Một là, các quy định về tội phạm
môi trường (Chương XIX) có rất nhiều
điểm mới, đặt ra không ít khó khăn
cho quá trình áp dụng trong thực tiễn
nếu như không có những hướng dẫn
cụ thể. Vì vậy, các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền, trong đó đề xuất Chính
phủ giao chủ trì là Bộ Tư pháp phối
hợp Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ
Tài nguyên và Môi trường, Viện Kiểm
sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân
tối cao và các bộ, ngành, cơ quan có
liên quan cần nghiên cứu kĩ các quy
định của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ
sung năm 2017) trong đó có Chương
XIX quy định các tội phạm về môi
trường để ban hành đầy đủ các văn
bản hướng dẫn thi hành, bảo đảm sự
thống nhất khi áp dụng BLHS vào cuộc
sống. Cần tập trung vào một số vấn đề
như: Việc xử lý hình sự đối với pháp
nhân thương mại hoạt động trong lĩnh
vực môi trường; cần cụ thể hơn đối với
việc phân loại tội phạm môi trường
đối pháp nhân thương mại,
Hai là, đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và
trách nhiệm đến các cơ quan tổ chức,
các doanh nghiệp và quần chúng nhân
dân trong việc phòng, chống tội phạm
về môi trường đặc biệt phổ biến, tuyên
truyền pháp luật về môi trường nói
chung, các điểm mới đã được sửa đổi,
bổ sung phần chung và phần các tội
phạm về môi trường (Chương XIX) quy
định trong BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ
sung năm 2017) qua đó góp phần nâng
cao ý thức chấp hành pháp luật về môi
trường của mọi cơ quan tổ chức, công
dân và doanh nghiệp.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 308 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Những điểm mới về tội phạm môi trường theo bộ luật hình sự năm 2015 (Được sửa đổi, bổ sung năm 2017), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
18 Khoa học Kiểm sát Số 01 - 2018
BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) về việc áp dụng các quy định đối với các tội phạm môi
trường trong một thời gian dài đã bộc lộ
nhiều bất cập. Trước tình hình đó, ngày
27/11/2015, Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ
họp thứ 10 thông qua BLHS mới (BLHS
năm 2015). Tuy nhiên, do BLHS năm
2015 còn nhiều sơ suất về lỗi kỹ thuật,
có những quy định còn bất hợp lý, khó
áp dụng và cần phải được rà soát, chỉnh
sửa cho phù hợp với thực tiễn, trong đó
có các tội phạm môi trường được quy
định tại Chương XIX BLHS năm 2015.
Ngày 29/06/2016, Quốc hội Khóa XIII
ban hành Nghị quyết số 144/2016/QH13
về việc lùi hiệu lực thi hành của BLHS
năm 2015 cùng với 03 luật khác có liên
quan; đồng thời, bổ sung dự án Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm
2015 vào Chương trình xây dựng Luật,
Pháp lệnh năm 2016 để trình Quốc hội
khoá XIV thông qua(1).
Tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV,
ngày 20/6/2017, đã thông qua Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của BLHS và BLHS
có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018.
Đối với tội phạm môi trường, BLHS năm
* Tiến sĩ, Trường Đại học Cảnh sát nhân dân
** Thạc sĩ, Trường Đại học Cảnh sát nhân dân
1 Tờ trình số 331/TTr-CP, ngày 22/9/2016 về dự án Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS, số 100/2015/
QH13
NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ TỘI PHẠM MÔI TRƯỜNG THEO
BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 (ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2017)
BÙI NGỌC HÀ* - NGUYỄN VĂN KHOA ĐIỀM **
Ngày 20/6/2017, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa
XIV, kỳ họp thứ 3 đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật
hình sự (BLHS), ngày 01/01/2018 BLHS có hiệu lực thi hành. Đây được xác định
là công cụ hữu hiệu, là cơ sở pháp lý quan trọng trong công tác đấu tranh phòng,
chống tội phạm nói chung và tội phạm môi trường nói riêng. Trong bài viết này,
tác giả giới thiệu, phân tích những điểm mới về tội phạm môi trường theo BLHS
năm 2015(được sửa đổi, bổ sung năm 2017) và đưa ra một số đề xuất, kiến nghị
triển khai thực hiện trong thời gian tới.
