Qua kết quả phỏng vấn ở Bảng 4 cho thấy: Các chuyên gia, cán bộ quản lý, nhà khoa học, giảng viên đã lựa chọn được 5 giải pháp có tỷ lệ đồng ý từ 76,32% trở lên nhằm đảm bảo nguồn nhân lực phát triển TDTT quần chúng tỉnh Đắk Lắk gồm các giải pháp sau:
Giải pháp 1: Đổi mới cơ chế, chính sách, luật pháp, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt các chủ trương, chính sách và sự ủng hộ của các cấp lãnh đạo về phát triển nguồn nhân lực phục vụ TDTT quần chúng.
Giải pháp 2’. Tăng cường phối hợp liên ngành, ứng dụng khoa học công nghệ; xã hội hóa công tác phát triển nguồn nhân lực TDTT quần chúng.
Giải pháp 3: Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, huấn luyện viên, hướng dẫn viên, cộng tác viên TDTT quần chúng.
Giải pháp 4'. Đa dạng hóa mô hình CLB chuyên nghiệp, bán chuyên nghiệp, nghiệp dư; phối hợp các tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội để xây dựng và hỗ trợ phát triển mạng lưới chủ nhiệm CLB, hướng dẫn viên, trọng tài thể thao.
Giải pháp 5: Xây dựng kế hoạch, chương trình tập luyện, hệ thống các giải thi đấu Thể thao hàng năm nhằm đưa phong trào TDTT phát triển toàn diện.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 433 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển thể dục thể thao quần chúng tỉnh Đắk Lắk, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỰC TRẠNG VÀ ĐÈ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN Lực
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN TDTT QUẦN CHÚNG TỈNH ĐẮK LẮK
TS. Nguyễn Văn Quốc Dũng, TS. Nguyễn Tuấn Anh, ThS. Đỗ Trung Thắng Trường Đại học TDTTĐà Nắng
Tóm tắt: Vấn đề nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển TDTT quần chúng là vấn đề rất quan trọng và cần thiết để tổng quát về thực trạng chất lượng cũng như đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay. Xác định những vị trí việc làm, ngành nghề và định hướng đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo về số lượng, chất lượng phục vụ nhu cầu tập luyện thể thao của quần chúng nhân dân ở tỉnh Đắk Lak. Trên cơ sở đó đề ra những giải pháp có tính định hướng cho cơ sở giáo dục đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với khu vực vùng miền, phục vụ sự nghiệp phát triển TDTT quần chúng nói riêng và TDTT nói chung.
Từ khóa-. Giải pháp, nguồn nhân lực, Thể dục Thể thao quần chúng.
Abstract: The issue of human resources for the development of mass sport is a very important and necessary issue to generalize the quality situation as well as meet the current social needs. Determine job positions, occupations and orientation for training human resources to ensure the quantity and quality to meet the sports training needs of the people in DakLak province. On that basis, orienting solutions for educational institutions to train human resources in accordance with regional regions, serving the cause of development of
public sports in particular and sports in general.
Keywords-. Solutions, human resources, Mass Sports.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thể dục thể thao quần chúng ngày nay đã và đang phát triển rộng khắp trên thế giới, trở thành một bộ phận đặc biệt quan trọng trong ngành TDTT của nhiều quốc gia. Trong đó nhân tố con người rất quan trọng, là tiền đề để đảm bảo triển khai các hoạt động trong công tác phát triển phong trào TDTT quần chúng trên cả nước nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cũng như ý thức rèn luyện sức khoẻ cho nhân dân. Vì vậy, việc đánh giá đúng thực trạng, chất lượng các mặt về nguồn nhân lực công tác TDTT quần chúng hiện nay làm tiền đề định hướng cho công tác đào tạo nguồn nhân lực, qua đó xác định những giải pháp nhằm cải tiến, bổ sung kịp thời, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ TDTT hiện nay là hết sức cần thiết.
