Phong cách Hồ Chí Minh–nhìn từ phong cách ứng xử giao tiếp

Để kết thúc bài viết này, chúng tôi muốn dẫn thêm một số đánh giá của bạn bè quốc tế nói về Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu và phong cách giao tiếp văn hóa của Người. Nhà nghiên cứu văn hóa Oxtrâylia viết rằng: “Người ta không thể trở thành một Hồ Chí Minh được, nhưng ở Cụ Hồ, mỗi người có thể học một số điều gì đó để làm cho mình hoàn thiện hơn” [9, tr.100]. Thông tấn xã Liên Xô (TASS) nhận định: “Hồ Chí Minh là hiện thân của những phẩm chất tốt đẹp nhất của dân tộc Việt Nam và giá trị của toàn nhân loại, đó là trí tuệ, tính khiêm tốn, tài năng và sự giản dị” [8]. Thủ tướng Ấn Độ P.J. Nêru đã thể hiện sự đánh giá cao với Chủ tịch Hồ Chí Minh qua lần gặp gỡ bằng những tình cảm hết sức chân thành và sâu sắc.

pdf4 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 563 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phong cách Hồ Chí Minh–nhìn từ phong cách ứng xử giao tiếp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Nguyễn Xuân Tế 1 PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH – NHÌN TỪ PHONG CÁCH ỨNG XỬ GIAO TIẾP HO CHI MINH’S MANNERS – FROM THE PERSPECTIVE OF SOCIAL SKILLS NGUYỄN XUÂN TẾ  PGS.TS. Tổng Biên tập Tạp chí Khoa học, nguyenxuante@yahoo.com Mã số: TCKH13-16-2019 TÓM TẮT: Phong cách ứng xử giao tiếp – nơi tỏa sáng nhất hệ thống phong cách Hồ Chí Minh. Giao tiếp với nhiều đối tượng khác nhau, Người đã có một phong cách ứng xử ở tầm nghệ thuật gần như hoàn thiện, làm cho mọi người cảm nhận thấy đầy đủ cái đẹp của cuộc sống cũng như cái cao thượng của nhân cách con người. Từ khóa: phong cách Hồ Chí Minh; phong cách ứng xử giao tiếp; giá trị văn hóa vĩnh viễn. ABSTRACT: Social skills of Ho Chi Minh are the brightest in the system of his manners. Socialising with different types of people, Ho Chi Minh possessed a nearly perfect socialising manners, helping people fully feel the beauty of life and the greatness of human personality. Key words: Ho Chi Minh’s manners; socialising skills; long-lasting cultural value. Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ di sản vô giá mà Người để lại cho dân tộc và nhân loại. Được hình thành từ những ngày đầu bôn ba tìm đường cứu nước và phát triển trong suốt cuộc đời hoạt động “vô cùng cao thượng và phong phú, vô cùng trong sáng và đẹp đẽ”, hệ thống phương pháp Hồ Chí Minh đã trở thành phương pháp cách mạng Việt Nam; phong cách của Người là bài học, là chuẩn mực cho việc xây dựng phong cách cán bộ cách mạng, bồi dưỡng nhân cách cho các thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau. Đi sâu nghiên cứu về phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh, có thể thấy rõ hơn tầm vóc vĩ đại của Người, hiểu rõ hơn vì sao nhân cách Hồ Chí Minh đã trở thành một sức mạnh vô địch, chinh phục trái tim, khối óc của triệu triệu con người. Viện sĩ Pháp G. Buýpphông đã nêu một luận điểm nổi tiếng: phong cách chính là con người [4]. Phong cách Hồ Chí Minh là sự tổng hợp của: 1) Phong cách tư duy; 2) Phong cách làm việc; 3) Phong cách diễn đạt; 4) Phong cách ứng xử; 5) Phong cách sinh hoạt. Năm mặt chủ yếu này tạo thành hệ thống phong cách Hồ Chí Minh [6, tr.157]. Trong bài viết này, chúng tôi muốn trình bày góc nhìn về phong cách Hồ Chí Minh từ phong cách ứng xử giao tiếp - nơi tỏa sáng rõ nhất hệ thống phong cách Hồ Chí Minh. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng trên 60 năm của mình, Hồ Chí Minh đã để lại những ấn tượng hết sức sâu sắc trong tất cả những ai đã từng được gặp Người. Giao TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 13, Tháng 01 - 2019 2 tiếp với nhiều đối tượng khác nhau, Người đã có một phong cách ứng xử ở tầm nghệ thuật gần như hoàn thiện, làm cho mọi người có thể cảm nhận thấy đầy đủ cái đẹp của cuộc sống cũng như cái cao thượng của nhân cách con người. Ứng xử chỉ có trong giao tiếp, được thể hiện bằng ngôn từ, cử chỉ, thái độ, phong thái, phong độ của chủ thể đối với đối tượng và của chủ thể đối với bản thân mình trong quan hệ với đối tượng. Phong cách ứng xử bắt nguồn từ nhân cách, từ cuộc đời của chủ thể. Chính nhân cách lớn và cuộc đời oanh liệt của Hồ Chí Minh đã tạo ra phong cách ứng xử rất mẫu mực ở Hồ Chí Minh. Vừa bao trùm, vừa xuyên suốt phong cách ứng xử Hồ Chí Minh là tính văn hóa, nhân văn cao đẹp nhất. Vì thế, “phong cách ứng xử Hồ Chí Minh thực sự là một phong cách ứng xử văn hóa” [6, tr.218]. Lần đầu tiên xuất hiện trước quốc dân ngày 2-9-1945, vị Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong bộ quần áo kaki giản dị, đã dừng lại giữa chừng khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập để hỏi: “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?” thật là bất ngờ, nhưng cũng thật là bình dị, hồn nhiên, tiêu biểu cho phong cách giao tiếp của Hồ Chí Minh với quần chúng nhân dân, với cả dân tộc. Giao tiếp đã trở thành mối giao hòa, trong đó chủ thể và đối tượng đã gắn bó chặt chẽ với nhau, “đã hóa thân vào nhau”. Chỉ một câu nói mà mọi người xiết bao cảm động, có giá trị hơn biết bao bản tuyên bố hay những lời hứa hẹn, bởi vì nó còn lại mãi trong lòng dân tộc về một kiểu giao tiếp hoàn toàn mới giữa lãnh tụ và quần chúng nhân dân. Điều đặc sắc nhất trong ứng xử giao tiếp của Hồ Chí Minh là thái độ yêu thương, quý mến con người, trân trọng con người. Chính vì vậy, đối với cán bộ và quần chúng nhân dân, phong cách ứng xử của Người vừa ân cần, niềm nở, vừa thân ái, nhiệt tình, khi cần thì nhắc nhở nhẹ nhàng hoặc phê bình nghiêm khắc; nhưng nghiêm khắc mà vẫn độ lượng, khoan dung để nâng con người lên, chứ không phải hạ thấp, vùi dập con người. Ai được gặp Người đều thấy phấn khởi, tự tin và cảm thấy mình tuy nhỏ bé nhưng lại có thể tham gia cùng tập thể, cùng cộng đồng dân tộc đặng góp phần cống hiến vào sự nghiệp chung của cách mạng. Trong quá trình tìm hiểu phương pháp, phong cách Hồ Chí Minh, giáo sư Hoàng Chí Bảo đã nhận xét: “Chính trị Hồ Chí Minh là chính trị kết hợp được hài hòa cả khoa học và nghệ thuật, trong đó đạo đức chính trị và văn hóa chính trị của Người có sức mạnh của khai tâm và khai trí, thể hiện nhuần nhuyễn tự nhiên thành phép ứng xử của Người (Chúng tôi nhấn mạnh - tác giả bài viết). Phép ứng xử đó không chỉ đem lại hiệu quả thuyết phục cao mà còn hàm chứa ý nghĩa giáo dục và thức tỉnh. Đó là một trong những điều cao quý của một nhân cách lớn mà chúng ta cần học tập, noi theo” [3, tr.24]. Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ gắn bó với dân tộc mình, nhân dân mình mà còn dành tình cảm thắm thiết cho các dân tộc khác trên thế giới, luôn luôn ủng hộ mọi cuộc đấu tranh yêu nước bất cứ đâu, quan tâm, săn sóc, ân cần tất cả bạn bè quốc tế. Đây đích thực là “Con người của lịch sử vì đã làm nên lịch sử, đồng thời cũng là con người của tương lai bởi vì Người đã cống hiến hết mình cho giá trị văn hóa vĩnh viễn - một thể tổng hòa những gì tinh túy nhất từ TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Nguyễn Xuân Tế 3 các nền văn hóa khác nhau, tạo thành tính chất chân thiện mỹ - khoa học - nhân văn - truyền thống và hiện đại [7, tr.292]. Cho dù thế giới trải qua bao đổi thay, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn được tôn kính và ngưỡng mộ như biểu tượng cao cả của nhân đạo, chính nghĩa và hòa bình. Các nhận xét đánh giá chúng tôi dẫn ra sau đây là minh chứng cho điều đó. Tổng bí thư Đảng Cộng sản Anh Giôn Gôlăng đã có nhận xét sâu sắc: Được gặp và