Từ khóa: Điểm mới, tội phạm môi trường, BLHS năm 2015.
Approved in the 3rd session of 14th National Assembly on June 20th,
2017, Law on supplements, amendments to the Penal Code in 2015 takes
effect on January 1st, 2018, which is considered as the effective instrument
and vital legal ground in preventing and combating against crimes in general
and environmental crimes in particular. This article introduces, analyzes the
new points of environmental offences prescribed in the ienal Code in 2015
(supplemented, amended in 2017) and suggests the proper implementation in
the coming time.
Key words: New points, environmental crimes, the Penal Code in 2015.
BÙI NGỌC HÀ - NGUYỄN VĂN KHOA ĐIỀM
19Số 01 - 2018 Khoa học Kiểm sát
2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã dành
riêng một chương (Chương XIX) gồm 12
điều (từ Điều 235 đến Điều 246), trong
đó có những sửa đổi, bổ sung quan trọng
như sau:
Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung mới một
số tội danh sau đây: Tội gây ô nhiễm môi
trường (Điều 235); Tội vi phạm quy định về
quản lý chất thải nguy hại (Điều 236); Tội
vi phạm quy định về phòng ngừa, ứng phó,
khắc phục sự cố môi trường (Điều 237); Tội
vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình
thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi
phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông (Điều
238); Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt
Nam (Điều 239); Tội làm lây lan dịch bệnh
truyền nhiễm nguy hiểm cho người (Điều
240); Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm
cho động vật, thực vật (Điều 241); Tội hủy
hoại nguồn lợi thủy sản (Điều 242); Tội hủy
hoại rừng (Điều 243); Tội vi phạm quy định
về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý,
hiếm (Điều 244); Tội vi phạm các quy định về
quản lý khu bảo tồn thiên nhiên (Điều 245);
Tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm
hại (Điều 246).
Trong 12 tội danh nêu ở trên, “Tội vi
phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình
thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi
phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông” (Điều
238) mới được bổ sung vào BLHS năm
2015. Trong lần sửa đổi, bổ sung BLHS
năm 2017, tại Chương XIX – Các tội phạm
về môi trường, có hai điều luật được giữ
nguyên “Tội làm lây lan dịch bệnh truyền
nhiễm nguy hiểm cho người” (Điều 240) và
“Tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm
hại” (Điều 246), ba điều luật chỉ chỉnh sửa
về lỗi kỹ thuật “Tội vi phạm quy định về quản
lý chất thải nguy hại” (Điều 236); “Tội làm
lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực
vật” (Điều 241); “Tội vi phạm các quy định về
quản lý khu bảo tồn thiên nhiên” (Điều 245),
còn lại 07 điều luật được chỉnh sửa về mức
độ hành vi phạm tội và mức hình phạt
được xác định cho từng hành vi.
Thứ hai, mở rộng phạm vi về chủ thể
đối với tội phạm môi trường, đáng chú
ý trong những năm vừa qua, nhiều chủ
thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật
về bảo vệ môi trường là các pháp nhân,
mà cụ thể là các pháp nhân thương mại.
Mục đích hành vi vi phạm trong đa phần
các trường hợp cũng là nhằm phục vụ
lợi ích kinh tế của các pháp nhân. Nếu
chỉ quy định trách nhiệm hình sự của cá
nhân sẽ không có căn cứ và rất khó khăn
để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với
pháp nhân. Để khắc phục tình trạng đó,
phù hợp với phần chung của BLHS, lần
đầu tiên Chương XIX, BLHS năm 2015
(sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã quy
định trách nhiệm hình sự của pháp nhân
thương mại, chiếm tới 9/12 tội danh xâm
phạm về môi trường. Việc quy định chủ
thể của tội phạm là pháp nhân cũng tạo
ra tính tương thích giữa pháp luật hình
sự và pháp luật hành chính hiện nay,
nếu doanh nghiệp có hành vi vi phạm
pháp luật về môi trường ở mức xử phạt
hành chính thì chính bản thân doanh
nghiệp đó phải chịu quyết định xử phạt
hành chính chứ không phải là cá nhân
người lao động hay “ông chủ” của doanh
nghiệp. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là, việc
pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm
hình sự không loại trừ trách nhiệm hình
sự của cá nhân (Điều 74 và khoản 2 Điều
75 BLHS năm 2015). Theo đó, pháp nhân
thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm
NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ TỘI PHẠM MÔI TRƯỜNG...