Bài viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu, phương pháp điều tra xã hội, phương pháp phân tích tâm lý, phương pháp mô hình hóa, phương pháp toán học thống kê.
KẾT QUẢ NGHIÊN cứu VÀ BÀN LUẬN
Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực phục vụ phát triển Thể dục thể thao quần chúng tỉnh Đắk Lắk
Thực trạng về cơ cẩu tổ chức, trình độ học vấn, số lượng, chất lượng của cán bộ đang công tác tại các sở, trung tâm và tổ chức liên quan đến Thể dục thể thao
Căn cứ số liệu khảo sát thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo, Trường Năng khiếu TDTT, Trung tâm HL&TĐ TDTT và các Phòng văn hóa thông tin, kết quả trình bày tại Bảng 1.
Bảng 1. Thống kê sổ lượng và chất lượng nguồn nhân lực phục vụ TDTT
TT
Nội dung
Trình độ
Sở
GDĐT
SỞVH, TT&DL
Trường Năng khiếu
TDTT
Trung tâm HL&TĐ
TDTT
Phòng VHTT
TT Thể dục Thể thao
Nam
Nữ
1
Trình độ đào tạo
GS, PGS, TS
ThS
06
05
03
02
05
ĐH-CĐ
1.140
114
22
45
50
38
TC- Khác
432
07
00
19
02
05
2
Trình độ ngoại ngữ
Tiếng Anh trình độ A
1.254
Tiếng
Anh trình độB
55
Tiếng
Anh trình độc
02
Cử nhân tiếng Anh
0
Ngoại ngữ khác
0
3
Công nghệ thông tin
CNTT cơ bản
1.671
CNTT nâng cao
19
Cử nhân CNTT
0
Trình độ khác
TỔNG
1852
Qua kết quả thống kê ở Bảng 1 cho thấy: Chất luợng nguồn nhân lực phục vụ công tác TDTT quần chúng ở các cơ sở như sau:
- Trình độ đào tạo và chuyên môn.
Có 21 cán bộ có trình độ thạc sĩ chiếm 1,33% tổng nhân lực thống kê được của ban ngành liên quan TDTT; 1.371 người có trình độ đại học, cao đẳng, chiếm 74,03%; và 460 người có trình độ khác, chiếm 24,84% tổng nhân lực trực tiếp thống kê được.
- về trình độ ngoại ngữ:
Nhân lực biết ngoại ngữ là 1.311 người, chiếm 70,78%, trong đó trình độ A tiếng Anh là 1.254 người, chiếm 67,71% số người trình độ B tiếng Anh là 25 người, chiếm 2,96%; số người trình độ c tiếng Anh là 02 người chiếm 0,11%.
- về trình độ tin học:
Có 1.690 người biết sử dụng máy tính phục vụ được yêu cầu công việc, chiếm 91,25% tổng nhân lực trực tiếp của ngành TDTT; trong đó 1.671 người có trình độ sử dụng máy tính cơ bản, chiếm 90,22%, 19 người có trình độ sử dụng máy tính nâng cao, chiếm 1,03%.
Thực trạng cơ cấu nguồn nhân lực thể thao theo ngành
Cơ cấu nhân lực trực tiếp được thể hiện qua các tiêu chí, lĩnh vực hoạt động, khối ngành hoạt động, cụ thể được trình bày Bảng 2:
Bảng 2. Cơ cấu nhân lực TDTT theo ngành được đào tạo
TT
Ngành đào tạo
Số lượng
Tỉ lệ %
1
Giáo dục thể chất
1.578
85,21%
2
Huấn luyện thể thao
91
4,91%
3
Quản lý TDTT và Y học thể thao
183
9,88%
Qua kết quả khảo sát ở Bảng 2 cho thấy: Hiện nay có 1.578 người đã qua đào tạo chuyên ngành về giáo dục thể chất chiếm 85,21% trong tổng số nhân lực TDTT toàn tỉnh; Có 91 người được đào tạo chuyên ngành huấn luyện thể thao chiếm 4,91%; Có 183 người đã qua đào tạo chuyên ngành về quản lý thế thao và y học thể thao chiếm 9,88% tổng nhân lực ngành TDTT.