nói chuyện với đồng chí Hồ Chí Minh, tôi đã ghi sâu một ấn tượng không thể nào quên được. Đây là một con người vĩ đại, nhưng không bao giờ Người tỏ ra mình là một người vĩ đại [1]. Nhà nghiên cứu Mỹ Gabrien Côncô đã phân tích: Có lẽ đóng góp lớn nhất của Hồ Chí Minh là khả năng của Người thấy rõ giới hạn của các nhân vật và các cá nhân, và xác định cơ cấu làm ra quyết định của Đảng là tập thể các nhà lãnh đạo và các đảng viên cấp thấp hơn. Phong cách giấu mình đó đã làm cho Người càng được quần chúng tín nhiệm bởi vì đó là phong cách vừa hiếm có, vừa rất đáng tin [5, tr.41]. Báo Tin nhanh Ấn Độ ngày 07-2-1958 đã đánh giá: Hồ Chí Minh, con người bình dị, khiêm tốn và hiền từ, mới nhìn đã mến yêu ngay. Thật là một điều vĩ đại trên thế giới này. Một con người tầm cỡ mà có sự khiêm nhường đến như vậy, thì sự khiêm nhường ấy là sức cuốn hút tình yêu từ mọi hướng. Rõ ràng, ở Hồ Chí Minh, “phong cách ứng xử văn hóa là phong cách chứa đựng những giá trị nhân bản nhất của con người, thể hiện cái đẹp với tính cách là lý tưởng thẩm mỹ mà con người mong muốn. Chính vì vậy, nó có sức cuốn hút và cảm hóa mọi người, tạo nên sự cảm phục, ngưỡng mộ và thôi thúc con người hướng tới cái chân, cái thiện, cái mỹ, phấn đấu để ngày càng đẩy lùi và loại trừ được cái giả, cái ác, cái xấu trong quan hệ giữa người và người” [6, tr.228]. Để kết thúc bài viết này, chúng tôi muốn dẫn thêm một số đánh giá của bạn bè quốc tế nói về Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu và phong cách giao tiếp văn hóa của Người. Nhà nghiên cứu văn hóa Oxtrâylia viết rằng: “Người ta không thể trở thành một Hồ Chí Minh được, nhưng ở Cụ Hồ, mỗi người có thể học một số điều gì đó để làm cho mình hoàn thiện hơn” [9, tr.100]. Thông tấn xã Liên Xô (TASS) nhận định: “Hồ Chí Minh là hiện thân của những phẩm chất tốt đẹp nhất của dân tộc Việt Nam và giá trị của toàn nhân loại, đó là trí tuệ, tính khiêm tốn, tài năng và sự giản dị” [8]. Thủ tướng Ấn Độ P.J. Nêru đã thể hiện sự đánh giá cao với Chủ tịch Hồ Chí Minh qua lần gặp gỡ bằng những tình cảm hết sức chân thành và sâu sắc. “ Chúng ta được tiếp xúc với một người, người ấy là một phần lịch sử của châu Á. Ngoài phần gặp gỡ một con người vĩ đại, chúng ta không chỉ được tăng thêm về sự hiểu biết, mà chúng ta còn lớn lên về tầm vóc. Được gặp người ấy, một con người từng trải khiến chúng ta trở nên tốt hơn. Thật là một điều hân hạnh được gặp con người vĩ đại và có sức hút mãnh liệt đối với chúng ta. Mặc dầu trong thế giới ngày nay còn có khác biệt và xung đột, nhưng được gặp Bác Hồ, chúng ta thật sung sướng được thấy lòng tốt của con người, Tình bạn, lòng nhân ái sẽ vượt qua tất cả” [2]. TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 13, Tháng 01 - 2019 4 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Báo Quân đội nhân dân, ra ngày 15-11-1969. [2] Báo Tin nhanh Ấn Độ, ngày 8-2-1958. [3] Hoàng Chí Bảo (2004), Tìm hiểu phương pháp Hồ Chí Minh, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội. [4] Đại bách khoa toàn thư (1972), Canada, quyển 4. [5] Gabrien Côncô (1989), Giải phẫu chiến tranh Việt Nam, Mỹ và kinh nghiệm lịch sử mới, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội. [6] Đặng Xuân Kỳ (Chủ biên, 1997), Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [7] Đỗ Hoàng Linh, Vũ Kim Yến (2014), Phong cách Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [8] Thông tấn xã Liên Xô (TASS) ngày 17-5-1989. [9] Trong tình thương của Bác (2001), Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội. Ngày nhận bài: 20-12-2018. Ngày biên tập xong: 26-12-2018. Duyệt đăng: 21-01-2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphong_cach_ho_chi_minhnhin_tu_phong_cach_ung_xu_giao_tiep.pdf