20 Khoa học Kiểm sát Số 01 - 2018
hình sự khi hội đủ bốn điều kiện sau
đây(1): (1) hành vi phạm tội được thực
hiện nhân danh pháp nhân thương mại;
(2) hành vi phạm tội được thực hiện vì
lợi ích của pháp nhân thương mại; (3)
hành vi phạm tội được thực hiện có sự
chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của
pháp nhân thương mại; (4) chưa hết thời
hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy
định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của
BLHS năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung
năm 2017).
Theo quy định của BLHS năm 2015
(sửa đổi, bổ sung năm 2017), không
phải tội phạm nào, pháp nhân thương
mại cũng phải chịu trách nhiệm hình
sự, pháp nhân thương mại chỉ phải chịu
trách nhiệm hình sự đối với một số loại
tội phạm, trong đó, đối với tội phạm môi
trường, pháp nhân thương mại chỉ phải
chịu trách nhiệm hình sự đối với 09 tội
danh sau đây: Điều 235; Điều 237; Điều
238; Điều 239; Điều 242; Điều 243; Điều
244; Điều 245; Điều 246. Còn đối với 03 tội
quy định tại các Điều 236; Điều 240; Điều
241 của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung
năm 2017) quy định chủ thể chịu trách
nhiệm hình sự là cá nhân.
Thứ ba, về hành vi phạm tội và hình phạt
- Về hành vi phạm tội: Trong các
tội phạm môi trường được quy định
tại BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung
năm 2017), hành vi phạm tội được sắp
xếp hợp lý hơn, quy định chi tiết hơn
rất nhiều so với quy định của BLHS
năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).
Trong đó: Do xuất phát từ tính chất của
hành vi phạm tội là cùng hủy hoại môi
1 Điều 74, khoản 2 Điều 75 – BLHS năm 2015
trường, BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ
sung năm 2017) đã nhập hai tội: “Tội vi
phạm các quy định về khai thác và bảo vệ
rừng” và “Tội hủy hoại rừng” được quy
định tại Điều 175 và Điều 189 BLHS năm
1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009)
thành Tội hủy hoại rừng (Điều 243); Các
tội phạm môi trường được quy định tại
BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
2017) đều dẫn chiếu tới việc điều chỉnh
các hành vi nhằm đáp ứng yêu cầu các
quy định của các Công ước quốc tế về
môi trường mà Việt Nam đã tham gia,
như: Công ước Stockholm về các chất ô
nhiễm hữu cơ khó phân hủy; Công ước
về buôn bán quốc tế các loài động vật,
thực vật hoang dã nguy cấp; Các hành
vi bị truy cứu trách nhiệm hình sự được
chia nhỏ với khung hình phạt tương
ứng,
- Về hình phạt: Do tính chất, đặc điểm
của tội phạm về môi trường là khả năng
bị phát hiện và xử lý không cao so với
các tội phạm khác, đặc biệt quá trình thu
thập chứng cứ để chứng minh tội phạm là
rất khó, biểu hiện về hậu quả lại kéo dài,
thường không tức thời, rõ ràng. Hành vi
phạm tội, thường lặp đi lặp lại nhiều lần,
trong thời gian dài, đặc biệt là ở các tội
như: Tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 235);
Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản (Điều 242);...