Thực trạng cơ cấu nguồn nhân lực theo giới tỉnh và độ tuổi
Cơ cấu nguồn nhân lực trực tiếp được thể hiện qua các tiêu chí giới tính và độ tuổi được trình bày ở Bảng 3.
Bảng 3. Cơ cấu nhân lực TDTT theo giới tính và độ tuổi
\ STT
Độ tuổi <30
Tỉ lệ %
Độ tuổi
30-50
Tỉ lệ %
Độ tuổi >50
Tỉ lệ %
Nam
Nữ
Số lượng \
567
30,62%
981
52,96%
304
16,42%
1.330
522
Qua két quả thống kê ở Bảng 3 cho thấy: Nguồn nhân lực ngành TDTT của tỉnh là 1.852 người, trong đó phân theo:
Giới tính: Có 522 nữ, chiếm 28,19% và 1.330 nam, chiếm 71,81% tổng nhân lực thống kê được.
Độ tuổi: Nhân lực cụ thể theo nhóm tuổi:
+ Dưới 30 tuổi có 567 người, chiếm 30,62%;
+ Từ 30 - 50 tuổi có 981 người, chiếm 52,96%;
+ Trên 50 tuổi đến tuổi nghỉ hưu có 304 người, chiếm 16,42%;
Đề xuất giải pháp đăm bảo nguồn nhân lực phục vụ phát triển TDTT quần chúng đáp ứng nhu cầu xã hội
Để lựa chọn giải pháp nâng cao nguồn nhân lực phát triển thể thao quần chúng tỉnh Đắk Lắk, chúng tôi tiến hành nghiên cứu, phân tích các tài liệu liên quan để xác định các nguyên tắc lựa chọn giải pháp. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, căn cứ vào các nguyên tắc, chúng tôi đã đưa ra được 9 giải pháp phát triển thể thao quần chúng. Để lựa chọn các giải pháp có tính khả thi và đảm bảo cơ sở khoa học, chúng tôi tiến hành phỏng vấn 38 chuyên gia, các nhà khoa học, nhà quản lý TDTT, Kết quả được trình bày ở Bảng 4.
Bảng 4. Kết quả lựa chọn giải pháp đảm bảo nguồn nhân lực phục vụ phát triển TDTT quần chúng
(n = 38)
STT
Nội dung giải pháp
Đồng ý
%
Không đồng ý
%
Ý kiến khác
%
1
Đổi mới cơ chế, chính sách, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt các chủ trương, chính sách của các cấp lãnh đạo về phát triển nguồn nhân lực phục vụ TDTT quần chúng.
33
86,84
2
5,27
3
7,89
2
Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, phối hợp địa phương và đơn vị, giữa các tổ chức đoàn thể (công đoàn, đoàn thanh niên...).
23
60,53
9
23,68
6
15,79
3
Có cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực phục vụ, tham gia tập luyện và thi đấu TDTT quần chúng.
22
57,89
6
15,79
10
26,32
4
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, huấn luyện viên, cộng tác viên TDTT quần chúng.
30
78,95
3
7,89
5
13,16
5
Xây dựng kế hoạch, chương trình tập luyện, hệ thống các giải thi đấu thể thao hằng năm.
29
76,32
4
10,52
5
13,16
6
Đa dạng hóa mô hình CLB chuyên nghiệp, bán chuyên nghiệp, nghiệp dư; phối hợp các tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội để xây dựng và hỗ trợ phát triển mạng lưới chủ nhiệm CLB, hướng dẫn viên, trọng tài thể thao.
29
76,32
5
13,16
4
10,52
7
Ưu tiên phát triển môn thể thao tại các đơn vị doanh nghiệp để phát huy lợi thế về kinh doanh, dịch vụ, và cơ sở vật chất, tạo đà phát triển cho TDTT quần chúng.
