quan giữa sự bộc lộ các dấu ấn và giai đoạn lâm sàng Sự bộc lộ Ki-67 và p53 xu hướng chiếm tỷ lệ cao nhất ở giai đoạn IV và thấp nhất ở giai đoạn I (IA hoặc IB). CK7 và CK20 không có sự khác biệt với giai đoạn lâm sàng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Boyer KL (1997): Cancers of the Upper Gastrointestinal Tract. Primary Care Oncology. W.B. Saunders Company: 133-5. Chausovsky G, et al (1999). Expression of CK 20 in the blood of the ptients with disseminated carcinoma of the pancreas, colon, stomach, and lung. Cancer. 86 (11): 2389-405. 2. Chu P, et al (2000). CK7 and CK20 expression in epithelial neoplasms: a survey of 435 cases. Modern pathology 13: 962 – 72. 3. David G et al (2002): Immunohistochemistry of the Prostaste and Bladder, Testis, and Renal Tumors in Diagnostic Immunohistochemistry. Churchill Livingstone, 435-7. 4. Đoàn Hữu Nghị và cs (2001): Đánh giá giai đoạn ung thư dạ dày qua một số tuyến bệnh viện. Hội thảo lần 2-trung tâm hợp tác nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới về ung thư dạ dày.60-1. 5. Ikeguchi M et al (1999: Mutated p53 protein expression and proliferative activity in advanced gastric cancer. Hepatogastroenterology. 46(28):2648-53. 6. Kelsen DP (2002). Gastrointestinal Oncology: Principles and Practice. Philadelphia: Lippincott Williams and Wilkins. 312-7, 359-66. 7. Liu XP et al (2001): Expression of p21(WAF1/CIP1) and p53 proteins in gastric carcinoma: its relationships with cell proliferation activity and prognosis. Cancer Lett. 170(2):183-9. 8. Miettien M (1995). Keratine 20: Immunohistochemical marker for gastrointestinal, urothelial and Merkel cell carcinomas. Mod Patho. 8: 384-8. 9. Nguyễn Văn Chủ và cs (2003): Nghiên cứu mô bệnh học và một số đặc điểm hóa mô miễn dịch của ung thư dạ dày tại Bệnh viện K. Luận văn Thạc sĩ Y học. 45-50. 10. Parkin M (2001). Global cancer statistics in the year 2000. The lancet oncology, vol2: 543- 9. 11. Scott A.H et al (2000): The national center data base report on poor survival of US gastric. Carcinoma patients treated with gastrectomy. Cancer, 88: 921-32. 12. Shen B, et al (2002). CK expression patterns in noncardia, intestinal metaplasia-associated gastric adenocarcinoma: implication for the evaluation of intestinal metaplasia and tumors at the esophagogastric junction. Cancer . 94 (3): 820-31. 13. Sirvent JJ (2001): Prognostic value of p53 expression and clicopathological factors in infiltrating ductal carcinoma of the breast. A study of 192 patients. Histol Hitopathol. 16(1): 99-106. 14. Taniere P, et al (2002). CK expression in adenocarcinoma of esophagogastric junction: a comparative study of adenocarcinoma of the distal esophagus and of the proximal stomach. Am J Surg Pathol. 26 (9): 1213-21. 15. Wang NP, Zee S, Zarbo RJ, Bacchi CE, Gown AM (1995). Coordinate expression of CK7 and 20 defines unique subsets of carcinomas. Appl Immunohistochemical. 99-107. 16. Ziyaie D et al (2000): p53 and breast cancer. Breast 9(5): 239-46. Nghieân cöùu Y hoïc Y Hoïc TP. Hoà Chí Minh * Taäp 11 * Soá 1 * 2007 68

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_su_boc_lo_ck7_ck20_ki_67_p53_va_giai_doan_lam_san.pdf
Tài liệu liên quan