Mặt khác, lợi nhuận từ hành vi gây ô
nhiễm, xả thải ra môi trường là khá lớn, nó
có thể giúp doanh nghiệp giảm rất nhiều
chi phí sản xuất và qua đó thu lợi cao từ
việc không phải đầu tư hệ thống xử lý môi
trường. Vì vậy, nếu hình phạt không đủ
mạnh để răn đe, trừng trị đối với các hành
vi vi phạm, các tổ chức, doanh nghiệp, cá
nhân sẵn sàng tái phạm nhiều lần. Đáng
BÙI NGỌC HÀ - NGUYỄN VĂN KHOA ĐIỀM
21Số 01 - 2018 Khoa học Kiểm sát
chú ý, BLHS năm 2015 (được sửa đổi, bổ
sung năm 2017) đã thay đổi cách xác định
hình phạt và hình phạt tiền là hình phạt
chính được áp dụng chủ yếu đối với các
tội phạm môi trường. Vì vậy, mức phạt tiền
theo quy định của BLHS năm 2015 (sửa
đổi, bổ sung năm 2017) là rất cao, phù hợp
với tính chất cũng như mức độ nguy hiểm
của hành vi phạm tội và bảo đảm tính răn
đe, trừng trị đối các hành vi vi phạm.
Đối với cá nhân phạm tội, hình phạt
chính có thể bị áp dụng hình phạt tiền,
cải tạo không giam giữ, hoặc phạt tù
với mức cao nhất là 15 năm tù; ngoài
ra còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ
sung là phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức
vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc
nhất định. Hình phạt đối với pháp nhân
thương mại trong các tội phạm về môi
trường, tùy theo tính chất, mức độ nguy
hiểm của hành vi phạm tội mà có thể
được áp dụng, theo đó hình phạt chính
chỉ áp dụng hình thức phạt tiền với mức
thấp nhất là 50 triệu đồng, cao nhất là
20 tỷ đồng. Ngoài ra, pháp nhân thương
mại còn bị đình chỉ hoạt động có thời
hạn, tước quyền sử dụng giấy phép vĩnh
viễn, cấm kinh doanh trong một số lĩnh
vực, cấm hoạt động trong một thời hạn
nhất định, cấm huy động vốn,... Trong
thực tiễn, đa phần các tội phạm môi
trường đều quy định áp dụng hình phạt
chính và hình phạt bổ sung đối với pháp
nhân thương mại.
BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung
năm 2017) đã có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2018. Để kịp thời thể chế hóa các quy
định của Hiến pháp năm 2013, tạo điều
kiện cho các cơ quan chuyên trách, BLHS
năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) cần
nhanh chóng triển khai thực hiện thống
nhất nhằm phát huy hiệu quả, đảm bảo
mục đích của chính sách pháp luật hình
sự là chủ động phòng ngừa và đấu tranh
phòng, chống tội phạm; răn đe, giáo dục
cảm hóa, cải tạo người phạm tội; nâng
cao ý thức làm chủ xã hội, tuân thủ pháp
luật, chủ động phòng ngừa và tham gia
đấu tranh chống tội phạm nói chung và
tội phạm môi trường nói riêng, bảo đảm
nguyên tắc quyền của con người đối với
môi trường đã được hiến định và nguyên
tắc khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt
hại về môi trường, chúng tôi đưa ra một
số đề xuất, kiến nghị sau đây:
Một là, các quy định về tội phạm
môi trường (Chương XIX) có rất nhiều
điểm mới, đặt ra không ít khó khăn
cho quá trình áp dụng trong thực tiễn
nếu như không có những hướng dẫn
cụ thể. Vì vậy, các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền, trong đó đề xuất Chính
phủ giao chủ trì là Bộ Tư pháp phối
hợp Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ
Tài nguyên và Môi trường, Viện Kiểm
sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân
tối cao và các bộ, ngành, cơ quan có
liên quan cần nghiên cứu kĩ các quy
định của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ
sung năm 2017) trong đó có Chương
XIX quy định các tội phạm về môi
trường để ban hành đầy đủ các văn
bản hướng dẫn thi hành, bảo đảm sự
thống nhất khi áp dụng BLHS vào cuộc
sống. Cần tập trung vào một số vấn đề
như: Việc xử lý hình sự đối với pháp
nhân thương mại hoạt động trong lĩnh
vực môi trường; cần cụ thể hơn đối với
việc phân loại tội phạm môi trường
đối pháp nhân thương mại,
NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ TỘI PHẠM MÔI TRƯỜNG...