18
47,36
15
39,47
5
13,17
8
Cụ thể hóa sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền, lãnh đạo các đơn vị cơ sở, các tổ chức đoàn thể; vận động đội ngũ cán bộ, công nhân, viên chức, sinh viên học sinh tham gia phong trào tập luyện TDTT.
22
57,89
6
15,79
10
26,32
9
Tăng cường phối hợp liên ngành, ứng dụng khoa học công nghệ; xã hội hóa công tác phát triển nguồn nhân lực TDTT quần chúng.
31
81,58
4
10,52
3
7,89
Qua kết quả phỏng vấn ở Bảng 4 cho thấy: Các chuyên gia, cán bộ quản lý, nhà khoa học, giảng viên đã lựa chọn được 5 giải pháp có tỷ lệ đồng ý từ 76,32% trở lên nhằm đảm bảo nguồn nhân lực phát triển TDTT quần chúng tỉnh Đắk Lắk gồm các giải pháp sau:
Giải pháp 1: Đổi mới cơ chế, chính sách, luật pháp, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt các chủ trương, chính sách và sự ủng hộ của các cấp lãnh đạo về phát triển nguồn nhân lực phục vụ TDTT quần chúng.
Giải pháp 2’. Tăng cường phối hợp liên ngành, ứng dụng khoa học công nghệ; xã hội hóa công tác phát triển nguồn nhân lực TDTT quần chúng.
Giải pháp 3: Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, huấn luyện viên, hướng dẫn viên, cộng tác viên TDTT quần chúng.
Giải pháp 4'. Đa dạng hóa mô hình CLB chuyên nghiệp, bán chuyên nghiệp, nghiệp dư; phối hợp các tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội để xây dựng và hỗ trợ phát triển mạng lưới chủ nhiệm CLB, hướng dẫn viên, trọng tài thể thao.
Giải pháp 5: Xây dựng kế hoạch, chương trình tập luyện, hệ thống các giải thi đấu Thể thao hàng năm nhằm đưa phong trào TDTT phát triển toàn diện.
KÉT LUẬN
Thực trạng về nguồn nhân lực phục vụ phát triển TDTT quần chúng nhìn chung còn thiếu nhiều về số lượng, chưa hợp lý về các loại hình và đặc biệt còn hạn chế về chất lượng trên các mặt chủ yếu về năng lực tổ chức và quản lý các hoạt động TDTT thực tiễn ở cơ sở, chưa đáp ứng và phù hợp với nhu cầu xã hội phát triển đặt ra hiện nay.
Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi đã lựa chọn và đề xuất được 5 giải pháp cơ bàn để phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển TDTT quần chúng tỉnh Đắk Lắk đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
.BỘ Giáo dục và đào tạo (2011), Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 01/12/2011 của Bộ chính trị
về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020.
, Thông tư số 06/2009/TT- BVHTTDL ngày 08/03/2011, Quy định về tổ chức, hoạt động và
tiêu chí của Trung tâm Văn háa, Thể thao xã, phường, thị trấn.
. Phạm Thanh cẩm (2015), Nghiên cứu phát triển thể dục thể thao quần chúng nông thôn vùng
đồng bằng sông Hồng, Luận án Tiến sĩ khoa học giáo dục, Viện Khoa học TDTT, Hà Nội.
. Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2010), Nghị quyết số: 2198 NQ-TTg,
ngày 03/12/2010 “về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thế dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020”.
. Lưu Quang Hiệp (2012), “Đánh giá thực trạng đào tạo và nhu cầu nguồn nhân lực thể thao
đến năm 2020 ở các tỉnh phía Bắc”, Đề tài KH&CN cấp Bộ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Bài nộp ngày 28/2/2020, phản biện ngày 05/5/2020, duyệt in ngày 10/5/2020
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thuc_trang_va_de_xuat_giai_phap_phat_trien_nguon_nhan_luc_ph.docx
- 50266_article_text_154082_1_10_20200827_0595 (1)_2317024.pdf