22 Khoa học Kiểm sát Số 01 - 2018
Hai là, đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và
trách nhiệm đến các cơ quan tổ chức,
các doanh nghiệp và quần chúng nhân
dân trong việc phòng, chống tội phạm
về môi trường đặc biệt phổ biến, tuyên
truyền pháp luật về môi trường nói
chung, các điểm mới đã được sửa đổi,
bổ sung phần chung và phần các tội
phạm về môi trường (Chương XIX) quy
định trong BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ
sung năm 2017) qua đó góp phần nâng
cao ý thức chấp hành pháp luật về môi
trường của mọi cơ quan tổ chức, công
dân và doanh nghiệp.
Ba là, trong điều kiện các tội phạm và
vi phạm pháp luật về môi trường ngày
càng có xu hướng gia tăng về số lượng và
quy mô hoạt động với nhiều phương thức,
thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, gây hậu quả
đặc biệt nghiêm trọng đến môi trường
tự nhiên và sức khỏe của con người. Để
có khả năng phát hiện và có biện pháp
xử lý nghiêm minh, triệt để, đặc biệt là
xử lý về mặt hình sự đối với các hành
vi phạm tội về môi trường, đề xuất Bộ
Công an và Công an các địa phương tăng
cường kinh phí, trang bị phương tiện,
thiết bị kỹ thuật hiện đại; làm tốt công
tác tổ chức cán bộ, bồi dưỡng nâng cao
trình độ cho cán bộ chiến sĩ, phân công
bố trí lực lượng hợp lý để ngày càng đáp
ứng kịp thời công tác phòng ngừa, đấu
tranhchống loại tội phạm này. Đồng thời,
thường xuyên tổ chức sơ kết, tổng kết rút
kinh nghiệm cũng như làm tốt công tác
thi đua khen thưởng, kịp thời động viên
các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc
trong công tác đấu tranh phòng, chống
với tội phạm môi trường.
Bốn là, Tổng cục Cảnh sát, Cục Pháp
chế và cải cách tư pháp, Cục Cảnh sát
phòng, chống tội phạm về môi trường
và các cơ quan chức năng khác cần phối
hợp thường xuyên tổ chức tập huấn
chuyên sâu BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ
sung năm 2017), Bộ luật Tố tụng hình sự
năm 2015 và các Luật và văn bản có liên
quan khác đến các đơn vị nghiệp vụ và
Công an các đơn vị địa phương, trong
đó tập trung quán triệt sâu sắc và đầy đủ
các nội dung của Chương XIX quy định
về tội phạm môi trường đến các đồng
chí lãnh đạo, chỉ huy và các cán bộ chiến
sĩ đang trực tiếp làm công tác đấu tranh
phòng, chống với loại tội phạm này để
họ không bỡ ngỡ với những điểm mới
của BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung
năm 2017) về các tội phạm môi trường
nhằm nghiêm túc thực hiện và kịp thời
áp dụng trong thực tiễn khi BLHS năm
2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã
được triển khai và đi vào thực tiễn./.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ luật Hình sự năm 1999, Nhà
xuất bản lao động, năm 2009.
2. Bộ luật Hình sự năm 2015, Nhà
xuất bản lao động, năm 2015.
3. Luật số: 12/2017/QH14 sửa đổi, bổ
sung một số điều của Bộ luật hình sự số
100/2015/QH13, năm 2017.
4. Nghị quyết số 41/2017/QH14 Về
việc thi hành Bộ luật Hình sự số 100/2015/
QH13, năm 2017.
5. GS.TS Võ Khánh Vinh, Luật hình
sự Việt Nam, phần các tội phạm, 2014,
Nxb. Khoa học xã hội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhung_diem_moi_ve_toi_pham_moi_truong_theo_bo_luat_hinh_su_n.pdf